Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng 1 5-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25)

6. Kết cấu của luận văn: 3

1.3. Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng 1 5-

Trong quản trị thanh khoản, các ngân hàng hướng đến ba mục tiêu chính: Mục tiêu thanh khoản, mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu vì sự an toàn của hệ thống.

Thứ nhất, với mục tiêu thanh khoản, nhà quản trị phải biết làm thế nào để đảm bảo được các yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính sẽ đến hạn trong tương lai và khả năng đáp ứng nghĩa vụ đó một cách tốt nhất.

Thứ hai, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ có tính đặc thù, nhạy cảm, giữa các ngân hàng có sợi dây liên kết đặc biệt, chỉ một biến động hay bất ổn của ngân hàng này có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng khác, từ đó ảnh hưởng đến sự an toàn của cả hệ thống. Sự ổn định của các ngân hàng được đảm bảo khi thanh khoản của tất cả các ngân hàng đều tốt. Đây là mục tiêu vì sự an toàn hệ thống trong quản trị thanh khoản.

Thứ ba, mục tiêu quan trọng nhất của quản trị thanh khoản nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung chính là lợi nhuận. Nhiều ngân hàng có thể hướng đến chính sách quản trị chấp nhận rủi ro cao để có thể đạt được lợi nhuận hợp lý. Điều quan trọng là một ngân hàng có thể đo lường rủi ro để thực hiện lợi nhuận khả quan hơn trong kỳ tới với những thách thức của thị trường và các chính sách điều hành của nhà nước. Việc duy trì một trạng thái thừa thanh khoản sẽ làm cho ngân hàng không tận dụng được hết nguồn lực để tăng lợi nhuận; ngược lại, việc thiếu hụt thanh khoản sẽ làm ngân hàng gia tăng chi phí khi có các biến động nguồn vốn xảy ra.

Như vậy, thanh khoản và lợi nhuận là hai đại lượng có mục tiêu khác nhau, tỷ lệ nghịch về lợi ích với nhau. Tuy nhiên, nếu xét một cách chi tiết thì không phải thanh khoản và lợi nhuận trái ngược nhau mà thanh khoản giúp cho lợi nhuận tốt hơn. Thanh khoản phải được ưu tiên, khi đó, lợi nhuận đã thu giữ mới được đảm bảo tồn tại, nếu không thì việc tạo lại thanh khoản khi đã mất càng làm cho những khoản lợi nhuận kiếm được mất đi. Tiếp cận ở khía cạnh này thì sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, người

quản trị không bị mục tiêu lợi nhuận “che mắt” để đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh hoàn toàn chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)