Tăng trưởng tín dụng cao 3 2-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn: 3

2.2.1.3. Tăng trưởng tín dụng cao 3 2-

Sự gia tăng mạnh mẽ của lãi suất huy động cũng đã kéo theo lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng cũng cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng đối với các nghiệp vụ này. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ đạt con số 23,38%.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của NHNN)

23.38% 37.53% 31.19% 14.45% 8.91% 2008 2009 2010 2011 2012

Tuy nhiên, vì huy động với lãi suất đầu vào quá cao, các ngân hàng cũng cần tìm đầu ra cho nguồn vốn của mình. Các gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 được triển khai đã giúp một lượng lớn doanh nghiệp có vốn rẻ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là cơ hội cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 tăng trở lại, đạt 37.53% và duy trì tương đối ổn định trong năm 2010 (31,19%). Quy mô tín dụng tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng kém đi do quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng mà không quan tâm đúng mức trong khâu kiểm soát sẽ rất nguy hiểm vì nợ xấu luôn tiềm ẩn khi tăng trưởng tín dụng tăng cao. Do đó, để tăng trưởng tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngành ngân hàng phải cân đối được các yếu tố: không làm tăng nợ xấu, không làm suy giảm chất lượng tín dụng, trong mục tiêu chung là tín dụng tăng trưởng hài hoà.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù từ năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ ở mức 7%/năm, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 14,45%, nhưng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Tốc độ gia tăng nợ xấu ở mức đáng báo động khi chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9/2012 là 8,82% trên tổng dư nợ7. Trong đó, nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu.

(Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành Ngân hàng quý III/2012 của Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank)

Nếu không giải quyết nợ xấu thì nguồn vốn của các các ngân hàng khó có thể đáp ứng cho nhu cầu vay mới dù lãi suất đã hạ. Cụ thể là năm 2012, mặc dù thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện, lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3%/năm-8%/năm, lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm theo chỉ đạo của NHNN8, song tăng trưởng tín dụng của toàn ngành chỉ đạt tỷ lệ 8.91%. Khi các ngân hàng xiết chặt việc cho vay dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến mất khả năng thanh toán, nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ phá sản và cuối cùng lại đẩy gánh nặng nợ xấu về phía ngân hàng. Trước tình hình nợ xấu gia tăng, các ngân hàng khi đó sẽ lại rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản do không thu hồi được nợ. Do đó, lúc này, các ngân hàng cần đẩy nhanh thu hồi, cơ cấu lại, bán các khoản nợ quá hạn và giải chấp tài sản đảm bảo nhằm huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)