6. Kết cấu của luận văn: 3
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 3 7-
Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có:
Nhìn vào biểu lãi suất của các NHTM, hầu như các kỳ hạn huy động ngắn thường có lãi suất cao hơn những kỳ hạn dài. Trong giai đoạn nghiên cứu, CSTT có nhiều diễn biến phức tạp, các ngân hàng, khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn muốn tránh rủi ro do những biến động của lãi suất thị trường gây ra, có xu hướng huy động với lãi suất cao hơn ở các kỳ hạn ngắn (dưới một năm). Tháng 3/2011, sau khi NHNN quyết định áp trần lãi suất huy động là 14%/năm, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đồng đều, các NHTM đã phải cạnh tranh lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn huy động, tăng cung thanh khoản bằng cách tăng lãi suất huy động không kỳ hạn, có trường hợp lãi suất này tăng lên 8%-9%/năm, cá biệt có trường hợp 12%/năm. Trong khi đó, đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp nhất, khách hàng có thể rút bất kỳ thời điểm nào. Thêm vào đó, nhằm mục đích đa dạng hoá các sản phẩm huy động để thu hút khách hàng,
nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách cho khách hàng rút trước hạn đối với những kỳ hạn gửi dài cũng đã gây ra sự thiếu ổn định của nguồn huy động này. Do đó, các ngân hàng này luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cao.
Mặt khác, các ngân hàng vẫn cho vay trung và dài hạn với tỷ trọng cao (trung bình khoảng 30% - 40% tổng dư nợ) do nhu cầu về vốn lớn của các ngành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng. Đây là nguyên nhân gây nên sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay của các NHTM, do đó, các NHTM rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản.
Bảng 2.1: Lãi suất huy động không kỳ hạn tháng 3/2011 tại một số NHTM
Ngân hàng Lãi suất không kỳ hạn (%/năm) VCB 3%
ACB 6%-9.6%
VPBank 9%
OCB 9,5%
SeABank 12% (cho 50 triệu VND trở lên) 9% (cho dưới 50 triệu VND)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ biểu lãi suất của các ngân hàng)
Biến động về lãi suất:
Trong giai đoạn 2008-2012, biến động lãi suất ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh khoản của các NHTM. Những chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 đã làm cho tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng. Có những thời điểm lãi suất huy động lên đến 19%/năm, kéo theo lãi suất cho vay lên đến 21%/năm. Sau nhiều nỗ lực của NHNN để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp tình hình thực tế và chấn chỉnh những sai phạm của các NHTM trong công tác huy động vốn, năm 2012, mặt bằng lãi suất đã trở về mức lãi suất vào cuối năm 2007. Lãi suất cơ bản từ mức trần 14%/năm xuống còn 9%/năm. Song song với việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã thả nổi lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay theo đó cũng giảm còn khoảng 15%/năm. Những diễn biến phức tạp của lãi suất đã làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và cấp tín dụng của NHTM, gây khó khăn trong
công tác quản trị nguồn vốn, cân đối cơ cấu nguồn vốn, do đó gây áp lực lên tình hình thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn này.
Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn đáp
ứng cầu thanh khoản:
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt nhạy cảm trong nền kinh tế. Đối với các ngành kinh doanh khác, một sự chậm trễ thanh toán chỉ ảnh hưởng đến quan hệ mua bán riêng lẽ giữa các đối tác với nhau. Nhưng trong lĩnh vực ngân hàng, khi một ngân hàng chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu rút vốn của khách hàng cũng có thể chịu tác động lan truyền, gây nên hiện tượng đổ xô rút tiền hàng loạt tại ngân hàng đó, đây chính là tiền đề cho việc ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán tạm thời và gia tăng rủi ro thanh khoản, thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản.
Trong lĩnh vực kinh doanh này, yếu tố tâm lý khách hàng có tác động hết sức sâu rộng đối với tình trạng thanh khoản của một ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Năm 2003, tin đồn về việc Tổng giám đốc NHTMCP Á Châu bỏ trố, hay chủ tịch Hội đồng quản trị của BIDV bị bắt vào tháng 02/2013, gây tâm lý hoang mang cho khách hàng. Không chỉ khách hàng của ngân hàng này, mà khách hàng của các ngân hàng khác vì lo sợ ngân hàng nơi mình gởi tiền cũng lâm vào tình cảnh tương tự, nên đã ồ ạt kéo đến rút tiền gây nên tình cảnh hỗn loạn trong toàn hệ thống. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN trong việc bác bỏ tin đồn và tái cấp vốn cho các ngân hàng thì sự việc sẽ trở nên hết sức nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đổ vỡ hệ thống. Qua đó cho thấy việc các ngân hàng luôn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thích hợp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền tức thì của khách hàng, cũng như tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng sẽ góp phần ổn định tình hình thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Một số nguyên nhân chủ quan khác
Trong cơ cấu khách hàng của mình, một số ngân hàng có xu hướng tập trung cho vay vào một số đối tượng doanh nghiệp hoặc một vài ngành nghề cụ thể. Năm 2007,
các ngân hàng tập trung cho vay lĩnh vực phi sản xuất như cho vay đầu tư bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay tiêu dùng,… Sự suy giảm mạnh của thị trường bất động sản và việc gia tăng giải chấp chứng khoán cầm cố trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến chất lượng và quan hệ tín dụng của các NHTM. Ngày 01/3/2011, NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN yêu cầu các ngân hàng đến 30/6/2011 phải giảm tỷ trọng dư nợ phi sản xuất về tối đa 22% tổng dư nợ và đến ngày 31/12/2011 tỷ trọng này chỉ còn 16%. Quy định này đã làm các ngân hàng khó khăn trong việc thực hiện. Trước tình hình này, ngày 14/11/2011, NHNN đã có văn bản cho phép các tổ chức tín dụng loại trừ bốn nhóm đối tượng vay vốn (vay mua nhà, vay hoàn thiện các dự án nhà ở đưa vào sử dụng trong năm 2011, vay xây nhà chính sách an sinh xã hội) khỏi nhóm dư nợ phi sản xuất. Chính sách này đã tháo gỡ một phần gánh nặng cho các ngân hàng trong việc kéo giảm dư nợ phi sản xuất, bởi bất động sản chiếm hơn 50% tổng dư nợ phi sản xuất. Từ đó, có thể thấy việc thiếu cân đối trong cơ cấu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn khi các công ty lớn hay lĩnh vực ngân hàng tập trung cho vay gặp biến cố, do đó làm giảm chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng cũng gia tăng, gây ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.
(Nguồn: 10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng năm 2011,
http://doisongkinhte.danviet.vn/10-su-kien-noi-bat-cua-nganh-ngan-hang-nam-2011- 20111227105558322p0c34.htm)
59% 39%
2%
Hình 2.10: Cơ cấu dư nợ phi sản xuất cuối tháng 8/2011
Bất động sản Chứng khoán Tiêu dùng
(Nguồn: www.sbv.gov.vn/thongketientenganhang/dunotindungdoivoinenkinhte và tính toán của tác giả)