1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

65 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 603,65 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành : Quản Trò Kinh Doanh Mã ngành : 5.02.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hội MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA TỈNH CẦN THƠ NHỮNG NĂM QUA 3 1.1 VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LÚA GẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CẦN THƠ 3 1.1.1 Vò trí đòa lý tỉnh Cần Thơ trong Đồng bằng sông Cửu Long 3 1.1.2 Giải quyết vấn đề lương thực 5 1.1.3 Giải quyết việc làm 5 1.1.4 Hình thành nhiều hợp tác xã 6 1.1.5 Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cần Thơ 7 1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA TỈNH CẦN THƠ 7 1.2.1 Sơ lược tình hình sản xuất lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long 7 1.2.2 Tình hình nông nghiệp của tỉnh Cần Thơ trong những năm qua 9 1.2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh Cần Thơ 12 1.2.3.1 Sự biến động về diện tích và sản lượng 12 1.2.3.2 Hệ thống canh tác 13 1.2.3.3 Cơ cấu và phân bổ giống 14 1.2.3.4 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 14 1.2.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn 14 1.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH CẦN THƠ NHỮNG NĂM QUA 15 1.3.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo 15 1.3.2 Thò trường xuất khẩu gạo của Cần Thơ 16 1.3.3 Giá gạo xuất khẩu 17 1.3.4 Hệ thống lưu thông phân phối gạo xuất khẩu 17 1.3.5 Đầu mối xuất khẩu gạo Tóm tắt chương 1 17 18 1 CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ 19 2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ 19 2.1.1 Diện tích và sản lượng 19 2.1.2 Hiện trạng sử dụng giống lúa trong những năm qua và hiện tại. 20 2.1.3 Thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch 21 2.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH CẦN THƠ 23 2.2.1 Phân tích môi trường xuất khẩu gạo 23 2.2.1.1 Môi trường bên ngoài 23 2.2.1.2 Môi trường bên trong 26 2.2.1.3 Phân tích ma trận SWOT 28 2.2.2 Những thò trường tiềm năng 32 2.3 NHẬN XÉT CHUNG 33 Tóm tắt chương 2 35 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 36 3.1 DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 36 3.1.1 Dự báo về khả năng sản xuất 36 3.1.2 Dự báo về nhu cầu gạo 37 3.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 37 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 38 3.3.1 Giải pháp về quy hoạch và đầu tư vào vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu 38 3.3.1.1 Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu 38 3.3.1.2 Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở vùng chuyên canh lúa gạo xuất 2 khẩu 41 3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng lúa trong khâu canh tác 42 3.3.2.1 Giải pháp sinh học 42 3.3.2.2 Giải pháp phân bón 43 3.3.3 Giải pháp về thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch 43 3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 44 3.3.5 Giải pháp các chính sách hỗ trợ cho người nông dân 45 3.3.6 Giải pháp phát triển thò trường trong nước 46 3.3.7 Giải pháp mở rộng thò trường xuất khẩu. 46 3.4 KIẾN NGHỊ 49 3.4.1 Đối với chính phủ 49 3.4.2 Đối với tỉnh Cần Thơ 50 3.4.3 Đối với ngành nông nghiệp của tỉnh 51 Tóm tắt chương 3 53 KẾT LUẬN 55 3 LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, hơn 15 năm qua (1986 – 2002), nền kinh tế nước ta nói chung và nông nghiệp nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ chỗ thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Thành tựu này không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ quốc gia và giữ vững sự ổn đònh chính trò, kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng những năm qua còn có nhiều bất cập, yếu kém như: việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu Do vậy chất lượng sản phẩm hàng hoá chưa cao đã làm cho gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thò trường gạo thế giới. Thêm vào đó là hệ thống thò trường tiêu thụ của ta còn hạn hẹp, phần lớn sản phẩm chỉ xuất sang các nước nghèo, đời sống kinh tế và mặt bằng dân trí thấp như các nước Đông nam và châu Phi chứ chưa có gạo chất lượng cao xuất sang các nước giầu như Trung Đông, châu Âu… Trước tình hình này, tìm những giải pháp hữu hiệu đồng thời phải phù hợp với mỗi đòa phư là một yêu cầu cấp bách đối với tất cả các nhà quản lý. Tỉnh Cần Thơ là một tỉnh có khối lượng gạo hàng hóa lớn lại là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lúa xuất khẩu của cả nước. Do đo,ù tôi đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao của tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010”, nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của tỉnh trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược dài hạn và đồng bộ để nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tăng hiệu quả cho người nông dân sống bằng nghề sản xuất lúa gạo góp phần vào công cuộc “xoá đói giảm nghèo” mà Đảng và Nhà nước ta đang cùng toàn dân thực hiện. Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp mô tả; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp. Sử dụng các nguồn số liệu từ Sở Thương mại, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL và đặc biệt là ý kiến của những chuyên gia trong ngành. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tìønh hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của tỉnh Cần Thơ chủ yếu từ năm 1998 đến 2002. 4 Kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của tỉnh Cần Thơ những năm qua. Chương 2: Khả năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao của tỉnh Cần Thơ. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao của tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010. Vì thời gian có hạn nên luận văn chỉ nêu được một số điểm chính của vấn đề, tôi rất mong nhận được những đóng góp của thầy, cô và bạn bè để bổ sung và hoàn chỉnh luận văn này được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA TỈNH CẦN THƠ NHỮNG NĂM QUA 1.1. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LÚA GẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CẦN THƠ 1.1.1. Vò trí đòa lý tỉnh Cần Thơ trong Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là châu thổ sông Mêkông bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vónh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Diện tích tự nhiên gần 39.000km 2 chiếm 12% diện tích cả nước. Dân số theo thống kê năm 2001 là 16.519.400 triệu người, chiếm khoảng 21% dân số cả nước. Đây là một trong những vùng có tiềm năng về tài nguyên đất, nước, rừng ngập mặn, thủy hải sản đa dạng và phong phú nhất Đông Nam Châu Á. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700km, có hai con sông lớn là sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. Đây là vùng tiếp giáp với khu kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ rộng lớn và thuận lợi. Cần Thơ là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Nam bộ ở vò trí trung tâm ĐBSCL, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vónh Long, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang. Với diện tích 2.986 km 2 (Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê năm 2002), Cần Thơ chiếm 0,9% diện tích cả nước. Tỉnh có 9 đơn vò hành chính gồm: + Thành phố Cần Thơ là đô thò loại II được chính phủ xác đònh là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học – kỹ thuật của Đồng bằng sông Cửu Long. + Thò xã Vò Thanh + 7 huyện: Thốt Nốt, ÔMôn, Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vò Thủy. Tỉnh Cần Thơ có vò trí và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi: Về đường bộ: là trung tâm các tuyến giao thông ở ĐBSCL 6 Quốc lộ 1 nối liền Thành phố Cần Thơ và Cà Mau đi qua Thò xã Sóc Trăng và Thò xã Bạc Liêu. Quốc lộ 91 nối liền cảng Cần Thơ, sân bay Trà nóc, khu công nghiệp Trà Nóc với Quốc lộ 1 đi Kiên Giang. Về đường thủy: Cần Thơ có cảng biển (cảng Cần Thơ) được công nhận là cảng Quốc Tế, có hệ thống kênh rạch chằng chòt, trong đó có 3 tuyến đường thủy quan trọng là kênh Cái Sắn, kênh Xà No và kênh Quản lộ thuộc huyện Phụng Hiệp. Về đường hàng không: Sân bay Trà Nóc đang được sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại, có nhiều triển vọng trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, nối liền tỉnh Cần Thơ với các tỉnh khác kể cả trong nước và nước ngoài. Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mêkông, đặc trưng cho dạng đòa hình đồng bằng. Hệ thống sông ngòi nhỏ chằng chòt, nước ngọt quanh năm, rất thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi và cải tạo đất. Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng tháng 11 hàng năm. - Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Sự phân chia này có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Về dân số, theo số liệu của Cục thống kê năm 2002, dân số của tỉnh là 1.878.226 người (trong đó 956.062 là nữ, chiếm 50,91%). Dân cư nông thôn là 1.417.722 người chiếm 78,72%. Mật độ dân số trung bình 629 người /km 2 . Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 54,18%. Cơ cấu lao động tham gia các ngành kinh tế bao gồm nông nghiệp 80,06%, công nghiệp 8,38 %, xây dựng và dòch vụ 14,56%. Tỉnh Cần Thơ có trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Lúa ĐBSCL là hai trung tâm văn hóa lớn nhất của vùng ĐBSCL và đặc biệt Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL hiện là một Viện nghiên cứu có tầm cỡ Quốc tế. Đây là một lợi thế của tỉnh trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nói riêng và cho cả vùng nói chung. Nhờ có cơ sở hạ tầng tương đối tốt bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, dòch vụ, khu công nghiệp, lực lượng lao động… Cần Thơ đã hội tụ đầy đủ tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật và thương mại lớn ở vò 7 trí trung tâm, và có lẽ nhờ đó mà từ trước đến nay nó được mệnh danh là “Tây Đô”, thủ phủ của các tỉnh miền Tây Nam bộ. 1.1.2. Giải quyết vấn đề lương thực Trong mọi thời đại, lương thực bao giờ cũng là sản phẩm thiết yếu, là nhu cầu cơ bản của con người, được chú trọng hàng đầu. Từ buổi bình minh của loài người đến nay, lương thực luôn là vấn đề cấp bách nhất. Để có cái ăn, tổ tiên loài người đã phải săn bắn hái lượm, sau đó biết thuần hóa những sản phẩm thiên nhiên từ cây và con bằng những công cụ thô sơ và dần dần đã biết sản xuất lương thực, thực phẩm bằng cách trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy, lương thực chính là những sản phẩm đầu tiên của con người làm ra để nuôi sống họ. Ngày nay, ngũ cốc được coi là nguồn lương thực chính của các quốc gia trên thế giới, trong đó lúa gạo và lúa mì là hai loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người, còn các loại khác như ngô, kê, lúa mạch chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi gia súc và công nghiệp chế biến bia, rượu, chế biến dược phẩm…Theo tính toán của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của liên hiệp quốc (FAO) sản lượng lúa gạo hiện nay có thể duy trì sự sống cho hơn 53% dân số thế giới, số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác. Điều này cho thấy vò trí của lúa gạïo trong cơ cấu lương thực thế giới và trong đời sống kinh tế quốc tế là rất quan trọng. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tiêu dùng lúa gạo là chính hay nói cách khác lúa gạo là nguồn lương thực cơ bản của nước ta. Thấy rõ tầm quan trọng của lương thực đối với con người, nhà nước đã có những chiến lược đầu tư cho lónh vực nông nghiệp đồng thời vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và chính phủ quan tâm. Chính vì vậy, từ những thập niên 90, chúng ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo. Từ một nước phải nhập khẩu gạo do hậu quả của chính sách thực dân xâm lược, chỉ sau một thời gian ngắn sau giải phóng miền Nam, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. ĐBSCL nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng đã đạt được mục tiêu là giải quyết an ninh lương thực của vùng và đòa phương. Thành công trong chương trình mang tính quốc gia này phải kể đến những đóng góp to lớn của lónh vực nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa gạo của tỉnh nhà. 1.1.3. Giải quyết việc làm Việt Nam có số dân gần 80 triệu người trong đó khu vực nông thôn chiếm 80% và trên 70% lực lượng lao động xã hội hầu hết tập trung vào nghề trồng lúa. 8 Những năm trước đây, chúng ta phải đối mặt với một thực trạng đó là đời sống của người nông dân khó khăn, thu nhập từ nông nghiệp thấp, không có việc làm… điều đó đã góp phần làm tăng tỷ thất nghiệp của Việt Nam lên tới đỉnh điểm là 7,4% vào năm 1999. Chính vì vậy, tìm một lối đi cho người nông dân, đồng thời hạn chế sự di dân từ nông thôn ra thành thò cần phải có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều và đạt được kết quả ngay mà cần phải có thời gian. Hiện nay, chính phủ đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như cho nông dân vay vốn dưới mọi hình thức bao gồm đầu tư tiền mặt, phân bón, máy móc, hoặc sử dụng các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao hơn … Kết quả là đã giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,85% (năm 2002), đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn và tăng thu nhập trung bình của người lao động . Cần Thơ là một tỉnh nông nghiệp, để giải quyết việc làm cho số đông người lao động, hiện nay tỉnh đang cố gắng chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên nền tảng là cây lúa. Những vùng không có điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng thì tăng vụ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho số đông người sống bằng nghề nông. Bằng cách đó, kết quả là thu nhập bình quân đầu người sản xuất nông nghiệp tăng từ 1,96 triệu đồng/người/ năm năm 1996 lên 2,66 triệu đồng /người/năm năm 1998 và năm 2002 khoảng 4,0 triệu/người/năm; giảm tỷ lệ số hộ nghèo xuống còn 7%. 1.1.4. Hình thành nhiều hợp tác xã Phát triển sản xuất lúa gạo trong cơ chế thò trường như hiện nay, người nông dân đã chủ động hơn trong việc tìm cho mình một giải pháp hữu hiệu nào đó để tận dụng nguồn lực sản xuất hiện có cũng như đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Đầu tiên chỉ là những tổ hợp tác với quy mô nhỏ nhưng phần nào đã giải quyết được những khó khăn trước mắt như vốn sản xuất, thò trường đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm… Thấy được nhận thức tiến bộ của nông dân, Đảng và Nhà nước đã khuyến khích phát triển những tổ hợp này thành các hợp tác xã (HTX) với quy mô hoạt động rộng hơn và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua đó, ngày càng nhiều hộ nông dân gia nhập vào HTX. Đối với xã hội, hoạt động của HTX còn góp phần giải quyết các tệ nạn xã hội, đồng thời thông qua tổ chức này để tuyên truyền những tư tưởng chính trò và nâng cao dân trí. 9 [...]... ngạch xuất khẩu của toàn ngành Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng là một trong 12 tỉnh ĐBSCL có số lượng gạo xuất khẩu hàng năm khá lớn (từ năm 1998 đến nay chiếm khoảng trên 20% lượng gạo xuất khẩu của cả vùng) Bảng 7 thống kê tình hình xuất khẩu gạo trong 5 năm từ 1998 đến 2002 Bảng 7 : Tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh Cần Thơ từ năm 1998 đến 2002 Số lượng (triệu tấn) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Số lượng. .. Giá cả gạo trên thò trường luôn biến động, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu do vậy mà kim 21 ngạch xuất khẩu thu về cùng ảnh hưởng Nhưng dù biến động như thế nào thì gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong những năm tiếp theo 22 CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ 2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ 2.1.1... hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Cần Thơ những năm qua cho thấy sản xuất lúa gạo của Tỉnh từ trước đến nay luôn là một nơi sản xuất ra một khối lượng lương thực hàng hoá lớn nhất ở vùng ĐBSCL .Và, ở thời điểm hiện tại hơn 70% dân số Cần Thơ nguồn gốc chính vẫn là sản xuất lúa gạo Thật đúng với đúng cái tên gọi được cả nước dành cho một cách trìu mến: “ Cần Thơ thủ phủ của miền Tây”; Cần Thơ gạo. .. hoạch của tỉnh như trên rõ ràng chúng ta đã, đang và sẽ bò thất thoát một khối lượng lúa gạo đáng kể, điều đó đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của toàn tỉnh kể cả về số lượng và chất lượng trong những năm qua 2.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH CẦN THƠ 2.2.1 Phân tích môi trường xuất khẩu gạo 2.2.1.1 Môi trường bên ngoài Về mặt nguyên tắc, hoạt động của bất... phải kể đến chất lượng của gạo xuất khẩu đã được cải thiện Trong tổng số lượng gạo xuất khẩu, gạo phẩm chất cao (5 –10% tấm) chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) Đây là một thành tựu nổi bật nhất trong năm 1999 thuộc về lónh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cần Thơ Tuy nhiên những năm sau đó số lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm, năm 2002 chỉ xuất khẩu được 270.545 tấn do vậy kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ chiếm... xuất khẩu gạo Những năm gần đây sản lượng lúa ở ĐBSCL luôn chiếm gần 50% tổng sản lượng lúa, trên 50% sản lượng lúa hàng hóa và 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Năm 1976, diện tích lúa toàn vùng chỉ đạt 2.62 triệu ha, với sản lượng 4.665 triệu tấn, năng suất bình quân 20 tạ/ha; đến năm 1999 các chỉ tiêu tương ứng là 3.986 triệu ha, với sản lượng 16.281 triệu tấn và năng suất 40,8 tạ/ha Như vậy sản. .. sở để đònh giá gạo xuất khẩu của mình Từ những thập kỷ 60 trở lại đây thò trường gạo thế giới thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (điều kiện giao hàng FOB – Bangkok) làm giá quốc tế cho mặt hàng gạo vì Thái lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu trên thế giới Trong những năm qua, chất lượng gạo của Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng thấp hơn chất lượng gạo của các nước xuất khẩu lớn như Thái... TỈNH CẦN THƠ 1.2.1 Sơ lược tình hình sản xuất lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 4 triệu ha trong đó 3,8 triệu ha canh tác lúa (trong đó 1 triệu ha là vùng sản xuất lúa chất lượng cao) , là vựa lúa lớn nhất của nước ta Với diện tích và sản lượng lúa lớn gấp khoảng ba lần diện tích và sản lượng lúa Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nên có ưu thế về 10 sản xuất và xuất. .. ít nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Lượng gạo xuất khẩu tăng từ 1,48 triệu tấn năm 1990 đến 3,8 triệu tấn năm 1998 với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.024 triệu USD; 3,55 triệu tấn năm 2001 với kim ngạch xuất khẩu đạt 625 triệu USD và 3,2 triệu tấn năm 2002 với kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực Ngoài ra phát triển sản xuất lúa gạo còn... OM576, và hàng loạt giống đã và đang thoái hoá khác Chính vì lý do đó đã làm 24 cho chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm cuối thập kỷ 90 đã không đủ sức cạnh tranh trên thò trường gạo thế giới và thường phải bán giá thấp hơn gạo cùng loại của Thái Land đến vài chục USD/tấn Thấy rõ tầm quan trọng của hạt gạo ở ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng là hạt gạo hàng hoá, 90% gạo xuất khẩu của cả . những năm qua. Chương 2: Khả năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao của tỉnh Cần Thơ. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. năng cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao của tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010 , nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của tỉnh trong thời. PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CHẤT LƯNG CAO CỦA TỈNH CẦN THƠ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 36 3.1 DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 36 3.1.1 Dự báo về khả năng sản xuất

Ngày đăng: 06/08/2015, 22:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w