BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- NGUYỄN THỊ THÙY XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CHO TỈNH BÌNH THUẬN, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN THỊ THÙY
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CHO TỈNH BÌNH THUẬN,
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI
NHIỄM DẦU THU GOM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 60520320
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
-
NGUYỄN THỊ THÙY
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CHO TỈNH BÌNH THUẬN,
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI
NHIỄM DẦU THU GOM
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Đức Huỳnh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP HCM ngày 18 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
01 GS.TS Hoàng Hưng Chủ tịch
02 GS.TSKH Nguyễn Công Hào Phản biện 1
03 TS Nguyễn Xuân Trường Phản biện 2
04 TS Huỳnh Phú Ủy viên
05 TS Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thùy Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 25/07/1980 Nơi sinh: Thái Bình
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1241810026
I- Tên đề tài:
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp
xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1 Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận theo yêu cầu của Công văn số 69/CV-VP của UBQG tìm kiếm cứu nạn ngày 5/3/2009 về: Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh thành phố ven biển
2 Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ nhạy cảm môi trường, các vùng có nguy cơ xảy ra
sự cố tràn dầu tỉnh Bình Thuận, đánh giá khả năng ứng dụng trong phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu
3 Đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu đượcthu gom phù hợp đối với tỉnh Bình Thuận
III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/08/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:07/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Đức Huỳnh
NGUYỄN ĐỨC HUỲNH
Trang 5i
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề
xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom” được xây dựng dựa trên các
số liệu thống kê, các tài liệu, báo cáo của các Sở, ban ngành tỉnh Bình Thuận cũng như của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được cập nhật mới nhất đến thời điểm hiện tại
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được ứng dụng và tham khảo
từ đề tài “Xây dựng bản đồ nhạy cảm của tỉnh Bình Thuận” do TS Nguyễn Đức Huỳnh cùng các cộng tác viên của Viện Dầu khí Việt Nam thực hiện Việc “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom” được thực hiện đúng theo các yêu cầu của luật định và có tính ứng dụng cao, rất thiết thực cho công tác ứng phó sự cố môi trường nói chung và ứng phó sự cố tràn dầu nói riêng của tỉnh Bình Thuận, giúp cho Tỉnh có thể chủ động, ứng phó nhanh và có hiệu quả đối với các sự cố tràn dầu, đồng thời huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và các lực lượng địa phương để ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về kinh tế đến mức tối thiểu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã xin phép và nhận được sự đồng ý của TS Nguyễn Đức Huỳnh cùng tập thể các tác giả của Viện Dầu khí Việt Nam
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Thùy
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Đề tài “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề
xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom” nhằm đảm bảo cho tỉnh Bình
Thuận ứng phó nhanh và có hiệu quả đối với các sự cố tràn dầu, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, môi sinh vùng biển và ven bờ
Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tài thì tỉnh Bình Thuận vẫn chưa có các cơ sở/ đơn vị xử lý chất thải nguy hại nên trong trường hợp có sự cố tràn dầu thì việc thu hồi
và xử lý chất thải nhiễm dầu cũng gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, việc xem xét và đưa
ra các biện pháp xử lý thích hợp đối với chất thải nhiễm dầu để công tác ứng phó tràn dầu của Tỉnh hiệu quả và giảm thiểu các thiệt hại về môi trường và kinh tế cho Tỉnh
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Huỳnh cùng các giảng viên của trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó cũng nhận được sự phối hợp và hỗ trợ của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn Tỉnh, các Sở, Ban, Ngành liên quan và các UBND huyện, Thị xã, Thành phố ven biển tỉnh Bình Thuận
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đức Huỳnh cùng tập thể các thầy cô, các lãnh đạo Sở, ban ngành của tỉnh Bình Thuận đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt đề tài được giao
Nguyễn Thị Thùy
Trang 7iii
TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đề
xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom” được thực hiện theo Quyết
định phê duyệt đề cương số 1369/QĐ-ĐKC ngày 07/08/3013 của trường ĐHKTCN Tp
Hồ Chí Minh trong thời gian 6 tháng
Việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận phù hợp với các quy định như: Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành theo Quyết định số 103/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 69 ngày 5/3/2009 của
Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn về “Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh thành phố ven biển”; Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 về “Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu”; Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành
kế hoạch Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh”
Theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã thực hiện được một khối lượng rất lớn các công việc bao gồm thu thập tổng hợp số liệu, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận, đánh giá việc phối hợp Bản đồ nhạy cảm môi trường trong ứng phó tràn dầu cũng như xem xét và đề xuất các biện pháp xử lý chất thải ô nhiễm dầu thích hợp đối với tỉnh Bình Thuận
Đề tài đã nghiên cứu một cách tổng hợp về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, đánh giá các nguồn lực ứng phó của địa phương và các ảnh hưởng đến môi trường sinh thái từ các hoạt động dầu khí và các hoạt động kinh tế biển của tỉnh Bình Thuận nhằm xây dựng một kế hoạch ứng phó tràn dầu chi tiết và phù hợp với điều kiện thực tế của Bình Thuận Bên cạnh đó, việc thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải nhiễm dầu từ sự
cố tràn dầu cũng gặp phải rất nhiều khó khăn Do vậy, từ kế hoạch ứng phó tràn dầu của Tỉnh và bản đồ nhạy cảm môi trường ven biển,tác giả đã nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu phù hợp với thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Kết quả của đề tài có tính ứng dụng cao và mang một ý nghĩa rất thiết thực cho công tác ứng phó sự cố môi trường nói chung và ứng phó sự cố tràn dầu nói riêng của tỉnh Bình Thuận, giúp cho Tỉnh chủ động, ứng phó nhanh và có hiệu quả đối với các sự
cố tràn dầu, đồng thời huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và các lực lượng địa phương để ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về kinh tế đến mức tối thiểu Việc xây dựng kế hoạch ứng phó tràn dầu cho vùng biển
Trang 8Bình Thuận và đề xuất biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thích hợp là một việc làm rất thiết thực, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của Tỉnh trong việc hạn chế và giảm thiểu hậu quả của các sự cố môi trường
Bên cạnh đó, kết quả của đề tài không chỉ có tính ứng dụng cao cho riêng tỉnh Bình Thuận mà còn là một tài liệu thực tế có thể được sử dụng cho các nhà thầu dầu khí đang hoạt động trên vùng biển Bình Thuận nhằm phối hợp hiệu quả trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu Đây cũng là một tài liệu tham khảo cho các tỉnh thành khác trong cả nước, các đơn vị trong quá trình xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm giảm thiểu các thiệt hại do sự cố tràn dầu mang lại
Trang 9v
ABSTRACT
The thesis"Construction the oilspill response plan for Binh Thuan province,
providing treatment measures for collected wastes" is implemented during 6 months,
according to the Decision No 1369/QD-DKC dated on 07/08/3013 of Hutech University,Ho Chi Minh city
The oilspill response plan of Binh Thuan provinceis implemented in accordance with regulations such as:The oil spillresponse operation regulation is issued by Decision No 103/2005 of the Prime Minister; Letter No 69 dated on 5/3/2009 of the National Committee for Search and Rescue in "Guidlineforconstruction and renovation
of oil spill response plan, sensitivity mapping of coastal provinces"; Decision No 02/2013/QD-TTg dated 01/14/2013 on "Regulationin response operation of oil spill", Decision No 694/QD-UBND of Binh Thuan province dated on 15/3/2007 in Search and Rescue plans of Binh Thuan province"
According to the research objectives, many works were implemented including collecting and aggregating data;construction the oil spill response plan for Binh Thuan province;evaluate and coordinate with the environmental sensitivity map in response plan Since, providing treatment measures for collected wastes of Binh Thuan province
The natural conditions and socio-economic elements,the local response resources, ecological environment affects from oil and gas operations and maritime economy activities were studied to build thedetail oil spill response plan in accordance with actual conditions of Binh Thuan province Besides, activities in collection, storage and processing of oil waste collected from oil spill incident also have many difficulties.Thus, basing the oil spill response plans and coastal environment sensitivity map, treatment measures will be proposed to reduce effect to environment
The results of the study have high applicability for responding to general environmental incidents and particular of Binh Thuan province to proactive, respond quicklyand effectively to oil spills, mobilizingresourcesfrom other departments to minimized enviroment and economic impacts.The construction of oil spill response plan for Binh Thuan province, providing treatment measures for collected wastes is a practical work, to meet urgent requirement of province in reducing effects from environment incidents
On the other hand, the study results is not only highly applicable for Binh Thuan
Trang 10province but also is a practical document that can be used for oil and gas contractors are operated in offshore of Binh Thuan to have effectivecoordination in response This is also a reference doccument for other provinces and units to construc the oil spill response plan to minimize damage caused by oil spill
Trang 11vii
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
1.4 Nội dung nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6 Ý nghĩa khoa học, tính mới của đề tài 5
1.6.1 Ý nghĩa khoa học 5
1.6.2 Tính mới của đề tài 6
1.7 Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7
2.1 Yêu cầu lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu 7
2.1.1 Cơ sở pháp lý 7
2.1.2 Hiện trạng về các sự cố tràn dầu tại Việt Nam 9
2.2 Các phương án xử lý chất thải nhiễm dầu sau sự cố dầu trànhiện nay 16
2.2.1 Xử lý cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu, bồn chứa dầu 16
2.2.2 Xử lý bùn dầu/dầu nhớt thải 16
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 20
3.1 Điều kiện tự nhiên 20
3.1.1 Vị trí địa lý 20
3.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn 20
3.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ 24
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội và môi trường 25
3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội 25
3.2.2 Đặc điểm hệ sinh thái 30
3.2.3 Hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí 35
Trang 12CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CHO TỈNH BÌNH
THUẬN 36
4.1 Giới thiệu chung 36
4.2 Mục đích, đối tượng, phạm vi của kế hoạch 39
4.2.1 Mục đích của kế hoạch UPSCTD 39
4.2.2 Phạm vi của kế hoạch 39
4.3 Đánh giá nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu của tỉnh Bình Thuận 39
4.3.1 Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu 39
4.3.2 Đặc điểm và tính chất hóa lý của các loại dầu hiện có trong tỉnh 44
4.3.3 Diễn biến của dầu tràn (quá trình phong hóa dầu) 46
4.4 Khu vực bị tác động và Phạm vi ứng phó của tỉnh Bình Thuận 47
4.5 Phương tiện, trang thiết bị, nhân lực ứng phó của tỉnh 48
4.5.1 Trang thiết bị và nhân lực ứng phó 48
4.5.2 Nguồn lực bên ngoài có thể huy động/yêu cầu hỗ trợ 49
4.5.3 Kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị UPSCTD 50
4.6 Phân cấp quy mô 52
4.6.1 Quy mô sự cố Cấp độ I 52
4.6.2 Quy mô sự cố Cấp độ II 52
4.6.3 Quy mô sự cố Cấp độ III 53
4.7 Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu 53
4.7.1 Quy trình Thông báo 53
4.7.2 Quy trình Báo động 53
4.8 Cơ cấu tổ chức ứng phó 60
4.8.1 Các cơ quan, lực lượng nòng cốt và đơn vị triển khai ứng phó 60
4.8.2 Tổ chức và trách nhiệm chung 61
4.8.2.1 Tổ chức của Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu 62
4.8.2.2 Đội Ứng Phó tràn dầu 64
4.9 Trách nhiệm và nhiệm vụ khi có sự cố 64
4.9.1 Bên gây ô nhiễm 64
4.9.2 Trách nhiệm và hoạt động ứng phó 65
4.10 Triển khai các hoạt động ứng phó khi có sự cố xảy ra trong Tỉnh 69
4.10.1 Kế hoạch, chiến lược 69
4.10.2 Hoạt động ứng phó tại hiện trường 70
4.10.3 Giám sát và Bồi thường thiệt hại sau sự cố 72
4.10.4 Công tác hậu cần 73
4.11 Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động làm sạch 73
Trang 13ix
4.11.1 Quy trình kiểm soát các hoạt động ứng phó 73
4.11.2 Cơ sở để tạm dừng và kết thúc các hoạt động ứng phó 75
4.12 Công tác bồi thường thiệt hại từ sự cố tràn dầu 77
4.12.1 Điều tra, xác định nguyên nhân 77
4.12.2 Xác định thiệt hại do sự cố gây ra 78
4.13 Đào tạo, diễn tập, cập nhật và phát triển kế hoạch 79
4.13.1 Đào tạo, diễn tập 79
4.13.2 Cập nhật kế hoạch 81
4.13.3 Phát triển kế hoạch 82
4.14 Quản lý, triển khai và thực hiện kế hoạch 82
4.14.1 Quản lý kế hoạch 82
4.14.2 Triển khai và thực hiện 82
CHƯƠNG 5: BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CHO TỈNH BÌNH THUẬN 84
5.1 Bản đồ nhạy cảm môi trường của tỉnh Bình Thuận 84
5.1.2 Phương pháp xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường 84
5.1.3 Kết quả bản đồ nhạy cảm môi trường tỉnh Bình Thuận 90
5.2 Khả năng sử dụng trong phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu 97
CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NHIỄM DẦU THU GOM100 6.1 Quản lý và thu gom chất thải nhiễm dầu thông thường 100
6.1.1 Phương án quản lý chất thải 100
6.1.2 Biện pháp quản lý, thu gom chất thải nhiễm dầu của tỉnh Bình Thuận 102
6.2 Các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu phù hợp đối với tỉnh Bình Thuận 103
6.2.1 Bản chất của dầu và vật liệu nhiễm dầu 103
6.2.2 Các phương pháp xử lý 106
6.3 Làm sạch, tái tạo, phục hồi môi trường đường bờ biển 111
6.3.1 Lựa chọn biện pháp làm sạch bờ biển 111
6.3.2 Các xu hướng hiện hành trong công tác tái tạo, phục hồi môi trường 123
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 126
7.1 Kết luận 126
7.2 Kiến nghị 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
Trang 14DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATMT An toàn Môi trường
BCĐ Ban Chỉ đạo
BCH Ban Chỉ huy ứng cứu
BVMT Bảo vệ môi trường
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSGT Cảnh sát giao thông
CSSX Cơ sở sản xuất
CTNH Chất thải nguy hại
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DO Dầu diezel
FO Dầu nhiên liệu
FPSO Tàu chứa dầu
IMO Tổ chức hàng hải Quốc tế
KCN Khu Công nghiệp
KDL Khu du lịch
KHCNMT Khoa học công nghệ môi trường
KHƯPSCTD Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
KTXH Kinh tế - xã hội
NASOS Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCC Phòng cháy chữa cháy
PCLB &TKCN Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm - Cứu nạn
PTSC Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí
PTTH Phổ thông trung học
PVDrilling Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí
PVN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
SCTD Sự cố tràn dầu
SPM Bến phao 1 điểm neo
TL Tỉnh lộ
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
UBQGTKCN Ủy ban Quốc gia về Tìm kiếm - Cứu nạn
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 15xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý dầu nhớt thải 18
Bảng 3.1: Số liệu thống kê về mực nước triều tại trạm Phú Quý 22
Bảng 3.2: Hệ thống các sông, suối chính khu vực tỉnh Bình Thuận 22
Bảng 3.3: Tần số bão và ATNĐ đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam (1961 - 2012) 23
Bảng 3.4: Diện tích, dân số và mật độ của các huyện ven biển Bình Thuận 26
Bảng 3.5: Số khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2010-2012 26
Bảng 3.6: Sản lượng thủy sản của tỉnh Bình Thuận (2008-2012) 28
Bảng 3.7: Thống kê diện tích và sản lượng sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Thuận 28
Bảng 3.8: Đặc điểm tài nguyên rừng các huyện ven biển Bình Thuận 30
Bảng 3.9: Thành phần các loài cá chiếm tỷ lệ >1% 31
Bảng 3.10: Thành phần và trữ lượng đánh bắt tôm chủ yếu trong vùng biển 31
Ninh Thuận – Bình Thuận 31
Bảng 3.11: Trữ lượng mực nang theo các tuyến độ sâu 32
Bảng 4.1: Số lượng giếng khoan tại các mỏ khai thác dầu khu vực biển Đông Nam Việt Nam 39
Bảng 4.2: Tuyến ống nội mỏ tại các mỏ khai thác dầu khu vực biển Đông Nam 40
Bảng 4.3: Công suất FPSO và tần suất tàu dầu ra vào các mỏ khai thác dầu khí khu vực biển Đông Nam Việt Nam 40
Bảng 4.4: Lượng nhiên liệu DO và FO tàng trữ tại các mỏ khai thác dầu khí khu vực biển Đông Nam Việt Nam 41
Bảng 4.5: Đặc trưng hóa lý một số loại dầu thô 44
Bảng 4.6: Quy cách và chất lượng của DO 0,05S 45
Bảng 4.7: Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu 50
Bảng 4.8: Hướng dẫn kết thúc ứng phó sự cố 76
Bảng 5.1: Chỉ số nhạy cảm đường bờ 86
Bảng 5.2: ESI đối với tài nguyên sinh học gần bờ 87
Bảng 5.3: ESI đối với động vật biển 88
Bảng 5.4: ESI đối với nguồn tài nguyên tự nhiên trên bờ 88
Bảng 5.5: ESI đối với tài nguyên do con người sử dụng 89
Bảng 5.6: ESI đối với rạn san hô, cỏ biển và trứng cá – cá con 92
Bảng 5.7: Chỉ số nhạy cảm nguồn tài nguyên rừng 93
Bảng 5.8: ESI trên bờ - lớp nuôi trồng thủy sản 94
Bảng 5.9: ESI trên bờ - lớp di tích lịch sử 96
Bảng 6.1: Tiêu chí quản lý khu vực lưu trữ chất thải nhiễm dầu 102
Bảng 6.2: Địa điểm lưu trữ tập kết dầu ô nhiễm tại các huyện, thị xã và thành phố ven biển Bình Thuận 102
Bảng 6.3: Phương pháp và lựa chọn xử lý đối với chất thải thu gom 105
Bảng 6.4:Tóm tắt những lợi ích và bất lợi của các phương án thường được dùng để xử lý và thải bỏ dầu và chất thải nhiễm dầu 106
Bảng 6.5: So sánh công nghệ đốt chất thải 110
Bảng 6.6: Khả năng phân hủy tự nhiên của dầu đối với một số loại địa hình bãi biển 112
Trang 16DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ vị trí các Lô thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam
2
Hình 1.2: Bản đồ các tuyến vận chuyển dầu chính trên thế giới 3
Hình 2.1: Váng dầu từ sự cố tràn dầu tàu Neptune Aries bao phủ mặt sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (ảnh chụp từ trực thăng) 10
Hình 2.2: Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản từ sự cố tràn dầu tàu Pormosa One 11
Hình 2.3: Hoạt động thu gom dầu của người dân trong sự cố tàu Kasco Monrovia 12
Hình 2.4: Bản đồ các tỉnh thành dọc bờ biển Việt Nam bị ảnh hưởng từ đợt tràn dầu vào dầu năm 2007 14
Hình 2.5: Sử dụng phao quây không cho dầu loang tại cảng Dung Quất 15
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận 20
Hình 3.2: Hướng gió và tần suất xuất hiện ở biển Bình Thuận 21
Hình 3.3: Sơ đồ phân bố san hô vùng ven biển Bình Thuận 33
Hình 4.1: Sơ đồ các tuyến hàng hải khu vực biển Đông Nam Việt Nam 43
Hình 4.2: Quá trình phong hóa dầu 46
Hình 4.3: Phạm vi ứng phó sự cố tràn dầu khu vực tỉnh Bình Thuận 48
Hình 4.4: Quy trình thực hiện UPSCTD 53
Hình4.5: Quy trình thông báo sự cố tràn dầu 56
Hình4.6: Quy trình báo động sự cố tràn dầu 57
Hình 4.7: Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu 59
Hình 4.8: Sơ đồ tổ chức của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu 63
Hình 4.9: Sơ đồ quy trình kiểm soát hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu 74
Hình 5.1: Bản đồ nhạy cảm môi trường tổng thể của tỉnh Bình Thuận 97
Hình 6.1: Hệ thống phân cấp quản lý chất thải nhiễm dầu thu gom 101
Hình 6.1: Đốt bỏ tại chỗ dầu thu gom 104
Hình 6.2: Quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu/kim loại 108 Hình 6.3: Biểu đồ ước tính mức độ tồn lưu 115
Hình 6.4: Đồ thị để ước tính số lượng dầu trên 1 bãi biển 115
Hình 6.5: Sơ đồ lựa chọn biện pháp làm sạch áp dụng cho tỉnh Bình Thuận 122
Hình 6.6: Sơ đồ các phương án phục hồi môi trường 124
Trang 17Trên thực tế, Bình Thuận là một trong những khu vực có nhiều rủi ro bị ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu do ở ngoài khơi là bồn trũng Cửu Long – nơi tập trung nhiều hoạt động dầu khí và nhiều mỏ dầu lớn đã được phát hiện và đưa vào khai thác tại như các Lô 15-1/15-2, Lô 01-02, Lô 16-1, Lô 09-1/09-2/09-3 (cách bờ biển Bình Thuận
khoảng 60 km và đảo Phú Quý khoảng 30 km - Hình 1.1) Các hoạt động này không chỉ
đem lại nguồn kinh tế lớn cho Quốc gia mà còn là động lực thúc đẩy cho tỉnh Bình Thuận hình thành những ngành kinh tế mới Tuy nhiên, các hoạt động dầu khí luôn tiềm ẩn nguy
cơ xảy ra sự cố tràn dầu, ảnh hưởng đến môi trường, dân sinh và các ngành kinh tế biển khác Bên cạnh đó, qua vùng biển Bình Thuận còn có các tuyến đường hàng hải quốc tế vận chuyển dầu từ Trung Đông đến Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc với lượng dầu
được vận chuyển qua các tuyến hàng hải này lên đến hàng trăm triệu tấn/năm (Hình 1.2)
Đặc biệt, do điều kiện tự nhiên và địa hình đường bờ của vùng biển Bình Thuận nên phần lớn các tháng trong năm dòng chảy ven bờ đều hướng tập trung vào vịnh Phan Thiết Vì vậy, nếu xảy ra sự cố tràn dầu tại các khu vực khai thác dầu khí, hay từ các tàu dầu ngoài khơi thì đây sẽ là vùng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Trang 18Hình 1.1: Bản đồ vị trí các Lô thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam
Trang 193
Do đó, việc nghiên cứu tổng hợp, xác định điều kiện vùng ven bờ, đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế từ hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí, xác định mức độ nhạy cảm môi trường và xây dựng kế hoạch ứng phó dầu tràn cho vùng biển Bình Thuận là một việc làm rất cần thiết và cấp bách
Hình 1.2: Bản đồ các tuyến vận chuyển dầu chính trên thế giới
Ngoài ra, cho đến nay tỉnh Bình Thuận vẫn chưa có các cơ sở/ đơn vị xử lý chất thải nguy hại nên trong trường hợp có sự cố tràn dầu thì việc thu hồi và xử lý chất thải nhiễm dầu cũng gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, cần xem xét và đưa ra các biện pháp
xử lý thích hợp đối với chất thải nhiễm dầu để công tác ứng cứu tràn dầu của Tỉnh hiệu quả và giảm thiểu các thiệt hại về môi trường và kinh tế cho Tỉnh
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận phù hợp với Điều 2 của “Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu” được ban hành theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 Công văn số 69 ngày 5/3/2009 của Ủy ban quốc gia tìm
kiếm cứu nạn về “Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố
tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh thành phố ven biển”
Trang 20Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các văn bản, quyết định liên quan đến công tác ứng phó sự cố tràn dầu, trong đó văn bản mới nhất và cập nhật đầy đủ các Quy định hiện hành là “Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 của UBND tỉnh
về việc ban hành kế hoạch Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh” Quyết định này là sự
cụ thể hoá các Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn nói chung của tỉnh, trong đó có phương án
áp dụng cho tình huống ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh Bình Thuận
Việc xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom sau ứng phó sự cố tràn dầu hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn Do vậy, từ kế hoạch ứng phó tràn dầu của Tỉnh cũng như xem xét các khu vực nhạy cảm ven biển sẽ đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu phù hợp và có hiệu quả cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau đây:
1 Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (KHƯPSCTD) khu vực tỉnh Bình Thuận nhằm đảm bảo cho Tỉnh ứng phó nhanh và có hiệu quả đối với các sự cố tràn dầu, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, môi sinh vùng biển
2 Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ nhạy cảm môi trường, các vùng có nguy cơ xảy ra
sự cố tràn dầu tỉnh Bình Thuận, đánh giá khả năng ứng dụng trong phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu
3 Đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu được thu gom phù hợp với điều kiện của tỉnh Bình Thuận
1.4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận theo yêu cầu của
Công văn số 69/CV-VP của UBQG tìm kiếm cứu nạn ngày 5/3/2009 về: Hướng dẫn
triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh thành phố ven biển và Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 về
“Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu”
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ nhạy cảm môi trường, các vùng có nguy cơ xảy ra
sự cố tràn dầu tỉnh Bình Thuận, đánh giá khả năng ứng dụng trong phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu
- Đề xuất các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom phù hợp đối với tỉnh Bình Thuận
Trang 215
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu khí tượng thủy
văn, hải dương học, nguồn lợi môi trường, kinh tế xã hội, v.v… tại khu vực nghiên cứu cũng như tham khảo từ các tài liệu và các nghiên cứu liên quan đã công bố để xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường; kế hoạch UPSCTD và các phương pháp thu gom, bảo quản và xử lý chất thải nhiễm dầu cho tỉnh Bình Thuận
2 Phương pháp khảo sát thực địa: được sử dụng để khảo sát địa hình đường bờ, lớp
phủ thực vật và các hoạt động của con người tại khu vực ven biển Bình Thuận và các đảo liên quan (Phú Quý, Hòn Câu, Hòn Bà, Hòn Lan…)
3 Phương pháp điều tra xã hội: được sử dụng trong quá trình làm việc với các cấp
có thẩm quyền, các phòng ban chuyên môn và phỏng vấn dân cư địa phương tại khu vực tỉnh Bình Thuận
4 Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng
và đánh giá hiệu quả phương án trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng
5 Phương pháp chồng bản đồ (GIS):là một trong các phương pháp sử dụng đặc biệt hiệu quả để xác định các khu vực có tác động tích dồn thông qua việc chồng xếp các bản đồ mô tả các tác động trong không gian
6 Phương pháp mô hình: sử dụng mô hình lan truyền dầu để thấy được phạm vi ảnh
hưởng khi xảy ra sự cố đối với tỉnh Bình Thuận
7 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống:
Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động;
Phân tích nguyên nhân – hậu quả: dựa trên quá trình khảo sát đặc điểm khu vực
và các số liệu thu thập được để đánh giá hiện trạng và hệ thống lại tất cả các nguyên nhân tiềm năng gây tràn dầucho khu vực
Phân tích SWOT: phân tích các điểm mạnh, yếu của phương pháp xử lý chất thải nhiễm dầu để rút ra kết luận và đề xuất phù hợp cho tỉnh Bình Thuận
1.6 Ý nghĩa khoa học, tính mới của đề tài
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Trang 22Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống bao gồm việc điều tra; thu thập và tổng hợp số liệu; xử lý thống kê, phân tích và đánh giá dự báo các vấn đề môi trường để
từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể áp dụng vào thực tiễn cho tỉnh Bình Thuận trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu
Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu sự phù hợp và khả năng áp dụng thực tiễn của Tỉnh đối với các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu dược thu gom nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế xã hội của Tỉnh
1.6.2 Tính mới của đề tài
Đề tài mang nét đặc thù riêng đó là xây dựng BĐNCMT, kế hoạch UPSCTD và
đề xuất biện pháp xử lý chất thải cho riêng tỉnh Bình Thuận Các nội dung được đề cập một cách chi tiết và đầy đủ đúng theo luật định
Ở góc độ kỹ thuật thì một số vận dụng kỹ thuật xây dựng bản đồ như GIS trong xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường, các đề xuất về quy trình phục hồi môi trường sau SCTD là lần đầu áp dụng ở Việt Nam
1.7 Bố cục của luận văn
Chương 1 Giới thiệu
Chương 2 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Chương 3 Hiện trạng tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận
Chương 4 Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Bình Thuận
Chương 5 Bản đồ nhạy cảm môi trường phục vụ cho ứng phó sự cố tràn dầu cho
tỉnh Bình Thuận Chương 6 Các biện pháp xử lý chất thải nhiễm dầu thu gom
Chương 7 Kết luận và kiến nghị
Trang 231 Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNLOSC)
Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78) Năm 1978,
Công ước 1973 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm 5 phụ lục
mới, chính thức được gọi tắt là MARPOL 73/78 Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78
được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6 Như vậy, đến nay
Marpol 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải thế giới
2 Các Công ước và nghị định thư Quốc tế đã về đền bù thiệt hại do ô nhiễm dầu được phát triển dưới sự bảo hộ của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), trong đó có Công ước “Trách nhiệm dân sự 1992 (1992 CLC)” mà Việt Nam đã là một thành viên
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sau hàng loạt các vụ tràn dầu lớn xảy ra như: vụ tràn dầu từ tàu ERIKA 1999 hay từ tàu PRESTIGE 2002 thì một số Quốc gia
đã nhận thấy những hạn chế trong các công ước CLC 92 và 92 fund là không thích ứng
về qui mô quĩ đền bù trong việc chi trả đền bù cho các sự cố tràn dầu lớn Vì vậy, các Quốc gia này thông qua “Hội đồng Quĩ” và “Hội đồng lập pháp” của IMO đã tiến hành thành lập “Quĩ (đền bù) bổ xung” (2003 Supplementary Fund) vào tháng 3/2003 Quĩ này cho phép mức đền bù tối đa cho những thiệt hại do ô nhiễm trong một vụ tràn dầu lên đến 750 triệu SDR (tương đương khoảng 1,18 tỷ USD) Đến ngày 1/11/2011 đã có
27 Quốc gia tham gia thỏa thuận “Quĩ (đền bù) bổ xung”
Ngoài quĩ đền bù (bổ xung) ra thì trong hệ thống quĩ đền bù cho những thiệt hại
do ô nhiễm dầu Quốc tế còn tồn tại các thỏa thuận sau:
STOPICA - thỏa thuận đền bù ô nhiễm dầu từ các tàu dầu nhỏ (Small tanker oil Pollution Indemnification Agreement Tanker Oil Pollution Indemnification Agreement);
TOPICA - thỏa thuận đền bù ô nhiễm dầu từ các tàu dầu (Tanker Oil Pollution Indemnification Agreement Tanker Oil Pollution Indemnification Agreement)
Trang 24Ngoài ra, còn có khoảng 10 công ước và thỏa thuận Quốc tế liên quan đến việc phòng chống ô nhiễm môi trường biển đang được áp dụng như:
Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển (SOLAS)
Công ước Quốc tế sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với việc xử lý ô nhiễm dầu (OPRC)
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất thải và những vật liệu khác (London 1972)
Các thỏa thuận khu vực để tạo điều kiện cho các cảng biển kiểm tra sự chấp hành luật lệ về bảo vệ môi trường biển của các tàu cập bến
Hệ thống pháp lý của Việt Nam
3 Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
4 Luật hàng hải 40/2005/ QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005;
5 Luật Dầu khí 1993, luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật dầu khí (lần 2) số 10/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 03 tháng
6 năm 2008;
6 Nghị định 26/2003/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
7 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
8 Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
9 Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29 tháng 12 năm 1995 của Bộ KHCN&MT hướng dẫn về khắc phục sự cố dầu tràn;
10 Thông tư số 17/2009/TT-BGTVT ngày 11/8/2009 của Bộ Giao thông vận tải về việc báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải
11 Quyết định số 395/1998/QĐ-KHCN&MT của Bộ KHCN – MT quy định các quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ dầu khí có liên quan
Trang 2515 Quyết định số 02/2013-QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế về ứng phó sự cố tràn dầu
16 Công văn số 69/CV-UB ngày 05/3/2009 của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn về việc hướng dẫn xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển
2.1.2 Hiện trạng về các sự cố tràn dầu tại Việt Nam
Từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã có hàng chục sự cố tràn dầu lớn nhỏ xảy ra với mức độ thiệt hại từ không đáng kể đến hàng chục tỷ đồng Trong đó, các sự cố tràn dầu lớn, gây hậu quả môi trường và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng là từ các tai nạn của các tàu chở dầu [1] Các sự cố tràn dầu điển hình tại Việt Nam sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây
Sự cố tràn dầu tàu Neptune Aries
Sự cố tràn dầu tàu Neptune Aries, xảy ra ngày 03/10/1994 do tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái, sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh làm tràn đổ hơn 1.700 tấn dầu DO ra sông Sài Gòn - Đồng Nai và các sông nhánh/ kênh rạch trong khu vực lân cận Trong đó có khoảng 400 tấn dầu được thu gom bằng phương pháp thủ công tự phát của người dân Tổng thiệt hại về môi trường và kinh tế xã hội do hậu quả của sự cố được đánh giá rất nghiêm trọng với ước tính lên đến 19 triệu USD Chủ tàu Neptune Aries đã bồi thường 4,2 triệu USD để khắc phục sự cố và đền bù cho các thiệt hại do sự cố gây ra
Hình ảnh về sự cố được thể hiện chi tiết như trong Hình 1.3 bên dưới
Trang 26Hình 2.1: Váng dầu từ sự cố tràn dầu tàu Neptune Aries bao phủ mặt sông Sài Gòn
và sông Đồng Nai (ảnh chụp từ trực thăng)
Sự cố tràn dầu tàu Pormosa One
Sự cố tràn dầu tàu Pormosa One xảy ra ngày 07/09/2001 tại vịnh Gành Rái, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) Do không tuân thủ đúng chỉ dẫn của cảng vụ Vũng Tàu, tàu Pormosa One đã đâm va với tàu Petrolimex-01 đang neo đậu tại vịnh Gành Rái, làm tràn đổ khoảng 900m3 (tương đương 750 tấn) dầu DO
Do sự cố xảy ra lúc 3 giờ sáng và tại vị trí cách bờ khoảng 2 km, đúng vào lúc triều đang lên trên vịnh Gành Rái với vận tốc dòng triều khoảng 2 knot, toàn bộ lượng dầu tràn đã nhanh chóng táp vào bờ biển vùng vịnh Gành Rái bao gồm bãi trước Long Sơn, Sao Mai, Bến Đình…và không cho phép các biện pháp ứng cứu có thể được triển khai kịp thời Ngày 08/09/2001 (một ngày sau sự cố), tàu Petrolimex-01 được kéo đến cảng Nhà Bè để giải phóng toàn bộ lượng dầu còn lại trong tàu
Mặc dù chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp khắc phục nhằm hạn chế các thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra, nhưng do các khu vực nhạy cảm cao như rừng ngập mặn, các bãi nuôi trồng thủy sản, các bãi tắm không được che chắn và bảo vệ kịp thời gây thiệt hại nặng nề tới kinh tế và môi trường của tỉnh BR-VT.Thiệt hại từ
sự cố tràn dầu này được ước tính lên đến 14,2 triệu USD Sau hơn 3 năm giải quyết khiếu nại đền bù, chủ tàu Pormosa One đã bồi thường hơn 4 triệu USD cho các thiệt hại
do sự cố tràn dầu gây ra
Trang 2711
Hình 2.2: Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản từ sự cố tràn dầu tàu Pormosa One
Sự cố tràn dầu tàu Fortune Freighter
Sự cố tràn dầu tàu Fortune Freighter, xảy ra ngày 12/01/2003 trên sông Sài Gòn
do tàu biển Fortune Freighter và đoàn phương tiện tàu kéo của tỉnh đội Hậu Giang Sự
cố này đã làm tràn khoảng 300 tấn dầu DO vào môi trường.Ước tính thiệt hại kinh tế và môi trường khoảng hơn 2 tỷ đồng
Ngay sau khi sự cố xảy ra 1 giờ, công ty Đại Minh đã huy động lực động lực lượng đến hiện trường, triển khai các phao quây và máy hút dầu tại khu vực xảy ra sự cố Cũng ngay trong ngày 12/01/2003, UBND Tp HCM cũng đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo ứng cứu sự cố gồm sở Khoa học công nghệ môi trường (KHCNMT), lực lượng CSGT đường thủy, cảnh sát PCCC, Cảng vụ Tp.HCM, Ban quản lý khu đường sông, công ty Đại Minh và Công ty Khoan & Dịch Vụ Khoan dầu khí (PV Drilling) để lập kế hoạch và triển khai công tác ứng cứu cùng với công ty Đại Minh Đến tối ngày 13/01/2003, toàn bộ lượng dầu còn lại trong sà lan bị tai nạn đã được bơm chuyển ra ngoài và đến sáng ngày 14/01/2003, luồng tàu đã được hoàn toàn giải phóng
Kết thúc các công tác ứng cứu sự cố, lượng dầu thu gom được là khoảng 170 tấn, chiếm hơn 36% lượng dầu đã tràn ra ngoài
Trang 28 Sự cố tràn dầu tàu Hồng Anh
Sự cố đắm tàu chở dầu Hồng Anh xảy ra ngày 20/03/2003 do sóng lớn trong khu vực vịnh Gành Rái, làm tràn khoảng 100 tấn dầu FO ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực rừng phòng hộ Cần Giờ và các khu vực nuôi trồng thủy sản của huyện Cần Giờ Tổng thiệt hại về kinh tế và môi trường do sự cố gây ra được ước tính khoảng 23 tỷ đồng
UBND huyện Cần Giờ đã nhanh chóng tổ chức cứu hộ các thuyền viên và thông báo cho các cơ quan chức năng của Tp.HCM để triển khai phao quây, cùng phối hợp trong công tác thu gom dầu Đến ngày 26/03/2003, tàu Hồng Anh được làm nổi và đưa
về cảng VISAL Vũng Tàu Hoạt động cứu hộ chấm dứt lúc 17 giờ cùng ngày Tổng lượng dầu và nước bơm chuyển từ trong tầu ra ngoài là 567 tấn
Sự cố tràn dầu tàu Kasco Monrovia
Sự cố tràn dầu xảy ra ngày 21/01/2005 do tàu Kasco Monrovia đâm vào trụ cảng trong khi cập cảng Saigon Petro trên sông Sài Gòn, Tp HCM làm tràn ra môi trường hơn 500 tấn dầu DO Tổng thiệt hại được ước tính khoảng 25 tỷ đồng
Hình 2.3: Hoạt động thu gom dầu của người dân trong sự cố tàu Kasco Monrovia
Chỉ 1 giờ sau khi sự cố xảy ra, sở Tài nguyên và Môi trường Tp HCM đã huy động công ty Đại Minh triển khai lực lượng gồm 25 nhân viên, 4 tàu ứng cứu, các tàu và
ca nô phụ trợ, các phao quây dầu, phao thấm dầu và các máy hút dầu đến hiện trường sự
cố Mặc dù các lực lượng ứng cứu đã được triển khai nhanh chóng nhưng do sự cố xảy ra đúng lúc triều lên gần đạt đỉnh, dòng triều đã làm phân tán nhanh chóng vào hệ thống
Trang 2913
kênh rạch chằng chịt trong khu vực, tạo ra những bất lợi cho công tác thu gom dầu tràn Đến ngày 24/01/2005, các hoạt động ứng cứu chấm dứt, tàu Kasco Monrovia được kéo đến cảng Nhà Bè để sữa chữa Tổng lượng dầu thu được khoảng 50 tấn
Sự cố tràn dầu tàu La Palmas
Ngày 24/8/2006, tàu La Palmas (quốc tịch nước ngoài) có trọng tải 31.000 tấn, chuyên chở 23.000 tấn dầu DO trong lúc cập cảng Sài Gòn đã va vào cầu cảng và làm tràn hơn 1500 tấn dầu ra môi trường Ngoài ra, còn có 150 tấn xăng tràn ra từ hệ thống ống dẫn của cầu cảng Dù đã ứng phó sự cố kịp thời, nhưng chỉ sau 9 giờ, váng dầu đã lan rộng cách khu vực xảy ra sự cố 40-50 km theo phía hạ lưu sông Sài Gòn Tiếp đó, do thủy triều lên, váng dầu bị đẩy ngược lên thượng lưu cách nơi xảy ra sự cố 4-5 km Sau
15 ngày, diện tích bị ảnh hưởng bởi tràn dầu là 60.000 ha bao trùm một khu vực lớn dọc diện tích theo sông Sài Gòn, trong đó diện tích bị ô nhiễm nặng nhất là 40.000 ha
Sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc xảy ra vào đầu năm 2007
Sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc kéo dài từ tháng 1- 4/2007, dầu táp vào bờ
biển của 20 tỉnh/thành phố dọc theo bờ biển Việt Nam (Hình 1.6) Trong sự cố này đã
thu gom được 1.721 tấn dầu ô nhiễm, đa phần có nguồn gốc dầu thô và một số ít có nguồn gốc là thành phẩm Cho đến quí 3/2008 đã có báo cáo cuối cùng về đợt tràn dầu này từ bộ TN&MT gửi Chính phủ Việt Nam
Đây là vụ tràn dầu gây ảnh hưởng với diện lớn nhất và thời gian kéo dài trong các
sự cố đã xảy ra tại Việt Nam, gây ra nhiều bức xúc về tâm lý, xã hội Tuy chưa công bố con số thiệt hại cuối cùng từ đợt tràn dầu này nhưng có nhiều bài học liên quan tới công tác tổ chức thực hiện ứng phó cũng như khâu quan trắc, nhận dạng nguồn gốc dầu ô nhiễm, công tác đối ngoại trong ứng phó tràn dầu đã được tổng kết để cải thiện trong tương lai
Trang 30Hình 2.4: Bản đồ các tỉnh thành dọc bờ biển Việt Nam bị ảnh hưởng từ đợt tràn
dầu vào dầu năm 2007
Sự cố tràn dầu tàu Đức Trí
Sự cố chìm tàu chở dầu Đức Trí ngày 2/3/2008 đã làm 1.700 tấn dầu FO loang tràn trên biển gây ảnh hưởng trên diện rộng từ Bình Thuận đến Vũng Tàu về kinh tế, môi sinh và môi trường Đặc biệt, tác động đến các hoạt động kinh doanh du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, môi trường, tài nguyên biển, rừng phòng hộ ven biển, sinh vật phù du… Ở một số khu vực nhạy cảm, tác động của tràn dầu sẽ gây thiệt hại trong một thời gian dài
Trang 3115
Sự cố tàu Lady Belinda
Ngày 21/9/2009, tàu biển Lady Belinda mang quốc tịch Sêria trọng tải 30.000 tấn chở đầy quặng thép đã đâm vào cầu Mương Chuối (huyện Nhà Bè, Tp.HCM) và bị chìm xuống đáy sông Soài Rạp gây tràn 1.000 lít dầu DO Ngay khi xảy ra sự cố các lực lượng cứu hộ của DNTN ứng cứu sự cố tràn dầu Đại Minh, sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, đội cứu hộ thuộc sở Cảnh sát PCCC, bộ đội biên phòng,… đã có mặt tại hiện trường (khu vực phao số 8 trên sông Soài Rạp, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) triển khai ngay công tác cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa sự cố tràn dầu từ chiếc tàu này
Sự cố tràn dầu tại Cảng Dung Quất
Tháng 11/2012, tại khu vực bến số 1, cảng Dung Quất – khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), tàu Racer Expresss
có trọng tải 43.000 tấn quốc tịch Panama neo đậu để vận chuyển dăm gỗ xuất khẩu, trong lúc bơm dầu cặn từ các hầm chứa trong tàu thì xảy ra sự cố ống bơm bị vỡ, khiến 1.000 lít dầu tràn ra biển
Hình 2.5: Sử dụng phao quây không cho dầu loang tại cảng Dung Quất
Như vậy, qua các sự cố kể trên và nhiều sự cố nhỏ lẻ khác có thể nhận thấy tần suất xảy ra sự cố tràn dầu là tương đối cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường
và kinh tế xã hội của các địa phương ven biển của nước ta
Trang 322.2 Các phương án xử lý chất thải nhiễm dầu sau sự cố dầu trànhiện nay
Hiện trên thế giới đã có rất nhiều phương án cho xử lý chất thải nhiễm dầu sau
sự cố dầu tràn Tuy nhiên, tùy thuộc vào thành phần, tính chất, khối lượng và điều kiện
cụ thể tại nơi phát sinh chất thải để lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp Các phương
án xử lý chất thải nhiễm dầu hiện đang được áp dụng rộng rãi sẽ được đề cập chi tiết trong các nội dung tiếp theo
2.2.1 Xử lý cặn dầu từ quá trình xúc rửa tàu, bồn chứa dầu
Cặn dầu thải thu gom từ các quá trình xúc rửa tàu, bồn chứa dầu sẽ được lựa chọn xử lý theo các phương án như:
1 Làm lớp lót đường: dựa vào đặc điểm của các loại bùn dầu sau xử lý, nếu
nén ép nó sẽ có độ chịu nén cao từ 600 đến 1.800 kgf/cm2, lớp lót đường cần đổ dày khoảng 0,4m Hoặc có thể thực hiện bằng cách trộn cặn dầu với 5-50% vôi sống, ủ trong khoảng 20 ngày ở điều kiện tự nhiên sẽ thu được khối vật chất dùng làm chất độn
để lót hoặc phủ bề mặt
2 Làm lớp chống thấm ở kho chứa, bãi rác: dựa vào tính kỵ nước của sản
phẩm bùn dầu đã được xử lý Qua thử nghiệm cho thấy, nếu nén ép bùn sau khi xử lý thì tốc độ thấm nước của lớp này rất chậm, với lớp nước đổ dày 1m thì tốc độ thấm nước là 10-11–10-7
m/s
3 Chế biến thành các bán thành phẩm dầu mỏ: cặn dầu từ quá trình xúc rửa
tàu chở dầu có thể sản xuất các loại sản phẩm dầu mỏ khác như phân đoạn nhẹ có nhiệt
độ sôi < 300oC, parafin, phân đoạn nặng có nhiệt độ sôi > 300oC và ít parafin có thể dùng làm nhiên liệu hoặc tiếp tục được oxy hóa (có bổ sung arphaten) để thu hồi bitium
4 Sử dụng nhựa đường chua để sản xuất dioxyt lưu huỳnh: thực hiện trộn nhựa
đường chua với chất thải có chứa lưu huỳnh từ quá trình sản xuất axit sulfuric và đốt cháy ở nhiệt độ 800 – 1200 oC để thực hiện quá trình cắt mạch nhiệt nhựa đường Trong điều kiện đó, dioxyt lưu huỳnh được hình thành, còn các chất hữu cơ cháy hoàn toàn (nhiệt lượng sinh ra
do quá trình cháy cung cấp cho quá trình phản ứng) Theo nguyên tắc này, nhiều nước đã có nhà máy sản xuất với năng xuất lên đến trên 700 tấn/ngày (tính theo axit sulfuric 98 – 99%)
2.2.2 Xử lý bùn dầu/dầu nhớt thải
Việc xử lý bùn dầu/ dầu nhớt thải hiện được áp dụng một số công nghệ mà các công ty lớn trên thế giới đã triển khai như:
Trang 3317
1 Quy trình công nghệ xử lý bùn dầu của Texacoing (Mỹ)
Bùn dầu được xử lý bằng quy trình hai giai đoạn: 1) khử nước, dầu; 2) khử sáp
và tinh chế bùn Trong giai đoạn 1, bùn dầu được trộn với hydrocacbon nhẹ, sau đó có
thể sa lắng tạo pha lỏng (dầu – hydrocacbon) và pha rắn (sáp – nước) Còn giai đoạn 2, pha rắn chứa sáp được tách ra từ pha sáp – nước sẽ được xử lý với dung môi acromatic tạo ra dung dịch sáp – acromatic Sau đó, dung môi này sẽ được trích ly để tách sáp ra khỏi dung dịch Một số thường được sử dụng như: benzene, naphtal hoặc xăng nhẹ theo
tỷ lệ thích hợp, để khử dầu của bùn dầu Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém về chi phí nên không có lợi về mặt kinh tế
Ngoài ra, Texacoing còn có một phương pháp khác áp dụng trong xử lý nhũ tương dầu – nước dạng bùn đặc biệt là gudron dầu mỏ Sản phẩm này được xử lý ở nhiệt độ thấp nhất là 750oF dưới áp suất tối thiểu là 300 Psi Quá trình này tạo ra khí hydrocacbon (thích hợp để làm nhiên liệu hoặc làm nhiên liệu cracking)
2 Quy trình công nghệ xử lý bùn dầu của Beck – Jecker (Mỹ)
Đây là quy trình xử lý bùn loãng hiện đại được áp dụng rất rộng rãi cho các loại bùn đất nhiễm dầu do sự cố tràn dầu, bùn sa lắng trong tàu chứa và bồn chứa, v.v… Vì tính đa dạng này nên nó có thể áp dụng để xử lý chất thải của tất cả các quá trình khai thác và chế biến dầu
Nguyên lý vận hành của quy trình xử lý bùn dầu của Beck – Jecker rất đơn giản Bùn dầu được lọc sơ bộ để tách các chất rắn có kích thước lớn Tốc độ lọc sẽ tăng nhờ
áp lực nước bơm vào Sản phẩm sau khi qua lọc sẽ được đưa vào cụm cyclone Tại đây, nhờ lực ly tâm mà các tạp chất rắn sẽ bám trên vách cyclone và chảy xuống đáy Dầu sạch và nước được lấy ra ở pha lỏng, còn khí sẽ lấy ra ở đỉnh của thiết bị Tạp chất rắn chảy ra ngoài một cyclone lớn và được rửa bằng nước (cũng theo phương pháp ly tâm)
Quá trình vận hành liên tục: quá trình tách có thể đạt hiệu suất đến 99% đối với các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 25µm Độ bền thiết bị cao do vận hành đơn giản, giá thành thấp và không phải dùng dung môi Ngoài ra cũng có thể lắp đặt nối tiếp các cyclone để tăng hiệu suất tách
3 Quy trình xử lý của công ty ATM – Hà Lan
Công nghệ xử lý của công ty ATM của Hà Lan dùng để xử lý chất thải rắn nhiễm dầu, các dung môi hữu cơ, sơn, nhựa, và đất bị ô nhiễm dầu Nguyên tắc của phương pháp là ứng dụng nguyên lý nhiệt phân trong công nghệ xử lý Từ quá trình
Trang 34nhiệt phân các chất hữu cơ sẽ bị khí hóa tạo ra nhiên liệu Hiện công nghệ này đã áp dụng xử lý với công suất 200.000 tấn chất thải rắn/năm
4 Quy trình xử lý bùn dầu của tập đoàn Shimizu – Nhật Bản
Tập đoàn Shimizu – Nhật Bản đã kết hợp với Viện nghiên cứu Khoa học Kuwait (KISR) và Công ty dầu khí Kuwait (KOC) tiến hành nghiên cứu và triển khai xử lý bùn dầu tại Kuwait (quy mô 30 tấn/ngày), do cuộc chiến tranh vùng Vịnh Đây là quá trình
xử lý kết hợp với việc dùng dung môi hữu cơ và nước nóng ở 70oC để rửa đất nhiễm dầu trong các công đoạn xử lý thích hợp
Quá trình thực hiện được mô tả vắn tắt như sau: bùn dầu được xử lý sơ bộ, tiếp theo là rửa đất bằng dung môi hữu cơ (dung môi: bùn dầu = 60:100 khối lượng) ở 70oC
để tách tiếp dầu và muối trong đất, hỗn hợp cũng được khuấy trộn trong 1 giờ Phần lỏng sau khi tách sẽ được lọc tiếp để thu hồi dầu thô làm nhiên liệu còn nước sẽ được
xử lý tiếp bằng công nghệ sinh học Kết quả cho thấy, bùn dầu có hàm lượng dầu ban đầu là 30,3% sau khi rửa bằng dung môi xuống còn 11,9%, rửa tiếp bằng nước nóng xuống còn 2,1% Để giảm hàm lượng dầu, người ta có thể xử lý tiếp bằng cách rửa nhiều lần hoặc có thể xử lý bậc cao bằng công nghệ sinh học Với công nghệ ước tính thu được khoảng 750 tấn dầu từ việc xử lý 4.500 thùng bùn dầu
5 Quy trình xử lý dầu nhớt thải của các nước
Quy trình xử lý dầu nhớt thải của các nước sẽ được trình bày chi tiết trong Bảng 2.1 như sau
Bảng 2.1 Ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý dầu nhớt thải
Úc Phương pháp đông tụ: tái sinh dầu nhớt
bằng dung môi tổng hợp có chứa peroxit và
chất điện ly
Không tách nước ra khỏi dầu nhớt trước khi xử lý vì nước là thành phần cần thiết trong quá trình đông tụ
Đức Xử lý sơ bộ dầu nhớt bằng dung dịch hỗn
hợp Na2CO3 và K2CO3 với Na2SO4 hoặc
K2SO4 Sau đó xử lý tiếp bằng H2SO4, bằng
Phương pháp này giúp thu được dầu tái sinh khá sạch, hóa chất xử lý dễ kiếm nhưng quy trình công nghệ khá
Trang 3519
dung môi hay bằng hydro phức tạp
Balan Đầu tiên thực hiện khử nước dầu thải rồi xử
lý bằng axit, bằng kiềm và cuối cùng tẩy
màu bằng đất sét rồi lọc ép Thực hiện
chưng cất chân không để làm sạch triệt để
Phương pháp cho hiệu quả cao nhưng chi phí rất lớn
Pháp Dùng propan lỏng chiết dầu để khử cặn,
sau đó xử lý bằng axit, tẩy màu bằng đất sét
và cuối cùng chưng cất chân không
Ý Dầu nhớt thải được chiết 2 lần bằng propan
lỏng, sau đó khử tạp chất bằng hydro rồi
chưng cất chân không
Mỹ Tái sinh dầu nhớt bằng phương pháp Berc
Đầu tiên, tách nước rồi kết tủa cặn bằng
hỗn hợp rượu chuyên dụng Sau đó, dầu
được chưng cất chân không cho ra các sản
phẩm khác nhau
Phương pháp này đắt tiền, vận hành phức tạp
Hà lan Tái sinh dầu nhớt bằng phương pháp
recycle Theo phương pháp này, người tap
ha các hóa chất chuyên dùng vào dầu thải
đã khử nước, sau đó chưng cất ở chân
không sâu, cặn thải không đốt
Phương pháp này thu được dầu gốc
tố nhưng rất đắt
Theo đánh giá của US EPA, ở Mỹ có tới 43% dầu thải được xử dụng làm nhiên liệu đốt cho các lò công nghiệp, 18% được tái sử dụng cho ngành giao thông, 8% được tinh chế cho công nghiệp hóa dầu và 31% là bị phân tán vào môi trường đất, cống rãnh
Hiện tại ở Việt Nam, công nghệ xử lý chất thải nhiễm dầu chủ yếu là phương pháp đốt Đối với các hóa chất gốc dầu thì được trung hòa bằng kiềm hoặc oxy hóa, sau
đó đem đốt hoặc chôn lấp
Trang 36CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên
Các đơn vị hành chính của tỉnh gồm: thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi và 8 huyện thị (Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh và Phú Quý) Địa giới hành chính của tỉnh Bình Thuận như trong Hình dưới
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận 3.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 còn mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Khái quát về các đặc trưng về khí tượng thủy văn của tỉnh Bình Thuận như sau:
Trang 37có thể nhỏ hơn 25,5oC - do ảnh hưởng của vùng nước trồi ven bờ)
▪ Độ ẩm: khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao và ít thay đổi trong năm
dao động trong khoảng 70 – 80% Tháng có độ ẩm cao nhất trị số trung bình không vượt quá 85% (trong mùa mưa)
▪ Gió: gồm có 2 mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam hoạt động luân phiên
nhau theo hai mùa chính trong năm Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3năm sau (vận tốc gió trung bình 6-10m/s) với hướng thịnh hành là hướng Đông Bắc, ngoài ra còn có các hướng Đông Đông Bắc và hướng Bắc Đông Bắc Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 (vận tốc gió trung bình 4-6 m/s) với các hướng thịnh hành là Tây Tây Nam, Tây Nam và Tây Hướng gió và tần suất xuất hiện trong
vùng biển Bình Thuận được thể hiện trong Hình 3.2
Hình 3.2: Hướng gió và tần suất xuất hiện ở biển Bình Thuận
Trang 38▪ Thủy triều: thiên về nhật triều không đều với mực nước triều trung bình dao
động trong khoảng 213 – 229 cm (ghi nhận tại trạm Phú Quý năm 2012) Mực nước triều cao nhất đạt 306 cm vào tháng 7/2012 và thấp nhất là 107cm vào tháng 5/2012 Số liệu thống kê mực nước triều tại trạm Phú Quý qua các năm như sau
Bảng 3.1: Số liệu thống kê về mực nước triều tại trạm Phú Quý
trung bình 220 216 221 222 215 216 216 216 217 230 233 224 Mực nước
thấp nhất 113 117 143 160 124 127 129 130 140 150 129 131
Năm 2011
Mực nước
cao nhất 296 300 293 286 284 282 290 292 294 298 298 312 Mực nước
trung bình 226 212 227 209 212 215 218 224 229 225 232 233 Mực nước
thấp nhất 131 146 158 123 124 135 128 140 161 147 130 139
Năm 2012
Mực nước
cao nhất 300 296 290 284 291 292 306 292 290 286 292 300 Mực nước
trung bình 224 224 224 214 216 213 223 222 228 228 229 234 Mực nước
thấp nhất 126 130 155 135 107 112 128 136 155 142 133 125
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ, 2013 [2]
▪ Dòng chảy: chế độ dòng chảy đối với các sông suối ven biển phụ thuộc vào chế
độ mưa Mô đun bình quân của các lưu vực sông, suối ven biển là 11,5l/s/km2
(thuộc loại sông rất ít nước ở nước ta) Phía Tây tỉnh thuộc lưu vực sông La Ngà, nguồn nước khá dồi dào Nếu tính cho sông La Ngà có diện tích lưu vực 3.067km2 thì lưu lượng trung bình nhiều năm là 113m3/s và lượng cấp nước hàng năm là 3.573 triệu m3 Tuy vậy, vào mùa khô dòng chảy cũng rất nhỏ như tại Tà Pao có khi lưu lượng cũng chỉ đạt: 3,5 – 4m3/s
Bảng 3.2: Hệ thống các sông, suối chính khu vực tỉnh Bình Thuận
Tên sông, suối Chiều
dài (km)
Diện tích lưu vực (km 2 )
Mo (l/s/ km 2 )
Qo (m 3 /s)
Lượng nước cấp (10 6
Trang 39Nhìn chung, hệ thống sông suối của Bình Thuận xuất phát từ phía Tây, nơi có
các dãy núi của dải Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng sông Đồng Nai và
đổ ra biển Đông theo hướng Bắc – Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam, trừ sông La Ngà
đổ vào sông chính là sông Đồng Nai Các sông, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, có dòng chảy kiệt bắt đầu vào tháng XII đến tháng V năm sau
Dòng chảy ngoài khơi là sự kết hợp của dòng triều dưới tác dụng của gió Chế độ dòng chảy phụ thuộc vào gió mùa Mùa gió Đông Bắc, dòng chảy di chuyển dọc bờ biển theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam Khu vực từ phía Bắc xuống Phan Thiết, dòng chảy
có vận tốc cao, trung bình là 40cm/s, cực trị đạt 60cm/s Từ nam Phan Thiết xuống Vũng Tàu, dòng chảy yếu hơn với vận tốc trung bình 15cm/s, cực trị đạt 30cm/s Mùa gió Tây Nam, dòng chảy từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà Ná vẫn có khuynh hướng Đông Bắc - Tây Nam, sau khi di chuyển dọc bờ biển về mũi Cà Ná, chúng sẽ hội tụ với những dòng khác
từ phương Nam lên hướng Bắc, sự biến đổi dòng xảy ra, kết quả các dòng chảy thoát xa khỏi bờ biển và hợp với dòng hoàn lưu chung của khu vực biển Đông
▪ Bão: tỉnh Bình Thuận ít khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão đi qua mà hầu hết là bị
ảnh hưởng gián tiếp bởi hoàn lưu của bão Theo thống kê, tần suất bão và ATNĐ đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam và khu vực Bình Thuận trong giai đoạn từ 1961 - 2012 như sau:
Bảng 3.3: Tần số bão và ATNĐ đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam (1961 - 2012)
Vùng bờ
biển T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng
Quảng Ninh
- Thanh Hóa 0 0 0 0 0 0,2 0,54 0,48 0,4 0,1 0,02 0 1,74 Nghệ An -
Quảng Bình 0 0 0 0 0 0,02 0,08 0,24 0,3 0,22 0,01 0 0,87 Quảng Trị -
Quảng Ngãi 0 0 0 0 0,04 0,08 0,02 0,12 0,36 0,22 0,06 0,02 0,92 Bình Định -
Ninh Thuận 0 0 0 0,04 0 0,04 0,02 0,02 0,05 0,44 0,44 0,09 1,14 Bình Thuận -
Cà Mau 0,02 0,01 0 0,01 0 0,02 0 0 0 0,09 0,21 0,08 0,41
Trang 40Tổng 0,02 0,01 0 0,05 0,04 0,36 0,66 0,86 1,11 1,07 0,74 0,19 5,08
Nguồn:Lê Thị Xuân Lan – Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, 2013
3.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ
▪ Địa hình, địa mạo: khu vực tỉnh Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven
biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên Phân vùng địa mạo động lực dải địa hình ven biển từ mũi Cà Ná đến cửa sông Đu Đủ dựa theo nguyên tắc quá trình địa mạo động lực chiếm ưu thế với năm (05) vùng địa mạo động lực khác nhau gồm: Vùng bờ mài mòn yếu – tích tụ yếu Liên Hương: được giới hạn từ mũi Cà Ná đến mũi
La Gàn có tổng chiều dài đường bờ biển dài khoảng 34,15km Đường bờ biển có sự xen
kẽ giữa các đoạn bờ không ổn định, ổn định và bồi tụ
Vùng bờ mài mòn mạnh – tích tụ mạnh Phan Rí Cửa: đây là vùng gồm nhiều cung bờ nối tiếp nhau từ mũi La Gàn đến mũi Né với tổng chiều dài đường bờ 60,07km Hầu hết các cung bờ này có phương Đông Bắc – Tây Nam, riêng cung bờ từ Phan Rí Cửa đến mũi La Gàn có phương Đông - Tây Bờ biển ở vùng này chủ yếu được thành tạo từ các trầm tích
bở rời, ngoại trừ các núi sót ven biển như mũi Né, Hòn Rơm, núi Ông Đồn,… được thành tạo từ các đá ryolit,… thuộc hệ tầng Nha Trang Nhìn chung, ở vùng này, phần lớn chiều dài đường bờ ổn định, mức độ xâm thực và bồi tụ đường bờ không đáng kể
Vùng bờ mài mòn trung bình – tích tụ trung bình Phan Thiết: với tổng chiều dài đường bờ trong vùng từ mũi Né tới mũi Kê Gà dài khoảng 49,08 km Vùng bờ này kéo dài từ mũi
Kê Gà đến Mũi Né Hầu hết chiều dài của đoạn bờ này được thành tạo từ các trầm tích
bở rời Riêng một số khối đá sót tạo nên các mũi đá cứng như mũi Ghềnh Đá, mũi đá Ông Địa, mũi Né,… Riêng khu vực Hàm Tiến - Mũi Né, việc xâm thực và bồi tụ diễn
ra khá phức tạp Đoạn bờ này, có thời kỳ xâm thực nhưng có thời kỳ bồi tụ Ngay tại mũi Né, cung bờ phía Tây vào mùa gió Tây, Tây Nam bị sóng uy hiếp dữ dội, tàu bè phải sang neo đậu ở phía Đông Ở bờ phía Đông, quá trình ngược lại
Vùng bờ mài mòn trung bình – tích tụ yếu La Gi: được giới hạn từ mũi Kê Gà đến cửa sông Đu Đủ, tổng chiều dài đường bờ biển từ mũi Kê Gà đến cửa sông Đu Đủ là 48,77km Đây là vùng bờ được thành tạo từ các trầm tích bở rời, chủ yếu gồm cát, cát-sét, Ở vùng này, đoạn bờ biển mài mòn chiếm chủ yếu, kế đến là đoạn bờ ổn định Đoạn bờ bồi tụ có chiều dài nhỏ nhất (<1km)