Định hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tớ i

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 76)

Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam vẫn rất lớn. Mục tiêu của Chính phủ và NHNN là tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nhất là dịch vụ thẻ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế,

giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.

Để cụ thể hóa định hư ớng này, ngày 27/12/2011 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 2453 phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

Mục tiêu tổng quát là: Đa d ạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NH và hiệu quả quản lý nhà nước.

Mục tiêu cụ thể:

a) Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%.

b) Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại NH lên mức 35 - 40% dân số.

c) Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 -2015 đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1073/QĐ- TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010.

d) Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua POS. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết b ị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

đ) Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nhìn chung cho đến nay, hơn một nửa thời gian kế hoạch đã trôi qua, bên cạnh những điều đãđạt được vẫn còn nhiều chỉ tiêu cần có sự cố gắng, nổ lực hơn nữa của các NHvà cơ quan nhà nước thì mới có thể hoàn thành . Ví dụ như tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán hiện nay chỉ còn khoản 11% là đạt kế hoạch đề ra nhưng

bên cạnh đó tỷ lệ người dân có tài khoản NH hiện nay chỉ mới hơn 20% tương đương 50% kế hoạch, số lượng thiết bị chấp nhận thẻ mới đạt 110 triệu chưa đến 50% kế hoạch, còn về việc áp dụng một số hình thức thanh toán mới ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa thìchưa thấy có cải thiện gìđáng kể.

Để hoàn thành kế hoạch đãđề ra, thiết nghĩ cácNH cũng như các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những giải pháp rõ ràng, quyết đoán và xây dựng được một lộ trình cụ thể trong việc thực hiện các giải pháp đó.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 76)