1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm

45 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm Nghiên cứu chế biến vị thuốc đảng sâm

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI ************************ - TRẨN THI BÍCH HẲNG NGHIÊN CỨU CHÊ BIẾN VỊ THUỐC ĐẢNG SÂM (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOÁ 1996-2001) Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Tuvển ThS. Hoàng Minh Chung Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyề Thời gian thực hiện: 5/3-22/5-2001 Hà Nội, tháng 5 - 2001 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Th.s. Nguyễn Mạnh Tuyển Th.s. Hoàng Minh Chung đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện khoá luận. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của PGS. TS. Phạm Xuân Sinh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Dược học cổ truyền, bộ môn Dược lý, bộ môn Thực vật cùng các phòng ban: phòng khoa học, phòng giáo tài, phòng tài vụ, thư viện Đại học Dược Hà Nội, Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương m (đã cung cấp nguyên liệu Đảng sâm Việt Nam mà Xí nghiệp đang dùng để sản xuất) và các bạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này. Hà N ội, ngầỵ 22 thắng 5 năm 2001 Sinh viên Trần Thị Bích Hàng MỤC LỤC Phần I : Đặt vấn đề 1 Phần II: Tổng quan 2 2.1. Đảng sâm 2 2.2. Một số bài thuốc có vị Đảng sâm 6 Phần III. Thực nghiệm và kết quả 8 3.1. Nguyên liệu - thiết bị, dụng cụ và phương pháp nghiên cứu 8 3.1.1.Nguyên liệu 8 3.1.2.SÚC vật 8 3.1.3.Thiết bị và dụng cụ 8 3.1.4.Phương pháp nghiên cứu 9 3.2. Thực nghiệm và kết quả 12 3.2.1. Đặc điểm thực vật cây Đảng sâm 12 3.2.2. Chế biến rễ Đảng sâm: 15 3.2.3. Nghiên cứu về thành phần hoá học của 11 mẫu Đảng sàm 16 3.2.4. Nghiên cứu tác dụng tăng lực của Đảng sâm theo nghiệm pháp chuột bơi 30 3.2.5. Bàn luận 31 Phần IV: Kết luận và đề xuất 33 4.1. Kết luận: 33 4.2. Đề xuất 33 Tài liệu tham khảo PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỂ Đảng sâm (Radix Codonopsis ) là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis javanica, Codonopsis pilosula, Codonopsis tangshen đều thuộc họ Hoa chuông. Nó có nguồn gốc ở các vùng ôn đới, nhiệt đới ( Trung Quốc, Malaysia, Ấn độ, Lào, Việt Nam ) [25]. Đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica)[8] đã được khai thác rộng rãi ở miền Bắc từ năm 1958 và miền Nam từ năm 1978 với sản lượng hàng chục tấn mỗi năm [25]. Đảng sâm là thuốc bổ có tác dụng kiện tỳ vị, ích khí, chữa các chứng hư như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiểu năng hô hấp, tiêu hoá, biếng ăn, ỉa lỏng, khát, xuất huyết, thiếu máu, lợi tiểu, trị ho, long đờm Nhưng tác dụng của Đảng sâm nói riêng và của thuốc Y học cổ truyền nói chung phần nào phụ thuộc vào việc chế biến. Thậm chí người ta còn quan sát, theo dõi nguồn gốc, diễn biến của bệnh tật để chế biến thuốc nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất [24]. Để góp phần nghiên cứu tiến tới tiêu chuẩn hoá phương pháp chế biến thuốc cổ truyền của các vị thuốc được sử dụng ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành " Nghiên cứu chế biến vị thuốc Đảng sám " với mục tiêu sau: - Nghiên cứu phương pháp chế biến Đảng sâm. - Nghiên cứu một số thành phần hoá học của Đảng sâm trước và sau khi chế biến. - Thăm dò tác dụng tăng lực của dịch chiết Đảng sâm. 1 PHẦN II: TỔNG QUAN 2.1. Đảng sâm Cây Đảng sâm mọc ở Việt Nam có tên khoa học: Codonopsis javanica Blume hay Campanumoe javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae) [7, 14, 25], Đảng sâm còn được gọi là: phòng Đảng sâm, cang hô, mần cáy, mần rày cáy, ngân đằng, đùi gà, co nhả đòi, sâm leo [l, 7, 8,18, 19, 25]. 2.1.1. Mô tả Đảng sâm là loại cây cỏ sống lâu năm, thân mọc bò hay leo, phân nhiều nhánh, màu lục nhạt hoặc hơi pha tím. Lá mọc đối, hình tim ở gốc, nhọn ở đầu, phiến lá mỏng , hình tim hay hình trứng rộng, mép nguyên lượn sóng hoặc hơi khía răng, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng xám nhẩn hoặc có lông rải rác, dài 3 - 8 cm, rộng 2 -4 cm. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuốne dài 2 - 6 cm, đài gồm 5 phiến hẹp, tràng hoa hình chuông, màu trắng hoặc hơi vàng, có vân tím ở họng, chia 5 thuỳ, nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn đính gốc, bầu hình cầu, có 5 ô. Quả nang 5 cạnh, khi chín màu tím đỏ, hạt nhiều, màu vàng nhạt, bóng, toàn cây có nhựa mủ. Mùa hoa tháng 10-11, mùa quả tháng 1 2 -2 [7, 12, 18, 25]. 2.1.2. Phân bố, sinh thái Trên thế giới, chi Codonopsis có 44 loài, châu Á có khoảng 22 loài, Trung Quốc có 6-7 loài, Đông Dương có 3 loài, trong đó Việt Nam có loài (Codonopsis javanica Blume) được dùng làm thuốc với tên Đảng sâm . Loài Codonopsis javanica Blume còn phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Lào. ở Việt Nam, trong thời kỳ 1961-1985,Viện Dược liệu đã phát hiện loài Đảng sâm này ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam chỉ có ở khu vực Tây nguyên. Vùng phân bố tập trung nhất của cây bao gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng. 2 Đảng sâm được coi là loại cây Á nhiệt đới. Các vùng phân bố tập trung của cây hầu hết đều thuộc vùng núi cao, có khí hậu ấm áp. Đảng sâm thường mọc trên các vùng nương rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất còn tương đối màu mỡ và ẩm, hoặc ven rừng, trong các thung lũng [7, 12, 18, 25]. Nước ta có nhập từ Trung Quốc loài Codonopsis pilosula, Codonopsis tangshen Olive. Những loài này khác Đảng sâm Việt Nam ở chỗ: lá mọc so le, bầu chỉ có 3 ô [25]. 2.1.3. Bộ phận dùng : Rễ cây - Đặc điểm bên ngoài: Rễ hình trụ, có khi phân nhánh, đường kính 0,5 - 2 cm, dài 6 - 15 cm. Đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang, chia rễ thành những đường lồi lõm, thể chất chắc, dai, khó bẻ, mặt bẻ không bằng phẳng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt [7, 8, 18,25]. - Đặc điểm vi phẫu rễ Đảng sâm cắt ngang: Lớp bần gồm 4-5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mồ mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào nhiều cạnh, xếp lộn xộn, rải rác có đám tế bào mô cứng. Các tế bào libe nhỏ xếp xít nhau, trong libe có ống nhựa mủ, xếp rải rác thành hàng và thành vòng tương ứng với bó libe gỗ. Libe thành dải dài chiếm phần lớn lát cắt. Các mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ tâm. Các bó libe gỗ phân cách nhau bởi tia ruột có tế bào thành mỏng [8,11]. - Đặc điểm bột rễ Đảng sầm : Bột có màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt. Soi kính hiển vi thấy: mảnh mô mềm có thể mang hạt tinh bột. Đám tế bào mô cứng riêng lẻ màu vàng nhạt thành dầy. Mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình khối, kích thước 0,01-0,02 mm. Khối inulin nhiều hình dạng, thường có hình quạt. Hạt tinh bột hình tròn, thường đơn lẻ, có rốn phân nhánh, kích thước 0,015-0,025mm [8, - Thu hái và chế biến: Dược liệu được thu hái vào mùa thu đông, đào cẩn thận vì rễ ăn sâu, dễ bị gẫy nát. Thu hái xong, sơ chế bằng cách rửa sạch đất cát, cắt bỏ 3 đầu rễ và rễ con, phân loại rễ to, nhỏ để riêng, phơi hoặc sấy nhẹ cho mềm rồi lăn nhẹ nhàng, xong lại phoi hoặc sấy. Làm như vậy khoảng 4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô, để nơi khô ráo [7,12,18, 25]. Chế biến Đảng sâm trong Y học cổ truyền: + Đảng sâm phiến: Đảng sâm được cắt lát cho tiện sử dụng [12,15]. + Đảng sâm sao vàng: tăng tác dụng quy tỳ, thuận tiện cho việc bảo quản [15]. + Đảng sâm sao gạo: nhằm hoà vị, kiện tỳ [15]. + Đảng sâm tẩm nước gừng: giúp tăng tính ấm của vị thuốc [12,15,19,25]. + Đảng sâm tẩm mật ong: tăng tác dụng bổ trung [12]. + Đảng sâm tẩm rượu: giúp tăng tính ấm của vị thuốc [15]. 2.1.4. Thành phần hoá học Theo một số tài liệu đã công bố, trong rễ Đảng sâm Việt Nam có chứa đường, chất béo, chưa thấy công bố có saponin [7,12,18,19,25], ngoài ra còn có vết alcaloid, tinh dầu [7,12,19]. Đảng sâm Trung Quốc : Codonopsis pilosula Nannf. Campanulaceae và Codonopsis tangshen Olive Campanulaceae có saponin, đường, chất béo [12], glycosid là tangshenoid I [23], secquitecpenoid lacton, alcaloid [26]. 2.1.5. Tác dụng • Đảng sâm có vị ngọt, tính bình ( hơi ôn ), quy kinh: phế, tỳ, có các công năng, chủ trị sau : + Bổ tỳ vị, sinh tân dịch: dùng trong các trường hợp kém ăn, kém ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, miệng khát. Dùng tốt trong các trường hợp trung khí bị hư yếu, gây nên các hiện tượng sa giáng như: sa dạ dày, sa ruột, tử cung, trĩ, lòi dom Có thể phối hợp với các thuốc khác như: bạch truật, trần bì, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ + ích khí bổ phế: dùng trong bệnh ho, khí phế hư nhược, hơi thở ngắn, xuyễn tức 4 + Lợi niệu: dùng trong bệnh phù do thận, viêm thượng thận, đặc biệt trong trường hợp nước tiểu có albumin, có thể phối hợp với sa tiền tử, bạch mao căn - Liều lượng, cách dùng: mỗi ngày có thể dùng 6-12g cho đến 20-40g dạng thuốc sắc, hãm hoặc viên hoàn, bột, rượu thuốc. Uống liền 7-14 ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc bổ khác. - Kiêng kỵ: không dùng chung với lệ lô [1,7,12,18,19,25]. • Một số nghiên cứu gần đây về tác dụng dược lý của Đảng sâm cho thấy: - Đảng sâm có tác dụng gây phát triển nội mạc tử cung kiểu progesteron mức độ nhẹ, gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở súc vật mẹ cho con bú và đồng thời có tác dụng chống viêm [18,25]. - Khi nghiên cứu tác dụng của Đảng sâm trên các tương bào chứa IgG và các dưỡng bào của chuột nhắt được tiêm hydrocortison, các tác giả đã nhận thấy các tương bào chứa IgG trons lớp mỏng của ruột non giảm ở chuột nhắt được tiêm hydrocortison đơn thuần, nhưng lại tăng ở chuột nhắt được tiêm hvdrocortison và dùng dịch chiết Đảng sâm. Điều này có thể do Đảng sâm đã làm tăng chức năng của tuỷ xương sản sinh các tế bào có hoạt tính miễn dịch và các dưỡng bào, vì thế có tác dụng điều hoà và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột với một mức độ nhất định [18, 25]. - Một số nghiên cứu trên Đảng sâm Trung Quốc (Cođonopsis pilosula, Codonopsis tangshen) cho thấy: + Nước sắc Đảng sâm có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, giảm sô' lượng bạch cầu, hạ huyết áp [25]. +Khi dùng phối hợp Đảng sâm và một số dược liệu khác, thấy có tác dụng điều trị đối với bệnh nhàn bị chảy máu cấp đường tiêu hoá [22] và có tác dụng chống lão hoá thực nghiệm [21]. + Dịch chiết Đảng sâm có tác dụng giảm tiết pepsin, acid dịch vị ở động vật gây loét dạ dày thực nghiệm [27]. 5 2.2. M ột s ố bài thuốc có vị Đảng sâm Đảng sâm thường được dùng thay nhân sâm trong phương thuốc cổ truyền như: - Tứ quân tử thang (Cục phương): Nhân sâm - Bạch truật - Bạch linh - Cam thảo chích lượng đều nhau. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 2 đồng cân, sắc uống. + Công dụng: ích khí, kiện tỳ. + Chủ trị: Tỳ vị khí hư, mặt bệch, tiếng nói nhỏ yếu, chân tay không có sức, ăn ít, lưỡi nhợt, mạch tế hoãn [6] - Sâm linh bạch truật (Cục phương): Nhân sâm 1 cân Bạch biển đậu 0,5 cân Cam thảo 2 cân Ý dĩ 1 cân Cát cánh 1 cân Bạch truật 2 cân Sa nhân 1 cân Bạch linh 2 cân Sơn dược 2 cân Tán mịn, dùng mỗi lần 2 đồng cân với nước sắc Đại táo. Công dụng: ích khí kiện tỳ, thẩm thấp chỉ tả hoặc nôn, chân tay không có sức, người gầy [6], - Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận): Hoàng kỳ 1 đồng cân Cam thảo chích 0,5 đồng cân Nhân sâm 0,3 đồng cân Đương qui 0,2 đồng cân Trần bì 0,3 đồng cân Thăng ma 0,3 đồng cân Sài hồ 0,3 đồng cân Bạch truật 0,3 đồng cân Sắc uống xa bữa ăn, lúc thuốc còn nóng. Công dụng: Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm. Chủ trị: Tỳ vị khí hư, người nóng ra mồ hôi, khát, thích uống ấm, người mệt mỏi, tay chân yếu, sắc mặt trắng bệch [6]. Gần đây, Đảng sâm có trong một số bài thuốc như: - Cốm bổ tỳ cải dạng: 6 Đảng sâm 12, 6 g Hoài sơn 12,6 g Sa nhân 2,5 g Mạch nha 6,3 g Ý dĩ 12,6 g Trần bì 2,5 g Đường kính 7g Các vị thuốc được chế biến theo một số phương pháp chế biến cổ truyền (chưng, sao, chiết ) rồi được bào chế thành dạng cốm. Đóng gói lOg/túi, cho trẻ em uống ngày 8-10g. Có tác dụng điều trị suy dinh dưỡng kể cả thể tỳ hư và cam tích - Bồi dưỡng cơ thể chữa thận suy, đau lưng, mỏi gối, đái rát: Đảng sâm 20g, tắc kè 6g, huyết giác lg, trần bì lg, tiểu hồi 0,5g, rượu 40 °c, 250ml, đường đủ ngọt. Các vị thuốc cắt nhỏ, ngâm rượu trong khoảng một tháng. Mỗi lần uống 30ml, ngày 1-2 lần [7, 25]. - Chữa bệnh lao mới nhiễm, ho: Đảng sâm 16g, hoài sơn 15g, ý dĩ nhân lOg, mạch môn lOg, cam thảo 3g, hạnh nhân lOg, khoản đông hoa lOg, xa tiền tử lOg, nước 600ml. sắc còn 200ml, chia 3 lần, uống trong ngày [12, 25]. - Chữa tiểu tiện ra huyết, niệu đạo đau buốt: Đảng sâm 6g, thị bích 2 quả. Đem sắc vófi lượng nước thích hợp, pha thêm đường, cho ăn trái hồng và uống nước, mỗi ngày một thang, liên tục 3-5 thang [16]. [17]. [...]... pháp nghiên cứu * Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền [1,20] - Đảng sâm phiến (Đảng sâm sống): đem Đảng sâm rửa sạch, rễ to thái vát dày l-2mm, dài 5 cm, rễ nhỏ cắt từng đoạn 5cm - Đảng sâm sao vàng: lấy Đảng sâm phiến, sao tới khi có màu vàng - Đảng sâm trích nước gừng: gừng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm nước lã bóp chắt lấy hết dịch gừng Đem nước gừng trộn đều vào Đảng sâm phiến (tỷ lệ Đảng. .. phần khác có trong Đảng sâm mà các tài liệu khác đã công bố 32 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XưẤT 4.1 K ết luận: Qua một thòi gian nghiên cứu chế biến vị thuốc Đảng sâm Việt Nam, chúng tôi đã thu được một số kết quả: - Về thực v ật: nghiên cứu một số đặc điểm của rễ Đảng sâm Việt Nam thu hái ở Sapa - Lào cai, quan sát cấu tạo vi học của rễ và bột rễ Đảng sâm - Về chế biến: Đã tiến hành chế biến cổ truyền theo... giải thích tác dụng bổ dưỡng của Đảng sâm Việc nghiên cứu sự thay đổi một số thành phần hoá học trứơc và sau chế biến đã góp phần vào tiêu chuẩn hoá được vị thuốc Đảng sâm dùng trong bào chế các dạng thuốc Y học cổ truyền Bước đầu nghiên cứu chúng tôi đã tìm thấy saponin nhưng cần có những nghiên cứu tiếp nữa để xác định rõ thành phần saponin này.Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chưa tìm... đơn lẻ có rốn phân nhánh Nhân xét: Từ kết quả nghiên cứu ở trên, đối chiếu với những đặc điểm của Đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica) theo Dược Điển Việt Nam 2 tập 3 [8], chúng tôi có thể coi mẫu Đảng sâm nghiên cứu của chúng tôi là: Codonopsis javanica Blume Campanulaceae 3.2.2 C h ế biến rễ Đảng sâm: - Đảng sâm phiến (Đảng sâm sống): cân 1 kg rễ Đảng sâm, rửa sạch, rễ to đem thái lát dày l-2mm,... thấy hàm lượng đường khử trong Đảng sâm chế bằng phương pháp sao vàng, chế gừng và chế rượu đều giảm so với Đảng sâm sống ở mức có ý nghĩa thống kê (P . góp phần nghiên cứu tiến tới tiêu chuẩn hoá phương pháp chế biến thuốc cổ truyền của các vị thuốc được sử dụng ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành " Nghiên cứu chế biến vị thuốc Đảng sám ". tiêu sau: - Nghiên cứu phương pháp chế biến Đảng sâm. - Nghiên cứu một số thành phần hoá học của Đảng sâm trước và sau khi chế biến. - Thăm dò tác dụng tăng lực của dịch chiết Đảng sâm. 1 PHẦN. pháp nghiên cứu * Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền [1,20] - Đảng sâm phiến (Đảng sâm sống): đem Đảng sâm rửa sạch, rễ to thái vát dày l-2mm, dài 5 cm, rễ nhỏ cắt từng đoạn 5cm. - Đảng sâm

Ngày đăng: 07/08/2015, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w