6. Kết cấu của luận văn: 3
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 6 2-
- Sớm hoàn thiện các nội dung:
Cần xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi theo hướng thị trường, tránh làm như hiện nay, người gửi tiền chưa được yên tâm vì mức đền bù quá thấp. Thực tế tại Việt Nam, khi có thông tin nhạy cảm hay vì lý do nào khác gây hoang mang trong dư luận, khách hàng gửi tiền có xu hướng đồng loạt rút tiền trước hạn, gây ra áp lực thanh khoản trong ngắn hạn đối với ngân hàng nào đó, nếu không có được sự ứng cứu kịp thời của toàn ngành ngân hàng và sự hỗ trợ từ hệ thống chính trị, thì khả năng xảy ra đổ vỡ ngân hàng là rất lớn. Hậu quả để lại nặng nề, như: mất thời gian xây dựng lại niềm tin, không những không có lãi mà còn lỗ nặng;
Kịp thời sửa đổi Luật Đất đai, giúp người dân chủ động sử dụng tài sản của mình trong thời hạn cho phép và NHTM dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay, tránh rủi ro thất thoát vốn, thu nợ đúng hạn, cân đối được các khoản thu chi, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng;
Làm cho Luật phòng, chống tham nhũng đi vào thực chất, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lập lại công bằng xã hội, tạo niềm tin cho người dân đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, khơi thông dòng chảy của đồng vốn. Qua đó, NHTM dễ dàng cân đối huy động và cho vay, thanh khoản được linh động, tạo ra lợi nhuận khi hoạt động của ngân hàng ổn định.
- Về xử lý vi phạm pháp luật: Việc xét xử phải đúng người, đúng tội; Thi hành án
nghiêm minh, nhanh chóng, đúng luật, không để chậm xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để NHTM thu nợ kịp thời khi thắng kiện, không bị chiếm dụng vốn, tăng vòng quay vốn, thanh khoản dồi dào và tạo ra lợi nhuận.
- Làm rõ các thuật ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật: Mặc dù trên thực tế,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã có điều khoản giải thích từ ngữ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu rõ ràng của thuật ngữ, việc giải thích không chính thống, thiếu chuyên nghiệp, một mặt tạo ra kẻ hở cho những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm lợi dụng để nhũng nhiễu; mặt khác gây phiền hà cho NHTM trong hoạt động của mình nói chung và công tác thu nợ nói riêng. Đây là một trong những vấn nạn cần sớm quan tâm giải quyết dứt điểm.
- Tạo ra một ngân hàng Trung ương độc lập và hiệu quả: Với vai trò là “người cho
vay cuối cùng”, ngân hàng Trung ương sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các NHTM trong việc sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất các khoản thanh toán đến hạn cho NHTM thông qua các công cụ chiết khấu, tái cấp vốn,…. Khi đó, NHTM giảm gánh nặng lo lắng về thanh khoản, tập trung toàn bộ nguồn lực của mình cho tăng trưởng lợi nhuận, cụ thể:
Mặc dù Luật các TCTD và Luật NHNN năm 2010 đã cho phép NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ trong các trường hợp thị trường biến động bất thường,
ngoài dự báo. Tuy nhiên, ở mức này, NHNN chỉ giải quyết vấn đề mang tính hành chính, ngắn hạn, thiếu tính ổn định, nên rất khó cho NHTM có dự báo chính xác để đưa ra những chính sách ứng biến kịp thời. Nhà nước cần có định hướng, sớm tiến tới xây dựng một Ngân hàng Trung ương hiện đại trong điều kiện hội nhập và độc lập trên cả ba mặt: (i) độc lập về nhân sự; (ii) độc lập về ban hành chính sách và (iii) độc lập về tài chính, cụ thể:
(i) Độc lập về nhân sự: Quy định chung về chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngành –
được coi là nắm huyết mạch của nền kinh tế và chia theo hai nhóm để phân thẩm quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, như: Các vị trí chủ chốt của NHNN, thì phải được xem xét từ phía Quốc hội hoặc ủy quyền cho Chính phủ bổ nhiệm trên cơ sở hai phẩm chất cơ bản: người có đức và năng lực thực hiện nhiệm vụ (tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng); Nhóm thứ hai, thuộc nội bộ của NHNN, giao toàn quyền cho Thống đốc quyết định về số lượng, cơ cấu (hình thành NHNN Khu vực hay duy trì mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một chi nhánh như hiện nay; trình độ chuyên môn, độ tuổi, tỷ lệ giới tính…)…
(ii) Độc lập về ban hành chính sách: Đây là chuyên môn của một ngành, thể hiện
tính chuyên nghiệp trong tác nghiệp của ngành đó. Tuy nhiên, do ngành Ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế, qua đó tác động đến tình hình chính trị và an sinh xã hội. Do đó, khi giao quyền cần quy định cụ thể, NHNN khi ban hành CSTT phải gắn với hai mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích (quốc gia và ngành), cụ thể:
Về lợi ích quốc gia, CSTT phải gắn với việc ổn định giá cả, ổn định hoặc/và tạo vệc làm, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định hệ thống tài chính. Muốn làm được điều này, NHNN phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính để cùng thống nhất tiêu chí, mức độ các chỉ tiêu trong từng thời kỳ, trên tinh thần phải phân trách nhiệm rõ ràng cụ thể. Nói khác đi, cơ quan nào ra quyết đinh, thì cơ quan đó
chịu trách nhiệm giải trình về chính sách và kết quả chính sách khi Quốc hội có chất vấn.
Về lợi ích ngành, NHNN phải đạt ít nhất hai tiêu chí: Ổn định đồng nội tệ và an toàn hệ thống, trong đó ổn định hệ thống là mục tiêu sống còn.
NHNN cần sử dụng các công cụ để thực hiện CSTT. Mục tiêu công cụ thường là chính sách lãi suất mang tính định hướng (lãi suất cơ bản) trên thị trường liên ngân hàng; quy định về tỷ giá và biên độ trong từng thời kỳ; Thị trường mở; Dự trữ bắt buộc… Những chỉ số này mang tính bao quát, ở tầm ảnh hưởng quốc gia, thường do Hội đồng CSTT quốc gia quyết định. Để đảm bảo CSTT đưa ra được phản ánh khách quan và chính xác hơn, nên cơ cấu Hội đồng này gồm nhiều thành phần tham gia, trong đó không thể thiếu cán bộ của NHNN, thay vì chỉ dựa trên phân tích, đánh giá của các nhà chuyên môn.
(iii) Độc lập về tài chính: Mức độ độc lập chia thành ba nội dung:
Tự chủ việc cấp tín dụng trong chi tiêu chính phủ (trừ trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh);
Có nguồn tài chính đủ lớn (dự trữ phần thặng dư của ngành ngân hàng mang lại) để không phụ thuộc vào sự cấp phát của chính phủ, cụ thể là phụ thuộc vào Bộ Tài chính. Việc sử dụng nguồn này vì mục tiêu quốc gia và được quản lý chặt chẽ theo chế độ tài chính chung;
Thống đốc toàn quyền quyết định các khoản chi tiêu của NHNN trong phạm vi dự toán ngân sách được duyệt của cơ quan có thẩm quyền và có báo cáo kịp thời, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng (kiểm toán nhà nước, thanh tra chính phủ).
- Giảm thiểu áp đặt hành chính và ổn định chính sách kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất định: Nhà nước nên tạo cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (Luật chuyên ngành và các quy phạm pháp khác có liên quan); giảm thiểu hoặc tránh áp đặt hành chính, giữ chính sách ổn định
trong một khoảng thời gian nhất định, giúp các NHTM yên tâm kinh doanh. Bởi xuất phát từ tính chất hoạt động của các NHTM, huy động vốn và cho vay (nguồn vốn đầu vào, đầu ra) có độ trễ về thời gian đáng kể. Nên đứng trước bất cứ một sự áp đặt nào hay thay đổi bất ngờ, các NHTM sẽ rơi vào thế bị động, trong một số trường hợp không điều chỉnh kịp (vốn vay chưa thu về kịp mà tiền gửi thì người dân hoặc tổ chức không cho trì hoãn), sẽ trở nên khó khăn. Tác động này không chỉ làm giảm lợi nhuận; mà còn có thể xảy ra rủi thanh khoản, nguy cơ mất ổn định là rất lớn.