1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang

153 857 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Kế toán trách nhiệm hỗ trợ nhà quản trị cấp cao trong việc kiểm soát và đánh giá năng lực của nhà quản trị cấp thấp hơn trong tiến trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, thông tin đư

Trang 1

CHÂU HỒNG PHƯƠNG THẢO

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

THỦY SẢN AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học, tất cả các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn là trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình

Tác giả luận văn

Châu Hồng Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN a MỤC LỤC b DANH MỤC SƠ ĐỒ f DANH MỤC BẢNG g DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT h

PHẦN MỞ ĐẦU i

PHẦN MỞ ĐẦU i

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1

1.1 Bản chất và vai trò của kế toán quản trị 1

1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị 1

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 1

1.2 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 2

1.2.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm 2

1.2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 4

1.2.3 Chức năng và đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm 5

1.2.3.1 Chức năng của kế toán trách nhiệm 5

1.2.3.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm 6

1.3 Các thành phần của hệ thống kế toán trách nhiệm 6

1.3.1 Sự phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm 6

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá các trung tâm trách nhiệm 11

1.3.2.1 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm chi phí 11

1.3.2.2 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu 12

Trang 5

1.3.2.3 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm

lợi nhuận 13

1.3.2.4 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm đầu tư 13

1.3.3 Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm 16

1.3.3.1 Đặc điểm và yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm 16

1.3.3.2 Nội dung báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm 16

1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm 20

1.4.1 Đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần 20

1.4.2 Ảnh hưởng của mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 26

2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang 26

2.1.1 Quá trình hình thành 26

2.1.2 Đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh 28

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 29

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2012 33

2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 36

2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 37

2.2.1 Bộ máy kế toán 37

2.2.2 Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 38

2.2.3 Chế độ và chính sách kế toán 39

2.3 Tình hình thực hiện công tác kế toán quản trị tại công ty 40

2.3.1 Công tác dự toán ngân sách 40

2.3.2 Tình hình lập các báo cáo kế toán quản trị 40

Trang 6

2.4.1 Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm

quản lý tại công ty 41

2.4.2 Kết quả khảo sát 42

2.4.2.1 Sự phân cấp quản lý trong công ty 42

2.4.2.2 Phương thức đánh giá trách nhiệm quản lý được thực hiện tại công ty 43

2.4.2.2.1 Phương thức đánh giá trách nhiệm quản lý đối với các xí nghiệp 44

2.4.2.2.2 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với các phòng ban chức năng 52

2.4.2.2.3 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với chi nhánh TPHCM 53

2.4.2.2.4 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc 55

2.5 Đánh giá thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty 57

2.5.1 Về sự phân cấp quản lý trong công ty 58

2.5.2 Về phương thức đánh giá trách nhiệm quản lý 59

2.5.2.1 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với các xí nghiệp 59

2.5.2.2 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với các phòng ban chức năng 60

2.5.2.3 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với chi nhánh TP.HCM 61

2.5.2.4 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.61 2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 65

3.1 Quan điểm tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Agifish 65

3.1.1 Tổ chức kế toán trách nhiệm phải phù hợp với mô hình tổ chức quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 65

3.1.2 Tổ chức kế toán trách nhiệm phải phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty 65

3.1.3 Các báo cáo kế toán trách nhiệm của công ty phải phù hợp với hệ thống báo cáo kế toán chung của công ty 66

Trang 7

3.1.4 Tổ chức kế toán trách nhiệm phải đảm bảo sự hài hòa giữa chi phí và lợi ích 66

3.2 Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty 67

3.2.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm 67

3.2.1.1 Trung tâm chi phí 67

3.2.1.2 Trung tâm doanh thu 71

3.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận 72

3.2.1.4 Trung tâm đầu tư 72

3.2.2 Xác định các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm 72

3.2.3 Xây dựng báo cáo trách nhiệm theo từng trung tâm 76

3.2.3.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 76

3.2.3.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 78

3.2.3.3 Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm lợi nhuận 78

3.2.3.4 Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm đầu tư 79

3.2.4 Tổ chức công tác thu thập và phân tích dữ liệu theo yêu cầu của kế toán trách nhiệm 80

3.3 Các điều kiện để vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty 81

3.3.1 Về nhận thức 81

3.3.2 Về nhân sự 82

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống dự toán cho các trung tâm trách nhiệm 83

3.3.3.1 Lập dự toán cho trung tâm chi phí 84

3.3.3.2 Lập dự toán cho trung tâm doanh thu 86

3.3.3.3 Lập dự toán cho trung tâm lợi nhuận 87

3.3.3.4 Lập dự toán cho trung tâm đầu tư 87

3.3.4 Về sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 88

KẾT LUẬN CHUNG 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Phân loại các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị sản xuất 10

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các công ty niêm yết ở Việt Nam 21 Sơ đồ 1.3: Qui trình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần 23

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Agifish 31

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán công ty Agifish 38

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp sản xuất 44

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp AGF360 48

Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Dịch vụ thủy sản 49

Sơ đồ 2.6: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp Kho vận MỹThới 51

Sơ đồ 2.7: Cơ cấu quản lý của các phòng ban chức năng 52

Sơ đồ 2.8: Cơ cấu tổ chức quản lý Chi nhánh TP.HCM 54

Sơ đồ 2.9: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc 55

Sơ đồ 3.1: Trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất 69

Sơ đồ 3.2: Trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh 70

Sơ đồ 3.3: Trung tâm chi phí thuộc khối quản lý doanh nghiệp 71

Sơ đồ 3.4: Trung tâm doanh thu 71

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá của các trung tâm trách nhiệm 15

Bảng 1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức 17

Bảng 1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán 17

Bảng 1.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 18

Bảng 1.5 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 19

Bảng 1.6 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư 20

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Agifish 34

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế và lý thuyết đã chứng minh, bộ máy kế toán góp phần không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp, không chỉ là nguồn cung cấp thông tin, kế toán còn được xem như một trong những công cụ mà nhà quản lý sử dụng để điều hành công việc nhằm hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp Nếu như kế toán tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì kế toán quản trị cung cấp thông tin để nhà quản trị hoạch định chiến lược, kiểm soát hoạt động và ra quyết định So với kế toán tài chính thì kế toán quản trị được nghiên cứu và phát triển sau nhưng cũng thể hiện được tầm quan trọng của nó đối với công tác điều hành trong tổ chức, doanh nghiệp Ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vai trò của kế toán quản trị trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, thế nên việc tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp là tất yếu

Một thành phần rất quan trọng, không thể thiếu khi nghiên cứu, xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong một doanh nghiệp đó là kế toán trách nhiệm, đây là một nội dung quan trọng của kế toán quản trị, nó được xem là phương pháp xử lý và cung cấp thông tin kế toán nhằm kiểm soát quản lý thành công Kế toán trách nhiệm

hỗ trợ nhà quản trị cấp cao trong việc kiểm soát và đánh giá năng lực của nhà quản trị cấp thấp hơn trong tiến trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán trách nhiệm còn làm cơ sở cho các nhà quản trị

bộ phận xem xét lại hành vi quản lý của mình để kịp thời điều chỉnh, định hướng hoạt động trong tương lai

Trên thế giới, việc nghiên cứu và vận dụng kế toán trách nhiệm vào doanh nghiệp đã phát triển cả về lý luận và thực tiễn từ thập niên 50 của thế kỷ hai mươi

Ở Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu sử dụng thông tin phục vụ cho quản lý nội bộ cũng như đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động

Trang 12

của các bộ phận, nhưng việc tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm vào doanh nghiệp còn rất hạn chế.1

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh khốc liệt, buộc các doanh nghiệp phải tranh thủ các nguồn ngoại lực và phát huy tối đa nội lực để kịp thời thích nghi với nhịp độ biến đổi của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh Một trong những yếu tố nội lực đó là việc kiểm soát các hoạt động nội bộ, làm sao đảm bảo tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp có sự phối hợp nhịp nhàng để đạt được mục tiêu Như đã trình bày ở trên, hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ đáp ứng được nhu cầu này Đối với doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn , cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều bộ phận với các chức năng riêng biệt thì việc triển khai sử dụng kế toán trách nhiệm là rất cần thiết

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2002 Ngoài những đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động của công ty còn mang những đặc trưng riêng của ngành chế biến thủy sản, từ việc tổ chức vùng nuôi nguyên liệu đến việc tổ chức sản xuất, cùng với sự đa dạng của các sản phẩm đầu ra cũng như thị trường tiêu thụ,… nên cơ cấu tổ chức của công ty gắn liền với trách nhiệm của nhiều bộ phận trực thuộc, cần phải có một công cụ hỗ trợ nhà quản trị trong việc kiểm soát và đánh giá thành quả của các bộ phận này

Với những đặc điểm như trên, việc tổ chức công tác kế toán trách nhiệm một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh là thực sự cần thiết cho công tác quản trị của công ty, giúp nhà quản lý cấp cao kịp thời đánh giá được trách nhiệm của từng nhà quản lý bộ phận Bên cạnh đó, thông tin được cung cấp từ hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ là cơ sở để các nhà quản trị có sự điều chỉnh trong

1 Tổng hợp từ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thiết kế hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Phạm Văn Dược

Trang 13

hoạt động và đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn

đề tài “Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu thủy sản An Giang” để thực hiện luận văn

2 Những công trình nghiên cứu trước đây

2.1 Các đề tài về xây dựng và hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại một doanh nghiệp cụ thể

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm trong một doanh nghiệp cụ thể đã được nhiều tác giả nghiên cứu khi thực hiện luận văn thạc sĩ, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp rất đa dạng như: sản xuất, xây dựng, vận tải, chứng khoán, …Các doanh nghiệp có cách tổ chức quản lý khác nhau nên hệ thống

kế toán trách nhiệm cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp Trong mỗi bài nghiên cứu các tác giả trình bày 3 phần chính:

- Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm

- Tình hình thực hiện kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện

Đối với phần lý thuyết, các tác giả đã trình bày đầy đủ cơ sở lý thuyết về kế

toán trách nhiệm như: khái niệm, vai trò và các nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm Ngoài nội dung này, khi thực hiện luận văn các tác giả đã bổ sung thêm một

số nội dung như:

- Tác giả Võ Thị Thức, người thực hiện luận văn “Hoàn thiện hệ thống kế

toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội” năm 2011

cũng trình bày thêm các nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm như: hệ thống

dự toán cho các trung tâm trách nhiệm, định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ, phân tích biến động chi phí, doanh thu, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận

- Tác giả Dương Thị Cẩm Nhung bổ sung thêm nội dung của lý thuyết bảng

cân bằng điểm khi thực hiện luận văn “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty

cổ phần vận tải quốc tế I.T.I” năm 2007

Trang 14

- Ngoài những nội dung về cơ sở lý thuyết của kế toán trách nhiệm đã nêu ở

trên, trong luận văn “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Văn hóa Sài

Gòn – Công ty TNHH một thành viên” năm 2012, tác giả Bùi Thị Bích Liên có đề

cập đến lý thuyết về phân loại chi phí gắn với trách nhiệm bộ phận

- Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con vào năm 2006, vì thế

trong phần cơ sở lý thuyết của đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống kế toán

trách nhiệm tại IDICO” năm 2010, tác giả Đỗ Khánh Ly đã nêu thêm những ảnh

hưởng của đặc điểm cơ cấu tổ chức trong tổng công ty hoạt động theo mô hình công

ty mẹ - công ty con đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm

Về thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty: đa phần các

công ty chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị riêng biệt, công việc kế toán quản trị

do nhân viên kế toán tài chính kiêm nhiệm nên công tác kế toán trách nhiệm cũng được nhân viên kế toán tài chính thực hiện theo yêu cầu quản lý của công ty Hầu hết các công ty đã thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ mang tính quản trị trong công

ty, nhưng vì chưa phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm một cách rõ ràng nên các bảng dự toán, báo cáo được lập chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chứ chưa dùng để đánh giá trách nhiệm quản lý Nhìn chung, kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý trong các công ty vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu kiểm soát, đánh giá các hoạt động trong công ty Vì thế, các công ty cần có sự đầu tư đúng mức để hoàn thiện hệ thống đánh giá trách nhiệm quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động

Quan điểm và giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại các công ty: từ

thực trạng trên, các tác giả đã nêu quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện Hệ thống kế toán trách nhiệm trong một công ty phải được xây dựng phù hợp với mô hình tổ chức quản lý và trình độ quản lý của công ty, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý các cấp, ngoài ra còn phải đảm bảo phù hợp với hệ thống báo cáo kế toán đang thực hiện Một yếu tố rất quan trọng khi xây dựng kế toán trách nhiệm tại một doanh nghiệp là phải đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế

Trang 15

của hoạt động kế toán, tức là phải có tính phù hợp và hài hòa giữa lợi ích và chi phí Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện được đề xuất bởi các tác giả tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

2.2 Một số bài nghiên cứu có liên quan

Phần này trình bày một số nghiên cứu có liên quan đến kế toán trách nhiệm, các nghiên cứu này cho thấy được nhận thức của các tổ chức đối với phạm vi, chức năng của kế toán trách nhiệm, mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm và các yếu tố tác động đến hiệu quả của hệ thống kế toán trách nhiệm trong tổ chức

Theo bài nghiên cứu“Thiết lập hệ thống kế toán quản trị khi phân chia một

tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm” năm 2011, được thực hiện bởi Groşanu

Adrian và Răchişan Paula Ramonathì có đến 91,2% các công ty cho rằng thông tin

kế toán quản trị là rất cần thiết nhưng chỉ có 39% công ty ứng dụng mô hình quản lý

theo các trung tâm trách nhiệm Một đề tài nghiên cứu khác “Thiết kế hệ thống báo

cáo kế toán trách nhiệm bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất

ở Việt Nam”, năm 2009, chủ nhiệm đề tài: Phạm Văn Dược, mặc dù 85,7% doanh

nghiệp xác định là có nhu cầu và rất cần thông tin phục vụ quản lý nội bộ, cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý và thành quả hoạt động của bộ phận nhưng tình hình

tổ chức và vận hành kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế: trong số 42 doanh nghiệp được phỏng vấn thì chỉ có 1 doanh nghiệp đã vận hành, 2 doanh nghiệp đang tổ chức, 39 doanh nghiệp chưa tổ chức kế toán trách nhiệm Rõ ràng nhu cầu đã được xác định nhưng việc ứng dụng vào doanh nghiệp còn hạn chế

Trong nghiên cứu của Eman Al Hanini năm 2013 về “Mức độ thực hiện kế

toán trách nhiệm trong các ngân hàng ở Jordan”, việc khuyến khích nhân viên

bằng cách trao thưởng cho những nhân viên của ngân hàng dựa trên hiệu quả và mục tiêu đạt được cũng là biện pháp có hiệu ứng động viên đối với nhân viên Theo

Dr Atef Aqeel Al-Bawab, tác giả của bài nghiên cứu “Tác động của việc phân

quyền và kế toán trách nhiệm trong việc đánh giá hiệu suất của các đơn vị trực

Trang 16

thuộc trong các ngân hàng ở Yemen” thì nên sử dụng cả chỉ tiêu tài chính và phi tài

chính để đánh giá hoạt động của các đơn vị trực thuộc

Để phát huy hiệu quả của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức, theo nhóm tác giả Moses Nyakuwanika, Gumisai Jacob Gutu, Silibaziso Zhou, Frank

Tagwireyi và Clainos Chidoko nêu ra trong bài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả của

hệ thống kế toán trách nhiệm trong lĩnh vực y tế ở Zimbawe” thì các nhà quản lý

cấp trên phải thông tin đầy đủ về việc lập dự toán cho các nhà quản lý cấp dưới, các báo cáo bộ phận cần có sự phân biệt giữa chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được Bên cạnh đó, các báo cáo được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý thì người được đánh giá phải có đủ thời gian và cơ hội phản hồi lại những thông tin

từ báo cáo, giữa các trung tâm trách nhiệm phải có sự phối hợp trong hoạt động

Trên đây là phần khái quát một số điểm chính của các bài nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, đây sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu và xây

dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong một đơn vị cụ thể

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng hợp và xây dựng cơ sở lý thuyết về việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất dựa trên các tài liệu lý thuyết và nghiên cứu trước về lĩnh vực có liên quan

- Tìm hiểu đặc điểm kinh doanh, mô hình quản lý của công ty Agifish, thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý của công ty và đưa ra nhận xét

- Xác định hệ thống chỉ tiêu trong các báo cáo trách nhiệm của công ty Agifish

- Đề xuất giải pháp tổ chức công tác kế toán trách nhiệm phù hợp với yêu cầu

và trình độ quản lý của công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài thuộc lĩnh vực kế toán quản trị, cụ thể là kế toán trách nhiệm Đề tài giới hạn vào việc tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm, nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang sao cho phù hợp với qui mô, trình độ quản lý của các cấp quản trị tại công ty

Trang 17

Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về kế toán trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp

- Hệ thống hóa các lý thuyết về kế toán trách nhiệm như: vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và điều kiện áp dụng, khái niệm các trung tâm trách nhiệm, các tiêu chí đánh giá hoạt động của trung tâm trách nhiệm,

hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm

- Tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty, nhận diện những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại

- Nêu quan điểm tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty, từ đó đề xuất giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty bao gồm các thành phần: xác định các trung tâm trách nhiệm, xác định các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm, thiết lập hệ thống báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm

5 Phương pháp nghiên cứu

Đây là nghiên cứu ứng dụng, vận dụng vào thực tiễn tại một đơn vị cụ thể trên nền lý thuyết sẵn có Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu thập và xử lý dữ liệu như sau:

- Thu thập các bài nghiên cứu trước, sau đó dùng phương pháp tổng hợp để khái quát về kết quả của các bài nghiên cứu, đưa ra nhận xét chung

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị, tập trung vào lý thuyết về

kế toán trách nhiệm Từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc ứng dụng kế toán trách nhiệm vào thực tiễn tại doanh nghiệp sản xuất thủy sản

- Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại công ty Ngoài ra, còn dùng phương pháp phỏng vấn, quan sát để hiểu rõ hơn về đặc điểm kinh doanh, quản lý của công ty Xử lý dữ liệu thu thập được bằng cách dùng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh

Trang 18

6 Những đóng góp của luận văn

Đóng góp của luận văn về mặt thực tiễn là dựa trên cơ sở lý thuyết tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty Agifish, sau đó đề xuất giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với qui mô, trình độ quản lý của công ty Những giải pháp bao gồm:

- Xác định các trung tâm trách nhiệm dựa vào chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty

- Xác định các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm

- Thiết lập hệ thống báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu như sau:

- Phần mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm

- Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại Công ty

cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

- Chương 3: Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

- Phần kết luận

Ngoài những nội dung trên, luận văn còn trình bày danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục các bảng dữ liệu minh họa

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.1 Bản chất và vai trò của kế toán quản trị

1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị

Kế toán quản trị được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với hình thức sơ khai ban đầu là hệ thống quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất Kinh tế thị trường phát triển cùng với sức ép cạnh tranh, các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp cần phải có thông tin linh hoạt, kịp thời để phục vụ cho chức năng hoạch định chiến lược, kiểm soát và ra quyết định, chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển của kế toán quản trị

Xét về mặt lý luận, mặc dù có nhiều phát biểu khác nhau về kế toán quản trị

của nhiều nhóm tác giả, khái quát các quan điểm đó ta có thể xem “kế toán quản trị

như là một quy trình định dạng, thu thập, kiểm tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện toàn diện các chức năng quản trị”( Huỳnh Lợi, 2012, trang 20 [4]) Kế toán quản trị được ra đời và phát

triển cùng với nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị và sự thay đổi của khoa học quản lý Sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế đã thúc đẩy kế toán quản trị phát triển nhanh chóng và trở thành công cụ quản lý, một bộ phận thiết yếu của quản trị Tóm lại, kế toán quản trị là sự kết hợp của kế toán, tài chính và quản trị cùng với các kỹ thuật cần thiết để hướng doanh nghiệp tới thành công

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Thứ nhất, với hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán quản

trị giúp nhà quản trị có được những tài liệu cụ thể về mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ Từ đó, nhà quản trị thiết lập được định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận,

Trang 20

của toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ để khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh

tế, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro

Thứ hai, với những báo cáo đo lường, định tính kết quả hoạt động sản xuất,

hoạt động tiêu thụ, hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn,…sẽ giúp nhà quản trị hiểu được tình hình tổ chức, thực hiện ở từng bộ phận, ở doanh nghiệp Từ đó, nhà quản trị hiểu được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đúng hướng

Thứ ba, với các báo cáo biến động giữa thực tế so với dự toán và những

nguyên nhân gây ra biến động sẽ giúp cho nhà quản trị nhận biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xu hướng ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra biến động Từ đó, nhà quản trị có cơ sở để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận

Thứ tư, với những báo cáo phân tích các phương án kinh doanh, phân tích chi

phí hữu ích, phân tích tiềm năng kinh tế, tài chính của tài sản, nguồn vốn,…giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời, hợp lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp và đảm bảo mục tiêu chung của doanh nghiệp

Tất cả các thông tin do kế toán quản trị cung cấp phần lớn nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản trị Vì vậy, kế toán quản trị cung cấp những thông tin linh hoạt, kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án để lựa chon phương án tối ưu

Tóm lại, thông tin kế toán quản trị là thực sự hữu ích và cần thiết cho các nhà

quản trị của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại Đó là một hệ thống thông tin vật chất – trách nhiệm, hệ thống thông tin minh bạch về trách nhiệm

nội bộ của doanh nghiệp trong điều hành, quản trị doanh nghiệp

1.2 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân, nhằm giám sát và đánh giá kết quả của từng bộ phận

trong tổ chức (Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011, trang 264 [7] )

Trang 21

Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản, quan trọng của kế toán quản trị, do vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp quản lý trong tổ chức, nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn

tại hệ thống kế toán trách nhiệm (Huỳnh Lợi, 2012, trang 213 [4] ) Cùng với sự tồn

tại đồng thời đó, kế toán trách nhiệm sẽ giúp các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động ở các bộ phận trực thuộc một cách có hệ thống

Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm của nhiều tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu về kế toán quản trị, nhưng các quan điểm đó không đối nghịch nhau mà bổ sung cho nhau giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kế toán trách nhiệm

Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv.D.Banker, Robert Kaplan và S.mart Young thì kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong

tổ chức Nhóm tác giả còn nhấn mạnh việc đánh giá trách nhiệm quản lý ở khía cạnh thu nhập và chi phí gắn liền với quyền kiểm soát

Theo nhóm tác giả David F.Hawkins, V.G.Narayanan, Jacob Cohen, Michele Jurgens: kế toán trách nhiệm là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan, về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những thông tin trách nhiệm trong một công ty – những đơn vị trong tổ chức được đứng đầu bởi những nhà quản lý có trách nhiệm cho kết quả hoạt động của đơn vị họ quản lý

Theo nhóm tác giả B Venkatrathnam và Raji Reddy – Asso: kế toán trách nhiệm là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc

về ủy quyền và xác định trách nhiệm

Trang 22

Theo tác giả James R Martin: kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng

Từ những quan điểm trên, có thể khái quát những đặc điểm của kế toán trách nhiệm như sau:

- Kế toán trách nhiệm là một quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính dùng để kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong từng bộ phận của tổ chức Việc kiểm tra và đánh giá hoạt động của các bộ phận được thực hiện dựa vào quyền hạn được giao

- Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị, được vận dụng trong các tổ chức có sự phân quyền quản lý một cách rõ ràng Do sự khác nhau về

mô hình phân quyền quản lý ở các tổ chức nên hệ thống kế toán trách nhiệm ở các

tổ chức cũng khác nhau

1.2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên phải định hướng mục tiêu, sau đó xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Để đảm bảo cho các đơn vị trong doanh nghiệp đi đúng hướng gắn liền với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp thì việc kiểm tra, đánh giá và động viên nhà quản trị các cấp là không thể thiếu Chính điều này đã làm nổi bật vai trò của hệ thống kế toán trách nhiệm, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức nhằm giúp các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau Do vậy, kế toán trách nhiệm được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm

Trang 23

Kế toán trách nhiệm được thực hiện dựa trên những thông tin có liên quan đến các đầu vào và đầu ra Những nguồn lực được sử dụng được gọi là đầu vào Những nguồn lực được sử dụng bởi một tổ chức về cơ bản là có bản chất tự nhiên, vật chất như số lượng nguyên liệu được tiêu dùng, số lượng lao động,…Với sự kiểm soát mang tính quản lý, những nguồn lực vật chất mang tính hỗn tạp này được biểu hiện dưới dạng những đơn vị tiền tệ, và được gọi là các chi phí Do vậy các đầu vào được biểu hiện dưới dạng chi phí Một cách hoàn toàn tương tự, các đầu ra được đo lường theo những đơn vị tiền tệ dưới tên gọi “thu nhập” Nói cách khác, kế toán trách nhiệm được dựa trên dữ liệu chi phí và thu nhập của tùng trung tâm trách

nhiệm trong một tổ chức (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010, trang 8 [6])

Kinh tế ngày càng phát triển, trình độ quản lý ngày một nâng cao cho phù hợp với tình hình thực tế thì vai trò của hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp càng được khẳng định

1.2.3 Chức năng và đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm

1.2.3.1 Chức năng của kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau Chức năng của kế toán trách nhiệm được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ

phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức

Thứ hai, kế toán trách nhiệm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất

lượng về kết quả hoạt động của từng nhà quản lý bộ phận

Thứ ba, kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động

của các nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này

Thứ tư, kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ

hận của mình theo phương thức phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức

Trang 24

1.2.3.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm bao gồm các nhà quản trị cấp thấp, cấp trung và cấp cao, nhằm đánh giá trách nhiệm quản trị của từng bộ phận cấu thành từng cấp quản lý cụ thể

Đối với nhà quản trị cấp cao, kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin để nhà

quản trị thực hiện chức năng tổ chức, điều hành doanh nghiệp bằng cách xác định các trung tâm trách nhiệm Nhà quản lý dựa vào đặc điểm hoạt động của từng trung tâm mà thiết lập hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, đây là cơ sở để nhà quản lý kịp thời điều chỉnh hoạt động ở các bộ phận

Đối với nhà quản trị cấp trung, kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho

việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị có thể biết được tình hình thực hiện chi phí, doanh thu và lợi nhuận ở từng bộ phận, nhà quản trị sẽ kịp thời nhận diện những mặt hạn chế và có sự điều chỉnh chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đối với nhà quản trị cấp thấp, kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản lý

hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của từng trung tâm trách nhiệm Thông qua việc kiểm tra và đánh giá các trung tâm trách nhiệm dựa trên hệ thống tiêu chuẩn

đã thiết lập sẽ góp phần động viên, khuyến khích các nhà quản lý bộ phận hướng đến

mục tiêu chung của tổ chức (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010, trang 9 [6])

1.3 Các thành phần của hệ thống kế toán trách nhiệm

1.3.1 Sự phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm

Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả nhất trong các tổ chức phân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trãi rộng

trong toàn tổ chức (Huỳnh Lợi, 2012, trang 213 [4]) Kế toán trách nhiệm là công

việc được thực hiện gắn liền với các trung tâm trách nhiệm, các trung tâm này được thực hiện thông qua sự phân cấp quản lý Theo đó, để thực hiện các chức năng quản

lý của mình, người quản lý cấp cao phải thể hiện được quyền lực của mình, phải gây được ảnh hưởng và sức thuyết phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiến hành

Trang 25

phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới nhằm giúp cấp dưới có thể điều hành các công việc thường xuyên tại bộ phận mà họ quản lý

Theo Colin Drury.Van Nostrand Reinhold Khi một tổ chức thực hiện phân cấp rõ ràng trong quản lý sẽ mang lai những lợi ích sau:

- Người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc và san sẻ cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình, và có thể tập trung và thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu lớn hơn cho doanh nghiệp

- Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn Chính sự phân quyền trong quản lý mà các bộ phận có thể chủ động trong tiếp cận các thông tin và phản hồi nhanh chóng

- Tạo môi trường thuận lợi phát triển những nhà quản lý cấp thấp hơn

- Cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động hơn

- Khuyến khích nhân viên nỗ lực với trách nhiệm được giao hơn, từ đó góp

phần hình thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp (Phạm Văn Dược và cộng

sự, 2010, trang 9 [6])

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong doanh nghiệp, trong đó các nhà quản lý bộ phận và nhân viên chịu trách nhiệm về việc hoàn thành các mục tiêu của

bộ phận mình theo đúng quỹ đạo để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp

Khi phân chia các bộ phận hoạt động trong một doanh nghiệp thành các trung tâm trách nhiệm nhà quản trị cần lưu ý:

- Phải dựa trên các bộ phận hiện có trong doanh nghiệp và phải được cập nhật lại khi việc phân chia trách nhiệm bị thay đổi

- Các trung tâm trách nhiệm được phân chia phải bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và không có sự áp đặt về các hoạt động thực hiện trong các trung tâm trách nhiệm khác nhau

- Một trung tâm trách nhiệm chỉ được quản lý bởi một người phụ trách

Như đã nêu ở trên, kế toán trách nhiệm được hình thành đáp ứng nhu cầu đánh giá các trung tâm trách nhiệm, mà các trung tâm trách nhiệm được hình thành trên cơ

sở phân quyền quản lý Tùy vào đặc điểm quản lý kinh doanh, mỗi doanh nghiệp lựa

Trang 26

chọn một mô hình phân quyền quản lý phù hợp Các đặc điểm của mô hình phân quyền quản lý trong doanh nghiệp là tiền đề để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá ở từng bộ phận

và xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm Hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong một doanh nghiệp thường được chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm:

Trung tâm chi phí: là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ

bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: lập dự toán chi phí, phân loại chi phí thực tế phát sinh, so sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn Theo đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối

với việc tiêu thụ và đầu tư vốn

Trung tâm chi phí thường gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng,…Trung tâm chi phí có trách nhiệm lập dự toán, giám sát và phân tích, báo cáo chênh lệch chi phí giữa thực hiện so với kế hoạch Trung tâm chi phí thường được chia thành 2 dạng: trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí dự toán

Trung tâm chi phí định mức: trung tâm chi phí định mức gắn liền với bộ phận

sản xuất, phân xưởng Trách nhiệm của người quản lý bộ phận sản xuất là làm sao sản xuất ra sản phẩm với chi phí vật liệu và nhân công thấp nhất Trong các doanh nghiệp sản xuất thì định mức tiêu hao được thiết lập bởi các phòng ban kỹ thuật dựa trên mức tiêu hao chuẩn, mục tiêu của người quản lý bộ phận sản xuất là giảm thiểu độ chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức

Trung tâm chi phí dự toán: trung tâm chi phí dự toán gắn liền với các phòng

ban như: phòng kế toán, phòng hành chính – nhân sự, phòng nghiên cứu – phát triển,… đặc điểm nổi bật của trung tâm này là các hoạt động gắn liền với một ngân sách định trước và kết quả hoạt động không thể đo lường một cách trực tiếp Mục tiêu của nhà quản lý các trung tâm này là cân đối mức độ và chất lượng dịch vụ cung cấp với dự toán đã lập

Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách

nhiệm với doanh thu đạt được trong phạm vi quản lý của mình, không kiểm soát chi phí

Trang 27

phát sinh liên quan đến sản phẩm bán ra, không kiểm soát vốn đầu tư Người quản lý trung tâm doanh thu có quyền quyết định các công việc liên quan đến hoạt động bán hàng trong khung giá cho phép để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Trung tâm này thường gắn liền với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở như các chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, …

Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm trách nhiệm mà người quản trị phải chịu trách

nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm Nhà quản lý có quyền quyết định lựa chọn sản phẩm sản xuất, cách tiến hành sản xuất, cách phân bổ các nguồn lực và cách thức phân phối Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí Trung tâm lợi nhuận thường gắn với bậc quản lý cấp trung như giám đốc điều hành trong công ty, các công ty phụ thuộc, các chi nhánh

Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chịu trách nhiệm về

doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận Vì vậy, nhà quản trị có quyền ra quyết định về lượng vốn đầu tư và cách thức đầu tư để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Trung tâm đầu tư khác với trung tâm lợi nhuận ở chỗ trung tâm đầu tư được đánh giá trên cơ sở tỷ lệ lợi nhuận thu được trên các tài sản đầu tư trong khi trung tâm lợi nhuận được đánh giá trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí và doanh thu trong một giai đoạn Trung tâm đầu tư thường gắn liền với bậc quản lý cấp trung và cấp cao như: Hội đồng quản trị, các công ty con độc lập

Trên thực tế, việc xác định một bộ phận trong doanh nghiệp thuộc trung tâm trách nhiệm nào chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào các nguồn lực được phân bổ cho bộ phận và quyền hạn mà nhà quản trị bộ phận được giao Ví dụ, một đơn vị kinh doanh trực thuộc thường được xếp vào loại trung tâm lợi nhuận nhưng nếu nhà quản trị của đơn vị này được giao quyền quyết định đầu tư vốn trong một phạm vi nào đó thì cũng có thể xếp vào loại trung tâm đầu tư Tóm lại, chức năng chính của một bộ phận và phạm vi quyền hạn được giao của nhà quản trị sẽ quyết định bộ phận đó là loại trung tâm trách nhiệm nào

Dưới dây là sơ đồ minh họa sự phân loại các trung tâm trách nhiệm trong một đơn

vị sản xuất:

Trang 28

Sơ đồ 1.1: Phân loại các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị sản xuất

(Nguồn: Robert N.Anthony and Vijay Govindarajan “Responsibility Centres: Reve

an Expense centres” Management Control Systems, Irwin 1995 pp 110)

Chi phí định mức

Sản xuất

Đầu vào Công việc Đầu ra

Mối quan hệ tối uư

có thể được thành lập

Đo bằng vật chất

Đo bằng tiền tệ

phát triển

Đầu ra Đầu vào

Đo bằng tiền tệ Đo bằng vật chất

Công việc

không có mối quan hệ với các yếu tố đầu ra

Bán hàng

Đầu vào Công việc Đầu ra Chỉ đo lường chi phí

phát sinh trực tiếp

Đo lường doanh thu

Các yếu tố đầu vào

có mối quan hệ với các yếu tố đầu ra

Lợi nhuận

Kinh doanh độc lập

Công việc

Đầu vào Đầu ra

Đo lường chi phí Đo lường lợi nhuận

hệ với vốn đầu tư

Kinh doanh độc lập

Đầu ra Đầu vào Công việc

Đo lường lợi nhuận

Đo lường chi phí

Trang 29

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá các trung tâm trách nhiệm

Sau khi xác định các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp, bước tiếp theo là xác định các chỉ tiêu đo lường và đánh giá các trung tâm trách nhiệm dựa trên đặc điểm của từng trung tâm Việc đo lường và đánh giá thành quả của các

trung tâm trách nhiệm được thực hiện thông qua hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả

Chỉ tiêu kết quả: là mức độ các trung tâm trách nhiệm thực hiện các nhiệm

vụ đề ra, có thể là số tuyệt đối hay số tương đối Ví dụ, doanh thu đạt được so với doanh thu kỳ vọng của trung tâm doanh thu, mức độ thực hiện so với kế hoạch của các bộ phận

Chỉ tiêu hiệu quả: là tỷ lệ so sánh giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của từng

trung tâm trách nhiệm, chỉ tiêu này cho thấy kết quả đạt được so với các nguồn lực được sử dụng để tạo ra kết quả đó Ví dụ, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư, số vòng quay của vốn, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của trung tâm đầu tư

Các nhà quản trị có thể kết hợp chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá các trung tâm trách nhiệm Các tiêu chí đo lường và các chỉ tiêu đánh giá

phải được thể hiện trên báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm

1.3.2.1 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm chi phí

Khi đánh giá thành quả của trung tâm chi phí cần phân biệt hai dạng: trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí dự toán Bên cạnh đó, để đánh giá một cách hợp lý thành quả của các trung tâm chi phí cần phải có sự phân biệt rõ ràng chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được bởi nhà quản trị bộ phận

Đối với trung tâm chi phí định mức: đầu ra không được đo lường bằng tiền

tệ nhưng có thể đo lường bằng lượng vật chất được tạo ra từ chi phí đầu vào được xác định Ví dụ, đầu vào của bộ phận sản xuất là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xất sản phẩm, đầu ra là số lượng sản phẩm được hoàn thành Trung tâm chi phí tiêu chuẩn được đánh giá qua hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả như sau:

Trang 30

- Về kết quả: có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất đúng thời hạn hay không? Sản phẩm có đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không?

- Về hiệu quả: chi phí sản xuất thực tế phát sinh có vượt quá chi phí định mức hay không? Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất nhưng chi phí thực tế vượt quá chi phí định mức, thì sẽ tiến hành phân tích biến động chi phí, xác định nguyên nhân để làm cơ sở đánh giá

Mức chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán Mức chênh lệch chi phí do ảnh hưởng của hai yếu tố: giá và lượng Trong đó: Biến động giá = (Giá thực tế - Giá dự toán) x Lượng thực tế

Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng dự toán) x Giá định mức

Đối với trung tâm chi phí dự toán: đầu ra của trung tâm này cũng không

được lượng hóa bằng tiền, đồng thời mối quan hệ tối ưu giữa đầu vào và đầu ra không được thiết lập Ví dụ, đầu ra của phòng Kế hoạch – tài vụ là các báo cáo Thế nên, trung tâm chi phí dự toán được đánh giá như sau:

- Về kết quả: mức độ hoàn thành các công việc trong kế hoạch

- Về hiệu quả: so sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí dự toán đã được duyệt

1.3.2.2 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu

Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho doanh thu của bộ phận do mình phụ trách là cao nhất

Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào thì không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán nên thành quả hoạt động của trung tâm này được đo lường như sau:

- Về kết quả: đánh giá tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích chênh lệch doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng tiêu thụ

- Về hiệu quả: đánh giá tình hình thực hiện dự toán của trung tâm trên cơ sở so sánh chi phí hoạt động thực tế với chi phí dự toán

Báo cáo trách nhiệm ở trung tâm doanh thu phải cung cấp được các thông tin sau:

Trang 31

- Chênh lệch giữa doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động doanh thu

Mức chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán

1.3.2.3 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận

Nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận không chỉ chịu trách nhiệm tạo ra lợi nhuận mà còn phải chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh Vì vậy, khi đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận cần đánh giá các chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lượng bán

- Về kết quả: được đánh giá thông qua tình hình thực hiện lợi nhuận dự toán

Từ kết quả chênh lệch lợi nhuận giữa thực tế và dự toán, tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan

- Về hiệu quả: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số dư bộ phận có thể kiểm soát được, số dư bộ phận, lợi nhuận trước thuế

Mức chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán

Báo cáo trách nhiệm ở trung tâm lợi nhuận phải cung cấp được các thông tin sau:

- Số liệu về doanh thu phát sinh và các chi phí tương ứng ở các bộ phận

- Chênh lệch lợi nhuận thực tế so với kế hoạch ở tất cả các bộ phận

- Mức độ ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận của các nhân tố doanh thu, chi phí 1.3.2.4 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm lợi nhuận, nhà quản trị chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư của doanh nghiệp

Về kết quả và hiệu quả hoạt động của trung tâm này được đánh giá như sau:

- Về kết quả: sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

- Về hiệu quả: đánh giá thông qua các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với tài sản đầu tư như: tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), thu nhập giữ lại (RI), giá trị kinh tế gia tăng (EVA)

Trang 32

Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): là tỷ số giữa lợi nhuận thuần và vốn đầu tư,

dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động

ROI = = x

Hay:

ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư

Chỉ tiêu thu nhập giữ lại (RI): là khoản thu nhập của bộ phận trừ đi chi phí

sử dụng vốn của bộ phận đó, RI cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về của trung tâm đầu tư, chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào một bộ phận Ngoài ra, RI còn cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không, mà nếu sử dụng chỉ tiêu ROI thì không đủ cơ sở để quyết định

RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốn

Trong đó:

Chi phí sử dụng vốn = Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn (%)

Ngoài ra, để đánh giá thành quả của các trung tâm đầu tư có qui mô vốn khác nhau nhà quản trị còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập giữ lại trên vốn đầu tư (%RI)

Chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng (EVA): là thước đo phần thu nhập tăng thêm

từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn Ưu điểm của EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho trung

tâm đầu tư

Lợi nhuận Tổng tài Nợ ngắn

EVA = hoạt động - Lãi suất bình quân x sản hoạt - hạn không

sau thuế động phải trả lãi

Trang 33

Trong đó, lãi suất bình quân được tính như sau:

Khi tính chỉ tiêu EVA cần lưu ý:

- Tổng tài sản hoạt động: bao gồm tất cả những tài sản tham gia vào quá trình

sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của trung tâm

- Các chỉ tiêu được phản ánh theo quan điểm kinh tế chứ không phải theo quan

điểm kế toán

- Các nguồn lực được huy động vào hoạt động đầu tư đều phát sinh chi phí sử

dụng vốn và được tính dựa trên cơ sở tiền

Các chỉ tiêu để đánh giá 4 loại trung tâm trách nhiệm được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá của các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm chi phí

- Biến động chi phí nguyên vật liệu

- Biến động chi phí nhân công

- Chênh lệch chi phí thực hiện so với dự toán

Trung tâm doanh thu

- Chênh lệch doanh thu thực tế so với doanh thu

dự toán

- Biến động đơn giá bán

- Biến động số lượng bán

Trung tâm lợi nhuận

- Chênh lệch lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận dự toán

Trang 34

1.3.3 Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm

1.3.3.1 Đặc điểm và yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm

Báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng cùng của kế toán trách nhiệm Theo nhóm tác giả Atkinson, A.A., R D Banker, R S Kaplan and S M Young:

“Báo cáo trách nhiệm là báo cáo về kết quả hoạt động cho mỗi cấp bậc của trách nhiệm theo sơ đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Sau đó hệ thống sẽ tổng hợp việc thực hiện mục tiêu của các cấp dưới lên cấp cao hơn cho đến khi tổng hợp được việc thực hiện mục tiêu của toàn doanh nghiệp, và lập báo cáo thực hiện theo từng bộ phận và toàn doanh nghiệp”

a) Đặc điểm của báo cáo kế toán trách nhiệm

Thứ nhất, mức độ chi tiết của các thông tin trên báo cáo trách nhiệm sẽ giảm

dần từ cấp quản trị thấp đến cấp quản trị cao hơn

Thứ hai, các bảng báo cáo trách nhiệm trong hệ thống kế toán trách nhiệm có

mối quan hệ mật thiết với nhau Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ giải thích, chứng minh cho thông tin trong báo cáo ở cấp cao hơn

Thứ ba, phải có sự tách bạch giữa những khoản mục kiểm soát được và

không kiểm soát được của nhà quản trị bộ phận để đảm bảo tính hợp lý khi đánh giá trách nhiệm quản lý

b) Yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm

Báo cáo phải được lập và truyền đạt kịp thời phục vụ nhu cầu của nhà quản trị Báo cáo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục

Báo cáo phải được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và đảm bảo đầy đủ những nội dung cần thiết nhằm giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng Bên cạnh

đó, ngoài phần phân tích hiện thời thì trên báo cáo phải thể hiện được phần phân

tích cả quá trình nhằm đưa ra các thông tin hướng đến tương lai

1.3.3.2 Nội dung báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm

a) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

Trang 35

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí được trình bày theo các cấp quản

lý tương ứng với các bộ phận trực thuộc của trung tâm Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí được tách biệt thành báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

định mức và báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán

Bảng 1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

Chênh lệch

Báo cáo cho giám đốc nhà máy

Chi phí sản xuất của phân xưởng 1

Chi phí sản xuất của phân xưởng 2

Chi phí sản xuất của phân xưởng 3

Bảng 1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

Trang 36

Kèm theo báo cáo thực hiện là phần báo cáo phân tích biến động của các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch, nêu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động Dựa vào những thông tin này, nhà quản trị sẽ kịp thời khắc phục những biến động không tốt

b) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu là báo cáo thực hiện doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán, kèm theo phân tích những nhân tố ảnh hưởng như: giá bán, sản lượng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

doanh thu được lập cho từng bộ phận tùy theo mô hình phân quyền quản lý

Bảng 1.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Doanh thu

dự toán

Chênh lệch

Ảnh hưởng biến động của các nhân tố

Đơn giá bán

Số lượng tiêu thụ

Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ

c) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này thông qua báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo hình thức số dư

Trang 37

đảm phí Thông qua bảng báo cáo này, nhà quản trị sẽ biết được mức độ đóng góp

của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp

Bảng 1.5 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Thời gian: (tháng, quí, năm)

4.Định phí trực tiếp (kiểm soát được)

5.Số dư bộ phận kiểm soát được (3-4)

6 Định phí không kiểm soát được

7 Số dư bộ phận (5-6)

8 Chi phí chung của công ty phân bổ

9 Lợi nhuận trước thuế (7-8)

d) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư phải cung cấp được các thông tin sau:

- Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kỳ

- Thông tin tổng hợp về xác định kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm

- Thông tin có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

- Phản ánh kết quả hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm

Trang 38

Bảng 1.6 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Dự toán Thực tế Biến động

1.Doanh thu thuần

2 Biến phí

3 Số dư đảm phí

4 Định phí bộ phận

5 Số dư bộ phận

6 Chi phí chung phân bổ

7 Lợi nhuận trước thuế

8 Chi phí thuế TNDN

9 Lợi nhuận sau thuế TNDN

10 Vốn đầu tư

11 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

12 Thu nhập giữ lại (RI)

1.4 Ảnh hưởng của đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm

1.4.1 Đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa

Trang 39

- Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn

Có ba loại hình công ty cổ phần: công ty cổ phần nội bộ, công ty cổ phần đại chúng, công ty cổ phần đại chúng đã đăng ký (còn gọi là công ty niêm yết) Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 qui định mô hình quản trị của công ty cổ phần như sau:

“Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát”

Công ty niêm yết tại Việt Nam thông thường có thể được tổ chức theo một trong hai

cơ cấu sau:

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các công ty niêm yết ở Việt Nam

(Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010, trang 38[6])

Trang 40

- Cổ đông: là chủ sở hữu các cổ phần vốn trong công ty niêm yết Quyền kiểm soát hoạt động của công ty thuộc về cổ đông Sự kiểm soát này được thực hiện một cách gián tiếp thông qua Hội đồng quản trị được bầu ra, cá nhân cổ đông chỉ tham gia quản lý thông qua lá phiếu bầu cử của mình

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty niêm yết,

có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, bảo vệ quyền lợi của cổ đông Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch hội đồng và bổ nhiệm Ban tổng giám đốc

- Ban tổng giám đốc: là bộ phận quản lý, điều hành công việc hàng ngày của công ty

- Ủy ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo kế toán, trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo kiểm tra báo cáo kế toán của công ty, báo cáo về những sự kiện bất thường xảy ra, về tình hình quản lý tài chính của Hội đồng quản trị

Cùng với sự phát triển kinh tế, các công ty niêm yết ở Việt Nam có qui mô ngày càng lớn, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng, trong đó mô hình kinh doanh

đa ngành nghề cũng rất phổ biến Để quản lý tốt, những công ty phải phân chia tổ chức thành nhiều cấp quản lý, mỗi cấp gắn liền với những chức năng, nhiệm vụ rõ ràng Sự phân chia này sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn và là điều

kiện tiên quyết để ứng dụng kế toán trách nhiệm

1.4.2 Ảnh hưởng của mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm

Mục tiêu hoạt động của ty cổ phần là làm giàu cho cổ đông, vì vậy hiệu quả của hệ thống kế toán gắn liền với việc tạo ra giá trị cho các cổ đông Song hành với công tác kế toán tài chính, công tác kế toán quản trị cũng góp phần cung cấp những công cụ quản lý thực sự hữu ích, trong đó nội dung chủ đạo của kế toán quản trị là

kế toán trách nhiệm cũng được thiết kế và sử dụng theo đúng mục tiêu mang lại lợi ích cho cổ đông

Ngày đăng: 02/08/2015, 14:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Bích Liên, 2012. Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH Một thành viên. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH Một thành viên
2. Đỗ Khánh Ly, 2010. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
3. Dương Thị Cẩm Nhung, 2007. Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Vận tải quốc tế I.T.I. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Vận tải quốc tế I.T.I
5. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2009. Thiết kế hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
6. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010. Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết. Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
7. Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
8. Trần Thị Vinh Hoàn, 2011. Xây dựng hệ thống kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý tại Công ty cổ phần Samsung Vina. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý tại Công ty cổ phần Samsung Vina
9. Trần Văn Tùng, 2010. Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam
10. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Kế toán - kiểm toán, Bộ môn Kế toán quản trị - Phân tích hoạt động kinh doanh, 2011. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
11. Võ Thị Thức, 2011. Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
13. Grosanu Adrian and Rachisan Paula Ramona, 2009. Study Regarding the organization of management accounting the context of responsibility centers, The Journal of the Faculty of Economics – Economic, [pdf] Available at:http://steconomice.uoradea.ro/anale/volume/2009/v3-finances-banks-and-accountancy/164.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of the Faculty of Economics – Economic
14. in the Jordanian Banks. European Journal of Business and Management. Vol.5. No.1: 1905 – 2222, [pdf] Available at:http://www.iiste.org/Journals/index.php/EJBM/article/view/3922/3980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Business and Management
15. Moses Nyakuwanika . et al., 2012. An Analysis of Effective Responsibility Accounting System Strategies in the Zimbabwean Health Sector (2003-2011).Research Journal of Finance and Accounting. Vol.3. No.8: 1697 – 2222, [pdf]Available at:http://www.iiste.org/Journals/index.php/RJFA/article/view/2827/2853 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Journal of Finance and Accounting
16. Rehana Fowzia, 2011. Use of Responsibility Accounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh. International Review of Business Research Papers. Vol.7. No. 5: 53 – 67, [pdf] Available at:http://www.bizresearchpapers.com/4.%20Rehana-FINAL.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Review of Business Research Papers
17. Robert S.Kaplan and Anthony A. Atkinson, 1998. Advanced Management Accounting (Third edition). Printice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advanced Management Accounting
12. Eman Al Hanini, 2013. The Extent of Implementing Responsibility Accounting Features Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w