Định hướng hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 35 - 42)

1. 3.5.3 Đặc điểm

3.1.Định hướng hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ

- Việc vận hành các công cụ của CSTT một mặt từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế, mặt khác cần đảm bảo tính độc lập tự chủ theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Nhất quán quan điểm cơ bản là: từng bước một chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp để quản lý mức cung tiền có hiệu quả hơn.

- Việc áp dụng ,điều chỉnh các công cụ của CSTT phải chú ý đến tính thực tiễn đó là thực trạng nền kinh tế VN và đặt trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công cụ điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam:

3.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở:

Phải phát triển thị trường mở theo hướng đưa nó trở thành một công cụ hữu hiệu ,linh hoạt nhất của CSTT ở Việt Nam. Muốn vậy cần phải:

- Theo dõi, tính toán, dự đoán vốn khả dụng của các ngân hàng, diễn biến lạm phát lãi suất, đầu tư...để trên cơ sở đó NHNN có quyết định can thiệp vào thị trường mở như thế nào (mua bán tín phiếu), với lượng là bao nhiêu.

- NHNN cần có các quy định rõ về các công cụ, đối tượng tham gia thị trường mở và linh hoạt trong cơ chế mua bán tại thi trường mở.

- Thúc đẩy quá trình tạo hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở: làm đại lý phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NHNN, cho phép NHTM phát hành các loại chứng ch ỉ tiền gửi...Muốn vậy NHNN phải nắm được (quản lý) được các hoạt độngnày đồng thời tạo ra tính “thanh khoản”, hấp dẫn cao của các công cụ trên thị trường mở.

- Có cơ chế thích hợp, để khuyến khích các tổ chức tín dụng coi nghiệp vụ thị trường mở là một “thói quen” trong hoạt động của họ.

- Để thị trường mở hoạt động có hiệu quả cần có sự phát triển đồng bộ của các thị trường khác đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường thứ cấp.

3.2.2. Chính sách tái cấp vốn:

- Thương phiếu, hối phiếu chính là sự ghi nhận của các quan hệ tín dụng thương mại trong nền kinh tế thị trường, ở nước ta hiện nay các hình thức tín dụng thương mại đã xuất hiện,doanh số hoạt động mua bán chịu có thời hạn, giao nhận hàng thanh toán gối đầu giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Do vậy cần thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các thương phiếu trong các quan hệ tín dụng thương mại. Muốn vậy nó cần phải có một cơ sở pháp lý đảm bảo, trước mắt đó là việc xúc tiến các hoạt động để đưa pháp lệnh thương phiếu (hiệu lực từ 1/7/2000) đi vào thực tiễn.

- NHNN nên có cơ chế phù hợp để kiểm soát một cách chặt chẽ các dự án cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu vì điều này nó ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả việc điều chỉnh mức cung tiền.

- Nên xoá bỏ tình trạng bao cấp trong thực hiện cho vay chiết khấu và nên mở rộng đối tượng được vay chiết khấu để phát huy vai trò “người cho vay

cuối cùng” của NHNN và đảm bảo sự ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

- Phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng (qui mô, chất lượng) để NHNN có cơ sở chính xác hơn trong việc định ra mức lãi suất cho vay tái chiết khấu, tạo ra tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mặt khác, cùng với xu hướng tự do hoá lãi suất thì vai trò của mức lãi suất tái chiết khấu sẽ ngày càng tăng lên, trở thành một công cụ gián tiếp điều tiết lãi suất thị trường một cách hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

3.2.3. Chính sách lãi suất:

Việc điều chỉnh lãi suất cần linh hoạt gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế. Do vậy để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách phù hợp các tổ chức tín dụng phải căn cứ vào các nhân tố: Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp;sự biến động của quan hệ cung cầu; vốn đầu tư; mức độ lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường.

NHNN cần tiếp tục duy trì việc điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và tiền vay dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi và tiền vay ngắn hạn nhằm huy động vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế. Việc xác định lãi suất cho vay dài hạn có tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kỳ. Việc duy trì các mức lãi suất ưu đãi cho các đối tượng dân cư gặp điều khó khăn là phù hợp ; tuy vậy chính phủ cần tìm các nguồn ngân sách và các kênh tài trợ hoạt động này đặt ngoài hoạt động kinh doanh của các NHTM quốc doanh.

Duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoạt tệ một cách hợp lý ,từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hiện tượng “đô la hoá” trên đất Việt Nam. Trước mắt, trong những tháng đầu năm 2001 nền kinh tế đang có những biểu hiện thiếu vốn, trong khi đó việc huy động và cung ứng vốn của các TCTD đang gặp phải một số khó khăn; có ý kiến cho rằng việc NHNN điều

chỉnh lãi suất cơ bản với biên độ như hiện nay là còn rộng, từ đó làm nảy sinh những hiện tượng thiếu tích cực trong cạnh tranh giữa các NHTM. Do vậy, NHNN có thể nên điều chỉnh giảm biên độ dao động của mức lãi suất cơ bản.

Về phía Nhà nước nên có chính sách tài chính phù hợp với các tổ chức tín dụng, các NHTM ở Việt Nam đang phải chịu một tỷ lệ thuế vốn khá cao, do vậy thuế đánh vào các tổ chức tín dụng cần được điều chỉnh lại cho phù hợp theo hướng giảm tỷ lệ thuế hoặc tính thuế trên lợi nhuận trước thuế. Hiện nay chúng ta chưa thể tiến hành tự do hoá lãi suất tuy vậy cần phải hướng theo mục tiêu đó và thực hiện từng bước bởi một lẽ đó là xu hướng tất yếu và khi đó vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước bằng công cụ lãi suất vẫn được thể hiện qua sự định hướng theo tín hiệu thị trường.

3.2.4. Chính sách tỷ giá:

Để thực hiện các mục tiêu định hướng nêu trên về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

+ Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá và phát triển thị trường ngoại hối + Về cách thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng

Nếu tiếp tục điều chỉnh theo hướng tăng trong thời gian tới thì NHNN cần phải phá giá một lần, đủ mạnh để tránh tình trạng trông chờ khả năng phá giá tiếp theo của người dân, doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Điều này sẽ tránh được tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân do kỳ vọng vào khả năng NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ giá.

+ Duy trì biên độ tỷ giá tương đối ổn định, tập trung xử lý biến động ngắn hạn quá mức để đảm bảo ổn định dài hạn tương đối phù hợp với chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt.

+ Phối hợp hiệu quả giữa điều hành chính sách tỷ giá và điều hành CSTT

+ Sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định thị trường ngoại hối

3.2.5. Dữ trữ bắt buộc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng, do vậy trong cơ chế thị trường thì NHNN cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: nên mở rộng đối tượng áp dụng qui chế dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ, với mục tiêu CSTT và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

- Cần phải có những biệp pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm qui chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính, ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu CSTT.

- NHNN nên có các biện pháp khuyến khích các NHTM thực hiện tốt các qui chế dự trữ như: quy định số tiền phải chịu qui chế dự trữ bắt buộc phù hợp, tiếp tục trả tiền lãi cho số tiền gửi dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính NHNN.

- Trong thời gian trước mắt, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải giảm bớt ở mức độ phù hợp để tạo điều kiện cho các NHTM thúc đẩy quá trình huy động và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

- Trong tương lai, khi thị trường tiền tệ ,thị trường vốn đã phát triển, các công cụ khác có thể phát huy tác dụng một cách một cách mạnh mẽ thì ngân hàng Nhà nước nên có dự kiến giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM để họ được linh động, mạnh dạn hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác:

- Nâng cao hơn nữa sự độc lập của NHNN. - Nâng cao năng lực điều hành của NHNN.

- Phối hợp đồng bộ trong quá trình sử dụng các công cụ điều hành CSTT.

- Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ. - Nâng cao năng lực quản lý vốn khả dụng .

- Nâng cao năng lực của cán bộ Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc xây dựng và thực thi CSTT.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành liên quan trong điều hành CSTT.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới điều hành CSTT ở Việt Nam, việc đổi mới các công cụ của chính sách tiền tệ là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của CSTT.

Như vậy, chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ của nó có vài trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ đó như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các công cụ của CSTT luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới việc áp dụng các công cụ điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy trưởng kinh tế. Tuy vậy thời gian gần đây chúng đã bộc lộ rõ những hạn chế khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới được đưa vào sử dụng và chưa thực sự phát huy hết, hoặc chưa thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều nguyên nhân gắn với thực lực của nền kinh tế.

Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng và giải pháp đúng trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực NHNN, hệ thống NHTM… và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác.

1. Frederic S. Mishkin: “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính” NXB khoa học và kỹ thuật Hà nội - 1996

2. PTS. Nguyễn Ngọc Hùng: “Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng” NXB tài chính. 1998 3. http://www.scribd.com/doc/50095157/112/KHAI-NI%E1%BB%86M-V %E1%BB%80-CHINH-SACH-TI%E1%BB%80N-T%E1%BB%86 4. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_useconomy_vii.html 5. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwODMG 9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFAAJ9Ps8!/? WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540G9520IOQVO48N20M7_WCM&W CM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.pr int/vn.sbv.printing.magazine/1f25c20045f68595bf3bff0e2e016350

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 35 - 42)