1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

97 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Do đó, việc duy trì một tỷ lệ tài sản thanh khoản hợp lý mà vẫn đạt được lợi nhuận mong muốn là một vấn đề các ngân hàng cần quan tâm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình.. M

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS UNG THỊ MINH LỆ

Trang 3

Nội dung và kết quả của luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của học viên

Trang 4

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình

PHẦN MỞ ĐẦU 1

-1 Lý do chọn đề tài 1

-2 Mục tiêu nghiên cứu 2

-3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

-4 Câu hỏi nghiên cứu 3

-5 Phương pháp nghiên cứu: 3

-6 Kết cấu của luận văn: 3

-CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG 4

1.1 Lý luận chung về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.1 Lý luận chung về thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.1.2 Đo lường thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.2 Lý luận chung về Rủi ro thanh khoản của ngân hàng: 7

1.1.2.1 Khái niệm Rủi ro thanh khoản 7

1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 7

-

Trang 5

thương mại 11

1.2 Lý luận chung về lợi nhuận ngân hàng 12

1.2.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng 12

1.2.2 Các chỉ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng 13

1.2.2.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA: Return on asset) 14

1.2.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity) 14

1.2.2.3 Mối quan hệ giữa ROA và ROE: 14

1.3 Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng 15

-1.4 Một số mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20

-CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20082012 21

2.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 21

-2.2 Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20082012 25

-2.2.1 Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20082012 25

2.2.1.1 Tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản 26

2.2.1.2 Lãi suất diễn biến phức tạp 29

2.2.1.3 Tăng trưởng tín dụng cao 32

2.2.1.4 Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động cao 34

-2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20082012 35

2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 35

2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 37

-2.3 Thực trạng về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20082012 41

2.3.1 Sự tăng trưởng về quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu 41

Trang 6

-2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn

20082012: 46

-2.4 Tác động của thanh khoản đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20082012 52

2.4.1 Kết quả phỏng vấn một số chuyên gia tại Việt Nam 52

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu: 53

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 53

2.4.4 Kết quả nghiên cứu: 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

-CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ GIA TĂNG LỢI NHUẬN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 60

3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 60

-3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và gia tăng lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 62

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 62

3.2.2 Về phía NHNN 66

3.2.3 Về phía các NHTM 70

3.2.3.1 Xây dựng thương hiệu có tầm cỡ khu vực và quốc tế 70

-3.2.3.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ và nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và tinh thông nghiệp vụ ngân hàng 70

3.2.3.3 Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô 70

3.2.3.4 Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có 71

3.2.3.5 Đảm bảo duy trì dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp 73

3.2.3.6 Gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng đóng góp vào lợi nhuận 73

3.2.3.7 Thực hiện tốt việc quản lý rủi ro lãi suất 74

3.2.3.8 Hoàn thiện cơ chế chuyển vốn nội bộ 75

3.2.3.9 Kiểm soát nợ xấu 77

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM CÓ DỮ LIỆU ĐƯỢC THU THẬP - 84 -PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC NHÓM NHTM - 86 -

Trang 8

-BCTC : Báo cáo tài chính CSTT : Chính sách tiền tệ

DN : Doanh nghiệp HĐV : Huy động vốn NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần RRTK : Rủi ro thanh khoản

TCTD : Tổ chức tín dụng TSC : Tài sản có

TSN : Tài sản nợ TTS : Tổng tài sản VTC : Vốn tự có WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

Trang

Bảng 2.1: Lãi suất huy động không kỳ hạn tháng 3/2011 tại một số NHTM 38

Bảng 2.2: Tổng tài sản và vốn tự có phân theo nhóm các loại hình TCTD năm 2012 43

Bảng 2.3: Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 46

Bảng 2.4: Các thông số thống kê mô tả 54

Bảng 2.5: Phân tích tương quan 54

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích 55

Trang 10

Trang

Hình 2.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 22

Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng và HĐV trong các năm 2008-2012 23

Hình 2.3: Tỷ lệ tài sản thanh khoản 2008-2012 27

Hình 2.4: Chỉ số chứng khoán thanh khoản 2008-2012 28

Hình 2.5: Tỷ lệ nắm giữ GTCG do NN phát hành của một số NHTM có hội sở tại TP.HCM 29

Hình 2.6: Lãi suất cơ bản năm 2008-2010 29

Hình 2.7: Tăng trưởng HĐV trong các năm 2008-2012 31

Hình 2.8: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2012 32

Hình 2.9: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giai đoạn 2008-QIII/2012 34

Hình 2.10: Cơ cấu dư nợ phi sản xuất cuối tháng 8/2011 40

Hình 2.11: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2012 41

Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng TTS và VTC theo loại hình TCTD năm 2012 42

Hình 2.13: Tỷ số ROA của các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 44

Hình 2.14: Tỷ lệ ROE các nhóm ngân hàng giai đoạn 2008-2012 45

Hình 2.15: So sánh cơ cấu cho vay theo loại hình DN của VCB và ACB năm 2012 50

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo định nghĩa của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức” Như vậy, việc không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thể hiện việc một ngân hàng đang trong tình trạng mất khả năng thanh khoản hoặc thiếu khả năng thanh khoản Một ngân hàng

có thanh khoản tốt nếu ngân hàng đó nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản, dễ dàng chuyển sang tiền mặt hoặc có khả năng huy động thêm nguồn vốn với thời gian và chi phí thấp để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn khi cần thiết Có thể nhận thấy rằng, có một sự xung đột tồn tại trong kinh doanh của các ngân hàng giữa việc nắm giữ tài sản thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng Vì các tài sản có tính thanh khoản cao thường có lợi nhuận tương đối thấp, do đó, việc nắm giữ chúng thường tốn một chi phí cơ hội đối với ngân hàng Các ngân hàng đôi khi bỏ qua những tài sản lợi nhuận bền vững nhưng rủi ro thấp để chọn lựa danh mục đầu tư có rủi ro cao nhưng đem lại tỷ suất sinh lợi cao Trong tình huống này, dường như các ngân hàng quan tâm quá nhiều đến lợi ích của họ trong ngắn hạn Tuy nhiên, việc nắm giữ một lượng tài sản có tính thanh khoản cao (như tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, ) ngoài việc đem lại một khoản lợi nhuận ổn định cho ngân hàng, chúng còn là những tài sản cầm cố tại Ngân hàng nhà nước để bù đắp thiếu hụt thanh khoản khi cần thiết Do đó, việc duy trì một tỷ lệ tài sản thanh khoản hợp lý mà vẫn đạt được lợi nhuận mong muốn là một vấn đề các ngân hàng cần quan tâm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có không ít trường hợp các ngân hàng vì thiếu hụt thanh khoản đã đánh mất một lượng khách hàng không nhỏ, ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng

Với những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu mong muốn sẽ tìm ra được mối liên hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản với lợi nhuận của ngân hàng, từ đó giúp cơ quan quản lý có những chính sách điều hành phù hợp; đồng thời giúp nhà quản trị của các ngân hàng có thể cân đối tỷ lệ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thanh khoản của ngân hàng thương mại, tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại;

- Mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu một số chỉ tiêu thanh khoản tác động đến tỷ suất sinh lợi của

các ngân hàng thương mại phù hợp với thực tiễn Việt Nam

- Trên cơ sở dữ liệu thu thập được báo cáo tài chính từ năm 2008-20121, tác giả phân chia hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thành ba nhóm chính để nghiên cứu, bao gồm:

Nhóm 1: Nhóm các ngân hàng thương mại có sự chi phối của nhà nước

Nhóm 2: Nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn (dựa trên quy mô Vốn điều

lệ và Tổng tài sản) bao gồm NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và NHTMCP Quân Đội

Nhóm 3: Nhóm các NHTMCP còn lại2

- Số liệu nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2008-2012

Trang 13

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về thanh khoản và lợi nhuận của hệ thống các ngân hàng thương mại

Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Thanh khoản tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế trong giai đoạn nghiên cứu (2008-2012)?

- Cơ quan quản lý nhà nước và bản thân các ngân hàng cần có giải pháp gì trong việc cân đối tỷ lệ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của bản thân ngân

hàng?

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích thực trạng thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chọn lựa các biến có liên quan, xây dựng mô hình kinh tế lượng để đo lường tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của

các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia ra làm ba chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, lợi nhuận của ngân hàng và các mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng

Chương 2: Thực trạng thanh khoản, lợi nhuận và tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012

Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và gia tăng lợi nhuận đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG

1.1 Lý luận chung về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng

1.1.1 Lý luận chung về thanh khoản của ngân hàng

1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản của ngân hàng

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh Một nguồn vốn được gọi là

có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hoá thành tiền thấp và

có khả năng chuyển hoá ra tiền nhanh3

Trong thực tế những tài sản có tính thanh khoản cao gồm các giấy tờ có giá như: Trái phiếu kho bạc, thương phiếu, hối phiếu…những tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị…

Như vậy, đứng trên phương diện của ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân

hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác

1.1.1.2 Đo lường thanh khoản của ngân hàng

Trạng thái thanh khoản của NH được xác định thông qua mô hình Cung - Cầu về thanh khoản

Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm những hoạt động sau đây:

- Các khoản tiền gửi đang chuyển

- Doanh thu từ việc cung ứng các dịch vụ,

- Thu nợ tín dụng,

Trang 15

- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng,

- Vay mượn từ thị trường tiền tệ

Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng Thông thường, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, có những hoạt động tạo cầu thanh khoản:

- Khách hàng rút các khoản tiền gửi,

- Các nhu cầu tín dụng có chất lượng cao,

- Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi,

- Chi phí hoạt động kinh doanh,

- Thanh toán cổ tức cho cổ đông

Trong trường hợp nguồn cung thanh khoản không đủ để đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt thanh khoản và phải tìm cách huy động

để bổ sung vốn thanh khoản Thâm hụt thanh khoản xảy ra làm cho ngân hàng mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận, mất khách hàng khi họ phải đến ngân hàng khác vay Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì giảm lòng tin của người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi Trong trường hợp này, nhà quản trị ngân hàng phải đưa ra quyết định ở đâu và thời điểm nào cần phải bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất Ngân hàng thường áp dụng các biện pháp như: Sử dụng dự trữ bắt buộc

dư ra, bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm, tái chiết khấu, vay trên thị trường tiền tệ,… Ngược lại với trạng thái thiếu hụt thanh khoản là thặng dư thanh khoản, lúc này cung về thanh khoản lớn hơn cầu về thanh khoản, thường xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không tiếp cận được với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay; do đó, nhà quản trị cần phải đưa ra quyết định

sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng thanh khoản trong tương lai Thông thường, ngân hàng

Trang 16

thường sử dụng thanh khoản thừa này để mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán

ra trước đó, cho vay trên thị trường tiền tệ,…

Để đảm bảo khả năng chi trả tức thời tại mọi thời điểm, các ngân hàng phải giám sát hàng ngày dự trữ thanh khoản của mình Dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ sơ cấp bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn hoặc tái chiết khấu, hạn mức tín dụng được cấp bởi tổ chức tài chính khác,…) Đồng thời, các ngân hàng cần xây dựng chính sách quản lý tài sản để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định và có tính thanh khoản cao trong dài hạn

Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF được nhiều nước áp dụng, các chỉ số đánh giá sự lành mạnh về thanh khoản của ngân hàng bao gồm:

- Chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản – hệ số tài sản thanh khoản (Liquid asset to total asset – Liquid asset ratio): đo lường mức thanh khoản của ngân hàng, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt theo dự tính và bất thường của khách hàng

- Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid assets to shortterm liabilities): cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng

- Tổng tiền gửi của khách hàng so với tổng dư nợ (Customer deposit to total noninterbank loans): dùng để phát hiện những vấn đề thanh khoản, tỷ lệ này thấp cho thấy nguy cơ căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và có thể là dấu hiệu dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

- Chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng cao nhất và thấp nhất (Spread between highest and lowest interbank rate): để đánh giá các vấn đề thanh khoản và rủi ro của hệ thống ngân hàng, nếu chênh lệch càng lớn cho thấy một vài ngân hàng đang gặp vấn đề

về thanh khoản4

Trang 17

1.1.2 Lý luận chung về Rủi ro thanh khoản của ngân hàng:

1.1.2.1 Khái niệm Rủi ro thanh khoản

Theo A.Vento, rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro của ngân hàng khi ngân hàng không có đủ các nguồn tài chính để thanh toán các nghĩa vụ nợ vào thời điểm đến hạn, hoặc là phải sử dụng những nguồn tài chính với chi phí cao mặc dù ngân hàng vẫn có khả năng thanh toán5

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền tức thì của khách hàng, hoặc không thể thực hiện các cam kết giải ngân các khoản tín dụng đến hạn như đã cam kết Khi đó, ngân hàng phải chuyển đổi các tài sản khác thành tiền mặt, hoặc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài với chi phí cao như vay trên thị trường liên ngân hàng, vay tái chiết khấu,…

Rủi ro thanh khoản là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng Hậu quả là ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới vì thái độ dè dặt của công chúng đối với ngân hàng, một số ngân hàng thì ở trong tình thế cho vay một cách miễn cưỡng vì phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng

1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

 Nguyên nhân khách quan:

- Chính sách tiền tệ của NHNN:

Để thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, NHNN sử dụng ba công cụ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, và áp dụng lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của NHNN mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu của chính NHNN Khi muốn

5 A.Vento (2009)

Trang 18

tăng cung tiền, NHNN mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHNN trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHNN bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền mà NHNN thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM

Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHNN bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHNN Nếu tỷ lệ bắt buộc quy định cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng và ngược lại Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất mà NHNN áp dụng khi NHNN chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá từ NHTM Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHNN rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản

- Chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp:

Theo thời vụ ở những tháng cuối năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù lãi suất có thể tiếp tục tăng nóng

- Ngoài ra, những sự cố khách quan khác cũng có thể là yếu tố làm gia tăng RRTK cho NHTM như sự mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, khách hàng mất khả năng chi trả, …

 Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM

- Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ:

Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác, sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn Do

Trang 19

ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn Do đó, dòng tiền vào bên tài sản có thường không trùng khít để trang trải dòng tiền ra bên tài sản

nợ Vậy nên, NHTM luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản

- Biến động lãi suất:

Tiền gửi ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tư Khi lãi suất trên thị trường tài chính thay đổi, khách hàng gửi tiền có xu hướng rút tiền gửi của họ ở NHTM có lãi suất thấp và tìm kiếm NHTM khác có lãi suất huy động cao hơn Trong khi đó, những khách hàng có nhu cầu tín dụng sẽ tìm cách trì hoãn việc hoàn trả các khoản nợ đã đáo hạn hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất thấp, tìm cách trả trước hạn hoặc trì hoãn việc rút vốn vay với mức lãi suất đã thỏa thuận với NHTM có lãi suất cao Như vậy, biến động lãi suất đồng thời ảnh hưởng đến cả tiền gửi và tiền vay tức dòng tiền vào, dòng tiền ra và sau

đó là đến thanh khoản của NHTM

- Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn sẵn sàng đáp ứng cầu thanh khoản:

Đối với lĩnh vực kinh doanh khác (không phải kinh doanh tiền tệ), các doanh nghiệp có thể trì hoãn nợ với khách hàng, chậm thanh toán với đối tác, thậm chí chủ động chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh,… Nhưng với NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ hết sức nhạy cảm, các ngân hàng không thể làm như vậy Bất kỳ một sự thiếu hụt nào về thanh khoản đều có thể gây tâm lý lo lắng trong công chúng, và nếu NHTM không giải quyết ngay khó khăn này, khách hàng gửi tiền có thể đồng loạt kéo đến ngân hàng để rút tiền, trạng thái thiếu hụt thanh khoản sẽ trở nên trầm trọng và NHTM có thể bị phá sản Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên tài sản

nợ luôn có một tỷ lệ nhất định các khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhưng có thể rút trước hạn Đây là những tài sản nợ mà NHTM có nghĩa vụ phải trả

Trang 20

ngay lập tức nếu khách hàng có nhu cầu rút, vì thế NHTM luôn luôn sẵn sàng đáp ứng

nhu cầu thanh khoản

- Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém:

Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ; hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút vốn một cách bất ngờ thì dẫn đến rủi ro thanh khoản

- Rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản:

Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị TSN và TSC Trong danh mục tài sản của mình, ngân hàng có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc Trái phiếu chính phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại là một nguồn cực kỳ quan trọng cho ngân hàng để nhận chiết khấu từ NHNN một khi thanh khoản có vấn đề Điều này, bất cứ ngân hàng nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn trong việc đấu thầu các loại tài sản trên

- Rủi ro từ tính lỏng của tài sản không ổn định:

Tính lỏng của tài sản là đặc tính của tài sản có thể chuyển nhanh sang tiền mặt Một NHTM có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của ngân hàng này giảm sút, ngân hàng này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với ngân hàng đó, đồng thời cũng đối mặt với RRTK nếu thị trường hoạt động của ngân hàng này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản RRTK thường đi kèm với nhiều rủi ro khác Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của

Trang 21

các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ Như vậy, RRTK gắn liền với rủi ro tín dụng

RRTK là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế, đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, một tổ chức kinh

tế có tài sản rất nhiều, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tố RRTK này khi “tính lỏng” của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm đó Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể

1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Hệ thống NHTM đóng vai trò cơ bản như là người tạo thanh khoản cho nền kinh tế thông qua các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và nhiều hoạt động tài chính khác Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất Rủi ro này có thể dẫn đến phá sản một ngân hàng ngay cả khi ngân hàng đó vẫn đảm bảo hoạt động có lợi nhuận RRTK của một ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của bản thân ngân hàng đó, mà nó còn có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn khả năng đổ vỡ hệ thống Thật vậy, khi một ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, với vai trò điều tiết vĩ mô, ổn định nền kinh tế, ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng này thông qua các nghiệp vụ của mình, làm gia tăng rủi ro cho cả hệ thống

và gia tăng chi phí cứu trợ Mặt khác, RRTK có hiệu ứng lan truyền do các ngân hàng thường vay mượn lẫn nhau Khi một ngân hàng không đủ khả năng chi trả các khoản vay nợ sẽ làm ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và từ đó kéo theo sự sụp đỗ của toàn

bộ hệ thống

Như vậy, đối với bản thân ngân hàng, khi xảy ra RRTK, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà ngân hàng có thể phải chấp nhận chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành

Trang 22

tiền với chi phí cao; tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví dụ, phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn

nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay; đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập; mất uy tín dẫn đến mất khách hàng

Trong trường hợp đặc biệt, RRTK có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản ngân hàng Khi một ngân hàng mất đi khả năng thanh khoản thì sẽ gây nên tâm lý lo ngại đối với không chỉ chính bản thân ngân hàng mà còn đối với khách hàng của các ngân hàng khác Họ sợ rằng, ngân hàng nơi mình gửi tiền cũng có thể phá sản nên tìm mọi cách để rút tiền khỏi ngân hàng đó Nếu niềm tin của công chúng bị lung lay thì có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cả hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn, sự hỗn loạn này của hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội - chính trị của một quốc gia

1.2 Lý luận chung về lợi nhuận ngân hàng

1.2.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng

Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ban hành năm 2010 (điều 4, khoản 3) chỉ rõ: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân

hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Như vậy, ngân hàng thực

chất cũng là một doanh nghiệp, nhưng điểm làm nên sự khác biệt của những doanh nghiệp này chính là họ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Do đó, hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường cũng là hoạt động vì mục đích lợi nhuận Lợi nhuận của ngân hàng là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của ngân hàng bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác

Trang 23

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập

(Thuế thu nhập được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ)

Trong đó:

Thu nhập của ngân hàng bao gồm:

- Thu về hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bão lãnh,…)

- Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch

vụ ngân quỹ,…)

- Thu từ các hoạt động khác như: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; thu về mua bán chứng khoán; thu về kinh doanh ngoại tệ; …

- Các khoản thu khác bất thường

Chi phí của ngân hàng bao gồm:

- Chi về hoạt động huy động vốn (trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền tiết kiệm, trả lãi tiền vay, trả lãi kỳ phiếu trái phiếu,…)

- Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Chi về các hoạt động khác

- Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí,…

- Chi về tài sản (khấu hao tài sản cố định, chi sửa chữa tài sản, chi về công cụ dụng cụ,…)

- Chi dự phòng

- Chi cho nhân viên

- Chi khác

1.2.2 Các chỉ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng

Để đánh giá hiệu qủa hoạt động của ngân hàng, người ta thường dùng các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận như sau:

Trang 24

1.2.2.1 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA: Return on asset)

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛)

Trong đó, ta thường sử dụng Tổng tài sản có bình quân để phản ảnh đúng đắn hơn quá trình thay đổi tài sản của doanh nghiệp

1.2.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity)

ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập

mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư nguồn vốn vào ngân hàng

Trang 25

1.3 Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng

Trong quản trị thanh khoản, các ngân hàng hướng đến ba mục tiêu chính: Mục tiêu thanh khoản, mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu vì sự an toàn của hệ thống

Thứ nhất, với mục tiêu thanh khoản, nhà quản trị phải biết làm thế nào để đảm bảo được các yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính sẽ đến hạn trong tương lai và khả năng đáp ứng nghĩa vụ đó một cách tốt nhất

Thứ hai, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ có tính đặc thù, nhạy cảm, giữa các ngân hàng có sợi dây liên kết đặc biệt, chỉ một biến động hay bất ổn của ngân hàng này có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng khác, từ đó ảnh hưởng đến sự an toàn của cả hệ thống Sự ổn định của các ngân hàng được đảm bảo khi thanh khoản của tất

cả các ngân hàng đều tốt Đây là mục tiêu vì sự an toàn hệ thống trong quản trị thanh khoản

Thứ ba, mục tiêu quan trọng nhất của quản trị thanh khoản nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung chính là lợi nhuận Nhiều ngân hàng có thể hướng đến chính sách quản trị chấp nhận rủi ro cao để có thể đạt được lợi nhuận hợp lý Điều quan trọng là một ngân hàng có thể đo lường rủi ro để thực hiện lợi nhuận khả quan hơn trong kỳ tới với những thách thức của thị trường và các chính sách điều hành của nhà nước Việc duy trì một trạng thái thừa thanh khoản sẽ làm cho ngân hàng không tận dụng được hết nguồn lực để tăng lợi nhuận; ngược lại, việc thiếu hụt thanh khoản

sẽ làm ngân hàng gia tăng chi phí khi có các biến động nguồn vốn xảy ra

Như vậy, thanh khoản và lợi nhuận là hai đại lượng có mục tiêu khác nhau, tỷ lệ nghịch về lợi ích với nhau Tuy nhiên, nếu xét một cách chi tiết thì không phải thanh khoản và lợi nhuận trái ngược nhau mà thanh khoản giúp cho lợi nhuận tốt hơn Thanh khoản phải được ưu tiên, khi đó, lợi nhuận đã thu giữ mới được đảm bảo tồn tại, nếu không thì việc tạo lại thanh khoản khi đã mất càng làm cho những khoản lợi nhuận kiếm được mất đi Tiếp cận ở khía cạnh này thì sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, người

Trang 26

quản trị không bị mục tiêu lợi nhuận “che mắt” để đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh hoàn toàn chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận

Tóm lại, thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng là hai đại lượng đối lập nhưng thống nhất với nhau Thanh khoản hỗ trợ đắc lực cho lợi nhuận và lợi nhuận cũng hỗ trợ lại thanh khoản Quản trị ngân hàng nên tối đa hoá giá trị vốn đầu tư, trong đó cần cân nhắc đến sự dung hoà giữa thanh khoản và lợi nhuận

1.4 Một số mô hình nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng

Yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại thường được phân chia thành hai nhóm yếu tố: yếu tố bên trong và bên ngoài Yếu tố bên trong tập trung vào các yếu tố nội tại của ngân hàng như quy mô vốn (capital size), quy mô tiền gửi khách hàng (deposit size), quy mô và thành phần danh mục cho vay (size and components of credit portfolio), chất lượng quản lý (management quality), … và yếu tố bên ngoài xem xét đến các yếu tố xuất phát từ kinh tế vĩ mô và ngành như chính sách lãi suất, mức độ rủi ro của ngành Demirguc-Kunt (1998) nghiên cứu về mối quan hệ tích cực giữa quy

mô ngân hàng và lợi nhuận Havrylchyk và cộng sự (2006) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mô vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Miller và Noulas (1997) cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận

Tại Việt Nam, đã có một số các nghiên cứu về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam, ví dụ như: Bài viết “Yếu tố quyết định đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết” của ThS Phan Thị Hằng Nga, được đăng trên Tạp chí công nghệ ngân hàng số 68, phát hành tháng 11/2011, với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010, thông qua việc ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm

Trang 27

yết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền gửi của khách hàng, cấp độ rủi ro và dư nợ cho vay

Tính thanh khoản thường chỉ đóng vai trò là biến kiểm soát trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng như Bourke (1989) tìm thấy một số bằng chứng về một mối quan hệ tích cực giữa tài sản thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng cho 90 ngân hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc 1972-1981; Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” (Ngô Phương Khanh, 2013) cho thấy: có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011

Hai nghiên cứu dưới đây sẽ xem xét tính thanh khoản (thông qua chỉ số Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LA)) với vai trò là biến giải thích cho mô hình nghiên cứu về Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các ngân hàng:

 Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010): Nghiên cứu trình bày

bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng cho mẫu các ngân hàng ở Mỹ và Canada trong giai đoạn 1997-2009

Mô tả các biến:

Πi,t: lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm t

lai,t-1: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm (t-1)

stfundingi,t: tỷ lệ vốn ngắn hạn của ngân hàng i tại thời điểm t

gdpi,t: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tại thời điểm t

Kết quả nghiên cứu:

Lợi nhuận của ngân hàng được cải thiện đối với các ngân hàng nắm giữ một số lượng tài sản có tính thanh khoản; tuy nhiên, có một điểm mà tại đó, việc tiếp tục nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Trang 28

Mối quan hệ giữa tài sản có tính thanh khoản và lợi nhuận phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của ngân hàng và rủi ro của thị trường vốn Việc áp dụng mô hình kinh doanh truyền thống (tức là huy động và cho vay) cho phép ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận với một mức độ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản thấp hơn Tương tự như vậy, khi thị trường vốn không quá khó khăn, các ngân hàng cần giữ một lượng thấp các tài sản có tính thanh khoản để tối đa hoá lợi nhuận

Để tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng Canada cần nắm giữ tài sản có tính thanh khoản ít hơn so với các ngân hàng của Mỹ

Từ góc độ chính sách, các nhà hoạch định chính sách đưa ra các tiêu chuẩn mới thiết lập một mức độ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản thích hợp, giúp đảm bảo cho

sự ổn định tài chính Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này khuyến nghị họ cần phải cân nhắc đến sự cân bằng giữa khả năng phục hồi trước những cú shock thanh khoản và chi phí nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhưng thu nhập thấp

 Mahshid Shahchera (International Conference on Management, Behavioral Sciences and Economics Issues (ICMBSE'2012) Penang, Malaysia): Nghiên cứu

phân tích tác động của tài sản thanh khoản được nắm giữ đối với lợi nhuận ngân hàng cho 1 mẫu gồm 17 ngân hàng thương mại ở Iran trong giai đoạn từ 2002-

2009

Mô tả các biến:

Πi,t: lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm t

Πi,t-1: lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm (t-1)

lai,t: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t Bcc: chu kỳ kinh doanh

Loan: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

Deposit: tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản

Trang 29

Bcc*Regulation: Thể hiện sự tương tác giữa chu kỳ kinh doanh và mức độ quản lý của nhà nước đối với các ngân hàng Dữ liệu của hệ số đo lường mức độ quản lý này

có nguồn gốc từ chỉ số tự do kinh tế của Viện Fraser 2000-2009

Kết quả nghiên cứu:

Lợi nhuận của ngân hàng được cải thiện đối với các ngân hàng nắm giữ một số lượng tài sản có tính thanh khoản; tuy nhiên, có một điểm mà tại đó, việc nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Kết quả này tương tự như kết quả thu được từ nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010)

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đồng biến với lợi nhuận ngân hàng

Chu kỳ kinh doanh được đánh giá là có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê

Hệ số đo lường mức độ quản lý của nhà nước đối với các ngân hàng được đánh giá

là tác động tiêu cực và có ý nghĩa Nếu cơ quan quản lý làm giảm những hạn chế đối với các ngân hàng, các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro hơn, do đó sẽ có được lợi nhuận cao hơn

Tóm lại: Nghiên cứu của Mahshid Shahchera đã nghiên cứu về tác động của thanh

khoản đến lợi nhuận ngân hàng trong một quốc gia đặc thù, còn nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010) lại nghiên cứu tác động này trong hai quốc gia khác nhau Tuy nhiên, ở cả hai nghiên cứu này, kết quả nhận được đều cho thấy có mối quan hệ tương tác giữa thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng Kế thừa

và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với hệ thống ngân hàng còn non trẻ, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng đang từng bước hội nhập và hoàn thiện, tác giả mong muốn thông qua việc thiết lập một mô hình nghiên cứu tương tự để kiểm chứng xem mối quan hệ giữa hai yếu tố này có tương đồng với kết quả đạt được từ những nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế phát

triển hơn hay không?

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thanh khoản và rủi ro thanh khoản là một trong những yếu tố quyết định đến sự an toàn của bất kỳ một ngân hàng nào Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản Giải quyết tốt tình trạng thanh khoản của ngân hàng là một yêu cầu không hề đơn giản trong quản trị ngân hàng, phải làm sao để hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt thanh khoản gây mất an toàn hệ thống, hoặc tận dụng tốt nguồn vốn dư thừa sẵn có để kinh doanh sinh lời Điều này cũng thể hiện quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng Theo đó, thanh khoản và lợi nhuận là hai đại lượng có mục tiêu khác nhau, tỷ lệ nghịch về lợi ích với nhau Tuy nhiên, nếu xét một cách chi tiết thì không phải thanh khoản và lợi nhuận trái ngược nhau mà thanh khoản giúp cho lợi nhuận tốt hơn Hai mô hình được nghiên cứu tại Iran và Canada, Mỹ về tác động của thanh khoản đến lợi nhuận ngân hàng phần nào cho thấy các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng

Từ những kiến thức nền tảng được nêu ra ở chương 1, chương 2 sẽ phân tích thực trạng thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008-

2012, đánh giá xem tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này theo chiều hướng nào, từ đó sẽ đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi

ro thanh khoản và gia tăng lợi nhuận được trình bày trong chương 3 của luận văn này

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN, LỢI NHUẬN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2012

2.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngành ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh

tế Đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã

có nhiều thay đổi quan trọng

Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, từ những năm đầu mới hình thành với hệ thống ngân hàng còn non trẻ, đến nay,

hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển về cả số lượng ngân hàng, sự đa dạng các dịch vụ cung cấp, sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng,… Sự gia nhập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng cũng đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển

Về số lượng và quy mô các ngân hàng:

Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách bạch giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh, ngân hàng nhà nước vừa đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương, đồng thời cũng đóng vai trò là ngân hàng thương mại Cải cách hệ thống năm 1990 đã xóa bỏ tính độc quyền nhà nước, đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới Trải qua quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển về mặt số lượng và đa dạng hóa về hình thức sở hữu, từ 9 ngân hàng (1991), đến nay (tháng 6/2013) con số này đã là gần 100 ngân hàng thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Trang 32

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của NHNN và Báo cáo ngành

NH của công ty chứng khoán NH Ngoại thương VN)

Nghị định141/2006/NĐ-CP buộc các ngân hàng thương mại cổ phần phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000 tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng hạn chót 31/12/2010 Việc tăng vốn nói trên nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, thu hẹp dần khoảng cách về tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực, tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng khi thâm nhập vào thị trường quốc tế; Quy định này buộc các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel, đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng Bên cạnh đó, quy mô vốn tăng cũng giúp các ngân hàng có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới, mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ, gia tăng thị phần, …

Về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn

Giai đoạn 2008-2012 ghi nhận nhiều biến động của thị trường tài chính, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã gây ra những hệ luỵ và ảnh

38 39 37 35 34 34

2 5 5 5 5 5

1 1 1 1 1 1

6 5 5 4 4 4

46 40 50 50 50 50

1 1 1 1 1 1

Hình 2.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu

năm 2013

NHTMNN NHTMCP NHTM NNg NHCS NHLD

CN NHNN

NH PT

Trang 33

hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của NHNN)

Sau tăng trưởng tín dụng nóng năm 2007 (51.39%) tập trung ở các lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng, năm 2008 ghi nhận tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành của ngân hàng nhà nước, tập trung chủ yếu vào lãi suất chủ chốt (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá Cơ chế này đã làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay biến động mạnh: giai đoạn đầu năm thị trường ghi nhận có những thời điểm lãi suất huy động trong dân cư đạt 19%/năm, lãi suất cho vay từ 21%/năm, nhưng đến những tháng cuối năm con số này được điều chỉnh về quanh mốc 8%/năm (lãi suất huy động)

và 12.75%/năm (lãi suất cho vay) Do đó, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vì chi phí lãi quá cao,… dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ đạt 23.38% (giảm so với năm 2007)

Trang 34

Bước sang năm 2009, tín dụng tiếp tục tăng trở lại, đạt 37.53%, bởi tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng mạnh trong chương trình kích cầu và chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Tuy nhiên, tăng trưởng tiền gửi không theo kịp tăng trưởng tín dụng Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trung bình ở thời điểm cuối năm 2009 tăng lên mức 105%, tỷ lệ này năm 2008 là 95%6

Năm 2010 là năm đạt mức tăng trưởng ổn định Theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước, sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại giảm dần Điều này phần nào giữ mức tăng trưởng tín dụng đạt mốc 31.19%/năm, tăng trưởng huy động vốn đạt 24.5%, tương đối ổn định và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng lại giảm đáng kể trong hai năm trở lại đây Năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 7%, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng nhà nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%/năm Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình “toàn hệ thống ngân hàng năm nay đã hy sinh rất lớn để thực hiện mục tiêu lạm phát, ổn định kinh tế” Năm 2012, các giải pháp tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Các tổ chức tín dụng đã chủ động phối hợp với khách hàng rà soát, đánh giá lại khả năng trả nợ, tháo gỡ khó khăn của khách hàng trong việc thanh toán các khoản vay, … Tín dụng mặc dù tăng trưởng thấp nhưng đã tăng dần trở lại qua các tháng

Đi đôi với những biến động phức tạp của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm là

sự tăng vọt của tỷ lệ nợ xấu Nếu như những năm 2008-2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành dao động quanh mốc 2%/năm-3%/năm, thì đến năm 2012, con số này đáng báo động lên tới 8.82% Trong đó, tỷ lệ nợ xấu cho các khoản vay có tài sản đảm bảo là bất

Trang 35

động sản và tài sản hình thành trong tương lai chiếm đến 70% tổng nợ xấu Theo thống

kê mới nhất của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 xuống mức 4.68% tổng dư nợ, một phần lý do là trong hai năm qua, bản thân một số ngân hàng đã

tự xử lý được một số lượng tương đối nợ xấu Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn khá cao Do

đó, vấn đề làm sao để giảm tỷ lệ nợ xấu vẫn đang được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện tại

Tóm lại, với vai trò là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, số lượng các ngân hàng đã tăng nhanh, đã và đang hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế trên thế giới Sự lớn mạnh của các ngân hàng thể hiện ở sự tăng lên về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hoá sản phẩm và đóng góp vào GDP của nền kinh tế Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ và sở hữu chồng chéo, tỷ lệ nợ xấu gia tăng,… Sự phát triển không bền vững như vậy sẽ phần nào ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung

2.2 Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012

2.2.1 Thực trạng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Những năm gần đây, thanh khoản của ngân hàng đang gặp phải nhiều vấn đề đáng quan ngại Chính sách quản trị thanh khoản của nhiều ngân hàng vẫn chưa thật sự phù hợp Việc mất cân đối về kỳ hạn, quy mô huy động và sử dụng vốn, tỷ lệ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao vẫn còn thấp, là những dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong quản lý thanh khoản của các ngân hàng

Trang 36

2.2.1.1 Tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản

Tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền, thông thường chúng bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhà nước, các khoản đầu tư ngắn hạn,… Việc một ngân hàng nắm giữ tỷ lệ tài sản thanh khoản cao trong cơ cấu tổng tài sản của mình sẽ giúp ngân hàng phản ứng kịp thời với những sự cố bất thường phát sinh, đặc biệt là hiện tượng rút tiền ồ ạt từ phía khách hàng

Theo tính toán từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thì tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của cả ba nhóm ngân hàng là không cao, đạt trung bình khoảng 25,74% và không tăng giảm đáng kể trong giai đoạn 2008-2012 Nhóm 1 có tỷ lệ này thấp hơn hai nhóm còn lại, trong đó ngân hàng có tỷ lệ này cao hơn cả là Vietcombank, trung bình đạt 28,61% và thấp nhất là Vietinbank chỉ có trung bình 15,25% tài sản thanh khoản trong tổng tài sản; nhóm 2 có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao nhất trong ba nhóm, nổi bật là Eximbank và MBBank luôn giữ tỷ lệ này trên 30% trong suốt những năm vừa qua; nhóm các NHTMCP còn lại, tỷ lệ này ở mức trung bình của toàn ngành Hàng ngày, các ngân hàng đều phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi vãng lai của khách hàng, các khoản tiền đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ chứng khoán và các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các công cụ tài chính phái sinh Tuy nhiên, các ngân hàng không duy trì nguồn tiền mặt đủ để đáp ứng tất cả các yêu cầu đó, vì họ có những kinh nghiệm trong việc dự đoán một lượng vốn tối thiểu để tái đầu tư Uỷ ban ALCO của các ngân hàng sẽ thiết lập giới hạn về mức vốn tối thiểu các khoản vốn đến hạn có thể dùng để đáp ứng những yêu cầu rút vốn này và mức tối thiểu các khoản vay liên hàng

và các khoản vay để đáp ứng những nhu cầu rút vốn ngoài dự kiến

Trang 37

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC các ngân hàng)

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, những ước lượng mà các ngân hàng thiết lập chỉ mang tính chất tương đối, và liệu điều đó có đủ sức để các ngân hàng ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra Điều này có thể nhận thấy thông qua việc các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng việc tăng lãi suất huy động những năm 2008, 2010 và

2011 để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn của mình khi thị trường có những biến động

Đó là thời điểm các ngân hàng lộ rõ điểm yếu về thanh khoản của mình trước khả năng ứng biến với những thay đổi từ chính sách tiền tệ của NHNN

Mặt khác, trong cơ cấu danh mục tài sản thanh khoản của các NHTM Việt Nam, các loại chứng khoán có tính thanh khoản một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác các ngân hàng khi gặp vấn đề về thanh khoản cũng có thể thực hiện mua bán trên thị trường để giải toả nhu cầu về nguồn vốn tức thì của mình Trong giai đoạn 2008-

2012, chỉ số chứng khoán thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng ở nhóm 1 thường xuyên duy trì ở mức cao hơn hai nhóm còn lại, cao nhất đạt 15,54% (2008); và nhóm 3 là nhóm có chỉ số này thấp hơn hai nhóm còn lại Tuy nhiên, trong 2 năm 2011

và 2012 thì tỷ lệ này đã được cải thiện và đồng đều giữa các nhóm ngân hàng với nhau nhưng lại có chiều hướng suy giảm Thực tế này là do thị trường chứng khoán là thị

Trang 38

trường đem lại lợi nhuận kèm theo rủi ro cao Do đó, khi thị trường chứng khoán có những biến động mạnh vào năm 2011 và 2012, tính thanh khoản của các chứng khoán đầu tư kém đi, các NHTM có xu hướng giảm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán trong danh mục tài sản, đồng thời chuyển sang kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn trong giai đoạn này,

đó là thị trường vàng

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC các ngân hàng)

Thêm vào đó, tỷ lệ nắm giữ các loại giấy tờ có giá do nhà nước phát hành (như trái phiếu chính phủ, NHNN, kho bạc nhà nước) cũng chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, các ngân hàng chủ yếu là mua theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước để đảm bảo tỷ lệ giấy tờ có giá Trong khi đó, đây được xem là loại tài sản có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng thực hiện tái chiết khấu tại NHNN khi các ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản Tỷ

lệ này không có sự đồng đều giữa các ngân hàng và bản thân các ngân hàng cũng không giữ tỷ lệ này ổn định qua các năm Khi có nhu cầu về thanh khoản, các ngân hàng có tỷ lệ này cao (như: ACB, Sacombank, ABB,…) có thể tận dụng nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá tại tại NHNN để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, trước khi phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng; nhờ đó, các

Trang 39

ngân hàng này vừa chủ động hơn về nguồn vốn huy động, vừa tiết kiệm chi phí hơn do được hưởng mức lãi suất tốt hơn thông qua nghiệp vụ này của NHNN

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ thuyết minh BCTC của các NHTM)

2.2.1.2 Lãi suất diễn biến phức tạp

Năm 2008, thị trường trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá,… Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt nửa đầu năm và chuyển dần sang nới lỏng một các cẩn trọng những tháng cuối năm Tính chung cả năm, NHNN đã

ba lần tăng và năm lần giảm lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh tương ứng

Trang 40

Việc cạnh tranh lãi suất huy động của các ngân hàng trở nên gay gắt khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất, phát hành tín phiếu bắt buộc, đã làm ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng có quy mô nhỏ Biểu hiện của vấn đề này chính là việc các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, phát triển nhiều sản phẩm huy vốn mới, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, tăng thời gian giao dịch để huy động vốn,… Có trường hợp, lãi suất huy động trong dân cư lên tới 19%/năm (SeABank) Sau nhiều cuộc họp của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của NHNN như quy định trần lãi suất huy động, cấm các hình thức khuyến mãi làm tăng trần lãi suất,… thì lãi suất huy động những tháng cuối năm 2008 đã được đưa về quanh mốc 9%/năm và tương đối ổn định trong suốt năm

2009 Tuy nhiên, đến năm 2010, việc Techcombank vượt trần lãi suất huy động đã một lần nữa làm gia tăng sự cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các NHTM Thực trạng này đã làm cho thị trường huy động vốn có những lúc trở nên căng thẳng Các ngân hàng tìm mọi cách thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng là tổ chức và dân cư thông qua chính sách lãi suất Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của lạm phát, việc huy động vốn của các ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn Năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm là 22.97%, mức lạm phát ở thực phẩm đã lên đến 40% Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tăng, nhưng mức lãi suất khách hàng nhận được chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, do đó người gửi tiền sẽ bị thiệt hại do lãi suất thực âm; thêm vào đó, tâm lý người dân lo ngại trước việc lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, nên họ có xu hướng chuyển dịch qua các kênh đầu tư an toàn và ổn định hơn như vàng hay ngoại tệ thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng Từ đó dòng vốn chảy vào ngân hàng không được như mong đợi Bên cạnh

đó, việc tăng lãi suất huy động lên quá cao cũng thể hiện sự thiếu hụt nguồn vốn của ngân hàng, một bộ phận khách hàng do đó không tin tưởng vào khả năng thanh toán của các ngân hàng có quy mô nhỏ, họ chọn gửi tiền vào những ngân hàng lớn, có uy tín

Ngày đăng: 08/08/2015, 11:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Đỗ Thị Thủy. Kinh doanh ngân hàng trong điều kiện lạm phát cao. Hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” của Học Viện Tài chính, tháng 10/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh ngân hàng trong điều kiện lạm phát cao". Hội thảo khoa học “Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
13. Ngô Phương Khanh, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam
14. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TPHCM
16. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Tái bản lần thứ 2. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Nhà XB: NXB Thống kê
17. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2010. Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2011-2020. Tạp chí ngân hàng, số 13/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2011-2020
18. Nhật Trung, 2010. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – Những thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân hàng, số 17, trang 20-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – Những thông lệ quốc tế
19. Phan Thị Hằng Nga, 2011. Yếu tố quyết định đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 68, trang 20-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố quyết định đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết
24. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
25. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Nhà XB: NXB Thống kê
26. Viết Chung, 2012. 8 năm thăng trầm lãi suất. <http://vneconomy.vn/20120611030953573P0C6/8-nam-thang-tram-lai-suat.htm>Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 8 năm thăng trầm lãi suất
27. A.Demirguc-Kunt, H.Huizinga, 1998. Determinantsof Commercial bank Interest Margins and Profitability. Policy Research Wooking Paper 1990, World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinantsof Commercial bank Interest Margins and Profitability
28. A.Vento, 2009. Bank liquidity risk management and supervision: Which lessons from recent market tumoil?. Journal of Money, Investment and Banking Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank liquidity risk management and supervision: Which lessons from recent market tumoil
29. Étienne Bordeleau and Christopher Graham, 2010. The Impact of Liquidity on Bank Profitability. Bank of Canada Working Paper 2010-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Impact of Liquidity on Bank Profitability
30. Mahshid Shahchera. The Impact of Liquidity Asset on Iranian Bank Profitability. International Conference on Management, Behavioral Sciences and Economics Issues (ICMBSE'2012) Penang, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Impact of Liquidity Asset on Iranian Bank Profitability
31. O.Havrylchyk, E.Jurzyk, 2006. Profitability of Foreign banks in Central and Eastern Europe: Does the entry mode matter?. Bank of Finland, Discussion Papers 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Profitability of Foreign banks in Central and Eastern Europe: Does the entry mode matter
32. P.Bourk, 1989. Concentration and Other Determinants of Bank Profitability in Europe, North America and Australia. Journal of Banking and Finance, 13, 65-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Concentration and Other Determinants of Bank Profitability in Europe, North America and Australia
33. S.M.Miller, A.G. Noulas, 1997. Portfolio Mix and Large-bank Profitability in the USA. Applied Economics, 505-512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Portfolio Mix and Large-bank Profitability in the USA
1. 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng năm 2011. <http://doisongkinhte.danviet.vn/10-su-kien-noi-bat-cua-nganh-ngan-hang-nam-2011-20111227105558322p0c34.htm&gt Khác
2. An Hạ, 2010. Lợi nhuận ngân hàng không nhìn từ tín dụng. <http://dantri.com.vn/kinh-doanh/loi-nhuan-ngan-hang-khong-nhin-tu-tin-dung-373583.htm&gt Khác
3. Báo cáo tài chính của các NHTM năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w