khách hàng qua một số nghiên cứu trước.
1.3.1 Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻATM tại Việt Nam của PGS.,TS. Lê ThếGiới – ThS. Lê Văn Huy năm 2006.
Năm 2006, PGS.TS Lê Thế Giới và ThS. Lê Văn Huy đã thực hiện một bài nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện ở Đà Nẳng và Quảng Nam với hình thức là phát bảng câu hỏi được xây dựng thông qua thang đo lường thái độ (attitudes scales) bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những nhân tố tác động đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng. Những người tham gia trả lời câu hỏi có độ tuổi từ 18 đến 60. Số bảng câu hỏi được phát ra là 500, kết quả thu được gồm 419 bảng câu hỏi có trả lời hợp lệ. Sau khi nhập li ệu, kiểm tra hệ số Cronbach Alpha (thông qua phân tích nhân tố chính) của các nhân tố tác động, kết quả là các hệ số này đều lớn hơn 0,7 nên đã chứng tỏ được độ tin cậy và tính hiệu lực của quá trình thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu.
Trước khi thực hiện bài nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích các mô hình nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của các nước trên thế giới kết hợp với việc xem xét điều kiện thực tế Việt Nam, tác giả đãđưa ra 9 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng và 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam cụ thể như sau:
HÌnh 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng
thẻ ATM tại Việt Nam
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ ATM của khách hàng tại Việt Nam là: yếu tố pháp lý, h ạ tầng công nghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, độ tuổi, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM và dịch vụ cấp thẻ của NH, chính sách marketing và tiện ích sử dụng thẻ theo phương trình hồi quy như sau:
Y(YĐSD) = 4,801 + 1,060 YTLP + 0,436 HTCN + 0,389 NTVT - 0,122 DTSD + 1,091 KNSS + 0,335 CSMA + 0,859 TISD + e
Và có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng tại Việt Nam là ýđịnh sử dụng thẻ, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM, chính sách
marketing và tiện ích sử dụng thẻ với phương trình hồi quy cụ thể là:
Y(QĐSD) = 5,937 +1,051 YĐSD + 0,385 KNSS + 0,257 CSMA + 0,407 TISD + e Mặc dù nghiên cứu này đã được thực hiện cách nay gần 8 năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn không hề suy giảm vì trong bài viết tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu cũng
Yếu tốkinh tế(YTKT)
Yếu tốluật pháp (YTLP)
Tiệních sửdụng thẻ(TISD) Hạtầng công nghệ(HTCN) Chính sách Marketing(CSMA) Nhận thức vai trò (NTVT) Thói quen sửdụng (TQSD) Độtuổi người sửdụng (ĐTSD) Khảnăng sẵn sàng (KNSS) Quyết định sử dụng thẻ ATM (QĐSD) -Quyết định Ngân hàng phát hành -Quyếtđịnh loại thẻ Ý định sử dụng thẻ ATM (YĐSD)
như những công trình nghiên cứu của nước ngoài màở những quốc gia này thị trường thẻ nói chung và thẻ ATM nói riêng đã đi trước Việt Nam hàng chục năm. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này làm về thẻ ATM nên thoạt nhìn có vẻ như không liên quan nhiều với TTD, tuy nhiên cần chú ý rằng với một chiếc thẻ ATM chúng ta vẫn có thể dùng để thanh toán tại các POS, hay rút tiền mặt tại các máy ATM trong khi tài khoản không cònđồng nào nếu như được cấp một hạn mức thấu chi nhất định. Khi đó chiếc thẻ ATM chẳng khác nào một chiếc TTD nội địa thôngthường.
1.3.2 Một cuộc điều tra của nhật báo Hindu Line củaẤn Độ vềcác nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sửdụng dịch vụthẻtín dụng của khách hàng năm 2011.
Theo NH dự trữ Ấn Độ, tổng số tiền chi tiêu trên TTD đã tăng lên 623,35 triệu Rupi trong tháng 1 năm 2011. Điều này là một bất ngờ đối với nhiều người khi màẤn Độ được biết đến nhiều với truyền thống chi tiêu thận trọng. Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi là điều gìđã lôi kéo người Ấn Độ sử dụng dịch vụ TTD rộng rãi như vậy. Tờ Hindu Business Line (một trong những nhật báo hàng đầu của Ấn Độ) đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ TTD của khách hàng. Các khách hàng được đưa cho một danh sách các yếu tố để xếp hạng. Tóp 5 các yếu tố hàng đầu theo khảo sát là:
Thương hiệu: 30% số người được hỏi bình c họn thương hiệu của TTD là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu. Điều này ban đ ầu có vẻ ngạc nhiên nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì nó cũng rất hợp lý. Phần lớn ngườidân Ấn Độ đã quá bất mãn với những dịch vụ kém cỏi của các Ngân hàng quốc doanh, trong khi các NHTM đa quốc gia đã mang lại dịch vụ khách hàng mới và chuyên nghiệp. Do đó, người dân Ấn Độ đã tin tưởng vào khả năng phục vụ của các NHnày và thích đăng ký sử dụng TTD của họ.
Giới hạn tín dụng: 23% số người được hỏi cho rằng giới hạn tín dụng là yếu tố quan trọng nhất đối với họ để lựa chọn sử dụng TTD. Phần lớn trong số họ là các doanh nhân, tầng lớp trung lưu và các chủ cửa hàng. Nhưng trớ trêu thay,Ấn Độ là một trong những nước có chi tiêu bằng TTDtrên đầu người thấp nhất thế giới.
Thiết kế thẻ: 8% số người được hỏi chọn dịch vụ TTD dựa trên thết kế của thẻ. Điều này trái ngược với truyền thống của Ấn Độ cho rằng hình thức theo sau chức
năng. Những người giàuở Ấn Độ đang nghiên nhiều hơn về phong cách vì vậy thiết kế của thẻ giúp họ thể hiện cá tính của mình.
Lãi suất: một số ít ỏi 5% những người được hỏi nhắc đến vấn đề lãi suất. gần như tất cả họ cho rằng lãi suất của TTD là quá cao và hầu hết các NH đều đưa ra mức lãi suất tương đương nhau nên không có gìđể lựa chọn.
Khuyến nghị của các nhân viên NH: 2% số người được hỏi sẽ là m theo lời khuyên của các nhà tư vấn của họ.
Tuy đây chỉ là một cuộc khảo sát nhỏ nhưng nó chỉ ra rất rõ ràng rằng các khách hàng đang cần gì ở một chiếc TTD và mức độ quan tâm của họ đến các vấn đề đó là như thế nào.
1.3.3 Bài nghiên cứu vềcác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sởhữu và sử dụng thẻtín dụngởBắc Síp năm 2005 của Okan Veli Safakli.
Síp là hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải, và là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất, với hơn 2,4 triệu du khách mỗi năm. Là một cựuthuộc địa của Anh, nước này trở thành một nền cộng hoà độc lập năm 1960và một thành viên của Khối thịnh vượng chung năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành vi ên của Liên minh Châu Âu từ ngày 1 tháng 5 năm 2004.
Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lực lượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng những năm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động của Síp
Năm 2005 Okan Veli Safakli đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu và sử dụng TTD của các cư dân ở phía Bắc quốc gia này. Bài viết lấy mẫu thuận tiện đối với những người sở h ữu và sử dụng TTD đi qua đường phố chính của thủ đô Nicosia trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2005 thu được tổng cộng 469 bảng trả lời hợp lệ. Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2 phần. Phần A chứa các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như
giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trìnhđộ, nghề nghiệp, thu nhập. Phần B sử dụng thang đo Likert 5 mức từ hoàn toàn không hiệu quả (1) đến hoàn toàn hiệu quả (5) để đánhgiáảnh hưởng của từng yếu tố đến việc lựa chọn sở hữu và sử dụngTTD.
Kết quả kiểm định giá trị trung bình cho thấy rằng có 7 yếu tố có giá trị trung bình lớn hơn 3 và có giá trị sig < 0.05 (ở mức ý nghĩa 95%) được xem là có ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của các khách hàng ở Bắc Síp được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần như sau: (C.1) TTD cho phép chi tiêu mà không cần có tiền trong tài khoản, (C.5) TTD giúp mua hàng mà không dùng tiền mặt, (C.2) sự tiện lợi của TTD khi mua sắm, (C.8) TTD có thể rút tiền mặt khi cần, (C.4) mang TTD an toàn hơn mang tiền mặt, (C.19) mang theo tiền mặt rất rủi ro và (C.18) không thích mang theo tiền mặt. (Chi tiết vui lòng xem phụ lục 1)
Sau khi kiểm định giá trị trung bình, tác giả tiến hành phân tích nhân tố. Theo các tiêu chí của Kaiser, các Factors loading phải >=0.5 thì mới được giữ lại để phân tích tiếp. Vì vậy lần lượt các biến C.3 và C.16 lần lượt bị loại khỏi mô hình. Kết quả là còn lại 17 yếu tố phân ra làm 5 nhân tố được cho là có khả năng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của khách hàngở Bắc Síp (xem phụ lục 2), năm nhân tố đó được đặt tên lần lượt là:
Nhân tố 1: Khả năng đápứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu nhập
(C.12) sự suy giảm trong thu nhập
(C.7) thu nhập không đủ để trang trải các chi phí (C.14) đây là một nhu cầu không thể trì hoãn
(C.15) một nhucầu và mong muốn không thể cưỡng lại (C.13) sự mong muốncó một tiêu chuẩn sống cao hơn
Nhân tố 2: Sự tiện lợi trong việc không dùng tiền mặt
(C.2) sự tiện lợi của TTD khi mua sắm
(C.5) TTD giúp mua hàng mà không dùng tiền mặt
(C.1) TTD cho phép chi tiêu mà không cần có tiền trong tài khoản (C.8) TTD có thể rút tiền mặt khi cần
Nhân tố 3: Xã hội hóa và hiện đại hóa
(C.17) đây là một phương thức thanh toán hiện đại
(C.6) tư tưởng tụt hậu về những sản phẩm mới và những nhu cầu mới (C.11) nhiều người xung quanh đã dùng TTD
Nhân tố 4: Sự tiện lợi và an toàn khi không mang theo tiền mặt
(C.19) mang theo tiền mặt rất rủi ro. (C.18) không thích mang theo tiền mặt (C.4) mang TTD an toànhơn mang tiền mặt
Nhân tố 5: Mua sắm qua điện thoại và Internet
(C.10) TTD cho phép mua sắm qua điện thoại (C.9) TTD cho phép mua sắm qua mạng Internet
Hệ số Cronbach alpha tổng thể của các nhân tố này là 0.802 và hệ số cronbach alpha riêng của chúng cũng xấp xỉ 0.7 nên các nhân tố này được xem là phù hợp vì mức chấp nhận được đối với hệ số này là 0.7 ( Pallant, 2005, trang 90). Tuy nhiên nếu xét về giá trị trung bình thì chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là có giá trị trung bình lớn hơn 3 và có giá trị sig < 0.05 ( ở mức ý nghĩa 95%) vì vậy kết luận rằng chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là thật sự có ảnh hư ởng đáng kể đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD ở Bắc Síp và nhân tố 2 có ảnh hưởng nhiều hơn nhân tố 4.
Bảng 1.1: Kiểm định giá trị trung bình trong nghiên cứu của Okan Veli Safakli
Nhân tố Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Sig. (2-phía) Giá trị kiểm tra=3
(p) Xếp hạng Nhân tố 1 2.6073 .84693 .000 Nhân tố 2 4.0794 .71980 .000 1 Nhân tố 3 2.6986 .98982 .000 Nhân tố 4 3.5686 .94399 .000 2 Nhân tố 5 2.5629 1.02312 .000
Mặc dù kiểm định trung bìnhở trên cho rằng có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng TTDở Bắc Síp, tuy nhiên các yếu tố này có thể thay đổi tùy theo điều
kiện nhân khẩu học và chiến lược maketing cần phải thay đổi để phù hợp với từng nhóm khách hàng. Một thử nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ứng với từng yếu tố nhân khẩu học khác nhau đã được thực hiện và kết quả cho thấy rằng cũng chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là cóảnh hưởng đáng kể đến việc sở hữu và sử dụng TTD ở Bắc Síp (giá trị trung bình > 3) và một điểm lưu ý là ở hầu hết các điều kiện nhân khẩu học nhân tố 2 có tầm quan trọng lớn hơn nhân tố 4 nhưng riêng với những người có trình độ học vấn là tiểu học và thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân quốc gia thì ngược lại.
Kết luận chương 1
Mặc dù chưa thể tổng hợp các kiến thức một cách toàn diện nhưng qua chương 1 chúng ta cũng đã có được sự hiểu biết cơ bản về TTD và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng. Chúng ta đãđược tì m hiểu về khái niệm, lịch sử hình thành của TTD, những ưu nhược điểm của nó trong thanh toán c ũng như những rủi ro và lợi ích mà nó mang lại cho các NH . Bên cạnh đó, qua việc tì m hiểu một số nghiên cứu trước đây về TTD chúng ta cũng đã phần nào nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD của các khách hàng tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Nhờ những hiểu biết này cộng với những thực tế diễn ra tại Việt Nam đã giúp tạo nên những tiền đề vững chắc để tôi có thể thiết kế bản khảo sát và lựa chọn các mô hình phân tích phù hợp trong chương 2 của đề tài.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TTD CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Vấn đề phát hành thẻ tín dụng
2.1.1 Các điều kiện phát hành thẻtín dụng
Để sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng phải đạt được một số điều kiện cơ bản sau:
Điều kiện vềpháp lý
Trường hợp chủ thẻ là cá nhân: Trong trường hợp cá nhân là chủ thẻ chính, cá nhân này sẽ là người trực tiếp tham gia mối quan hệ với tổ chức phát hành, nên điều kiện quan trọng đầu tiên đối với chủ thẻ chính là phải có đầy đủ năng lực hàn h vi dân sự. Điều kiện này trở thành nguyên tắc đối với chủ thẻ cá nhân bởi quan hệ giữa chủ thẻ với các chủ thể khác luôn xoay quanh một khối tài sản. Trong trường hợp cá nhân là chủ thẻ phụ, ngoài việc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự còn phải được chủ thẻ chính cam kết đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản tiền thanh toán, lãi và phí phát sinh khi sử dụng thẻ (theođiều 11 quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của NHNN). Bên cạnh đó còn một thực tế rất hay gặp trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài đề nghị các NH Việt Nam phát hành TTD. Khi đó, việc xác định “năng lực hành vi dân sự” của chủ thẻ là cá nhân cũng được áp dụng tương tự như đối với công dân Việt Nam bởi cá nhân này xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam (Điều 762, 763 BLDS năm 2005).
Trường hợp chủ thẻ là tổ chức: Quy định về chủ thẻ là tổ chức là một quy định mới trong Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 củaNHNN (thay thế cho Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999). Theo quy chế mới này, tổ chức muốn được phát hành TTD phải là pháp nhân. Mà theo điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức