1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Ôn tập môn học nghiên cứu thị trường

29 1,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 487,48 KB

Nội dung

Chương 1 – Cơ sở Nghiên cứu thị trường I- Nghiên cứu là gì? Nghiên cứu trong kinh doanh là quá trình thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu 1 cách có hệ thống, có mục đích nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh. Nó bao gồm ba bước: Đặt câu hỏi, thu thập dữ liệu để trả lời cho câu hỏi, và trình bày câu trả lời cho câu hỏi đó. 1. Nghiên cứu hàn lâm/ nghiên cứu ứng dụng? 1.1. Nghiên cứu hàn lâm: Đặc trưng: nghiên cứu hàn lâm trong ngành marketing không dùng kết quả vào việc ra quyết định về marketing hay kết quả này không trực tiếp giúp giải quyết 1 vấn đề kinh doanh nào đó cụ thể của công ty, kết quả của nghiên cứu hàn lâm thường được công bố trên các tạp chí khoa học hàn lâm về marketing. Mục đích: mở rộng kho tàng tri thức của khoa học marketing, xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học về marketing để giải thích dự báo các hiện tượng marketing. 1.2.Nghiên cứu ứng dụng: Đặc trưng: nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu marketing là các nghiên cứu áp dụng khoa học nghiên cứu marketing trong việc nghiên cứu các vấn đề marketing của công ty. Mục đích: hỗ trợ các nhà quản trị marketing trong quá trình ra quyết định của mình ( thường được gọi là nghiên cứu thị trường) 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu suy diễn/ nghiên cứu quy nạp 2.1. Nghiên cứu suy diễn: bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để đề ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và dung quan sát để kiểm định các giả thuyết này. 2.2. Nghiên cứu quy nạp: bắt đầu bằng cách quan sát các hiện tượng để xây dựng mô hình cho vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu này. 3. Nghiên cứu khám phá/nghiên cứu mô tả/ nghiên cứu nhân quả 3.1. Nghiên cứu khám phá: là bước đầu tiên trong nghiên cứu, mục đích để tìm hiểu sơ bộ vấn đề nghiên cứu cũng như khẳng định lại các vấn đề nghiên cứu và các biến của nó. Nghiên cứu khám phá thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu kinh nghiệm và các kỹ thuật trong NC định tính như thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi. 3.2. NC mô tả: được dùng để mô tả thị trường, thường được thực hiện bằng phương pháp NC tại hiện trường thông qua các kỹ thuật NC định lượng. 3.3. NC nhân quả: là NC nhằm mục đích tìm mối quan hệ nhân quả giữa các biến của thị trường, thường được thực hiện thong qua các kỹ thuật thực nghiệm. Các tiêu chí để phân loại: - Đặc điểm của dữ liệu: Định tính, định lượng - Nguồn dữ liệu: Thứ cấp (dạng NC tại bàn), Sơ cấp (dạng NC tại hiện trường) - Mức độ tìm hiểu về thị trường: Khám phá, Mô tả, Nhân quả - Mức độ thường xuyên: Đột xuất hay liên lục II-Qui trình nghiên cứu thị trường: 7 bước – Qui trình thuận (Quy trình nghịch 8 bước) Qui trình được dùng để tạo ra, phân tích và diễn giải thông tin marketing để ra quyết định về chương trình thiết kế B1: xác định vấn đề marketing cần nghiên cứu: đầu tiên và quan trọng nhất. Nhà quản trị và nhà nghiên cứu phải xác định rõ và chính xác vấn đề mar (vấn đề quản trị) thì mới triển khai được các bước sau B2: xác định thông tin cần thiết Phác họa các thông tin mà nhà quản trị cần: các bảng, biểu …của kết quả nghiên cứu. B3: nhận dạng nguồn dữ liệu Có 2 nguồn dữ liệu cơ bản là Thứ cấp và sơ cáp. - Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu có sẵn, đã được xử lý cho mục đích thu thập trước đó, nay nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu đó cho mục đích nghiên cứu của mình. Gồm dữ liệu thứ cấp bên trong – dữ liệu từ nội bộ công ty; và dữ liệu thứ cấp bên ngoài – thu thập từ bên ngoài công ty: thư viện, tổ hợp, cấc công ty nghiên cứu khác…) - Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu có được do chính nhà nghiên cứu thu thập và xử lý trong quá trình tiến hành nghiên cứu. B4: xác định kỹ thuật thu thập dữ liệu Kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp: Quan sát, thảo luận, phỏng vấn. (chương sau sẽ rõ hơn) - Quan sát: là phương pháp NNC dùng mắt để quan sát đối tượng nghiên cứu: quan sát cách bố trí, bày đặt sản phẩm trong cửa hàng… - Thảo luận: - Thảo luận tay đôi giữa NNC và đối tượng cần thu thập dữ liệu về chủ đề nghiên cứu. - Thảo luận nhóm: 1 nhóm đối tượng cần thu thập dữ liệu thảo luận với nhau theo 1 chủ đề nghiên cứu thông qua sự điều khiển chương trình của NNC - Phỏng vấn: NNC phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng. Phỏng vấn trực diện tại nhà của đối tượng hoặc tại trung tâm NC. Phỏng vấn bằng điện thoại. Phỏng vấn qua gửi thư, qua internet. B5: thu thập dữ liệu Dựa trên đặc điểm của nguồn dữ liệu để tiến hành thu thập: - Thứ cấp: đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí. Hạn chế: là không phải là có sẵn, đôi khi không phù hợp và thông tin không có tính cập nhật. - Sơ cấp định tính: thu thập qua phỏng vấn. - Sơ cấp định lượng: thu thập qua quan sát, thảo luận. Đặc tính Sơ cấp Thứ cấp Phù hợp với mục tiêu NC Tính hiện hữu Độ tin cậy Tính cập nhật Tính kinh tế Tốc độ thu thập Cao Cao Cao Cao Thấp Chậm Thấp Thấp Thấp Thấp Cao Nhanh B6: tóm tắt và phân tích dữ liệu Sau khi có dữ liệu thì tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa và nhập dữ liệu vào máy tính, chạy các chương trình phân tích phù hợp. B7: viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu. III. Nhà quản trị và nhà nghiên cứu: NNC thị trường: là người thực hiện các dự án nghiên cứu. Nghĩa vụ của nhà nghiên cứu: - Phát triển một thiết kế nghiên cứu sáng tạo. - Đưa ra những câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng trong kinh doanh và quản lý. Nhà quản trị Mar: là người sử dụng kết quả nghiên cứu để ra quyết định Mar. Nhà quản trị cần chủ động và tích cực tham gia vào quá trình NC, có như vậy mới hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu và bảo đảm Kết quả của NC phù hợp với mục đích NC, hỗ trợ tốt cho quá trình ra quyết định của Nhà quản trị. Nghĩa vụ của nhà quản trị: - Cụ thể hóa các vấn đề - Cung cấp các thông tin nền tảng một cách chính xác, phù hợp. - Giúp đỡ cho việc tiếp cận các nguồn thông tin trong tổ chức. Xung đột giữa NQT và NNC: - Nhà quản lý thường không muốn cung cấp thông tin cho nghiên cứu. - Nhà quản lý nhìn nhà nghiên cứu như là đe dọa đối với địa vị cá nhân của họ. - Nhà nghiên cứu phải quan tâm, hiểu biết văn hóa tổ chức và các tình thế chính trị trong tổ chức. - Nhà nghiên cứu tách biệt, xa rời các nhà quản lý IV. Quy trình ngược trong nghiên cứu thị trường: 8 bước Là cách làm có hiệu quả giúp NNC và NQT phối hợp với nhau tốt trong NC III-Ý tưởng mới: dạng nghiên cứu là concept test Là nghiên cứu định tính ( định lượng) được sử dụng để kiểm tra ý tưởng sản phẩm với khách hàng vào giai đoạn đầu. Nó có thể hỗ trợ các ý tưởng tổng quát trong hầu hết các trường hợp. Là phương pháp nhanh chóng và tiện lợi đo ý kiến và phản ứng lại của khách hàng Là cách tiếp cận linh hoạt đáp ứng nhu cầu đòi hỏi 1 cách chính xác Đưa giá trị khách hàng vào giai đoạn đầu của phát triển sản phẩm Sự cung cấp tin tức và sự hiểu biết sâu sắc sẽ thong báo cho 1 tương lai tươi đẹp và tránh những tốn kém lớn tiềm năng. IV-Khi nào không cần nghiên cứu? Khi thông tin không được sử dụng cho những quyết định quản lý quan trọng Khi quyết định quản lý chứa đựng ít rủi ro ( tính chất của quyết định) Khi không đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu (Giới hạn về thời gian, Khả năng thu thập dữ liệu) Khi chi phí nghiên cứu cao hơn những lợi ích của quyết định mang lại CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU Câu 1: Thiết kế nghiên cứu Khái niệm thiết kế nghiên cứu: là quá trình hoạch định dự án nghiên cứu, là thiết kế một chiến lược để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Vai trò của thiết kế nghiên cứu trong quá trình thực hiện một dự án nghiên cứu: cơ sở giúp nhà quản trị trả lời hai câu hỏi Tại sao phải thực hiện nghiên cứu và nên thực hiện nghiên cứu gì? Giá trị nghiên cứu có xứng đàng với chi phí phải đầu tư cho nó hay không? → cần thiết vì không bao giờ có một thiết kế nghiên cứu hoàn hảo. Những việc cần làm trong quá trình thiết kế một nghiên cứu: nhà nghiên cứu phải - Xác định cụ thể cái gì mình muốn đạt được - Xác định phương cách tối ưu để đạt được nó Ba dạng thiết kế nghiên cứu cơ bản: - Thiết kế nghiên cứu khám phá - Thiết kế nghiên cứu mô tả - Thiết kế nghiên cứu nhân quả Câu 2: Thiết kế nghiên cứu khám phá Khái niệm thiết kế nghiên cứu khám phá: là dạng nghiên cứu mà kết quả của nó được các nhà quản trị marketing sử dụng nhiều nhất. Mục đích: tìm hiểu sơ bộ vấn đề cần nghiên cứu Vai trò: là công cụ hữu hiệu cho việc thiết lập các giả thuyết nghiên cứu Ví dụ: tìm hiểu sơ bộ về thị trường xe gắn máy tại Hà Nội => đến một số cửa hàng bán lẻ để tìm hiểu về giá cả, kiểu dáng Cách thức thu thập dữ liệu của thiết kế nghiên cứu khám phá - Nghiên cứu khám phá thông qua dữ liệu thứ cấp  Ưu điểm: cách nhanh nhất và rẻ tiền nhất để khám phá thị trường quốc tế  Nhược điểm: dữ liệu thứ cấp nên mức độ phù hợp với mục tiêu nghiên cứu không cao, có thể bị lạc hậu và độ tin cậy thấp - Nghiên cứu khám phá thông qua dữ liệu sơ cấp Sử dụng phổ biến trong nghiên cứu thị trường Phương pháp nghiên cứu sử dụng: định tính (nghiên cứu kinh nghiệm – khám phá thị trường quốc tế, thảo luận nhóm – nghiên cứu thị trường hàng tiêu dùng, thảo luận tay đôi – nghiên cứu thị trường hàng công nghiệp)  Thực hiện linh hoạt Câu 3: Thiết kế nghiên cứu mô tả Khái niệm thiết kế nghiên cứu mô tả: nghiên cứu sử dụng khi cần mô tả thị trường. Vai trò của nghiên cứu mô tả: dùng để mô tả thị trường (đối tượng nghiên cứu cần phải được chọn là đại diện cho thị trường nghiên cứu) Ví dụ: Mô tả đặc tính của người tiêu dùng (tuổi, giới tính, thu nhập,…), thói quen tiêu dùng, thái độ của họ đối với các thành phần marketing của cty và của đối thủ cạnh tranh Mô tả quan hệ giữa chi phí quảng cáo, mức độ nhận biết thương hiệu… Phương pháp nghiên cứu: tại hiện trường thông qua bảng câu hỏi chi tiết - Phỏng vấn trực tiếp - Phỏng vấn bằng thư - Phỏng vấn bằng điện thoại - Phỏng vấn bằng thư điện tử hay mạng internet  Quy trình nghiên cứu chặt chẽ, chi tiết, có thể thực hiện tại 1 thời điểm hoặc lặp lại nhiều lần Câu 4: Thiết kế nhân quả Khái niệm thiết kế nhân quả: nghiên cứu nhằm mục đích tìm mối quan hệ nhân quả giữa các biến của thị trường Ví dụ: nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo và mức độ nhận biết thương hiệu Phương pháp nghiên cứu: kỹ thuật thử nghiệm – cần thiết kế thử nghiệm - Điều kiện cho mối quan hệ nhân quả  Biến nguyên nhân và biến kết quả phải biến thiên đồng hành với nhau (nguyên nhân thay đổi – kết quả thay đổi tương ứng)  Biến kết quả phải xuất hiện sau hoặc đồng thời với biến nguyên nhân  Không có lý giải khác cho biến kết quả trừ biến nguyên nhân đã được xác định - Biến thử nghiệm  Biến độc lập (xử lý – ký hiệu X): các biến nhà nghiên cứu muốn tìm hiệu ứng của nó (hiệu ứng của một chương trình khuyến mãi vào doanh thi của một thương hiệu)  Biến phụ thuộc (đo lường – ký hiệu O): các biến chịu sự tác động của biến độc lập và nhà nghiên cứu đo lường hiệu ứng của tác động này  Biến ngoại lai: các biến tham gia vào quá trình thử nghiệm mà chúng ta không biết hoặc không kiểm soát được → biến làm giảm giá trị của thử nghiệm - Đơn vị thử nghiệm: phần tử mà nhà nghiên cứu sử dụng để tiến hành xử lý và đo lường hiệu ứng của xử lý  Nhóm thử nghiệm – EG : đo lường mối quan hệ nhân quả của các biến  Nhóm kiểm soát – CG : kiểm soát hiệu ứng của biến ngoại lai → chọn đơn vị thử nghiệm bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên – R - Hiện trường thử nghiệm  Hiện trường thật: nhà nghiên cứu sử dụng hiện trường thật để tiến hành thử nghiệm → tăng hiệu quả của việc tổng quát hóa kết quả  Hiện trường giả tạo: hiện trường do nhà nghiên cứu thiết kế và xây dựng ra để tiến hành thử nghiệm → nhà nghiên cứu dễ kiểm soát biến ngoại lai - Giá trị của thử nghiệm  Giá trị nội: khả năng loại trừ các lý giải thay thế cho kết quả thử nghiệm → Giá trị nội càng cao thì hiệu ứng của biến ngoại lai càng thấp  Giá trị ngoại: khả năng tổng quát hoá kết quả của thử nghiệm cho thị trường thật → Thị trường thử nghiệm càng gần với thị trường thật thì giá trị ngoại càng cao  → giá trị nội và ngoại ngược nhau Câu 5: Đề nghị nghiên cứu Khái niệm đề nghị nghiên cứu: công cụ dùng để liên lạc về nghiên cứu giữa nhà nghiên cứu và nhà quản trị marketing Vai trò của đề nghị nghiên cứu: - Xác định nhu cầu nghiên cứu - Sự cần thiết khi thực hiện nghiên cứu  Đảm bảo nhà nghiên cứu hiểu biết rõ ràng về vấn đề quản trị mà nhà quản trị marketing cần thông tin để ra quyết định → nhận dạng được sự phù hợp của nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung nếu cần  Đánh giá phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập dữ liệu  Đánh giá chi phí – lợi ích của dự án nghiên cứu (so sánh lợi ích và chi phí)  Phác họa kế hoạch thực hiện dự án  Là hợp đồng nghiên cứu và là công cụ kiểm soát Nội dung của đề nghị nghiên cứu: - Thư trao đổi - Tên dự án nghiên cứu - Cơ sở nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu và mục đích - Phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Báo cáo kết quả nghiên cứu - Ngân sách và thời biểu nghiên cứu - Lý lích của nhà nghiên cứu CHƯƠNG 3: CHỌN MẪU ĐỂ NGHIÊN CỨU Câu 1: Lý do chọn mẫu - Tiết kiệm chi phí  Nguồn ngân sách cho dự án nghiên cứu thị trường là giới hạn  Số lượng các phần tử cần nghiên cứu càng lớn thì chi phí việc thực hiện nghiên cứu càng cao  Giảm chi phí cho mẫu thử: một số nghiên cứu cần cho đối tượng nghiên cứu dùng thử sản phẩm – chi phí sẽ cao nếu tiến hành cho toàn thị trường - Tiết kiệm thời gian: nghiên cứu toàn bộ thị trường tốn nhiều thời gian hơn nghiên cứu chọn một mẫu - Kết quả chính xác hơn: hai loại sai lệch trong nghiên cứu  Sai lệch do chọn mẫu - SE: sai lệch gây ra do chọn mẫu - luôn xuất hiện  Kích thước mẫu càng tăng – sai lệch càng giảm  Sai lệch không do chọn mẫu: sai lệch phát sinh trong quá trình thu thập dữ liệu Kích thước mẫu càng lớn – sai lệch càng tăng Câu 2: Khái niệm cơ bản trong chọn mẫu - Đám đông: thị trường mà nhả nghiên cứu cần nghiên cứu để thỏa mãn mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của mình - Đám đông nghiên cứu: quy mô của đám đông ta có thể có được để thực hiện nghiên cứu – thị trường nghiên cứu  Được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp  lạc hậu & có sai lệch - Phần tử: đối tượng cần thu thập dữ liệu – đơn vị nhỏ nhất của đám đông + đơn vị cuối cùng của quá trình chọn mẫu  Kích thước đám đông N  Kích thước mẫu n - Đơn vị: nhóm nhỏ có những đặc tính cần thiết được chia từ đám đông - Khung mẫu: danh sách liệt kê dữ liệu cần thiết của tất cả các đơn vị vả phần tử của đám đông để thực hiện việc chọn mẫu – khó khăn lớn nhất vì hạn chế về độ tin cậu và số lượng - Hiệu quả chọn mẫu: đo lường theo hai chỉ tiêu  Hiệu quả thống kê: đo lường dựa vào sai lệch chuẩn của ước lượng  Hiệu quả kinh tế: đo lường dựa vào chi phí thu thập dữ liệu của mẫu với độ chính xác mong muốn Câu 3: Quy trình chọn mẫu - Xác định thị trường nghiên cứu - Xác định khung chọn mẫu - Xác định kích thước mẫu - Chọn phương pháp chọn mẫu  Chọn mẫu theo xác suất  Chọn mẫu phi xác suất - Tiến hành chọn Câu 4: Chọn mẫu theo xác suất - Phương pháp ngẫu nhiên đơn giản: các phần tử có xác suất tham gia vào mẫu biết trước và như nhau Phần tử mẫu được chọn từ đám đông Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện Nhược điểm: mức phân bố mẫu có thể bị vi phạm  sử dụng trong đám đông có kích thước nhỏ [...]... tiễn – các thị trường chưa có khung chọn mẫu CHƯƠNG 4 SO SÁNH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG Nghiên cứu định tính Mục đích Dạng nghiên cứu Dữ liệu thu thập Công cụ thu thập Kỹ thuật thu thập dữ liệu Nghiên cứu định lượng Tìm hiểu sâu sắc đặc tính của hành vi (họ nghĩ gì và cảm xúc như thế nào) Lượng hóa các đặc tính của hành vi, thái độ Là dạng nghiên cứu khám phá Là dạng nghiên cứu mô tả, nghiên cứu nhân quả... 1 Ước lượng tham số thị trường - Nguyên tắc: không thu thập dữ liệu của toàn thị trường mà chỉ thu thập dữ liệu của mẫu - Mục đích: để tiết kiệm thời gian và chi phí, từ những dữ liệu thu thập của mẫu được ta suy ra các tham số của thị trường cần nghiên cứu 2 Ước lượng điểm: - Nguyên tắc: dựa vào các thông tin của mẫu đã thu thập để ước lượng các thông tin của thị trường nghiên cứu Kết quả ước lượng... thử 2: sẽ phỏng vấn người trả lời thực sự trong thị trường nghiên cứu Tuy nhiên, mục đích của cuộc phỏng vấn này không phải để thu thập dữ liệu mà là để đánh giá bảng câu hỏi: - Đối tượng nghiên cứu có hiểu đúng câu hỏi ko? - Họ có thông tin không? - Hỏi vậy, họ có chịu cung cấp thông tin không? - Thông tin họ cung cấp có đúng là thông tin cần thiết không? b Độ giá trị & Độ tin cậy - Một đo lường thái... dùng để gạn lọc, để chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và để tạo nên dàn bài thảo luận, cách thức thực hiện, địa điểm thu thập dữ liệu phù hợp với mục đích đề tài nghiên cứu III.Vai trò nhà nghiên cứu trong thu thập dữ liệu định tính? Nhà nghiên cứu định tính xem xét các hiện tượng xã hội như một chỉnh thể Điều này giải thích tại sao nghiên cứu định tính thể hiện như những quan... tử khác  Phù hợp với thị trường có ít phần tử và khó xác định phần tử này - Phương pháp định mức: dựa vào các đặc tính kiểm soát xác định trong đám đông để chọn số phần tử với điều kiện số phần tử có cùng tỉ lệ của đám đông theo thuộc tính kiểm soát  Mẫu được chọn không tổng quát hóa cho thị trường nghiên cứu  Đúng thuộc tính kiểm soát – đại diện cho thị trường nghiên cứu (tính đồng nhất của các... đề nghiên cứu thông qua điện thoại +Tại sao cùng nhóm đồng nhất khác nhóm dị biệt?// các bạn cho ý kiến về phần này nhé!! 2.Thảo luận tay đôi: Kỹ thuật thu nhập dữ liệu thong qua việc thảo luận giữa hai người đó là nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, kỹ thuật này thích hợp cho đề tài nghiên cứu mang tính chất cá nhân cao Bao nhiêu người là đủ? Chỉ có 2 người đó là nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên. .. nhất trong dự án nghiên cứu định tính Việc thu nhập dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu, nhà nghiên cứu trong trường hợp này là người điều khiển chương trình Việc tuyển chọn đối tượng nghiên cứu cũng góp phần quan trọng cho việc thành công của thảo luận nhóm Số lượng nhóm? Số lượng thành viên trong nhóm? +Nhóm... cứu, thiết kế nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích thông tin cho đén khâu cuối cùng- báo cáo kết quả Tất cả các phần này phải thỏa mãn một nguyên tắc cơ bản: thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu Nghiên cứu thị trường NC khám phá NC mô tả NC nhân quả NC đột xuất NC kết hợp NC liên tục Dữ liệu tổ hợp Mục đích NC Tìm hiểu sơ bộ or khẳng định vấn đề NC Dùng để mô tả thị trường Tìm ra mối... hỏi sau: i- Người trả lời có hiểu câu hỏi không? ii- Họ có thông tin không? iii- Họ có cung cấp thông tin không? iv-Thông tin họ cung cấp có đúng dữ liệu cần thu thập không?  Bước 4: Xác định hình thức trả lời Có 2 hình thức trảlời: Câu hỏi đóng (closed – end questions): là câu hỏi có các trả lời cho sẵn Do đảm bảo được tính khuyết danh và không mất nhiều công sức khi người trả lời chỉ việc đánh dấu... Nguyên tắc: dựa vào thông tin thu thập từ mẫu để ước lượng cho tham số đám đông Kết quả của ước lượng là 1 quãng (a,b) chứa tham số đám đông, với xác suất (1-α ) 4 Kiểm định giả thuyết về tham số thị trường - Nguyên tắc: đưa các giả thuyết về các tham số thị trường, thu thập thông tin từ mẫu để kiểm định giả thuyết đã đưa ra - Các bước kiểm định giả thuyết: 1 Thiết lập các giả thuyết “không” Ho và giả thuyết . đông: thị trường mà nhả nghiên cứu cần nghiên cứu để thỏa mãn mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của mình - Đám đông nghiên cứu: quy mô của đám đông ta có thể có được để thực hiện nghiên. Thiết kế nghiên cứu mô tả Khái niệm thiết kế nghiên cứu mô tả: nghiên cứu sử dụng khi cần mô tả thị trường. Vai trò của nghiên cứu mô tả: dùng để mô tả thị trường (đối tượng nghiên cứu cần phải. vấn đề nghiên cứu này. 3. Nghiên cứu khám phá /nghiên cứu mô tả/ nghiên cứu nhân quả 3.1. Nghiên cứu khám phá: là bước đầu tiên trong nghiên cứu, mục đích để tìm hiểu sơ bộ vấn đề nghiên cứu cũng

Ngày đăng: 05/08/2015, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w