---PHẠM HOÀNG NGUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP... ---PHẠM HOÀNG NGUYÊN CÁ
Trang 1-PHẠM HOÀNG NGUYÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 2-PHẠM HOÀNG NGUYÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân HàngMãsố : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ TẤN PHƯỚC
TP Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính bản
thân tôi và được đúc kết từ quá trình học tập nghiên cứu trong thời gian qua Số liệutrong luận văn được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và trung thực
Tác giả luận văn
Phạm Hoàng Nguyên
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3
1.1 Giới thiệu về thẻ tín dụng 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Phân loại 3
1.1.1.3 Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng 5
1.1.2 Một số loại thẻ tín dụng phổ biến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng 7
1.1.2.1 Một số loại thẻ tín dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam 7
1.1.2.2 Hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng 10
1.2 Những lợi ích và rủi ro của thẻ tín dụng 13
1.2.1 Những lợi ích trong thanh toán bằng thẻ tín dụng 13
1.2.2 Những rủi ro trong thanh toán thẻ tín dụng 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng qua một số nghiên cứu trước 19
1.3.1 Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam của PGS.,TS Lê Thế Giới – ThS Lê Văn Huy năm
2006 19
Trang 5dụng thẻ tín dụng ở Bắc Síp năm 2005 của Okan Veli Safakli 22
Kết luận chương 1 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TTD CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 26
2.1 Vấn đề phát hành thẻ tín dụng 26
2.1.1 Các điều kiện phát hành thẻ tín dụng 26
2.1.2 Quy trình phát hành thẻ tín dụng ở một số ngân hàng tại Việt Nam 28
2.2 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 30
2.2.1 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam thời gian qua 30
2.2.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng công nghệ cho việc phát triển thẻ tín dụng 34 2.2.3 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thẻ tín dụng 40
2.3 Thực hiện nghiên cứu 43
2.3.1 Giả thiết nghiên cứu 43
2.3.2 Mô hình nghiên cứu 44
2.3.2.1 Kiểm định giá trị trung bình tổng thể (one-sample T test) 45
2.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factors Analysis: EFA) 48
2.3.2.3 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng (Binary logistic) 56
Kết luận chương 2 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 60
3.1 Một số ưu nhược điểm của hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay 60
Trang 6Nam 67
3.2.1 Định hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới 67
3.2.2 Giải pháp 69
3.2.3 Kiến nghị 72
Kết luận chương 3 77
KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 71 ATM : Automated Teller Machine (máy rút tiền tự động)
3 EDCT : Electronic Data Capture Terminal (máy đọc thẻ)
4 EFA : Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá)
5 KMO : Kaiser-Meyer-Olkin (chỉ số KMO)
10 NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
11 POS : Point of sale (điểm chấp nhận thẻ)
Trang 8Bảng, biểu Trang
Bảng 1.1: Kiểm định gi á trị trung bình trong nghiên cứu của Okan Veli Safakli 24
Bảng 2.1: So sánh một số loại phí sử dụng TTD giữa các NH 29
Bảng 2.2: Mức độ phổ cập TTD tại một số quốc gia 31
Bảng 2.3: Cơ cấu giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt quý 3 năm 2012 34
Bảng 2.4: Thống kê khái quát số liệu thu thập được 44
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định giá trị trung bình 46
Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố (chạy lần 6) 48
Bảng 2.7: KMO và kiểm định Bartlett của EFA lần 6 50
Bảng 2.8: Kết quả sự phù hợp của mô hình phân tích nhân tố 51
Bảng 2.9: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo nhân tố 1 52
Bảng 2.10: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo nhân tố 2 53
Bảng 2.11: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo nhân tố 3 54
Bảng 2.12: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo nhân tố 4 55
Bảng 2.13: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo nhân tố 5 55
Bảng 2.14: Kết quả mô hình hồi quy nhị phân 57
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định Omnibus 58
Bảng 2.16: Kết quả kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy nhị phân 58
Trang 9Sơ đồ, đồ thị Trang
Hình 1.1: Sơ đồ thanh toán bằng TTD 6HÌnh 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại
Việt Nam 20HÌnh 2.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm 30HÌnh 2.2: So sánh cơ cấu thẻ năm 2007 và 2012 31Hình 2.3: Tỷ lệ thanh toán tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán qua các năm 33Hình 2.4: Số lượng POS và máy ATM qua các năm 35Hình 2.5: Số lượng người dùng Internet tại một số nước Đông Nam Á
năm 2012 và 2013 37Hình 2.6: Thị phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet năm 2012 tính theo sốlượng thuê bao 38
Trang 10MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, NH điện tử nói chung vàviệc thanh toán qua TTD nói riêng sẽ giúp đa dạng dịch vụ và gi a tăng tính cạnh tranhcho các NH Vì vậy, nếu NH nào phát triển tốt mảng dịch vụ này sẽ có được một lợithế cạnh tranh lớn đối với những NH khác Nhưng thực tế cho thấy rằng các dịch vụ vềTTD vẫn chưa thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam Vì vậy, tìm ra các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định sử dụng TTD ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong việc giúp chocác NH có thể đưa ra những chính sách tiếp thị phù hợp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy
sự phát triển của các dịch vụ TTD ở Việt Nam
Trước yêu cầu đó , tôi đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm khái quát về thực trạng của việc phát hành
và thanh toán qua TTD tại Việt Nam trong thời gian qua Đồng thời dựa vào thực trạng
đó cộng với mô hình phân tích thực nghiệm để đưa ra những nhân tố đượ c cho là cóảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của khách hàng tại Việt Nam Và cuối cùngtrên cở sở biết được các nhân tố trên sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúcđẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững của thị trường thẻ tín dụng Việt Nam trongtương lai
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định sử dụngthẻ tín dụng của khách hàng Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh,một trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu của cả nước , có hệ thống NH phát triển vàmức thu nhập bình quân cao rất thích hợp cho việc nghiên cứu về việc sử dụng TTD
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp cận thực tế thu thập thông tin kếthợp với việc phân tích mô hình kinh tế lượng để rút ra kết luận Số liệu dùng để chạy
Trang 11mô hình được thu thập bằng cách phát bản khảo sát, bản khảo sát được thiết kế baogồm 2 phần: phần 1 nhằm tìm hiểu các thông tin cá nhân của người trả lời như: độ tuổi,giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề ngh iệp, thu nhập bình quân…, phần 2 bao gồm cácphát biểu sử dụng thang đo likert 5 mức độ (mức 1: hoàn toàn không đồng ý, mức 5:hoàn toàn đồng ý).
Bản khảo sát sẽ được phát cho những đối tượng được xem là có khả năng sử dụngTTD tại các trường đại học, NH, doanh nghiệp Sẽ có 500 bản khảo sát được phát ra và
dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, t ôi sẽ sử dụng phân tích giá trị trung bình nhằmtìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TTD và xếp hạng tầm quan trọng của cácnhân tố đó, sau đó sẽ dùng phân tích nhân tố để xác định các nhân tố chính Cuối cùng
mô hình hồi quy nhị phân (binary logistic) sẽ giúp tìm ra và lượng hóa mức độ ảnhhưởng của các yếu tố kể cảc các yếu tố về nhân khẩu học
Ngoài phần mở đầu và kết luậ n, kết cấu của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về TTD và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
TTD của khách hàng
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng TTD tại các NH Việt Nam hiện nay
Chương 3: Kiến nghị và giải phá p
Mặc dù đã có nhiều cố gắ ng nhưng khó có thể tránh khỏi các sai sót, rất mongđược sự nhiệt tình đóng góp của quý thầy cô và Hội đồng kho a học để đề tài được hoànthiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu về thẻ tín dụng
1.1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.1.1 Khái niệm
Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp, theo đóngười chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa,dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này Thẻ tín dụng được dùng để thanh toántiền hàng hóa, dịch vụ nên được gọi chung là t hẻ thanh toán
Thẻ tín dụng thường do NH phát hành và thường được quy định một hạn mức tíndụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ Chủ thẻ chỉđược phép chi tiêu trong hạn mức đã cho Chủ thẻ phải thanh toán cho NHPH theo kỳhạn, lãi suất tín dụng phụ thuộc vào quy định của mỗi NHPH
Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ có thể chi tiêu qua thẻ trongkhi tài khoản thẻ không có tiền và được phép thanh toán lại cho NH sau một kỳ hạnnhất định Vì vậy thẻ tín dụng còn được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực ch ovay tiêu dùng
1.1.1.2 Phân loại
Có nhiều tiêu chí để phân loại TTD, trong đó có một số tiêu chí cơ bản như sau:
Phân loại theo phạm ví sử dụng thẻ
TTD trong nước: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một nước.NHPH và cơ sở chấp nhận thẻ cùng trong một quốc gia Đồng tiền của thẻ chỉ duy nhất
là đồng nội tệ
TTD quốc tế: Là các loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nước (là thànhviên của tổ chức thẻ quốc tế) và quốc tế phát hành Thẻ này có thể thanh toán ở tất cảcác đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới Trên thế giới, loại TTD quốc tế được lưu hànhnhiều nhất thuộc về hai tổ chức thẻ quốc tế là Visa và Mastercard
Trang 13Sự khác nhau lớn nhất giữa 2 loại thẻ là TTD nội địa chỉ được thực hiện thanhtoán các giao dịch trong nước, trong khi đó thẻ quốc tế thực hiện thanh toán rộng rãi,tại hơn 220 nước trên thế g iới hiện nay Ðiều này có nghĩa là thẻ quốc tế cũng có thểđược dùng để thanh toán giao dịch nội địa Tuy nhiên, nếu sử dụng thẻ quốc tế vào cácgiao dịch nội địa sẽ có một số điểm bất lợi cho chủ thẻ vì phí thường niên, phí rút tiềnmặt, lãi suất… của thẻ quốc tế đều cao hơn so với thẻ nội địa.
Phân loại theo đối tượng sử dụng
Thẻ cá nhân: Là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đượcđầy đủ các điều kiện phát hành thẻ Chủ t hẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chitiêu thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình Thẻ cá nhân có thể phát hành thành nhiềuthẻ để tiện cho nhiều người cùng sử dụng
Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và cá
nhân đó là chủ thẻ chính
Thẻ phụ: Chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng ( chủ thẻ
phụ) Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của chủ thẻ phụ
Thẻ công ty: Là loại TTD dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động kinhdoanh của mình Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và uỷ quyền cho ngườiđứng tên trong TTD để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều docông ty thanh toán với NHPH
Phân loại theo hạn mức tín dụng
Thông thường, hạn mức của TTD được phân ra thàn h nhiều cấp khác nhau tùytừng NH Ví dụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank), TTD quốc tế Visa/MasterCard được chia thành 3 cấp
Thẻ chuẩn: hạn mức tín dụng tối đa là 50.000.000 VND
Thẻ vàng : hạn mức tín dụng từ trên 50.000.000 VND đến 300.000.000 VNDThẻ bạch kim: hạn mức tín dụng từ trên 300.000.000 VND đến 500.000.000VND
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cá biệt với các loại TTD siêu sang, điểnhình là thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite của Sacombank vừa chí nh thức
Trang 14ra mắt tháng 1 năm 2013 có hạn mức không giới hạn Tuy nhiên điều kiện để được sửdụng thẻ này cũng vô cùng khắc khe với th u nhập trung bình tối thiểu 300 triệuVND/tháng đối với cá nhân và vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ VND đối với doanh nghiệp.
Phân loại theo công nghệ sản xuất
Thẻ dập nổi (Embossed Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiênđược sản xuất theo công nghệ này Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ nàynữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo
Thẻ từ tính (Magnetic Card): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băn g từ chứa thôngtin ở mặt sau thẻ Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc
lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mangthông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá,bảo mật thông tin chưa tốt Loại thẻ này sẽ dần được thay thế bằng thẻ thông minhtrong tương lai
Thẻ thông minh (IC/Smar t Card): đây là thế hệ mới nhất của TTD, thẻ có cấu trúchoàn toàn như một máy vi tính, thông tin được lưu trữ bằng các vi mạch Thẻ này sẽđược sử dụng phổ biến trong tương lai
Tại Việt Nam, công nghệ thẻ thông minh (thẻ chí p) theo tiêu chuẩn EMV (tiêuchuẩn chung cho các thẻ thanh toán được xây dựng bởi ba tổ chức thẻ hàng đầu thếgiới là Europay, MasterCard và Visa) đã được bắt đầu phát triển từ năm 2007 với vaitrò tiên phong của NH TMCP Ngoại thương Việ t Nam (Vietcombank) và NH ViệtNam Thịnh Vượng (VPbank) Sau đó là ACB vào năm 20 10 và mới đây nhất là NHTMCP Nam Á và NH TMCP Đông Nam Á (SeAbank) vào tháng 7 năm 2013
1.1.1.3 Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng
Việc thanh toán bằng TTD liên quan đến 5 đối tượng bao gồm: người mua, ngườibán, NH của người mua, NH của người bán và các tổ chức thanh toán thẻ như Visa,MaxterCard, AMEX (American Express), JCB, Diners Club Trong đó các tổ chứcthanh toán đóng vai trò trung gian chuyển tải thông tin và giúp việc thanh toán giữa các
NH Các NH là thành viên của tổ chức thanh toán nào thì có thể nhận thanh toán bằngcác loại thẻ có biểu tượng của tổ chức đó và thường đặt biển hiệu rõ ràng thể hiện
Trang 15những loại thẻ họ có thể nhận thanh toán Các NH này cũng có thể phát hành thẻ theođiều kiện của tổ chức thanh toán mà họ là thành viên, thẻ đó được chấp nhận để thanhtoán ở các ngân hàng t hành viên khác trong cùng tổ chức Quy trình thanh toán bằngTTD được tóm tắt theo sơ đồ như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ thanh toán bằng TTD
(8) Yêu cầu thanh toán khi đến hạn(9) Thanh toán tiền khi đến hạn(5)
ký của khách hàng thì họ sẽ trả lại tiền cho khách hàng ngay NH của cửa hàng sẽ lấylại tiền từ tài khoản của cửa hàng còn việc tranh chấp là gánh nặng của cửa hàng nếumuốn đi theo khách hàng để đòi tiền Trường hợp này gọi là Chargeback (hoàn tiền).Trường hợp khách hàng thanh toán online, cửa hàng không có điều kiện quẹt thẻ,cũng không nhìn thấy khách hàng Nhưng khách hàng cung cấp tên, ngày hết hạn và sốthẻ (16 số in trên mặt trước thẻ) thì họ cũng kiểm tra được tương tự như làm quaEDCT Để bảo vệ thêm cho cửa hàng , phía sau thẻ có một dãy số dài in trên cùng dảibăng nơi có chữ ký của khách hàng Đa số các cửa hàng yêu cầu khách hàng cung cấp3-4 số cuối trong dãy số này, gọi là mã bảo mật (security code) trước khi nhận thanhtoán Tuy vậy giao dịch này không hoàn toàn an toàn 100%, một người có bả n
Người mua
Người bán
Ngân hàng của người mua
Ngân hàng của người bán
Tổ chức thanh toán
Trang 16photocopy cả 2 mặt thẻ của khách hàng là có thể thanh toán online rồi Tuy nhiên khi
đó rủi ro là ở phía Merchant, nếu khách hàng phát hiện giao dịch không đúng trên sao
kê của mình, hãy đến ngay NH yêu cầu hoàn tiền lại Nếu khách hàng chứng minhđược giao dịch không phải do bạn thực hiện (ví dụ: khách hàng đó ở Việt Nam mà giaodịch lại do ai đó thực hiện từ máy tính ở Mỹ) hoặc khách hàng thông báo là chẳng nhậnđược hàng gì cả, thì NH có cơ sở để đòi lại số tiền cho khách hàng ngay Cuối cùng, rủi
ro là do cửa hàng gánh chịu vì có thể đã gửi hàng đi mà chẳng được trả tiền, nếu họmuốn kiện thì khách hàng ở quá xa xôi, chi phí pháp lý thì cao, nên hầu hết đều chấpnhận chịu thiệt Không ít người đã sử dụng kẻ hở này để thực hiện các gia o dịch khôngtrung thực trên internet
Để chống lại hiện tượng này các tổ chức thanh toán quốc tế có vài giải pháp Cácthẻ xảy ra rắc rối sẽ được ghi lại trên cơ sở dữ liệu, lần sau sẽ khó có thể giao dịch hơn.Thẻ gây ra quá nhiều giao dịch rắc rối thì cảnh sát có thể bí mật điều tra về người sửdụng thẻ, và người đó có thể bị bắt, bị tù vì tội lừa đảo Về phía các cửa hàng, họ tự vệbằng cách từ chối nhận thanh toán bằng các loại thẻ phát hành từ các quốc gia mà NHcủa họ không với tới được, các quốc gia mà hệ thống bảo vệ pháp luật, cưỡng chế thihành kém, thậm chí thẻ do các NH nhỏ và lạ phát hành Một số cửa hàng lớn, họ cóbiện pháp an toàn gần như 100% là yêu cầu khách hàng điền thông tin vào một tờ khai,
in ra, ký tên và gửi lại cho họ qua fax Như đã nói ở trên, một khi giao dịch đã có chữ
ký của bạn, thì khó lòng có thể hoàn tiền lại được, và nếu chữ ký giả mạo, thì từ chữ ký
đó và số fax, thời gian, người ta có thể lần tìm ra được kẻ lừa đảo Người thiệt thòitrong trường hợp này, có thể nói ch ính là người sử dụng thẻ vì sử dụng thẻ do các NHnhỏ phát hành không được chấp nhận thanh toán, trong khi thẻ của họ có biểu tượngcủa Visa, MasterCard hẳn hoi, tiền phí thì NH vẫn thu, mà công dụng thì không có
1.1.2 Một số loại thẻ tín dụng phổ biến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng
1.1.2.1 Một số loại thẻ tín dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới, sau hơn 6 0 năm hình thành và phát triển, một số thương hiệu TTD
đã thực sự chiếm lĩnh thị trường có thể kể đến như Diners Club, America n Express,
Trang 17JCB, Visa hay MasterCard Và 3 trong số 5 cái tên kể t rên đã được vinh danh trongdanh sách 100 thương hiệu sáng giá nhất thế giới năm 2012 của Interbrand là AmericanExpress ở vị trí 24, VISA ở vị trí 74 và MasterCard ở vị trí 94
Xuất phát từ một ý tưởng trong tình huống khó xử, chiếc TTD đầu tiên ra đời năm
1950 mang tên Diners Club Đến năm 1951 hơn 1 triệu dollars được tính nợ và sốlượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ Diners Club nhanh chóng thu lãi.Tiếp nối thành công của thẻ “Diners Club” năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như:Trip Charge, GoldenKey, Gourment Club, Esquire Club
Đến năm 1958 Carte Blanche và American Ex press ra đời và thống lĩnh t hịtrường Cho đến nay tổ chưc thẻ Amex (American Express) đang là tổ chức thẻ du lịch
và giải trí (Travel & Entertianment – T&E) lớn nhất thế giới Sản phẩm và dịch vụ củahãng có mặt ở hơn 200 quốc gia và công ty cũng có hơn 7 8.000 chi nhánh trên toàncầu Khác với các tổ chức thẻ khác, Amex tự phát hành và trực tiếp quản lý chủ thẻ.Qua đó nắm bắt được thông tin cần thiết về khách hàng để đưa ra các chương trình pháttriển như phân loại khách hàng để cung cấp dịch vụ
Visa tiền thân là Bank Americard do Bank of American phát hành vào năm 1960
và chính thức mở rộng phát triển từ năm 1966 Hiện nay, hơn 488 triệu thẻ của thươnghiệu Visa được phát hành tới tay người tiêu dùng tại Mỹ và tại đất nước này, thanh toánbằng thẻ Visa đã vượt qua hình thức thanh toán bằng tiền mặt Visa không trực tiếpphát hành thẻ mà giao cho các NH thành viên, chính vì thế giúp Visa mở rộng được thịtrường hơn so với các loại thẻ khác Ngày nay Visa Card là loại thẻ có quy mô pháttriển lớn nhất toàn cầu
JCB xuất phát từ Nhật Bản và ra đời vào năm 1961 bởi NH Sanwa Mục tiêu làhướng vào thị trường du lịch và giải trí, hiện nay JCB là loại thẻ cạnh tranh với Amex
và người Nhật đã chứng tỏ công nghệ thẻ không phải là độc quyền tuyệt đối của các tổchức Mỹ Hiện nay số lượng hội viên của JCB là hơn 80 triệu ngư ời, có thể thanh toánđược ở hơn 22 triệu điểm với mạng lưới rộng khắp và doanh thu một năm hơn 140 tỷUSD
Trang 18MastersCard ra đời vào năm 1966 với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệphội ngân hàn g gọi tắt là ICA (Interbank Card Assciation) phát hành thông qua cácthành viên trên thế giới Tính đến năm 2006, TTD MasterCard có thể sử dụng ở trên 14triệu khu vực trên khắp thế giới MasterCard International là công ty hàng đầu thế giớitrong việc thực thi chiến dịch toàn cầu SET (Secure Electronic Transaction - giao dịchđiện tử an toàn) Chương trình được khởi xướng ở Nam Triều Tiên năm 1998 dành cho
2000 chủ thẻ MasterCard Hệ thống này cho phép chủ thẻ không cần phải cung cấpthông tin số TTD của họ lên mạng Internet Điều này giúp tránh được rủi ro thông tin
bị tiết lộ
Tại Việt Nam, hầu hết các NHTM trong nước cũng như chi nhánh NH nước ngoàicũng đã trở thành thành viên của các tổ chức thẻ danh tiếng nêu trên Một số NHTMViệt Nam đứng đầu về TTD có thể kể đến như: NH Công thương Việt Nam(Vietinbank), NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Sài Gòn Thương tín(Sacombank), NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và NH Á Châu (ACB) Bêncạnh đó, một số NH nước ngoài như HSBC, Standard Chartered hay ANZ trong thờigian gần đây cũng đang đẩy mạnh phát triển TTD nhằm chiếm lĩnh thị phần
Song song vớ việc phát hành TTD của các tổ chức thẻ quốc tế, các NH ở ViệtNam còn tự mình phát triển các loại TTD nội địa nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhaucủa nhiều đối tượng khách hàng đồng thời giảm bớt gánh nặng về các loại phí chongười sử dụng
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đang phát triển khá nhanh, giao thương mởrộng, đời sống người dân được nâng cao dần, Việt Nam đang là một thị trường đầytiềm năng để phát triển TTD Khi đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường thẻthanh toán tại Việt Nam, các chuyên gia thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầucủa Mỹ Research and Markets nhận định Việt Nam là thị trường thẻ thanh t oán năngđộng hàng đầu thế giới và có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 18,5% trong giai đoạn từnay cho đến năm 2014
Trang 191.1.2.2 Hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng
Hành vi tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quátrình mua hàng hóa, dịch vụ Biết được hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanhnghiệp đưa ra những sản phẩm, những chiến lược tiếp thị và kinh doanh phù hợp Ngàynay, các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biếtnhu cầu, sở thích, thói quen của họ Cụ t hể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, tạisao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ lại chọn nhãn hiệu đó, mua như thếnào, mua ở đâu, khi nào và mức độ mua ra sao để xây dựng các chiến lược marketingthúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình
Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chủ yếu là: văn hóa, xãhội, cá nhân và tâm lý Tất cả các yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếpcận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn
Các yếu tố văn hóa
- Nền văn hóa
Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi củamột người Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích lũy được một số những giá trị, nhận thức, sởthích và hành vi thông qua gia đình của nó và một số định chế xã hội khác
- Nhánh văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểmđặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó Các nhánhvăn hóa tạo nên những phân khúc thị trường quan trọng vì hành vi mua sắm của một cánhân sẽ chịu của những đặc điểm nhánh văn hóa của cá nhân đó
- Tầng lớp xã hội
Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện sự phân tầng xã hội Sự phântầng này đôi khi mang hình thức một hệ thống đẳng cấp, theo đó những thành viênthuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai tròkhác nhau
Trang 20 Những yếu tố xã hội
- Nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp có ảnh hưởng đến thái độ hay hành vi của người đó Có những nhóm lànhóm sơ cấp như gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp mà người đó có quan hệgiao tiếp thường xuyên Các nhóm sơ cấp thường có tính chất chính thức hơn và ít đòihỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn
- Gia đình
Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng và có ảnh hưởng lớnnhất Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống của người mua Gia đình địnhhướng gồm bố, mẹ sẽ giúp cho một người có định hướng đối với tôn giáo, chính trị,kinh tế và ý thức về tham vọng cá nhân, lòng tự trọng và tì nh yêu Bên cạnh đó ngườilàm marketing cũng quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của vợ, chồng và concái trong gia đình riêng của người tiêu dùng Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối vớicác nước và các tầng lớp xã hội khác nhau
- Vai trò và địa vị
Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiệnđược vai trò và địa vị của mình trong xã hội Tuy nhiên biểu hiện của địa vị thay đổitheo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý
Những yếu tố cá nhân
- Tuổi tác và giai đoạ n của chu kỳ sống
Người ta mua những hàng hóa dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình Thị hiếucủa người ta về hàng hóa, dịch vụ cũng tùy theo tuổi tác Việc tiêu dùng cũng đượcđịnh hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình
- Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của một người ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ Nhữngngười có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng khác nhau ngay từ nhữnghàng hóa chính yếu như quần áo, giày dép, thức ăn… đến những loại hàng hóa thôngthường khác như mỹ phẩm, điện thoạ i, máy tính…
Trang 21- Hoàn cảnh kinh tế
Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của một người.Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ, tiền tiếtkiệm, tài sản, nợ, khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm
- Phong cách sống
Phong cách sống là cách thức sống, cách sinh hoạt, cách làm việc, cách xử sự củamột người được thể hiện ra trong hành động, sự quan tâm, quan niệm và ý kiến củangười đó với môi trường xung quanh Lối sông miêu tả sinh động, toàn diện một conngười trong quan hệ với môi trường của mình
- Nhân cách và ý niệm về bản thân
Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt ảnh hưởng đến hành vi của người đó
Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người d ẫn đếnnhững phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của mình Nhân cáchthường được mô tả bẳng những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng,tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi
Những yếu tố tâm lý
- Nhu cầu và đ ộng cơ
Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý là những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại vàphát triển Tại một thời điểm nhất định con người có nhiều nhu cầu, một số có nguồngốc sinh học và một số khác có nguồn gốc tâm lý Con người sẽ cố gắng thỏa mảntrước hết là những nhu cầu quan trọng nhất Khi người ta đã thỏa mản được một nhucầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa và người ta lại cốgắng thỏa mản nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo
- Nhận thức
Một người có động cơ luôn sẵn sàn g hành động Vấn đề người có động cơ đó sẽhành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ nhận thức của người đó vềtình huống lúc đó Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào các tác nhân vật lý, mà còn phụthuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và nhữngđiều kiện bên trong cá thể đó
Trang 22- Tri thức
Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lãnh hội được tri thức, tri thức mô tảnhững thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm Các nhà lý luận vềtri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại củanhững thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sựcũng cố
- Niềm tin và thái độ
Thông qua hoạt động và tri thức người ta có được niềm tin và thái độ N hững yếu
tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người Thái độ làm cho người ta
xử sự khá nhất quán với những sự vật tương tự Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực vàtrí óc Vì thế mà rất khó thay đổi được thái độ Thái độ của một người được hì nh thànhtheo một khuôn mẫu nhất quán nên muốn thay đổi phải thay đổi luôn cả những thái độkhác nữa
Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham gia mua sắm tăng theo mức độphức tạp của tình huống mua sắm Người làm marketing phải có những kế hoạch khácnhau ứng với 4 kiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng là: hành vi mua sắm phứctạp, hành vi mua sắm đảm bảo ưng ý, hành vi mua sắm thông thường và hành vi muasắm tìm kiếm sự đa dạng Bốn kiểu hành vi này đều dựa trên cơ sở mức độ tham giacáo hay thấp của người tiêu dùng vào chuyện mua sắm và có nhiều hay ít những điểmkhác biệt lớn giữa các nhãn hiệu
1.2 Những lợi ích và rủi ro của thẻ tín dụng
1.2.1 Những lợi ích trong thanh toán bằng thẻ tín dụng
TTD ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghệ NH Hoà chungvới sự phát triển về kinh tế- xã hội của thế giới, TTD đã phát huy vai trò tích cực củamình:
Đối với nền kinh tế
Thứ nhất: TTD góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông Ở những
nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiế m tỷ trọng lớn nhất trong cácphương tiện thanh toán Nhờ vậy mà khối lượng thanh toán cũng như áp lực tiền mặt
Trang 23trong lưu thông giảm đáng kể, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm
kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế được n ạn tiền giả
Thứ hai: TTD góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán Hầu hết mọi
giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toántrực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giaodịch sử dụng phương tiện thanh toán khác Thay vì thực hiện giao dịch trên giấy tờ, vớigiao dịch thẻ mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện
Thứ ba: Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước Việc sử dụng thẻ được
thực hiện thông qua mạng trực tuyến dưới sự kiểm soát của NH đã tạo điều kiện quantrọng cho việc kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nềnkinh tế, do đó giảm được các hoạt động kinh tế ngầm, đồng thời qua đó có thể tính toánđược lượng tiền cung ứng, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế vĩmô
Thứ tư: Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu
tư nước ngoài Thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhậpnền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực: tài chính NH thông quacác tổ chức thẻ quốc tế Từ đó tạo ra môi trường văn minh thương mại thu hút nhiềunhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch Thanh toán thẻ an toàn, hiệu quả, chính xác,nhanh chóng cũng sẽ tạo ra niềm tin đối với dân chúng vào hoạt động của hệ thống
NH Với tấm thẻ nhỏ trong tay, ta có thể thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các POS trêntoàn thế giới bằng bất kỳ loại tiền nào
Đối với ngân hàng
TTD đã mang lại cho NH nhiều nguồn thu khác nhau Đầu tiên phải kể đến đó lànhững khoản phí thu được bao gồm :
Thứ nhất: Các khoản phí mà chủ thẻ phải trả như phí phát hành thẻ, phí thường
niên,… Tuy số phí áp dụng cho mỗi thẻ là không lớn, trong nhiều trường hợp phí thu là
để bù chi, nhưng với một số lượng lớn TTD thì có thể tích lại được thành một nguồnthu đáng kể
Trang 24Thứ hai: Các khoản phí cho giao dịch rút tiền mặt, phí chậm trả đối với khách
hàng sử dụng TTD để ứng trước tiền của NH Thông thường loại phí này cao hơn lãisuất cho vay dài hạn của NH Như trong trường hợp rút tiền mặt, phí có thể lên tới 4%cho NHPH và NH vẫn tính lãi khi khách hàng không trả tiền đúng hạn Với TTD, lãichậm trả có thể vượt mức 2.5%
Thứ ba: Phí thu từ các cơ sở chấp nhận thẻ khi họ muốn NH là người thanh toán
cuối cùng mà nhờ việc thanh toán đó họ đã thu hút được nhiều hơn khách hàng, đem lạiphần tăng trong doanh thu
Và cuối cùng, lợi nhuận mà NH thu được là từ hoạt động làm đại lý hay chi nhánh
thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ Đây có thể nói là nguồn thu lớn nhấ t, như là mộtchiết khấu thương mại khi NH thanh toán lại tiền cho tổ chức phát hành Phần lớn các
NH ở Việt Nam đều làm chi nhánh thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và đã thu đượcmột khoản phí lớn cho hoạt động này
Tất cả những khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỷ suất sinh lời lên tới20%/năm cho NH Vì vậy, dễ hiểu tại sao TTD có một sức hấp dẫn lớn như vậy vớinhững tổ chức kinh doanh thẻ
Hoạt động của TTD còn góp phần tạo ra cho NH những đối tác lâu dài và ổn định
vì nó là hình thức tín dụng tiêu dùng và mang tính ngắn hạn nên ít chịu biến động củachu kỳ kinh tế Và khi hợp đồng TTD được ký kết sẽ gắn NH với khách hàng, trongquá trình kinh doanh thẻ, số lượng khách hàng của NH chỉ tăng chứ không giảm (rất ítkhi chủ thẻ chủ động chấm dứt hợp đ ồng sử dụng thẻ trừ khi họ bị NH rút hợp đồng).Việc tạo lập được những quan hệ tín dụng, thanh toán lâu dài trong bối cảnh môitrường kinh doanh luôn biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay là mộtlợi thế lớn của kinh doanh thẻ
Bên cạnh đó, việc kinh doanh thẻ còn góp phần đa dạng hoá các hình t hức dịch vụ
mà NH cung cấp Điều này có tác động không nhỏ đến uy tín của NH Rõ ràng, khi lựachọn một NH phục vụ mình khách hàng sẽ chọn NH nào có khả năng cung ứng nhiềuhình thức dịch vụ hơn, giao dịch tiện lợi hơn Vì vậy kinh doanh thẻ chính là một
Trang 25hướng đi đúng đắn cho các NH hiện đại để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trênthị trường.
Đối với khách hàng
Thứ nhất: TTD không bị giới hạn bởi lượng tiền mang theo người nên có thể giải
quyết được những nhu cầu phát sinh đột xuất
Thứ hai: Được cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu trước trả tiền sau (đây chính
là tính “tín dụng” của sản phẩm)
Thứ ba: Có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các ngân hàng thanh toán thẻ hay tại
các máy rút tiền tự động ở khắp nơi trên thế giới
Thứ tư: Có thể kiểm tra số dư, điểm ứng tiền mặt thông qua các thiết bị của NH Thứ năm: Được hưởng một số dịch vụ khác do NH phát hành và triển khai áp
dụng cho chủ thẻ như: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, trợ giúp toàn cầ u
Cuối cùng là an toàn về tài sản, chỉ duy nhất chủ thẻ được sử dụng và biết mật mã
riêng (số PIN) để sử dụng, vì vậy nâng cao tính an toàn trong quản lý tài chính của cácđơn vị chấp nhận thẻ vì thông tin về giao dịch được lưu lại nên không thất thoát đư ợctiền mặt cũng như tránh được tiền giả, giảm thi ểu sự nhầm lẫn trong thanh toán
1.2.2 Những rủi ro trong thanh toán thẻ tín dụng
Thanh toán bằng TTD đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, lợi nhuận cho
NH và hiệu quả kinh tế- xã hội, tuy nhiên nó cũng tồn tại một số rủi ro sau:
Đối với nền kinh tế
Vì hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa đủ hoàn thiện để quản lý việcphát hành và thanh toán thẻ một cách toàn diện cho nên các vấn đề về tội phạm thẻ hayđảm bảo an ninh ngoại hối quốc gia vẫn là những mối đe dọa tiềm tàng mà nên kinh tếluôn phải đối mặt khi phát triển TTD Bên cạnh đó các ngân hàng là những tổ chức tàichính khá nhạy cảm trong nền kinh tế vì vậy bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với ngân hàngđều có thẻ ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế, trong khi đó phát hành TTD cũngmang lại không ít rủi ro cho các ngân hàng
Trang 26 Đối với ngân hàng
Rủi ro phát hành : Hiện nay TTD được phát hành dưới ba hình thức đó là: thế
chấp, tín chấp hay kết hợp cả hai
Ở nhiều NH, trong lần phát hành đầu tiên , chủ thẻ phải thế chấp 125% hạn mứctín dụng được cấp Đây là hình thức khá an toàn cho các NH n hưng sẽ gây khó khăncho nổ lực phát triển thị trường thẻ và nó chỉ phù hợp trong giai đoạn thử nghiệm.Tín chấp được quan tâm đến như một nhân tố mở rộng thị trường thẻ NH căn cứvào nhân thân, mức thu nhập hàng tháng để quyết định hạn mức tín dụng Tuy nhiêntrường hợp này hàm chứa nhiều rủi ro cho NH nhất là khi khách hàng của họ rơi vàotình trạng mất khả năng thanh toán
Trên thực tế thì các NH hiện nay đều kết hợp sử dụng cả hai biện pháp trên, đó làthẩm định khách hàng và yêu cầu ký quỹ rồi từ đó quy định hạn mức tín dụng
Rủi ro tín dụng: NH phát hành thẻ cho khách hàng nhưng không thẩm định kỹ các
thông tin khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ Trường hợp này có thể dẫn đến rủi
ro về tín dụng cho NHPH khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà không có khả năng về tài chính,không có khả năng thanh toán
Rủi ro khi sử dụng thẻ: Thẻ giả (Couterfeit Card) Thẻ do các tổ chức tội phạm
hoặc cá nhân làm giả căn cứ trên những thông tin có được từ các chứng từ giao dịchhoặc thẻ bị mất cắp, thất lạc Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gâytổn thất cho NHPH vì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi giao dịch trên
mã số (Pin) của thẻ do NH mình phát hành; Tài khoản thẻ bị lợi dụng (Accounttakeover): Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ củachủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ mới Không kiểm tra tính xác thực củathông báo nên NHPH gửi thẻ cho người không phải là ch ủ thẻ theo địa chỉ đó Tàikhoản của chủ thẻ bị người khác sử dụng và chỉ được phát hiện khi chủ thẻ đích thựckhông nhận được thẻ và liên lạc với NHPH hoặc khi NH yêu cầu chủ thẻ thanh toánsao kê; Chủ thẻ thật không nhận được thẻ phát hành: thẻ bị đánh cắp trên đường gửi từNHPH đến chủ thẻ Chủ thẻ không hề biết là thẻ đã được gửi cho mình trong khi đó thẻđang bị người xấu sử dụng Rủi ro này NH PH phải chịu; Giao dịch giả trên thẻ đã mất:
Trang 27thẻ bị đánh cắp, thất lạc, bị người khác sử dụng ; Thanh toán giao dịch giả mạo: nhânviên dịch vụ chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán cho một thẻ (Multiple irmiisnt)nhưng chỉ cho chủ thẻ ký một bộ hoá đơn để hoàn thành giao dịch Sau đó anh ta sẽ giảmạo chữ ký chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho NH; Tạo băng từ giả (skimming):Lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật để tạo băng từ trên thẻ giả.
Rủi ro trong hệ thống: Khi hệ thống vi tính không hoạt động hoặc có lỗi trong xử
lý dữ liệu
Đối với khách hàng
Thứ nhất: Do TTD có giới hạn thanh toán nhất định nên khách hàng không thể rút
tiền mặt hoặc mua sắm hàng hoá dịch vụ vượt quá giới hạn thanh toán của thẻ
Thứ hai: TTD không khuyến khích rút tiền mặt nên nếu rút tiền mặt tại các máy
ATM khách hàng sẽ chịu một khoản phí nào đó
Thứ ba: Sử dụng TTD bị giới hạn hơn sử dụng tiền mặt do TTD chỉ được sử dụng
tại các đơn vị chấp nhận thẻ
Thứ tư: NH muốn thu hút được lợi nhuận thì phải phát hành được một số lượng
thẻ đáng kể Trong khi đó NHPH phải bỏ nhiều chi phí để sử dụng công nghệ thông tin,trang bị hệ thống ATM, thiết lập mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và Ngân hàng đại lýthanh toán thẻ
Thứ năm: TTD kích thích sự tiêu dùng quá mức của khách hàng Nếu sử dụng
tiền mặt để mua hàng, khách hàng ý thức được số tiền mang theo là giới hạn, vì vậy sẽchọn những mặt hàng cần thiết, phù hợp với số tiền mang theo Nếu sử dụng thẻ đểmua hàng hoá dịch vụ, do số tiền trên thẻ có giá trị rất lớn nên khi mua hàng bạn dễdàng lâm vào tình trạng mua bất cứ thứ gì mà mình thích dẫn đến lãng phí
Trang 281.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng qua một số nghiên cứu trước.
1.3.1 Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam của PGS.,TS Lê Thế Giới – ThS Lê Văn Huy năm 2006.
Năm 2006, PGS.TS Lê Thế Giới và ThS Lê Văn Huy đã thực hiện một bàinghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tạiViệt Nam Bài nghiên cứu được thực hiện ở Đà Nẳng và Quảng Nam với hình thức làphát bảng câu hỏi được xây dựng thông qua thang đo lường thái độ (attitudes scales)bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những nhân tố tác động đến ýđịnh và quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng Những người tham gia trả lờicâu hỏi có độ tuổi từ 18 đến 60 Số bảng câu hỏi được phát ra l à 500, kết quả thu đượcgồm 419 bảng câu hỏi có trả lời hợp lệ Sau khi nhập li ệu, kiểm tra hệ số CronbachAlpha (thông qua phân tích nhân tố chính) của các nhân tố tác động, kết quả là các hệ
số này đều lớn hơn 0,7 nên đã chứng tỏ được độ tin cậy và tính hiệu lực của quá trìnhthiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu
Trước khi thực hiện bài nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích các mô hình nhân tốtác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của các nước trên thế giới kết hợp với việcxem xét điều kiện thực tế Việt Nam, tác giả đã đưa ra 9 nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng và 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam cụ thểnhư sau:
Trang 29HÌnh 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng
thẻ ATM tại Việt Nam
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh sử dụng thẻ ATM của khách hàng tại Việt Nam là: yếu tố pháp lý, h ạ tầng côngnghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, độ tuổi, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM
và dịch vụ cấp thẻ của NH, chính sách marketing và tiện ích sử dụng thẻ theo phươngtrình hồi quy như sau:
Y(YĐSD) = 4,801 + 1,060 YTLP + 0,436 HTCN + 0,389 NTVT - 0,122 DTSD
+ 1,091 KNSS + 0,335 CSMA + 0,859 TISD + e
Và có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng tạiViệt Nam là ý định sử dụng thẻ, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM , chính sách
marketing và tiện ích sử dụng thẻ với phương trình hồi quy cụ thể l à:
Y(QĐSD) = 5,937 +1,051 YĐSD + 0,385 KNSS + 0,257 CSMA + 0,407 TISD + eMặc dù nghiên cứu này đã được thực hiện cách nay gần 8 năm nhưng ý nghĩacủa nó vẫn không hề suy giảm vì trong bài viết tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu cũng
Yếu tố kinh tế (YTKT)
Yếu tố luật pháp (YTLP)
-Quyết định Ngânhàng phát hành-Quyết định loại thẻ
Ý định sử dụng thẻ ATM (YĐSD)
Trang 30như những công trình nghiên cứu của nước ngoài mà ở những quốc gia này thị trườngthẻ nói chung và thẻ ATM nói riêng đã đi trước Việt Nam hàng chục năm Bên cạnh
đó, bài nghiên cứu này làm về thẻ ATM nên thoạt nhìn có vẻ như không liên quannhiều với TTD, tuy nhiên cần chú ý rằng với một chiếc thẻ ATM chúng ta vẫn có thểdùng để thanh toán tại các POS, hay rút tiền mặt tại các máy ATM trong khi tài khoảnkhông còn đồng nào nếu như được cấp một hạn mức thấu chi nhất định Khi đó chiếcthẻ ATM chẳng khác nào một chiếc TTD nội địa thông thường
1.3.2 Một cuộc điều tra của nhật báo Hindu Line của Ấn Độ về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của khách hàng năm 2011.
Theo NH dự trữ Ấn Độ, tổng số tiền chi tiêu trên TTD đã tăng lên 623,35 triệuRupi trong tháng 1 năm 2011 Điều này là một bất ngờ đối với nhiều người khi mà Ấn
Độ được biết đến nhiều với truyền thống chi tiêu thận trọng Điều này dẫn chúng ta đếncâu hỏi là điều gì đã lôi kéo người Ấn Độ sử dụng dịch vụ TTD rộng rãi như vậy TờHindu Business Line (một trong những nhật báo hàng đầu của Ấn Độ ) đã tiến hành mộtcuộc điều tra nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụTTD của khách hàng Các khách hàng được đưa cho một danh sách các yếu tố để xếphạng Tóp 5 các yếu tố hàng đầu theo khảo sát là:
Thương hiệu: 30% số người được hỏi bình c họn thương hiệu của TTD là yếu tốảnh hưởng hàng đầu Điều này ban đ ầu có vẻ ngạc nhiên nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì nócũng rất hợp lý Phần lớn người dân Ấn Độ đã quá bất mãn với những dịch vụ kém cỏicủa các Ngân hàng quốc doanh, trong khi các NHTM đa quốc gia đã mang lại dịch vụkhách hàng mới và chuyên nghiệp Do đó, người dân Ấn Độ đã tin tưởng vào khả năngphục vụ của các NH này và thích đăng ký sử dụng TTD của họ
Giới hạn tín dụng: 23% số người được hỏi cho rằng giới hạn tín dụng là yếu tốquan trọng nhất đối với họ để lựa chọn sử dụng TTD Phần lớn trong số họ là cácdoanh nhân, tầng lớp trung lưu và các chủ cửa hàng Nhưng t rớ trêu thay, Ấn Độ là mộttrong những nước có chi tiêu bằng TTD trên đầu người thấp nhất thế giới
Thiết kế thẻ: 8% số người được hỏi chọ n dịch vụ TTD dựa trên thết kế của thẻ.Điều này trái ngược với truyền thống của Ấn Độ cho rằng hình thức theo sau chức
Trang 31năng Những người giàu ở Ấn Độ đang nghiên nhiều hơn về phong cách vì vậy thiết kếcủa thẻ giúp họ thể hiện cá tính của mình.
Lãi suất: một số ít ỏi 5% những người được hỏi nhắc đến vấn đề lãi suất gần nhưtất cả họ cho rằng lãi suất của TTD là quá cao và hầu hết các NH đều đưa ra mức lãisuất tương đương nhau nên không có gì để lựa chọn
Khuyến nghị của các nhân viên NH: 2% số người được hỏi sẽ là m theo lờikhuyên của các nhà tư vấn của họ
Tuy đây chỉ là một cuộc khảo sát nhỏ nhưng nó chỉ ra rất rõ ràng rằng các kháchhàng đang cần gì ở một chiếc TTD và mức độ quan tâm của họ đến các vấn đề đó lànhư thế nào
1.3.3 Bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng ở Bắc Síp năm 2005 của Okan Veli Safakli.
Síp là hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải, và là một trong những địa điểm thuhút nhiều khách du lịch nhất, với hơn 2,4 triệu du khách mỗi năm Là một cựu thuộcđịa của Anh, nước này trở thành một nền cộng hoà độc lập năm 1960 và một thànhviên của Khối thịnh vượng chung năm 1961 Cộng hoà Síp là một trong những nềnkinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành vi ên của Liên minh Châu Âu từngày 1 tháng 5 năm 2004
Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặcbiệt là du lịch Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lựclượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng nhữngnăm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động của Síp
Năm 2005 Okan Veli Safakli đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữ u và sử dụng TTD của các cư dân ở phía Bắcquốc gia này Bài viết lấy mẫu thuận tiện đối với những người sở h ữu và sử dụng TTD
đi qua đường phố chính của thủ đô Nicosia trong thời gia n từ tháng 7 đến tháng 8 năm
2005 thu được tổng cộng 469 bảng trả lời hợp lệ Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứunày bao gồm 2 phần Phần A chứa các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như
Trang 32giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề ng hiệp, thu nhập Phần B sử dụngthang đo Likert 5 mức từ hoàn toàn không hiệu quả (1) đến hoàn toàn hiệu quả (5) đểđánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc lựa chọn sở hữu và sử dụng TTD.
Kết quả kiểm định giá trị trung bình cho thấy rằng có 7 yếu tố có giá trị trungbình lớn hơn 3 và có giá trị sig < 0.05 (ở mức ý nghĩa 95%) được xem là có ảnh hưởngđến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của các khách hàng ở Bắc Síp được sắp xếptheo thứ tự ảnh hưởng giảm dần như sau: (C.1) TTD cho phép chi tiêu mà không cần
có tiền trong tài khoản, (C.5) TTD giúp mua hàng mà không dùng tiền mặt, (C.2) sựtiện lợi của TTD khi mua sắm, (C.8) TTD có thể rút tiền mặt khi cần, (C.4) mang TTD
an toàn hơn mang tiền mặt, (C.19) mang theo tiền mặt rất rủi ro và (C.18) không thíchmang theo tiền mặt (Chi tiết vui lòng xem phụ lục 1)
Sau khi kiểm định giá trị trung bình, tác giả tiến hành phân tích nhân tố Theo cáctiêu chí của Kaiser, các Factors loading phải >=0.5 thì mới được giữ lại để phân tíchtiếp Vì vậy lần lượt các biến C.3 và C.16 lần lượt bị loại khỏi mô hình Kết quả là cònlại 17 yếu tố phân ra làm 5 nhân tố được cho là có khả năng ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng TTD của khách hàng ở Bắc Síp (xem phụ lục 2), năm nhân tố đó được đặt tênlần lượt là:
Nhân tố 1: Khả năng đáp ứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu nhập
(C.12) sự suy giảm trong thu nhập
(C.7) thu nhập không đủ để trang trải các chi phí
(C.14) đây là một nhu cầu không thể trì hoãn
(C.15) một nhu cầu và mong muốn không thể cưỡng lại
(C.13) sự mong muốn có một tiêu chuẩn sống cao hơn
Nhân tố 2: Sự tiện lợi trong việc không dùng tiền mặt
(C.2) sự tiện lợi của TTD khi mua sắm
(C.5) TTD giúp mua hàng mà không dùng tiền mặt
(C.1) TTD cho phép chi tiêu mà không cần có tiền trong tài khoản
(C.8) TTD có thể rút tiền mặt khi cần
Trang 33Nhân tố 3: Xã hội hóa và hiện đại hóa
(C.17) đây là một phương thức thanh toán hiện đại
(C.6) tư tưởng tụt hậu về những sản phẩm mới và những nhu cầu mới
(C.11) nhiều người xung quanh đã dùng TTD
Nhân tố 4: Sự tiện lợi và an toàn khi không mang theo tiền mặt
(C.19) mang theo tiền mặt rất rủi ro
(C.18) không thích mang theo tiền mặt
(C.4) mang TTD an toàn hơn mang tiền mặt
Nhân tố 5: Mua sắm qua điện thoại và Internet
(C.10) TTD cho phép mua sắm qua điện thoại
(C.9) TTD cho phép mua sắm qua mạng Internet
Hệ số Cronbach alpha tổng thể của các nhân tố này là 0.802 và hệ số cronb achalpha riêng của chúng cũng xấp xỉ 0.7 nên các nhân tố này được xem là phù hợp vìmức chấp nhận được đối với hệ số này là 0.7 ( Pallant, 2005, trang 90) Tuy nhiên nếuxét về giá trị trung bình thì chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là có giá trị trung bình lớn hơn
3 và có giá trị sig < 0.05 ( ở mức ý nghĩa 95%) vì vậy kết luận rằng chỉ có nhân tố 2 vànhân tố 4 là thật sự có ảnh hư ởng đáng kể đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD ởBắc Síp và nhân tố 2 có ảnh hưởng nhiều hơn nhân tố 4
Bảng 1.1: Kiểm định giá trị trung bình trong nghiên cứu của Okan Veli Safakli
Nhân tố Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Sig (2-phía) Giá trị kiểm tra=3
Trang 34kiện nhân khẩu học và chiến lược maketing cần phải thay đổi để phù hợp với từngnhóm khách hàng Một thử nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tốứng với từng yếu tố nhân khẩu học khác nha u đã được thực hiện và kết quả cho thấyrằng cũng chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là có ảnh hưởng đáng kể đến việc sở hữu và sửdụng TTD ở Bắc Síp (giá trị trung bình > 3) và một điểm lưu ý là ở hầu hết các điềukiện nhân khẩu học nhân tố 2 có tầm quan trọng lớn hơn nhân tố 4 nhưng riêng vớinhững người có trình độ học vấn là tiểu học và thu nhập thấp hơn thu nhập bình quânquốc gia thì ngược lại.
Kết luận chương 1
Mặc dù chưa thể tổng hợp các kiến thức một cách toàn diện nhưng qua chương 1chúng ta cũng đã có được sự hiểu biết cơ bản về TTD và các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng thẻ của khách hàng Chúng ta đã được tì m hiểu về khái niệm, lịch
sử hình thành của TTD, những ưu nhược điểm của nó trong thanh toán c ũng như nhữngrủi ro và lợi ích mà nó mang lại cho cá c NH Bên cạnh đó, qua việc tì m hiểu một sốnghiên cứu trước đây về TTD chúng ta cũng đã phần nào nhận diện được các nhân tốảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của các khách hàng tại Việt Nam cũng nhưnhiều nước trên thế giới Nhờ những hiểu biết này cộng với những thực tế d iễn ra tạiViệt Nam đã giúp tạo nên những tiền đề vững chắc để tôi có thể thiết kế bản khảo sát
và lựa chọn các mô hình phân tích phù hợp trong chương 2 của đề tài
Trang 35CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TTD CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
sự Điều kiện này trở thành nguyên tắc đối với chủ thẻ cá nhân bởi quan hệ giữa chủthẻ với các chủ thể khác luôn xoay quanh một khối tài sản Trong trường hợp cá nhân
là chủ thẻ phụ, ngoài việc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự còn phải được chủthẻ chính cam kết đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản tiền thanh toán, lãi và phíphát sinh khi sử dụng thẻ (theo điều 11 quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007của NHNN) Bên cạnh đó còn một thực tế rất hay gặp trong điều kiện kinh tế hội nhậphiện nay là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài đề nghị các NH Việt Nam phát hànhTTD Khi đó, việc xác định “năng lực hành vi dân sự” của chủ thẻ là cá nhân cũngđược áp dụng tương tự như đối với công dân Việt Nam bởi cá nhân này xác lập, thựchiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam (Điều 762, 763 BLDS năm 2005)
Trường hợp chủ thẻ là tổ chức: Quy định về chủ thẻ là tổ chức là một quy địnhmới trong Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của NHNN (thay thế choQuyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999) Theo quy chế mới này, tổ chứcmuốn được phát hành TTD phải là pháp nhân Mà theo điều 84 Bộ luật dân sự năm
2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: đượcthành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức c hặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chứckhác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; và nhân danh mình tham gia các quan hệpháp luật một cách độc lập
Trang 36 Hợp đồng sử dụng TTD
Nếu như trước kia, Quy chế 371 dành hẳn một điều để nói về Hợp đồng sử dụngthẻ và các nội dung chín h của Hợp đồng này, thì trong Quy chế 20 hiện hành khôngcòn quy định nữa mà chỉ bắt buộc “việc sử dụng thẻ phải có hợp đồng giữa chủ thẻ và
tổ chức phát hành” (Khoản 1 Điều 11 Quy chế 20)
Như vậy là các tổ chức phát hành có quyền chủ động đưa ra hình thứ c và nộidung của Hợp đồng, pháp luật về TTD không can thiệp sâu vào quyền tự do thỏa thuậncủa các bên Tuy nhiên, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành vẫn là một quan hệtài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, do vậy mối quan hệ này , trướctiên và cơ bản, vẫn phải tuân theo các quy định về G iao dịch dân sự và Hợp đồng dân
sự trong Bộ luật dân sự
Bên cạnh đó, quan hệ giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành cũng có những đặctrưng riêng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thương mại v à pháp luật NH đólà:
Thứ nhất, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành là quan hệ pháp luật về mở
và sử dụng tài khoản
Thứ hai, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức phát hành là một quan hệ thanh toán
không dùng tiền mặt, chịu sự điều chỉnh của chế độ dịch vụ thanh toán
Thứ ba, quan hệ giữa chủ thẻ và tổ chức tín dụng là một quan hệ tín dụng NH.
Đảm bảo tiền vay.
Theo Quy chế cho vay 1627, việc phát hành TTD cũng là một hình thức cho vaycủa NH đối với khách hàng Vì vậy, phát hành TTD cũng phải tuân thủ mộ t số quyđịnh về việc cho vay đặc biệt là quy định về tài sản đảm bảo Theo nghị định số178/1999/NĐ-CP của chính phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng thì cácbiện pháp đảm bảo tiền vay gồm cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay, đảm bảobằng tài sản của bên thứ ba và đảm bảo bằng uy tín (tín chấp hay không đảm bảo bằngtài sản) Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằngtài sản hay cho vay không có bảo đảm theo quy định của Nghị định này và chịu trách
Trang 37nhiệm về quyết định của mình Hình thức đảm bảo thông dụng nhất trong việc pháthành TTD là đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại chính NHPH.
Điều kiện về thu nhập.
Vì bản chất của việc thanh toán bằng TTD là “tiêu dùng trước và trả tiền sau” nên
để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng các NH thường yêu cầu khác h hàngphải có nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định Việc yêu cầu thu nhập của khác hhàng là bao nhiêu tùy thuộc vào hạn mức của TTD mà NH phát hành Thông thường ởmột số NH, nếu TTD có hạn mức là 10 triệu thì bên cạnh tài sản đảm bảo NH còn yêucầu khách hàng phải có thu nhập ổn định hàng tháng là 5 triệu Cá biệt với các loạiTTD siêu sang như thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite của Sacombankchính thức ra mắt tháng 1 năm 2013 vừa qua thì hạn mức là không giới hạn tuy nhiênđiều kiện để được sử dụng thẻ này là thu nhập trung bình tối thiểu 300 triệu/tháng đốivới cá nhân và vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ đối với doanh nghiệp
2.1.2 Quy trình phát hành thẻ tín dụng ở một số ngân hàng tại Việt Nam
Thủ tục mở thẻ ở các NH gần như tương tự nhau, cơ bản bao gồm:
+ 1 giấy đề nghị phát hành thẻ
+ 2 hợp đồng sử dụng thẻ (theo mẫu của NH)
+ 1 bản sao CMND hoặc hộ chiếu, 1 bản sao hộ khẩu (chấp nhận hộ khẩu tỉnhhay KT3)
+ 1 hoặc 2 tấm hình 3 x 4 cm
Nếu khách hàng mở thẻ theo dạng thế chấp (đảm bảo khả năng thanh toán bằngtài sản) thì phải ký quỹ số tiền tương đương với hạn mức (VCB, VPBank là 100%,ACB là 110 – 120% ), tiền ký quỹ này sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm định kỳ 1năm, không được dùng để thanh toán nợ hàng tháng và chỉ được trả lại khách hàng saukhi ngưng hợp đồng sử dụng theo quy định
Nếu khách hàng mở thẻ theo dạng tín chấp thì phải có giấy xác nhận của nơi côngtác về chức vụ, mức thu nhập và thời gian công tác, đặc biệt một số NH còn yêu cầu cơquan nơi khách hàng công tác đứng ra bảo lãnh mới chấp nhận phát hành thẻ Kháchhàng có thể làm thêm thẻ phụ cho người thân sử dụng, số lượng thẻ phụ được cho phép
Trang 38từ 2 đến 3 thẻ tùy loại thẻ và cần nộp thêm hình, bản sao CMND củ a người chủ thẻphụ.
Thông thường, NH sẽ cấp một hạn mức thẻ ban đầu tương đương với từ hai đến
ba lần thu nhập hàng tháng, sau khi sử dụng thẻ thường xuyên một thời gian, ngườidùng có thể xin tăng hạn mức thẻ (tạm thời hay lâu dài) tuỳ theo nhu cầu chi tiêu củamình
Một số NH miễn phí phát hành thẻ nhưng chủ thẻ phải chịu phí thường niên hàngnăm và các loại phí khác theo hợp đồng đã ký với NH Mức phí khách hàng phải chị ukhác nhau ở các NH và tùy vào từng loại thẻ, hạn mức càng cao và càng nhiều ưu đãi
Agribank (tất
cả các loại thẻ tín dụng)
Vietinbank (thẻ tín dụng quốc tế Cremium)
Phí phát hành thẻ lần đầu Miến phí
100.000-250.000 25.000-300.000Phí cấp lại thẻ, thay thẻ,
125.000
50.000-50% phí pháthành mới
đề cặp
Không thấy
đề cặp
Nguồn: Tổng hợp từ website của các NH
Các loại phí cơ bản của việc sử dụng TTD ở các NH thường là phí rút tiền mặt,phí phạt chậm thanh toán, phí chuyển đổi tiền tệ… các loại phí này thường được tính
từ 2%-4% trên số tiền giao dịch Các loại phí khác như phí thường niên, phí phát hành,
Trang 39phí thông báo mất cắp… là một số tiền tuyệt đối từ vài chục đến vài trăm nghìn mỗilần phát sinh.
2.2 Thực trạng thị trường thẻ tín dụng Việt Nam
2.2.1 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng ở Việt Nam thời gian qua
Trong thời gian qua, thị trường TTD Việt Nam có nhiều biến động tích cực lẫntiêu cực, nhưng nhìn chung có một số điểm đáng chú ý sau:
Về phát hành thẻ
TNH nói chung và TTD nói riêng đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biếntại Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh chóng Theo thống kê của NHNN vào ngày15/11/2007 có 8,28 triệu TNH đã được phát hành trong đó có 0,21 triệu TTD, nhưngđến hết quý 2 năm 2013 tổng số thẻ được phát hành đã tăng lên đáng kể, đạt mức 60.15triệu chiếc với 1,8 triệu TTD, tăng hơn 8 lần trong vòng 6 năm Trong đó, chỉ riêngtrong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 5.8 triệu chiếc thẻ được phát hành chiếm gần 10 %tổng số thẻ mà cả hệ thống NH đã phát hành được trong thời gian trước đó
HÌnh 2.1: Số lượng thẻ phát hành qua các năm (đơn vị tính: Triẹu thẻ)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN qua các năm
Về cơ cấu thẻ t heo loại hình, hiện thẻ ghi nợ và thẻ nội địa vẫn chiếm đa số trongtổng lượng thẻ được phát hành tại Việt Nam TTD chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng3.1% tổng lượng thẻ (khoảng 1,8 triệu thẻ tại thời điểm 30/6/2013) và trong thời gian
Trang 40tới để góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, các NH cần chú trọng hơn đếnloại thẻ này.
HÌnh 2.2: So sánh cơ cấu thẻ năm 2007 và 2012 (đơn vị tính: triệu thẻ)
Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2012
Về mức độ phổ cập thẻ.
Mặc dù thời gian gần đây số lượng TTD được phát hành gia tăng nhanh chóng,tuy nhiên với một thị trường còn non trẻ chỉ mới phát triển trong khoản 10 năm trở lạiđây thì mức độ phổ cập TTD tại Việt Nam còn rất thấp so với các nước trên thế giới vàkhu vực
Bảng 2.2: Mức độ phổ cập TTD tại một số quốc gia
Tên nước Dân số
(triệu)
Thẻ tín dụng (triệu)
Bình quân số TTD/người
Chỉ số tiêu dùng qua thẻ
Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2012