6. Kết cấu của luận văn: 3
2.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 2 1-
Ngành ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế. Đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng.
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, từ những năm đầu mới hình thành với hệ thống ngân hàng còn non trẻ, đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển về cả số lượng ngân hàng, sự đa dạng các dịch vụ cung cấp, sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng,… Sự gia nhập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng cũng đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển.
Về số lượng và quy mô các ngân hàng:
Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách bạch giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh, ngân hàng nhà nước vừa đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương, đồng thời cũng đóng vai trò là ngân hàng thương mại. Cải cách hệ thống năm 1990 đã xóa bỏ tính độc quyền nhà nước, đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới. Trải qua quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển về mặt số lượng và đa dạng hóa về hình thức sở hữu, từ 9 ngân hàng (1991), đến nay (tháng 6/2013) con số này đã là gần 100 ngân hàng thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của NHNN và Báo cáo ngành NH của công ty chứng khoán NH Ngoại thương VN)
Nghị định141/2006/NĐ-CP buộc các ngân hàng thương mại cổ phần phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000 tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng hạn chót 31/12/2010. Việc tăng vốn nói trên nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, thu hẹp dần khoảng cách về tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực, tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng khi thâm nhập vào thị trường quốc tế; Quy định này buộc các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel, đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô vốn tăng cũng giúp các ngân hàng có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới, mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ, gia tăng thị phần, …
Về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn
Giai đoạn 2008-2012 ghi nhận nhiều biến động của thị trường tài chính, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã gây ra những hệ luỵ và ảnh
0 20 40 60 80 100 120 2008 2009 2010 2011 2012 6/30/2013 5 5 5 5 5 5 38 39 37 35 34 34 2 5 5 5 5 5 1 1 1 1 1 1 6 5 5 4 4 4 46 40 50 50 50 50 1 1 1 1 1 1
Hình 2.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 NHTMNN NHTMCP NHTM NNg NHCS NHLD CN NHNN NH PT
hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của NHNN)
Sau tăng trưởng tín dụng nóng năm 2007 (51.39%) tập trung ở các lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng, năm 2008 ghi nhận tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành của ngân hàng nhà nước, tập trung chủ yếu vào lãi suất chủ chốt (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Cơ chế này đã làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay biến động mạnh: giai đoạn đầu năm thị trường ghi nhận có những thời điểm lãi suất huy động trong dân cư đạt 19%/năm, lãi suất cho vay từ 21%/năm, nhưng đến những tháng cuối năm con số này được điều chỉnh về quanh mốc 8%/năm (lãi suất huy động) và 12.75%/năm (lãi suất cho vay). Do đó, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vì chi phí lãi quá cao,… dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ đạt 23.38% (giảm so với năm 2007).
23.38% 37.53% 31.19% 14.45% 8.91% 22.90% 28.70% 24.50% 9.90% 16.00% 2008 2009 2010 2011 2012
Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng và HĐV trong các năm 2008-2012
Bước sang năm 2009, tín dụng tiếp tục tăng trở lại, đạt 37.53%, bởi tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng mạnh trong chương trình kích cầu và chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền gửi không theo kịp tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trung bình ở thời điểm cuối năm 2009 tăng lên mức 105%, tỷ lệ này năm 2008 là 95%6.
Năm 2010 là năm đạt mức tăng trưởng ổn định. Theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước, sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại giảm dần. Điều này phần nào giữ mức tăng trưởng tín dụng đạt mốc 31.19%/năm, tăng trưởng huy động vốn đạt 24.5%, tương đối ổn định và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng lại giảm đáng kể trong hai năm trở lại đây. Năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 7%, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng nhà nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%/năm. Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình “toàn hệ thống ngân hàng năm nay đã hy sinh rất lớn để thực hiện mục tiêu lạm phát, ổn định kinh tế”. Năm 2012, các giải pháp tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Các tổ chức tín dụng đã chủ động phối hợp với khách hàng rà soát, đánh giá lại khả năng trả nợ, tháo gỡ khó khăn của khách hàng trong việc thanh toán các khoản vay, … Tín dụng mặc dù tăng trưởng thấp nhưng đã tăng dần trở lại qua các tháng.
Đi đôi với những biến động phức tạp của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm là sự tăng vọt của tỷ lệ nợ xấu. Nếu như những năm 2008-2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành dao động quanh mốc 2%/năm-3%/năm, thì đến năm 2012, con số này đáng báo động lên tới 8.82%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu cho các khoản vay có tài sản đảm bảo là bất
động sản và tài sản hình thành trong tương lai chiếm đến 70% tổng nợ xấu. Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 xuống mức 4.68% tổng dư nợ, một phần lý do là trong hai năm qua, bản thân một số ngân hàng đã tự xử lý được một số lượng tương đối nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn khá cao. Do đó, vấn đề làm sao để giảm tỷ lệ nợ xấu vẫn đang được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện tại.
Tóm lại, với vai trò là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, số lượng các ngân hàng đã tăng nhanh, đã và đang hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế trên thế giới. Sự lớn mạnh của các ngân hàng thể hiện ở sự tăng lên về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hoá sản phẩm và đóng góp vào GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ và sở hữu chồng chéo, tỷ lệ nợ xấu gia tăng,… Sự phát triển không bền vững như vậy sẽ phần nào ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.