Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
1,16 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM NGUYỄN THỊ MINH NGỌC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM NGUYỄN THỊ MINH NGỌC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc MỤC LỤC Tóm tắt 1 1.Giới thiệu 2 2.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 4 2.1.Truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá cả trong nước 4 2.2.Truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo chuỗi giá cả 10 2.3.Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ 12 3.Phương pháp nghiên cứu 16 3.1.Tìm hiểu về VAR 16 3.2.Mô hình nghiên cứu 19 3.3.Mô tả dữ liệu 22 3.4.Xác định điểm gãy cấu trúc 25 4.Kết quả nghiên cứu 30 4.1.Các kiểm định ban đầu 30 4.1.1.Kiểm định nghiệm đơn vị 30 4.1.2.Kiểm định độ trễ tối ưu 32 4.1.3.Kiểm định tính ổn định mô hình 34 4.2.Phân tích phản ứng xung 34 4.3.Phân rã phương sai 39 4.4.Kiểm định robustness 42 5.Kết luận 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 55 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADF : Augmented Dickey – Fuller AIC : Akaike Information Criterion CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) ERPT : Truyền dẫn tỷ giá hối đoái (Exchange Rate Pass Through) GSO : Tổng cục Thống kê Việt Nam (General Statistics Office) HP : Hodrick Prescott IFS : Thống kê tài chính quốc tế (International Financial Statistics) IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Money Fund) IMP : Chỉ số giá nhập khẩu (Import Price Index) LM : Lagrange Multiplier LR : Likelihood Ratio NEER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (Nominal Effective Exchange Rate) OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) OLS : Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares) PP : Phillips – Perron PPI : Chỉ số giá sản xuất (Production Price Index) REER : Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đa phương (Real Effective Exchange Rate) SC : Schowarz Information Criterion SVAR : Mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (Structural Vector Autoregressive Model) UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program) VAR : Mô hình véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Model) VECM : Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) WLS : Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất có trọng số (Weighted Least Squares) WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 : Kết quả kiểm định LR 28 Bảng 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF – chuỗi dữ liệu 1/2001 – 10/2007 30 Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF – chuỗi dữ liệu 11/2007 – 12/2012 31 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange ở độ trễ 4 33 Bảng 4.4: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER ở giai đoạn trước (1/2001 – 10/2007) .34 Bảng 4.5: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER ở giai đoạn sau (11/2007 – 12/2012) 35 Bảng 4.6: Tầm quan trọng của cú sốc tỷ giá hối đoái trong việc giải thích biến động của chỉ số giá tiêu dùng – ở giai đoạn trước và giai đoạn sau 42 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái 5 Hình 3.1: Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2012 26 Hình 4.1: Kết quả kiểm định AR Roots 34 Hình 4.2: Phản ứng của chỉ số giá nhập khẩu IMP với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER 35 Hình 4.3: Phản ứng của chỉ số giá sản xuất PPI với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER 37 Hình 4.4: Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng CPI với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER 37 Hình 4.5: Tổng hợp phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER 38 Hình 4.6: Kết quả phân rã phương sai biến chỉ số giá tiêu dùng – giai đoạn trước (1/2001 – 10/2007) 40 Hình 4.7: Kết quả phân rã phương sai biến chỉ số giá tiêu dùng – giai đoạn sau (11/2007 – 12/2012) 40 Hình 4.8: Tổng hợp phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER – Thứ tự Cholesky thay thế 1 43 Hình 4.9: Tổng hợp phản ứng của các chỉ số giá với cú sốc 1% thay đổi trong phần dư phương trình hồi quy NEER – Thứ tự Cholesky thay thế 2 44 Hình 4.10: Kết quả phân rã phương sai biến chỉ số giá tiêu dùng – giai đoạn trước (1/2001 – 10/2007) – Thứ tự Cholesky thay thế 1 44 Hình 4.11: Kết quả phân rã phương sai biến chỉ số giá tiêu dùng – giai đoạn sau (11/2007 – 12/2012) – Thứ tự Cholesky thay thế 1 45 Hình 4.12: Kết quả phân rã phương sai biến chỉ số giá tiêu dùng – giai đoạn trước (1/2001 – 10/2007) – Thứ tự Cholesky thay thế 2 45 Hình 4.13: Kết quả phân rã phương sai biến chỉ số giá tiêu dùng – giai đoạn sau (11/2007 – 12/2012) – Thứ tự Cholesky thay thế 2 46 1 Tóm tắt Bài nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước và việc điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy, cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái được phân tích qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất khi lạm phát ổn định và giai đoạn thứ hai khi lạm phát biến động mạnh, đồng nghĩa với việc điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát trở nên kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tăng từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ hai, đồng thời cú sốc tỷ giá hối đoái cũng gia tăng mức độ đóng góp vào biến động giá cả trong nước khi so sánh giữa hai giai đoạn. Bài nghiên cứu cũng đưa đến kết luận phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây về cùng chủ đề, đó là hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giảm dần dọc theo chuỗi giá cả. 2 1.Giới thiệu Từ những năm 1970, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về những tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đối với giá cả trong nước, gọi chung là truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Cho đến nay, đã có một số lượng lớn các công trình lý thuyết cũng như thực nghiệm về vấn đề này ở các quốc gia và các ngành công nghiệp khác nhau, với các biến số và chuỗi thời gian khác nhau. Trong số lượng lớn các công trình đó, nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ. Taylor (2000) nhận thấy những thay đổi trong hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái có thể là do những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Cụ thể hơn, tác giả khẳng định một chính sách tiền tệ càng tập trung vào ổn định lạm phát, với mức độ lạm phát thấp sẽ làm giảm đáng kể hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá. Lý thuyết này đã nhận được sự đồng tình của đông đảo các nhà nghiên cứu sau này, như: Choudhri và Hakura (2001), Gagnon và Ihrig (2004), Zorzi, Hahn và Sanchez (2007), Mishkin (2008), và gần đây nhất là Coulibaly và Kempf (2010). Tại Việt Nam, quá trình tự do hóa và hội nhập đa phương diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bên cạnh những tác động tích cực như quy mô thương mại tăng nhanh, đầu tư từ nước ngoài ngày càng nhiều,… thì tiến trình tự do hóa và hội nhập đa phương cũng làm tăng tính bất ổn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao. Từ đó vấn đề về độ nhạy cảm của lạm phát trong nước đối với các cú sốc, trong đó có cú sốc tỷ giá hối đoái ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam vẫn còn ít, ví dụ như Võ Văn Minh (2009), Bạch Thị Phương Thảo (2011), Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012), đặc biệt, vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái và điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. [...]...3 Luận văn này nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái và điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, bằng cách sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy, nghiên cứu trong chuỗi dữ liệu từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012 Cụ thể, luận văn này trả lời cho các câu hỏi sau: (1) Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam thay đổi như thế nào khi điều. .. đáp mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, luận văn tham khảo hướng nghiên cứu của Gagnon và Ihrig (2004), hay Coulibaly và Kempf (2010) Theo đó, lựa chọn mốc thời gian để tách dữ liệu làm hai mẫu với hai kỳ nghiên cứu khác nhau, và tiến hành so sánh mức độ và độ trễ truyền dẫn tỷ giá ở hai kỳ nghiên cứu này Mốc... Thơ và cộng sự (2012) nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá ở Việt Nam, đồng thời xem xét các yếu tố tác động đến độ lớn của truyền dẫn tỷ giá hối đoái, như: (1) quy mô nền kinh tế, (2) độ mở nền kinh tế, (3) mức độ bất ổn tỷ giá hối đoái, (4) cú sốc dai dẳng của tỷ giá hối đoái, (5) mức độ bất ổn tổng cầu, (6) lạm phát lâu dài và (7) môi trường chính sách tiền tệ Giai đoạn nghiên. .. cũng điểm qua những nghiên cứu có giá trị về khía cạnh này Tiếp đến, trình bày những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ERPT và chính sách tiền tệ Phần cuối là những bài nghiên cứu cùng chủ đề ở Việt Nam thời gian gần đây 2.1 .Truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá cả trong nước Có ít nhất hai kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá cả trong nước, đó là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp: Kênh trực... mại thì mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá đến giá tiêu dùng có thể biến động cùng chiều hoặc ngược chiều – Zorzi, Hahn và Sanchez (2007)),… 2.2 .Truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo chuỗi giá cả Truyền dẫn tỷ giá hối đoái dọc theo chuỗi giá cả, có thể hiểu là sự truyền dẫn tác động của các cú sốc tỷ giá hối đoái lên các giai đoạn giá khác nhau trong một chuỗi giá cả Các cú sốc này có thể tác động lên giá cả... lũy nhiều hơn nên tốc độ truyền dẫn chậm hơn, với giả định là truyền dẫn đa phần là không hoàn toàn) 2.3 .Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy ERPT và chính sách tiền tệ có mối quan hệ với nhau Theo chiều thuận, hiệu ứng truyền dẫn thấp sẽ giúp quốc gia dễ dàng thực hiện chính sách tiền tệ độc lập hơn Thật vậy, Choudhri và Hakura (2001) đã khẳng... cứu xem sự truyền dẫn này có bất cân xứng hay không – điều mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến Các tác giả đã nghiên cứu qua hai giai đoạn truyền dẫn: giai đoạn 1 là sự truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu, giai đoạn 2 là sự truyền dẫn từ tỷ giá và giá nhập khẩu vào giá nội địa Các kết quả về mức độ truyền dẫn phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2012) và Bạch Thị... mô hình SVAR Chính sách tiền tệ được phân tích qua hai kênh truyền dẫn, đó là kênh truyền dẫn lãi suất và kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái Kết quả cho thấy kênh lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đoái lại có phản ứng ngay tức thì, từ đó có thể kết luận lạm phát ở Việt Nam nhạy cảm hơn đối với kênh tỷ giá hối đoái 16 3.Phương pháp nghiên cứu Như cơ sở lý thuyết đã... tính bất cân xứng, bài nghiên cứu phát hiện rằng không có sự truyền dẫn bất cân xứng từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đến chỉ số giá nhập khẩu khi có sự biến động lớn và biến động nhỏ trong tỷ giá hối đoái Mở rộng hướng nghiên cứu hơn, Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) tìm hiểu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua hai giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tiếp... định: mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn một chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái thích hợp cho từng nước Một mức độ truyền dẫn thấp của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá sẽ giúp một quốc gia có nhiều cơ hội hơn để theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập Điều này cũng giúp quốc gia đó dễ dàng triển khai chính sách lạm phát mục tiêu . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM NGUYỄN THỊ MINH NGỌC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ. kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. 3 Luận văn này nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái và điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, bằng cách sử. 2 2.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 4 2.1 .Truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá cả trong nước 4 2.2 .Truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo chuỗi giá cả 10 2.3 .Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và chính