Nguyên nhân khách quan 3 5-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 45)

6. Kết cấu của luận văn: 3

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 3 5-

Để thực hiện chức năng ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, NHNN sẽ thực hiện thông qua ba công cụ nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ thị trường mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM.

9 Theo Nhật Trung - Tạp chí Ngân hàng (số 17/2010)

10 Theo Nhật Trung - Tạp chí Ngân hàng (số 17/2010)

11 NHNN

Giai đoạn 2008-2010, tăng trưởng tín dụng có những thời điểm tăng nóng, các ngân hàng mở rộng cho vay với tốc độ nhanh, để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng các lãi suất chủ chốt và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do đó làm tăng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Trong hai năm 2011-2012, NHNN điều hành CSTT một cách linh hoạt theo định hướng từ đầu năm của Chính phủ. Theo đó, để thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng hợp lý, ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp cùng nhau giải quyết khó khăn; liên tục hạ lãi suất cho vay, mở đầu là việc áp dụng lãi suất ưu tiên cho bốn lĩnh vực: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp hỗ trợ (năm 2013 thêm lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, nâng lên thành 05 lĩnh vực). Song song với chính sách này, NHNN tiến hành đồng thời các nhiệm vụ quan trọng trước mắt của toàn ngành, gồm: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (sáp nhập ba NHTMCP thành NHTMCP Sài Gòn, lên kế hoạch cho một số NHTMCP xây dựng phương án củng cố); tích cực xử lý nợ xấu trên tinh thần cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Công việc này gắn với sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức đi vào hoạt động. Nhờ đó mà thanh khoản của các NHTM được cải thiện hơn vào giai đoạn này.

Trước tình hình thị trường tài chính diễn biến phức tạp, để cải thiện tình trạng thanh khoản, NHNN cũng đồng thời áp dụng các nghiệp vụ trên thị trường mở. Ngày 11/11/2010, NHNN công bố bơm mạnh vốn trên OMO, mở thêm kỳ hạn 14; hay có thời điểm mỗi ngày NHNN phải bơm 20.000 tỷ đồng để bình ổn thị trường liên ngân hàng. Diễn biến này phần nào cho thấy nhu cầu về vốn để đảm bảo tính thanh khoản của các ngân hàng những thời điểm này đang tăng cao. Cuối tháng 8/2012, việc NHNN liên tục hút ròng vốn về, cộng với lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm cho thấy thanh khoản nhiều ngân hàng đã ổn định trở lại sau những biến động của thời gian trước đó.

Một công cụ nữa được NHNN sử dụng trong giai đoạn này để bình ổn thị trường là chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá của NHTM. Để được NHNN thực hiện

nghiệp vụ này thì NHTM phải có giấy tờ có giá và đáp ứng đủ một số điều kiện về dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ tại một số NHTM nhỏ là rất thấp, hoặc do không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của NHNN đã không thể thực hiện việc tái chiết khấu này. Họ phải thực hiện vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn, từ đó làm gia tăng rủi ro thanh khoản.

Các nguyên nhân khách quan khác như chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp, tâm lý người gửi tiền, … cũng có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng. Thông thường, thời điểm cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản nhất trong năm. Đây là thời gian các doanh nghiệp thường thanh toán công nợ cho đối tác, hay chi lương thưởng cho nhân viên; đây cũng là thời gian người dân tăng cường mua sắm cho mùa lễ hội sắp tới, do đó, nhu cầu tiền mặt của toàn nền kinh tế gia tăng, nguồn vốn trở lại ngân hàng cũng không dồi dào như trước. Nếu các ngân hàng không tính toán, dự phòng trước lượng tiền khách hàng rút ra trong trường hợp này có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)