1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2008-2009

21 397 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

Như vậy với quan điểm điều hành và những diễn biến trong điều hànhCSTT của NHNN từ giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Việt Nam ranhập WTO đến thời kỳ kinh tế suy giảm do ảnh h

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

CỦA VIỆT NAM

GVHD: Th.S Trần Nguyễn Minh Ái Nhóm thực hiện: 01

Thành phố Hồ Chí Minh – 3/2010

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Việt Nam

là làm sao giữ cho nền kinh tế không bị “chòng chành” Thực tế thời gian quacho thấy, Chính phủ Việt Nam đã và đang làm được điều đó Đặc biệt là giaiđoạn năm 2008- 2009, có sự đóng góp rất lớn của chính sách tiền tệ được điềuhành linh hoạt Đây là thời điểm cần tính toán để giải bài toán vừa tăng trưởngkinh tế, vừa bảo đảm ổn định được vĩ mô

Như vậy với quan điểm điều hành và những diễn biến trong điều hànhCSTT của NHNN từ giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Việt Nam ranhập WTO đến thời kỳ kinh tế suy giảm do ảnh hưởng khủng hoảng tài chínhtoàn cầu và trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy nguyên tắc linhhoạt và thận trọng đã trở thành nguyên tắc quan trọng, thể hiện tính đúng đắn, kịpthời để ổn định thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung

Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước, củagiới ngân hàng cũng như công luận nói chung, việc điều hành chính sách tiền tệtrong hai năm qua đó thực sự thành công NHNN đã có những quyết định hết sứcnhanh nhậy, kịp thời trong điều hành lãi suất, tỷ giá, … và những liệu pháp đó đãnhanh chóng có tác động điều tiết rõ rệt đối với thị trường

Cho dù vào thời điểm này nền kinh tế đã dần đi vào ổn định, tuy nhiên mụctiêu ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là xuyên suốt, đặc biệt chính sáchtiền tệ đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế Để hiểu rõ hơn về thực tế cũngnhư những điều tiết của chính phủ chúng ta hãy cùng đi sâu vào nghiên cứuchính sách tiền tệ giai đoạn 2008- 2009

2 Mục đích - Yêu cầu

Trang 4

Bài tiểu luận đem đến một cái nhìn tổng quan về chính sách tiền tệ trong sựđiều tiết của chính phủ, từ đó giúp ta có thể thấy được những thành tựu đạt đượccũng như những hạn chế còn tồn lại để từ đó mở ra những hướng giải quyết trongtương lai.

Yêu cầu nghiên cứu: thu thập, vận dụng một cách linh hoạt những thực tiễntrong cuộc sống

3 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách tiền tệ giai đoạn 2008- 2009, từ những thực tiễn đến những giảipháp của chính phủ ở hiện tại và tương lai

4 Phương pháp nghiên cứu

Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, quy nạp kết hợp diễn dịch…

5 Phạm vi nghiên cứu

Các sách và giáo trình thư viện, báo điện tử,

6 Kết quả nghiên cứu

Hiểu rõ hơn những chính sách điều tiết của chính phủ, nắm được nhữngthành tựu và hạn chế đạt được từ đó có một cái nhìn tổng quan về tình hình tàichính tiền tệ cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước

Trang 5

mở rộng khi suy thoái kinh tế Mục tiêu của chính sách này là tăng tổng cầu

Chính sách mở rộng tiền tệ.

- Khi NHTW tăng cung tiền tệ từ M1 lên M2 làm cho lãi suất cân bằng giảm

từ i1 xuống i2

- Lãi suất giảm sẽ làm giảm chi phí mua nhà máy và thiết bị làm cho đầu tư

có khả năng có lãi hơn, đầu tư tăng từ I1 lên I2, lúc đó sẽ làm tăng sản lượng

Trang 6

Mục tiêu kích thích nền kinh tế của NHTW được thực hiện theo 3 bước sau:+ Gia tăng cung tiền

+ Giảm lãi suất

+ Tăng tổng cầu

Tóm lại, khi tăng cung tiền, NHTW làm giảm lãi suất và tăng lượng cầu vềhàng hóa và dịch vụ ở bất cứ giá cho trước nào, điều này làm dịch chuyển đườngtổng cầu sang phải

 Chính sách tiền tệ thắt chặt

Khi lạm phát đe dọa, mục tiêu của chính sách tiền tệ là làm giảm tốc độ chitiêu Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ thắt chặt (chống lại lạm phát) là tìmcách làm giảm chi tiêu bằng cách tăng lãi suất NHTW có thể đẩy lãi suất lênbằng cách bán Trái phiếu, tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Mục tiêu của chính sách này là hạn chế tổng cầu Vì vậy, nên sử dụng chính sáchtiền tệ thu hẹp khi kinh tế lạm phát

Trang 7

Chương 2: THỰC TIỄN

2.1 Chính sách tiền tệ giai đoạn 2008 – 2009

2.1.1 Chính sách tiền tệ 9 tháng đầu năm 2008

 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội

 Tình hình thế giới:

- Cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ đã lan sang châu Âu, châu Ávới sự phá sản và gặp khó khăn tài chính của hàng loạt ngân hàng lớn

- Thị trường chứng khoán chao đảo, biến động tăng giảm với biên độ lớn (từ5% đến10%)

- Đồng USD giảm giá so với hầu hết các ngoại tệ khác, giá vàng liên tục đảochiều

- Giá dầu đang ở mức kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2008, sau đó đảo chiềunhanh chóng, đến nay đứng ở mức giá thấp, dao động quanh 40 USD/ thăng

 Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam

- Thuận lợi:

+ Tổng sản phẩm trong nước tăng 6,52% so với 9 tháng năm 2007

+ Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA đạt đượckết quả vượt trội

+ Một số vấn đề xã hội đã được giải quyết có kết quả, an sinh xã hội đượcbảo đảm

+ Thêm vào đó, hệ thống NHTM Việt Nam, tuy cũng gặp khó khăn nhấtđịnh do tác động của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu nhưng rõ ràng làkhông bị lâm vào tình trạng như NHTM của các nền kinh tế chủ chốt, đến thờiđiểm này hầu hết các NHTM Việt Nam đều kinh doanh có lãi

- Khó khăn:

+ Lạm phát cao, nhập siêu lớn, cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc Chỉ

số CPI đạt 9.1%

Trang 8

+ Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanhgặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế khó đạt chỉ tiêu đề ra.

+ Đặc biệt Chính phủ đã không đánh giá kịp thời tác động của khủngkhoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam khi nhận định ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế thế giới không ảnh hưởng đến Việt Nam, trong khi độ mở củanền kinh tế nước ta lớn, doanh số xuất khẩu + nhập khẩu gấp 1,6 lần GDP

 Chính sách tiền tệ 9 tháng đầu năm 2008

Đứng trước tình hình kinh tế-xã hội, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế tốc độtăng tổng phương tiện thanh toán và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằmđảm bảo mức tăng tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng không vượt quá30% Để thực hiện mục tiêu này, NHNN đề ra những giải pháp và biện pháp cụthể:

 Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vựccho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản thôngqua :

- Siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay,chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượtquá 20% vốn điều lệ của TCTD

- Yêu cầu các TCTD khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vaybất động sản ở mức hợp lý so với tổng dư nợ và nguồn vốn cho vay

- Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt chẽhơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốnngoại tệ

 Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc(DTBB), thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàngthương mại (NHTM) và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thịtrường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thông về, cụ thể:

- Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ DTBB lên 1% (trừ Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn và các TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn) (Quyếtđịnh 187/QĐ-NHNN)

Trang 9

- Ngày 13/02/2008, thông báo về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiệnvào ngày 17/03, với tổng giá trị tín phiếu phát hành 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là

364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm (Quyết định 346/QĐ-NHNN) Tín phiếu bắt buộcđối với các TCTD có quy mô vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng (trừNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trungương)

- 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi suấttái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên Điều này được thực hiệnnhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng

dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, cụthể:

+ Tăng lần 1: lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên13%/năm, lãi suất chiết khấu lên 11%/năm

+ Tăng lần 2: Lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên15%/năm, lãi suất chiết khấu lên 13%/năm

Lạm phát tuy có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn ở mức cao và xu hướnggiảm chưa rõ nét, chưa ổn định, trong khi đó thì tăng trưởng kinh tế đã có sự suygiảm mạnh so với năm 2007 (6 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng đạt 6,5%, giảm

so với mức 7,9% cùng kỳ năm trước, giá trị sản suất công nghiệp 8 tháng đầunăm 2008 tăng 16,3%, giảm so với mức 17,1% của 8 tháng 2007)

Trong điều hành chính sách tiền tệ, lành mạnh hóa hoạt động của các Tổchức Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn cho các Ngân hàngThương mại (NHTM) để đảm bảo khả năng thanh toán thông qua hoạt độngnghiệp vụ thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn khác

Trong thời gian trước mắt, mức lãi suất như hiện nay sẽ được ổn định Mặtbằng lãi suất huy động và cho vay sẽ được điều hành linh hoạt theo hướng giảmdần, phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên thị trường Ngân hàng Nhà nước sẽtiếp tục mua ngoại tệ của các NHTM ở mức thích hợp Từ ngày 10-3, NHNN sẽ

mở rộng biên độ mua, bán ngoại tệ của các NHTM so với tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường liên ngân hàng thêm ±0,25%, kết hợp với điều hành linhhoạt tỷ giá giao dịch liên ngân hàng bình quân

Trang 10

Ngân hàng Nhà nước sẽ có sự phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện việcchuyển số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHTM hiện nay về NHNN theomột lộ trình nhất định trong năm 2008 Điều này sẽ tạo điều kiện tốt trong việcđiều hành tiền tệ, đồng thời, tránh sự thiếu hụt "đột ngột" vốn thanh toán của cácNHTM làm ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ.

Cơ chế cấp phép, thành lập và hoạt động của các NHTM sẽ được rà soát,sửa đổi phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo cho hệ thống NHTM phát triểnmột cách an toàn và bền vững NHNN cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra,giám sát đối với hoạt động của các NHTM và thị trường tiền tệ, thiết lập hệ thốngthông tin nắm bắt diễn biến của thị trường để xử lý các hiện tượng phát sinh,tránh tác động xấu đối với sự ổn định của thị trường

Kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 tối đa là 30% theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ Lãi suất huy động vốn phải được áp dụng ở mứchợp lý, phù hợp với chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường và cácqui định của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ Không được áp dụng các hìnhthức khuyến mãi bằng tiền và hiện vật đối với người gửi tiền như là một biệnpháp cạnh tranh không lành mạnh, làm dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàngthương mại, gây xáo trộn thị trường tiền tệ

- Ba tháng quý III là thời gian khởi động sự bình ổn chỉ số lạm phát tháng 7được công bố ở mức 1,13% - mức thấp nhất so với các tháng trước, đã làm chotình hình dịu đi Cuộc chạy đua lãi suất cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại saumột loạt các quyết định của NHNN trong việc sử dụng các công cụ của chínhsách tiền tệ Lãi suất cơ bản giảm xuống từ 14%/năm còn 8,5%/năm

Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng lên: 3,5%/năm; 5%/năm;10%/năm, sau đó giảm nhưng với tốc độ giảm chậm

Tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn (Quyết định 2317 ngày20/10/2008); biên độ tỷ giá được nới lỏng từ +/- 1% lên +/-2% (Quyết định 1436ngày 26/6/2008), từ +/- 2% lên +/- 3% (Quyết định 2635 ngày 6/11/2008); giảm

tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống còn 8%/năm (Quyết định 2811 ngày20/11/2008), 8% xuống còn 6% (Quyết định 2951 ngày 03/12/2008), đến19/12/2008 còn 5% (Quyết định 3158) và các loại lãi suất chiết khấu, lãi suất tái

Trang 11

cấp vốn cũng được hạ xuống… Bên cạnh đó, tín hiệu cho vay kinh doanh chứngkhoán, cho vay bất động sản cũng được phát ra…

2.1.2 Chính sách tiền tệ từ tháng 10/2008 đến 2009

Sau giai đoạn mở rộng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khó để thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, từ nửa cuối năm 2007 đến nửa đầu năm 2008, chính sáchtiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt để đối phó với lạm phát, mà đỉnhcao là việc nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm vào tháng 6/2008 Tuy mức độ liênthông và phụ thuộc giữa thị trường tài chính trong nước với khu vực và thế giớicòn ở mức độ thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở mức cao (kim ngạchxuất nhập khẩu năm 2008 so với GDP là 153%); tăng trưởng kinh tế phụ thuộcvào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài; vì thế, kinh tế nước ta chịu ảnhhưởng tiêu cực lớn của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới Trướctình hình này và lạm phát có xu hướng giảm, từ những tháng cuối năm 2008,

Chính phủ chủ trương “nới lỏng hơn chính sách tiền tệ một cách có thận trọng”

trên cơ sở bám sát theo dõi và phản ứng linh hoạt với diễn biến thị trường tạo đàcho sự phát triển năm 2009-một năm được coi là có nhiều khó khăn, thách thứcđối với nền kinh tế Việt Nam

 Những giải pháp chung trong chính sách nới lỏng tiền tệ:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 10/2008, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ “thắt chặt” sang “nớilỏng” một cách thận trọng, hỗ trợ thanh khoản bằng nhiều biện pháp:

(1) Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãisuất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm); giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộcđối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 3%; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thịtrường mở và hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại(NHTM); điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống1,2%/năm, theo đó, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được điều chỉnh giảm từ8,5%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9,5%/năm xuống 7%/năm,lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5/năm xuống 5%/năm Các mức lãi suất này

Trang 12

được giữ nguyên cho đến hết tháng 11/2009 Những con số này đã dẫn đến kếtquả tăng trưởng tín dụng tương đối cao, với mức 33% trong 10 tháng năm 2009,được Thống đốc công bố chính thức tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 17/11 là33,29%.Trong những tháng cuối năm, các ngân hàng lại vào cuộc đua tăng lãisuất huy động Thay vì gửi kỳ hạn ngắn lãi suất thấp, nhiều ngân hàng đẩy lãisuất huy động cho cả kỳ hạn ngắn và dài ngang nhau Hiện lãi suất huy độngVND cao nhất ở mức 10,49%/năm, sát mức trần (10,5%/năm) theo quy định củaNgân hàng Nhà nước.

(2) Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịchUSD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VNDvới USD từ +3% lên +5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệpmua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ Trong bốicảnh các nguồn cung ngoại tệ bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường.Trong đó có việc điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp vớitín hiệu thị trường và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu

(3) Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn, hoạt độngkinh doanh, chất lượng tín dụng, giảm lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả

nợ của NHTM Kết quả đạt được là tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng

ở mức thích hợp (năm 2008, tổng phương tiện thanh toán tăng 20%, tín dụngtăng 23,58%; 7 tháng đầu năm 2009, hai chỉ tiêu này tăng 20,22% và 22,61%);lãi suất thị trường trở về thời kỳ ổn định, tỷ giá VND so với USD tăng 2,12%, hệthống tài động an toàn

 Thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm

Trong những tháng đầu năm 2009, NHNN, Bộ Công thương, Văn phòngChính phủ và các bộ, ngành liên quan đã phối hợp, triển khai các cơ chế hỗ trợlãi suất do Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngân hàng đã phối hợp vớicác bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng cơ chế

hỗ trợ lãi suất áp dụng cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cácngành… Kết quả như sau: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến cuối tháng 7/2009 là403.448 tỷ đồng; Dư nợ cho vay ngắn hạn là 358.391 tỷ đồng (chiếm 92,1%),

Ngày đăng: 02/08/2015, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w