Trong đó, thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương thực hiện việc kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của chính sách
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
Trang 2Hà Nội , 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Vị trí
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.2.1 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
1.2.2 Tạo việc làm
1.2.3 Tăng trưởng kinh tế
1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ
1.3.1 Công cụ hạn mức tín dụng
1.3.1.1 Khái niệm
1.3.1.2 Cơ chế tác động
1.3.1.3 Đặc điểm
1.3.2 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
1.3.2.1 Khái niệm
1.3.2.2 Cơ chế tác động
1.3.2.3 Đặc điểm
1.3.3 Công cụ tái cấp vốn
1.3.3.1 Khái niệm
1.3.3.2 Cơ chế tác động
1.3.3.3 Đặc điểm
1.3.4 Công cụ lãi suất
1.3.4.1 Khái niệm
Trang 31.3.3.2 Cơ chế tác động
1.3.4.3 Đặc điểm
1.3.5 Công cụ tỷ giá hối đoái
1.3.6 Công cụ dữ trữ bắt buộc
1.3.5.1 Khái niệm
1.3.5.2 Cơ chế tác động
1.3.5.3 Đặc điểm
Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
2.1 Khái quát về chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
2.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
2.1.2 Tổng quan điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
2.2.1 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
2.2.2 Công cụ tái cấp vốn
2.2.3 Công cụ lãi suất
2.2.4 Công cụ tỷ giá hối đoái
2.2.5 Công cụ dữ trữ bắt buộc
2.3 Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
2.3.1 Kết quả đạt được
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
2.3.2.2 Nguyên nhân
Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam
3.1 Định hướng hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ
Trang 43.2 Giải pháp hoàn thiện công cụ điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam
3.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở
3.2.2 Chính sách tái cấp vốn
3.2.3 Chính sách lãi suất
3.2.4 Chính sách tỷ giá
3.2.5 Dữ trữ bắt buộc
3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ khác
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ là trọng tâm hoạt động của Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trong đó, thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương thực hiện việc kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ như ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế
và tạo công ăn việc làm…
Trong thời gian qua, việc thực thi chính sách tiền tệ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc sử dụng các công cụ điều hành
Tuy nhiên, việc áp dụng các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, biểu hiện là:
sự thay đổi lãi suất tái cấp vốn chưa tác động nhiều đến dự trữ cũng như điều chỉnh lãi suất cho vay của các ngân hàng, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ…Điều này làm giảm hiệu lực tác động của chính sách tiền tệ cũng
Trang 5như làm giảm vai trò định hướng, điều hành hệ thống ngân hàng của Ngân hàngNhà nước Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế kết hợp những kiến thức đã
học, tôi mạnh dạn chọn đề tài "các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
hiện nay - Thực trạng và giải pháp" nhằm tìm ra những giải pháp tăng cường
hiệu lục điều hành của các công cụ của chính sách tiền tệ, qua đó nâng cao hiệuquả kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước
Nội dung của đề tài gồm có 3 phần:
Chương I: Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ trong điều hành chính sáchtiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ điều hànhchính sách tiền tệ tại Việt Nam
Chương I: Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường:
1.1 Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ:
1.1.1 Khái niệm:
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàngtrung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mìnhnhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăngtrưởng kinh tế Chúng ta có thể hiểu, CSTT là tổng hòa các phương thức màNHNNVN (NHTW) thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượngtiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định Mặt khác, nó là một bộ phậnquan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ.Tùy điều kiện các nước, CSTT có thể được xác lập theo hai hướng: CSTT mởrộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thấtnghiệp nhưng lạm phát tăng - CSTT chống thất nghiệp) hoặc CSTT thắt chặt
Trang 6(giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đólàm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - CSTT ổn định giá trị đồng tiền).
1.1.2 Vị trí:
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì CSTT làmột trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnhvực lưu thông tiền tệ Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sáchkinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sáchkinh tế đối ngoại Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thiCSTT là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chínhsách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
1.2.1 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Thông qua CSTT, NHTW có thể góp phần quan trọng trong việc kiểmsoát lạm phát Nếu CSTT của NHTW nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì giá cảhành hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, tất yếu dẫn tới tình trạng lạm phát Ngược lại,CSTT của NHTW nhằm thắt chặt cung ứng tiền tệ thì sẽ làm cho giá cả hànghóa và dịch vụ giảm xuống và như vậy tỷ lệ lạm phát giảm xuống Kiểm soátlamk phát được biều hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền.Mặt khác, nó còn được biểu hiện sự ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiềnđược đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi Trong nền kinh tế mở, cùng với sự pháttriển của thương mại quốc tê, tỷ giá đồng tiền trở thành mối quan tâm của cácquốc gia Bởi lẽ, một sự tăng lên trong giá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽhạn chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế xuất khẩu Ngược lại, giátrị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu Tuy nhiê, theo đuổi mục tiêu ổn định đồng tiền cũng không đồngnghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không Bởi lẽ, trong thực tế để có một tỷ lệ lạmphát giảm xuống thì thường phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhấtđịnh nào đó
1.2.2 Tạo việc làm:
Trang 7CSTT có tác động đến công ăn việc làm Nếu CSTT của NHTW nhằm
mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanhnghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thấtnghiệp thấp Ngược lai, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt độngsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công
ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ănviệc làm cao không đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà ở mức tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên
1.2.3 Tăng trưởng kinh tế
Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽkhuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhà nước và doanh nghiệpcpo nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn làm tăng sản lượng và tăng trưởngkinh tế Vì vậy, để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hòa thì NHTWtrong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ
1.3.1.2 Cơ chế tác động:
Đây là một công cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cungứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế cóquan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM
Trang 81.3.1.3 Đặc điểm:
Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi cáccông cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trongnhững giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế.Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thứctín dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhucầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên
1.3.2 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
1.3.2.3 Đặc điểm:
Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công
cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoánmua (bán) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém vềchi phí, dễ đảo ngược tình thế Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệtrao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường vàmặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thịtrường tiền tệ, thị trường vốn
1.3.3 Công cụ tái cấp vốn:
1.3.3.1 Khái niệm:
Trang 9Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với cácNHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh lãi suất táichiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổchiết khấu).
1.3.3.2 Cơ chế tác động:
Khi NHTW tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích)việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTMgiảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng) Mặtkhác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiệnviệc khép cửa sổ chiết khấu lại
Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưaphổ biến để có thể làm công cụ tái chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp
vụ này thông qua việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM
1.3.4 Công cụ lãi suất:
1.3.4.1 Khái niệm:
NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay
để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tớiqui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cungtiền của mình
1.3.3.2 Cơ chế tác động:
Trang 10Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trựctiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cungứng thay đổi theo.
1.3.4.3 Đặc điểm:
Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêucủa từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện đểphát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp Song, nó dễ làm mất đi tính kháchquan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là "giá cả” của vốn dovậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh
tế Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM
bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình
1.3.5 Công cụ tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ
Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ,tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trongnước Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất,xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc
tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá không phải làcông cụ của CSTT vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông.Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổicoi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho CSTT
1.3.6 Công cụ dữ trữ bắt buộc:
1.3.5.1 Khái niệm:
Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW quiđịnh, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay vàthông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của kháchhàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng
1.3.5.2 Cơ chế tác động:
Trang 11Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền
tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM Mặt khác khi tăng(giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng),làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm(tăng)
1.3.5.3 Đặc điểm:
Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủđộng trong việc đIều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rấtmạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tớimột lượng rất lớn mức cung tiền) Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc
tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởngkhông tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM
Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011:
2.1 Khái quát về chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011: 2.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN):
NHNN là cơ quan của Chính phủ và là NHTW của nước Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ vàhoạt động ngân hàng: là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chứctín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Nhiệm vụ và quyềnhạn của NHNN được quy định cụ thể tại Luật Ngân hàng Nhà nước 2010
2.1.2 Tổng quan điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011:
Mục tiêu của CSTT theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước nhằm
ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.Hơn 10 năm qua, việc điều hành CSTT của NHNN luôn hướng vào việc thực
Trang 12hiện các mục tiêu chung đã quy định, trong đó chú trọng ổn định thị trường tiền
tệ, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thông qua các công cụ CSTT, NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứngphù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra Thay vì sử dụng công cụ điềutiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng), đến nay NHNN đã chuyển dần sang sửdụng chủ yếu các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái chiết khấu, tái cấp vốn,
dự trữ bắt buộc) Cùng với các công cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi suất cũng trởthành công cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của CSTT.Hiệu quả điều hành CSTT của NHNN ngày càng nâng lên, đã góp phần ổn địnhtiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an sinh xã hội
Đánh giá công tác điều hành CSTT năm 2011, NHNN nêu rõ: các giảipháp điều hành CSTT trong năm đã phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tạiNghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP, đạt được các mục tiêu đề ra
và góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, dần ổn định kinh tế vĩ mô,duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý
Theo đó, lượng tiền cung ứng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm, gópphần kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mứcthấp, góp phần tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo ansinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP Ước
cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng12%, góp phần kiềm chế lạm phát tăng chậm lại (từ tháng 8 đến nay, lạm pháttăng dưới 1%/tháng); đồng thời, góp phần tích cực giảm nhập siêu, cải thiệnđáng kể cán cân thanh toán quốc tế
Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng ở mức thấp, nhưng cơ cấu tíndụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất,nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sảnxuất Ước đến cuối năm, tín dụng tăng 12%, trong đó VND tăng 10,2%; tíndụng ngoại tệ tăng 18,7%, nhưng từ tháng 8 đến nay tín dụng ngoại tệ đã có xuhướng tăng chậm lại Tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất tăng 18% (trong đó:
Trang 13tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 25%, tín dụng xuất khẩu tăng 58%); tíndụng đối với lĩnh vực phi sản xuất giảm 20%, trong đó, dư nợ cho vay để đầu
tư, kinh doanh chứng khoán giảm 43%, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bấtđộng sản giảm 18,4%, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 23%
Các mức lãi suất điều hành đã được điều chỉnh hợp lý hơn, phản ánh vaitrò cho vay cuối cùng của NHNN; từ tháng 9, lãi suất tái cấp vốn được điềuchỉnh tăng lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tửliên ngân hàng tăng lên 16%/năm; nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng linhhoạt hàng ngày phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống và diễn biếnlãi suất thị trường liên ngân hàng, nhờ vậy, lãi suất liên ngân hàng ở mức caotrong 4 tháng đầu năm nhưng từ tháng 5 đã giảm và ổn định, dần hình thànhđược mặt bằng lãi suất hợp lý Mặc dù trong tháng 10, lãi suất thị trường liênngân hàng có áp lực tăng nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của NHNN trên nghiệp
vụ thị trường mở và tái cấp vốn đối với một số tổ chức tín dụng (TCTD) gặpkhó khăn về thanh khoản, đến nay đã ổn định trở lại; đến ngày 14/12/2011, lãisuất kỳ hạn qua đêm ở mức 14,0-14,5%/năm; 1 tuần: 15-16%/năm; 2 tuần 16-17%; 1 tháng 18-19%/năm
Các mức lãi suất trên thị trường đã hợp lý hơn, phù hợp với diễn biếnkinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ: Trong 8 tháng đầu năm, lãi suất huyđộng và cho vay VND ở mức cao, nhiều TCTD có lãi suất huy động thực tếtrên 14%/năm Với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm cáctrường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn
giữa thị trường 1 và thị trường 2 đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất
huy động và cho vay Từ tháng 9 đến nay, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêmtúc trần lãi suất huy động Nhiều NHTM đã giảm lãi suất cho vay VND đối vớilĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, phổ biến ở mức 15-17%/năm,giảm so với mức phổ biến từ 18-21%/năm trước khi triển khai Hội nghị toànngành ngày 07/9; một số trường hợp doanh nghiệp vay vốn nhằm khắc phụchậu quả bão lụt hoặc doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán ngoại tệ cho TCTD
Trang 14được vay vốn với mức lãi suất khoảng 13,5-14,5%/năm Lãi suất cho vay đốivới lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thấp nhất là 17%/năm (mức phổ biến là18-21%/năm)
Thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo Từ tháng 10,một số TCTD có khó khăn thanh khoản cục bộ do huy động vốn trên thị trường
1 (huy động vốn từ dân cư và các tổ chức) giảm mạnh, huy động vốn trên thịtrường 2 (thị trường liên ngân hàng) chưa đủ bù đắp, nhưng đã được NHNN hỗtrợ kịp thời thông qua tái cấp vốn, tăng cung trên nghiệp vụ thị trường mở.Thanh khoản ngoại tệ ở mức thấp trong 7 tháng đầu năm, từ tháng 8 đã cảithiện sau khi NHNN thực hiện một số biện pháp kiểm soát tín dụng bằng ngoại
tệ
Việc điều hành CSTT chặt chẽ, kết hợp với việc thu hẹp đối tượng đượcvay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định mứclãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức và cá nhân tại TCTD đãgóp phần giảm tình trạng đô la hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam Các biệnpháp nhằm bình ổn thị trường ngoại hối đã góp phần cải thiện thanh khoảnngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuấtkhẩu Từ tháng 4 đến giữa tháng 8/2011, NHNN đã mua được khối lượng ngoại
tệ khá lớn để bổ sung cho Dự trữ ngoại hối Nhà nước Đến nay, thị trườngngoại hối đã có một số chuyển biến tích cực, thị trường ngoại tệ tự do hầu nhưkhông còn hoạt động công khai, các TCTD nhìn chung đã chấp hành các quyđịnh về mua bán ngoại tệ, tâm lý thị trường ổn định hơn, các nhu cầu ngoại tệcấp thiết đã được đảm bảo
Việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và thị
trường vàng trong nước đã góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá
vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường; cácngân hàng đã bắt đầu mua được vàng từ thị trường trong nước để bù đắp lạilượng vàng đã bán ra, giảm bớt áp lực nhập khẩu vàng, tiết kiệm ngoại tệ vàgiảm bớt áp lực lên tỷ giá
Trang 15Công tác thanh tra, giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vaycủa các TCTD được thực hiện quyết liệt, lập lại kỷ cương thị trường; tạo ra sựphân hóa giữa nhóm TCTD hoạt động lành mạnh, có hiệu quả với nhóm cácTCTD hoạt động kém hiệu quả Diễn biến này là bài học quý giá cho các TCTDtrong việc cần chú trọng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, khuyếnkhích các ngân hàng tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sứccạnh tranh, qua đó góp phần từng bước lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng vàtiến tới cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong tương lai
2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011:
2.2.1 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Thời gian qua, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, bámsát diễn biến cung cầu vốn của các TCTD Nửa đầu năm 2009, NHNN thựchiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giảm dần từ 9% xuống7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho cácTCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh
tế Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạnđầu, nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa cao, nguồn vốn của các TCTD vẫn có dưthừa nên nhu cầu tham gia các phiên chào mua nghiệp vụ thị trường mở khôngcao so với doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua củaNHNN Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1000 tỷ đồng
Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xuhướng tăng cao theo các chương trình kích thích của Chính phủ, NHNN đã tăngkhối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng trúng thầu bìnhquân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN
và đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên, gấp 6 lần so với mức 6 tháng đầu năm Đặcbiệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN chào mua qua kênh nghiệp vụ thị trường
mở với khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanhkhoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp tết Dương lịch
Trang 16Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chàomua tương đương 7%/năm và 7-8%/năm Đồng thời, để chủ động kiểm soát lạmphát và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD trong hệ thống, NHNN
đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưngtrong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên trúng thầu vớidoanh số đạt 102 tỷ đồng
B ng 2.3 Ho t ảng 2.3 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2009- ạt động nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2009- động nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2009- ng nghi p v th tr ệp vụ thị trường mở giai đoạn 2009- ụ thị trường mở giai đoạn 2009- ị trường mở giai đoạn 2009- ường mở giai đoạn 2009- ng m giai o n 2009- ở giai đoạn 2009- đ ạt động nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2010
Lãi suất (%/năm):
- Đấu thầu khối lượng 6,5 – 9,0
Lãi suất (%/năm):
- Đấu thầu khối lượng 8,15 8,0
- Đấu thầu lãi suất
Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong năm 2010, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục đóng vai trò là công
cụ quan trọng để NHNN điều tiết vốn ngắn hạn và được điều hành linh hoạtnhằm đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ
và góp phần giảm mặt bằng lãi suất thị trường Các giao dịch trên nghiệp vụ thị
Trang 17trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu theo phương thức đấu thầu khốilượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường.
Trong 10 tháng đầu năm 2010, NHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá,chủ yếu 2 phiên/ngày; kỳ hạn giao dịch 7, 14, 28 ngày; lãi suất chào mua đượcđiều chỉnh theo xu hướng giảm nhằm phát tín hiệu giảm mặt bằng lãi suất thịtrường theo chỉ đạo của Chính phủ Cụ thể, kỳ hạn 7 ngày lãi suất điều chỉnhgiảm từ 7,8% xuống 7,5% và xuống 7%/năm; kỳ hạn 14 ngày giảm từ 8%xuống 7,5%/năm Từ 05/11/2010, lãi suất chào mua được điều chỉnh tăng nhằm
ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ vốn thanh khoản nhưng vẫn đảm bỏa kiểmsoát tiền tệ chặt chẽ để giảm áp lực lạm phát (kỳ hạn 7 ngày lãi suất tăng từ 7%
- 8,75% - 9% - 10%; kỳ hạn 28 ngày lãi suất tăng từ 8% - 9%; kỳ hạn 14 ngàylãi suất là 7,5%); phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất; khốilượng đưa ra phù hợp với diễn biến vốn khả dụng, tình hình thị trường với mụctiêu hỗ trợ vốn thanh toán, nhưng đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng trongphạm vi được Thủ tướng phê duyệt
Trong 2 năm vừa qua, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục đóng vai trò làcông cụ quan trọng để NHNN điều tiết vốn ngắn hạn và được điều hành linhhoạt nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn hệ thống, ổn định thị trườngtiền tệ và góp phần giảm mặt bằng lãi suất thị trường
Cùng với việc điều hành linh hoạt và thận trọng các công cụ CSTT khác,nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo antoàn thanh toán cho hệ thống các TCTD; đồng thời, lãi suất giao dịch trên thịtrường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua qua nghiệp
vụ thị trường mở
2.2.2 Công cụ tái cấp vốn:
Trên thực tế, NHNN bắt đầu thực hiện tái cấp vốn từ năm 1991 đối vớicác NHTM quốc doanh dưới hình thức cho vay lại các khế ước cho vay có chấtlượng tốt của các NHTM hoặc cho vay có cầm cố tín phiếu kho bạc Lãi suấttái cấp vốn áp dụng theo các mức lãi suất khác nhau đối với từng NHTM quốc
Trang 18doanh và được xây dựng dựa vào lãi suất của từng món vay của TCTD - bằng60% đến 100% lãi suất của chứng từ được sử dụng làm tài sản đảm bảo chokhoản vay Tuy nhiên, từ năm 1999 NHNN đã thực hiện công bố lãi suất táicấp vốn cho 2 hình thức: lãi suất tái cấp vốn đối với hình thức cho vay có bảođảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và lãi suất tái chiết khấu đối với hình thứcchiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá trên cơ sở mặt bằng lãi suất thị trường.Việc công bố cặp lãi suất tái cấp vốn trên thực tế phản ánh NHNN đã bước đầuhình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường tiền tệ
Bảng 2.2 Di n bi n lãi su t TCV, TCK giai o n 2009-2010 ễn biến lãi suất TCV, TCK giai đoạn 2009-2010 ến lãi suất TCV, TCK giai đoạn 2009-2010 ất TCV, TCK giai đoạn 2009-2010 đ ạt động nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn
2009-Thời gian Lãi suất tái cấp vốn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đồ thị 2.3 Diễn biến lãi suất TCV, lãi suất TCK giai đoạn
2009-2010
Trang 19Năm 2009, NHNN tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn như là hình thứccấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phươngtiện thanh toán cho các TCTD Theo đó, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn với kỳhạn 1 tháng và 3 tháng, chủ yếu để cung ứng phương tiện thanh toán cho nềnkinh tế Lãi suất cho vay tái cấp vốn từ 7-8%/năm Các TCTD tham gia tái cấpvốn tập trung chủ yếu vào cuối năm 2009 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu rúttiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư để chi tiêu trong dịp tết Dương lịch
Mức lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu vẫn giữ nguyên trong
10 tháng đầu năm 2010, tuy nhiên đến ngày 05/11/2010, Ngân hàng Nhà nước
đã ban hành Quyết định số 2620/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất táichiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng vàcho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với cácngân hàng Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suấttái chiết khấu tăng từ 6%/năm lên 7%/năm NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu
và lãi suất tái cấp vốn là một động thái của việc thắt chặt CSTT, đồng nghĩavới việc NHTM sẽ phải chịu lãi suất vay vốn cao hơn khi xin vay vốn từNHNN, đây là một bước đi của NHNN nhằm ngăn chặn lạm phát có xu hướng
Trang 20gia tăng rất mạnh trong những tháng cuối năm 2010 Điều này tác động lớn đếnthị trường tài chính, làm mặt bằng lãi suất vốn tại thời điểm này đã rất cao có
xu hướng gia tăng thêm nữa
Trong thời gian qua, hoạt động tái cấp vốn của NHTW đã đạt được một
số kết quả sau:
Thứ nhất, hoạt động tái cấp vốn của NHNN góp phần không nhỏ trongviệc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại, gópphần ổn định hoạt động của hệ thống NHTM trong những năm vừa qua
Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn còn thể hiện vai trò tối ưu trong việc hỗtrợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàngđảm bảo khả năng thanh toán Thứ ba, với nguyên tắc an toàn, nhanh gọn, tạođiều kiện thuận lợi cho các ngân hàng khi thực hiện tái cấp vốn, quy trình, thủtục tái cấp vốn được hoàn thiện từng bước theo hướng đơn giản, giảm bớt thủtục hành chính Thời gian xử lý đề nghị xin vay cầm cố đã được rút ngắn chỉcòn 2 ngày so với trước đây
Thứ tư, chủng loại GTCG được chấp thuận sử dụng trong quan hệ tái cấpvốn với NHNN ngày càng được mở rộng
Thứ năm, đối với hình thức chiết khấu, tái chiết khấu GTCG, để tránhtình trạng các ngân hàng lợi dụng kênh chiết khấu, điều kiện tiếp cần đối vớinghiệp vụ này cũng hạn chế
Bên cạnh đó, công cụ tái cấp vốn thời gian qua chưa phát huy được vaitrò như nó vốn có trong điều hành CSTT và ảnh hưởng của công cụ tái cấp vốntới các mục tiêu điều tiết của NHNN còn hạn hẹp Hoạt động tái cấp vốn chỉdừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toáncho TCTD, các chức năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêuCSTT, điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô, cơ cấu đầu tư dựatrên sự cấp vốn theo thời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùnglãnh thổ chưa được phát huy Quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ, còn
có những hạn chế nhất định và mức độ quan tâm của NHTM đối với nghiệp vụ
Trang 21tái cấp vốn của NHNN còn khác nhau khiến cho nghiệp vụ TCV chưa phát huyđược hiệu quả.
Lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung cầu vốn trên thịtrường tiền tệ là do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc vàcách xa với lãi suất thị trường, những thay đổi của lãi suất tái cấp vốn chỉ nhằmlàm cho nó phù hợp với lãi suất thị trường chứ không có tác động điều tiết Sựthiếu công khai, minh bạch và thiếu cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong việc xácđịnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn
Mức cung tiền qua kênh tái cấp vốn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng lượng tiềncung ứng, yêu cầu thủ tục khắt khe để được vay vốn, do đó hình thức này kémhấp dẫn đối với NHTM và do vậy quy mô hoạt động của tái cấp vốn không đủlớn để có hiệu lực tác động tới thị trường
2.2.3 Công cụ lãi suất:
Thời gian qua, NHNN đã bước đầu thực hiện thành công chính sách lãisuất theo hướng tự do hóa Việc điều hành lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn
và lãi suất tái chiết khấu tương đối linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT
Năm 2009, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản,theo đó các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng VNDkhông quá 150% lãi suất cơ bản Tuy nhiên, đối với các nhu cầu vay vốn phục
vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ tín dụng,NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009, chophép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận Để giảmmặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển, nhất
là lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tháng 2/2009 NHNN đãđiều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì ổn định đếnhết tháng 11/2009 Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm 2 lần từ9,5%/năm xuống 8%/năm (tháng 2) và xuống 7%/năm (ngày 10/4/2009) Lãisuất tái chiết khấu được điều chỉnh giảm 2 lần từ 7,5% xuống 6% (tháng 2) vàxuống 5% (ngày 10/4/2009)