Các định nghĩa “Dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm: Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
I Giới thiệu tổng quan về kế hoạch 1
II Định nghĩa – các từ viết tắt 2
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
I Đặc điểm điều kiện tự nhiên 6
1 Vị trí địa lý 6
2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng 7
3 Đặc điểm đường bờ 8
II Đặc điểm kinh tế - xã hội 9
1 Về Sản xuất công nghiệp 9
2 Về Nuôi trồng thuỷ sản 9
3 Về dịch vụ, du lịch 10
4 Giao thông 12
III Đặc điểm môi trường sinh thái 13
1 Hệ sinh thái trên cạn 13
2 Hệ sinh thái dưới nước 14
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU
I Thống kê sự cố tràn dầu đã xảy ra trong tỉnh 17
II Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu 17
1 Nguy cơ tràn dầu từ cảng B12 18
2 Nguy cơ tràn dầu từ các cảng sông, biển 19
3 Nguy cơ xảy ra sự cố từ các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh 20
Trang 24 Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải trên biển 21
5 Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở cảng cá và nơi neo đậu tàu thuyền 22
6 Nguy cơ xảy ra sự cố từ các phương tiện vận tải thủy trên Vịnh Hạ Long 25III Đặc điểm tính chất lý hoá của các loại dầu hiện có trong tỉnh 25
1 Dầu Diesel (DO) 25
2 Dầu Fuel (FO) 26
3 Dầu hoả 26
4 Xăng 26
IV Diễn biến của dầu tràn 27
1 Quá trình loang dầu 28
2 Quá trình bay hơi 28
3 Quá trình khuếch tán 28
4 Quá trình hoà tan 28
5 Quá trình nhũ tương 28
6 Quá trình lắng kết 29
7 Quá trình oxy hoá 29
8 Quá trình phân huỷ sinh học 29
9 Quá trình vận chuyển dầu do gió, sóng và dòng chảy 29
10 Quá trình phân tán tự nhiên 29
11 Tương tác dầu với bờ 29
CHƯƠNG 5 CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU30
I Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng dầu B12 30
II Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển 30III Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng dầutrên địa bàn tỉnh 32
CHƯƠNG 6 PHƯƠNG TIỆN TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG
34
I Về phương tiện, trang thiết bị ứng phó hiện có của tỉnh 34
1 Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh 34
2 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh 34
3 Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh 35
4 Công ty xăng dầu B12 35
Trang 3II Về nhân lực ứng phó38
3 Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh 38
III Nguồn lực bên ngoài (thường trực tại cảng Vạn Gia – TP Móng Cái) 39
V Kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị 42
I Quy mô sự cố cấp I 45
II Quy mô sự cố cấp II 45
III Quy mô sự cố cấp III 45
I Quy trình thông báo ứng phó sự cố tràn dầu 47
1 Quy trình tổng thể 47
2 Sơ đồ thông báo 48
3 Mẫu và thủ tục báo cáo sự cố tràn dầu 49
II Quy trình báo động 52
1 Quy trình tổng thể 52
2 Sơ đồ báo động 52
III Quy trình tổ chức triển khai ứng phó 54
1 Quy trình tổng thể 54
2 Sơ đồ Quy trình tổ chức triển khai ứng phó 56
IV Danh sách liên lạc 57
1 Danh sách liên lạc nội bộ 59
2 Danh sách liên lạc bên ngoài 60
I Các cơ quan, lực lượng nòng cốt và đơn vị triển khai ứng phó liên quan tại tỉnh61
II Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh 62
III Tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của tỉnh 62
1 Cấp ứng phó gián tiếp (cấp chỉ đạo ứng phó) 62
2 Cấp ứng phó trực tiếp (cấp thực hiện ứng phó) 63
I Bên gây ô nhiễm 66
1 Đối với sự cố va đâm tàu 66
2 Đối với các kho xăng dầu 67
Trang 4II Cấp ứng phó gián tiếp 68
1 Sự cố tràn dầu mức I 68
2 Sự cố tràn dầu mức II, III 68
III Cấp ứng phó trực tiếp 69
IV Cơ quan thẩm quyền và đơn vị liên quan 71
V Người dân địa phương 72
CHƯƠNG 11 TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHI CÓ
SỰ CỐ XẢY RA TRONG TỈNH 73
I Kế hoạch, chiến lược 73
II Hoạt động ứng phó hiện trường 73
1 Kịch bản ứng phó và phương án xử lý 73
2 Các hoạt động ứng phó trên biển 82
3 Chiến lược ứng phó ven bờ 83
4 Chiến lược ứng phó SCTD trên bờ 83
5 Các hoạt động quản lý xử lý dầu và rác thải dầu thu hồi 84
6 Các hoạt động đánh giá môi trường 87
7 Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đại chúng 88
III Các thủ tục tài chính và hành chính 88
IV Công tác hậu cần 89
1 Công tác đảm bảo thông tin liên lạc 89
2 Công tác đảm bảo phương tiện trang thiết bị nhân lực và các thiết bị vật tư khác89
3 Công tác đảm bảo sức khỏe và an toàn tại hiện trường 89
4 Công tác đảm bảo an ninh trật tự 89
CHƯƠNG 12 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT
I Kiểm soát các hoạt động ứng phó tại hiện trường 91
II Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó 92
CHƯƠNG 13 CÔNG TÁC ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ
I Cơ sở pháp lý thực hiện 93
II Nguyên tắc bồi thường 94
III Nội dung cơ bản của thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường 94
CHƯƠNG 14 ĐÀO TẠO DIỄN TẬP VÀ CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 5I Đào tạo 96
1 Kế hoạch chương trình đào tạo 96
2 Danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được đào tạo/tập huấn 96
3 Những địa điểm có thể gửi đi đào tạo/tập huấn 96
II Diễn tập 97
1 Diễn tập báo động 97
2 Diễn tập cho các đơn vị chuyên ngành 97
III Công tác nghiên cứu về ứng phó SCTD 98
IV Diễn tập ƯPSCTD 98
1 Kịch bản ứng phó 98
3 Thời gian tập huấn, diễn tập 99
III Cập nhật, phát triển kế hoạch 99
Trang 6MỤC LỤC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 7
Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường biển 27
Hình 8.1 Sơ đồ thông báo ƯPSCTD 48
Hình 8.2 Sơ đồ báo động ƯPSCTD 53
Hình 8.3: Quy trình tổng thể ứng phó SCTD 55
Hình 8.4: Quy trình tổ chức triển khai ƯPSCTD 56
Hình 9.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh 62
Hình 9.2 Sơ đồ quy trình tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của tỉnh 65
Hình 10.1 Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với sự cố va đâm tàu 67
Hình 10.2 Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với sự cố kho chứa xăng dầu 68
Hình 10.3 Sơ đồ quy trình nhiệm vụ cấp ứng phó gián tiếp khi có sự cố tràn dầu 69
Hình 10.4 Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác ƯPSCTD 71
Hình 11.1 Quy trình các hoạt động đánh giá môi trường 78
Hình 12.1 Sơ đồ quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc hoạt động ứng phó 83
Trang 7MỤC LỤC BẢNG
Bảng 4.1: Số lượng tàu thuyền ra vào cảng B12 từ 2009 - 2011 18
Bảng 4.2: Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Quảng Ninh 19
Bảng 4.3: Bảng thống kê số tàu bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh 21
Bảng 4.4: Số lượng tàu thuyền ở các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh 22
Bảng 4.5: Danh mục các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão năm 2012 23
Bảng 4.6 Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel 25
Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 27
Bảng 5.1: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển 30
Bảng 5.2: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn tỉnh 32
Bảng 6.1 Phương tiện, trang thiết bị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 34
Bảng 6.2 Phương tiện, trang thiết bị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh 34
Bảng 6.3 Phương tiện, trang thiết bị hiện có của Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh 35
Bảng 6.4 Các tàu có khả năng ứng phó sự cố tràn dầu của công ty xăng dầu B12 35
Bảng 6.5 Phương tiện, trang thiết bị của công ty xăng dầu B12 36
Bảng 6.6 Lực lượng tham gia ứng phó SCTD của Bộ chỉ huy quân sự 38
Bảng 6.7 Lực lượng tham gia ứng phó SCTD cảu Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng 38
Bảng 6.8 Tàu ứng phó của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc 39
Bảng 6.9 Phương tiện, trang thiết bị của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc 40
Bảng 6.10: Phụ lục các phương tiện, trang thiết bị cần trang bị 42
Bảng 8.1:Danh sách Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh 57
Bảng 15.1 Nội dung và tiến độ thực hiện kế hoạch ƯPSCTD 100
Trang 9CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
I Giới thiệu tổng quan về kế hoạch
Quảng Ninh là tỉnh duyên hải địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, với bờ biển khúckhuỷu dài hơn 250 km, bao gồm nhiều cửa sông và bãi triều, với 2 077 hòn đảo lớn nhỏ.Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (năm 1994, 2000).Nhiều loại trong các hệ sinh thái biển và ven bờ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cá biển,tôm hùm, các loài giáp xác và hai mảnh vỏ Không ít loài trong số chúng thuộc loại quýhiếm đã được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Thế giới Với những đặc điểm vùngbiển rộng, giàu tiềm năng đa dạng sinh học, cùng với những giá trị về cảnh quan thiênnhiên, giá trị về lịch sử, địa lý, vùng biển Quảng Ninh thực sự là nguồn tài nguyên thiênnhiên vô giá Các yêu cầu về quản lý, bảo vệ, ngăn chặn những sự cố môi trường, sự cốtràn dầu, những yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường biển là nhiệm vụ hết sứcquan trọng
Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành dầu khí và lĩnh vực hàng hải, các sự cốtràn dầu trên biển đang là một hiểm hoạ môi trường ở nước ta Việc đảm bảo an toàn giaothông thủy, cũng như an toàn về cháy nổ ở nước ta chưa chặt chẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra
sự cố dầu tràn là rất cao Từ năm 1987 đến nay đã có trên 100 vụ tràn dầu được ghi nhận
ở vùng biển Việt Nam, trong đó gần 50% là dầu tràn không rõ nguồn gốc Những vụ tràndầu này đã gây tốn kém chi phí ứng cứu, thiệt hại về ngư nghiệp và ảnh hưởng xấu tớimôi trường sinh thái xung quanh khu vực xảy ra sự cố
Quảng Ninh cũng là địa phương có các công trình xăng dầu thuộc hạng mục côngtrình an ninh quốc gia, gồm hai kho xăng dầu với sức chứa 180.000m3; hệ thống cảngbiển tiếp nhận xăng dầu tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn Việc giao nhận xăngdầu trên biển được tập trung chủ yếu ở Cảng xăng dầu B12 và cảng Vạn Gia Đây là haikhu vực có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu lớn ở Quảng Ninh; nếu xảy ra sự cố tràn dầu
mà không có các phương án ứng phó kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vàthiệt hại về kinh tế - xã hội
Ngoài ra, tràn dầu có thể phát sinh từ các hoạt động tàu thuyền khác trên vùngbiển tỉnh Quảng Ninh với lưu lượng hàng năm khoảng trên 100.000 lượt tàu vào ra cáccảng, tạo ra nguy cơ rất lớn có thể dẫn đến tràn dầu
Quảng Ninh là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là hoạtđộng cảng biển và du lịch Cảng nước sâu Cái Lân, là nút giao thông đường thuỷ với mật
độ tàu thuyền ra vào cảng rất lớn; ngoài ra còn có hàng trăm tàu thuyền vận chuyểnkhách du lịch hoạt động trong vùng vịnh Hạ Long làm tăng nguy cơ va chạm, khả năngtiềm ẩn sự cố cũng rất lớn
Cùng với các hoạt động trên, còn có các hoạt động dịch vụ đi kèm như các dịch vụbuôn bán và vận chuyển, chuyển tải xăng dầu trên biển của các tàu thuyền Việc quản lý cáchoạt động này hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên phạm vi vùng biển rất rộng, trong khinhân lực, phương tiện, điều kiện phòng chống ứng cứu sự cố môi trường của các ngành, địaphương trong tỉnh còn rất thiếu và yếu Ngoài sự cố tràn dầu trên biển còn có sự cố tràn dầutrong hệ thống sông ngòi, trong đất liền và các tuyến ống xăng dầu đặt ven biển
Theo thống kê của Chi cục Môi trường, từ năm 1999 đến nay ở Quảng Ninh đã xảy
ra hơn 10 sự cố tràn dầu gây hậu quả nghiêm trọng
Trang 10Với những lý do trên, việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnhQuảng Ninh là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, giúp nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cốtràn dầu và hạn chế thiệt hại về môi trường.
II Định nghĩa – các từ viết tắt
1 Các định nghĩa
“Dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm:
Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến
Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy bay,dầu diesel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, làm mát khác.Các loại khác: dầu thải, nước la canh từ hoạt động của tàu biển, tàu sông, của cáccông trình nổi hoặc từ súc rửa, sửa chữa tàu
“Sự cố tràn dầu”: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau từ lòng
đất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây
ra không kiểm soát được
“Ứng phó sự cố tràn dầu”: là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện,
thiết bị nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường
“Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu”: là các hoạt động nhằm làm sạch đất,
nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môisinh, môi trường sau sự cố tràn dầu
“Thời gian ứng phó”: là khoảng thời gian từ khi cảnh báo cho đến khi các
phương tiện ứng phó sẵn sàng khống chế các nguồn dầu tràn, nghĩa là tổng thời gian huyđộng và di chuyển
“Thời gian huy động”: là khoảng thời gian từ khi cảnh báo cho đến khi các
phương tiện phòng chống chuẩn bị xong để di chuyển đến vị trí tràn dầu
“Cơ sở”: là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có phương tiện, thiết bị gây ra hoặc có
nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu
“Chủ cơ sở”: là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm toàn diện về
pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở
“Chỉ huy hiện trường”: là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ
huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu
“Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng”: là sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng
lớn, dầu tràn ra trên diện tích rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên địa bànnguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống nhândân
“Khu vực ưu tiên bảo vệ”: là các khu tập trung dân cư; điểm nguồn nước phục
vụ sinh hoạt và sản xuất; điểm di tích lịch sử được xếp hạng; khu du lịch, sinh thái; khu
dự trữ sinh quyển; khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung
Trang 112 Các từ viết tắt
BCHPCLB&TKCN Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
HFO Dầu nhiên liệu nặng (Heavy fuel oil)
KHƯPSCTD Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
PCP Cơ quan đầu mối tại địa phương (Province Contact Point)
PCLB&TKCN Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam)
PT.SKAT&MT Phụ trách Sức khoẻ, An toàn và Môi trường
Trang 12CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I Mục đích, đối tượng kế hoạch
1 Mục đích
- Kế hoạch ƯPSCTD nhằm đảm bảo sẵn sàng ứng phó kịp thời và phối hợp hiệuquả khi có SCTD xảy ra tại khu vực vùng biển Quảng Ninh để giảm tới mức thấp nhấtthiệt hại về môi trường, kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân;
- Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức, phân định trách nhiệm, xâydựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt cho hoạt động ƯPSCTD;
- Hoàn thiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết trong hoạt độngƯPSCTD;
- Nâng cao năng lực trong công tác ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh
2 Đối tượng
- Cảng xăng dầu B12, Cảng Vạn Gia;
- Các cảng, khu vực neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh;
- Tàu vận chuyển dầu và các sản phẩm của dầu bằng đường thủy;
Trang 138 Nghi định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủban hành về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
9 Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyđịnh về thiệt hại đối với môi trường
10 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020
11 Quyết định 129/2001/QĐ-TTg, ngày 20/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc “Phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010”
12 Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
13 Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13/6/2008 của Chính phủ về việc phêduyệt đề án hợp tác quốc tế về biển đến 2020
14 Căn cứ văn bản số 360/UBND-MT ngày 13/02/2009 của Uỷ ban nhân dântỉnh Quảng Ninh “Về việc triển khai xây dựng, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràndầu, bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ”;
15 Công văn số 69/CV-UB ngày 05/3/2009 của ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứunạn về việc “Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràndầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển”
Trang 14CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỈNH QUẢNG NINH
I Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc để chuyển tảihàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước
và với nước ngoài, đồng thời cũng có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàngkhông với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới
Toàn tỉnh có 14 huyện, thị xã, thành phố, gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện,trong đó có 2 huyện đảo và 186 xã, phường, thị trấn Diện tích đất tự nhiên hơn611.081,3 ha, chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên toàn quốc (diện tích các đảo chiếm11,5%) Dân số 1.144.381 người Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là1,3% (trung bình cả nước là 1,2%) Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, dân số của tỉnhtăng nhanh do ảnh hưởng của yếu tố thu hút lực lượng lao động đến làm việc tại các cơ
sở kinh tế trên địa bàn tỉnh Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân
số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30%tổng số lao động toàn tỉnh (Theo số liệu năm 2010)
Giới hạn bởi toạ độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc: 20o40' đến 21o40'
- Kinh độ Đông: 106o26' đến 108o31'
Trang 15Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Quảng Ninh nằm trong phân khu Đông Bắc Bắc Bộ, có nền chung khí hậu là khíhậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều Vùngnày bị ảnh hưởng trực tiếp của các khối hoàn lưu khí hậu miền Bắc Việt Nam
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc Gia, Quảng Ninh
có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/ cm2 Nhiệt độ không khí trung bìnhhàng năm trên 210C Độ ẩm không khí trung bình năm là 84% Lượng mưa hàng nămlên tới 1.700 - 2.400 mm; số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày Mưa tập trung nhiềuvào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8 Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến
400 mm
So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mạnhhơn Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 đến 30C Trongnhững ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà nhiệt độ cókhi xuống dưới 00C
Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố Bão thường đến sớm (cáctháng 6, 7, 8) Trung bình mỗi năm có 5-6 cơn bão Phần lớn là bão nhỏ và vừa, chỉ cócường độ mạnh ở vùng đảo và ven biển
Do diện tích lớn lại có nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng có khácnhau Thành phố Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều: nhiệt độ trung bình năm là 220C,lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm Thị xã Quảng Yên có nhiệt độ trung bìnhnăm là 240C, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba
Trang 16Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt; mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưahàng năm thấp Cũng là miền núi nhưng Bình Liêu lại có mưa lớn (2.400 mm); mùađông kéo dài tới 6 tháng Vùng hải đảo lại không phải là nơi mưa nhiều nhất, chỉ từ1.700 đến 1.800 mm/ năm, nhưng lại là nơi rất nhiều sương mù về mùa đông Nhìnchung, do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với pháttriển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
3 Đặc điểm đường bờ
Địa hình bờ biển Quảng Ninh phát triển trên nền cấu trúc địa chất thuộc miềnuốn nếp Mesozoi Việt – Trung và miền trũng chồng Kainozoi Hà Nội Đặc điểm địahình bờ biển Quảng Ninh về phía lục địa là vùng núi thấp và cứng, tuổi chủ yếu làMenozoi, thuộc về hệ tầng Trias chứa than Hòn Gai và giới Palezoi thuộc đá vôiCarbon-Permi Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bờ biển Quảng Yên đến Hòn Gai – CẩmPhả Các đồi bát úp có tuổi chủ yếu Jura, phân bố từ Tiên Yên – Đầm Hà đến MóngCái
Địa hình đường bờ khúc khuỷu, bị phân cắt bởi hệ thống sông suối dầy đặc Cácsông suối ở bờ biển Quảng Ninh ngắn và dốc, lưu lượng nhỏ Tiêu biểu cho các sôngsuối vùng này là sông Ka Long, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Mông Dương.Phía ngoài đường bờ biển là các đảo dài nằm song song với đường bờ ở phần phía bắc
và các quần đảo đá vôi núi sót Bái Tử Long, Hạ Long ở phía Nam
Do đặc điểm của cấu tạo địa chất, kiến tạo, khí hậu nhiệt đới Việt Nam và cácquá trình địa mạo động lực biển, bờ biển Quảng Ninh có các kiểu sau:
- Bờ biển vụng vịnh – Đanmat: biểu hiện đặc tính có phương kiến tạo song songvới hướng chung đường bờ Các đảo dài ngoài biển ven bờ có phương cấu trúc nằmsong song với đường bờ Các đảo dài Vĩnh Thực, Cái Chiên, Cái Bầu,… tạo với bờ lụcđịa, hình thành các vũng vịnh tương đối kín Chúng phân bố từ bờ biển Móng Cái đếnCửa Ông
- Bờ biển Karst đá vôi núi sót nhiệt đới: được thành tạo do cách đồng karst núisót bị nhấn chìm xuống nước biển và đặc trưng bời hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏvới độ cao khác nhau ở ven bờ Đó là các đảo ở các Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.Chúng phân bố từ bờ biển Cửa Ông đến Hòn Gai – Bãi Cháy – Cát Bà Bờ biển và hảiđảo thường có sườn vách dốc từ 50-600 đến 900 Các đảo với độ cao 25m, 50m, 70m,150m và 200m Trên một số đảo và bờ biển còn xuất hiện một số hang động karst cóngấn nước biển cổ Các hang động cổ thường có kiến trúc đẹp và đang được khai tháclàm điểm tham quan du lịch Các đảo kiểu bờ này đã tạo ra danh lam thắng cảnh thiênnhiên của vịnh Hạ Long kỳ diệu và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới
Bờ biển Quảng Ninh có độ khúc khuỷu lớn, nhiều đảo ven bờ kín sóng gió, tạo
ra nhiều vụng vịnh khác nhau, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển như MóngCái, Hòn Gai, Cái Lân, Cẩm Phả, Vạn Gia Do đặc điểm của hình thái địa hình và cấutạo đất đá, bờ biển Quảng Ninh có các vũng vịnh đặc trưng sau:
- Vũng vịnh kín gió do có các đảo dài chắn ngoài phía biển: Chúng thông rabiển bởi các eo biển Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Bò Vàng Các vịnh này có bờ vịnh bấtđối xứng Bờ phía lục địa thoải, phát triển rừng ngập mặn, cỏ biển Bờ phía các đảoVĩnh Thực, Cái Chiên thì dốc và không phát triển rừng ngập mặn Đáy vịnh thường có
đá ngầm Trầm tích đáy là cát và bùn
Trang 17- Vũng vịnh bán kín được che chắn bởi nhiều đảo nhỏ bên ngoài biển: Đây làcác vịnh Hạ Long, Bái Tử Long Các vịnh này thường sâu hơn và có các bờ đảo đá vôivách dốc đứng Vịnh được hình thành trong quá trình bị nhấn chìm của cánh đồngKarst cổ, nhiệt đới vào cuối thời kỳ biển tiến Flandrian Đáy vịnh còn để lại các dấu ấncủa các thung lũng Karst cổ bị nhấn chìm Các thung lũng Karst cổ này cố độ sâu 5-6m, đôi chỗ sâu đến 10m so với mặt đáy vịnh Trầm tích dưới đáy thung lũng Karst cổ
là cát, cuội sỏi phía trên là bùn sét
- Vụng vịnh kín nằm sâu trong lục địa: Đây là vịnh hầu như không bị tác độngcủa sóng biển Vịnh Cửa Lục có dạng làm tam giác gần như khép kín Vịnh này thông
ra vịnh Hạ Long qua eo Bãi Cháy – Hòn Gai rộng khoảng 200m Bờ vịnh phát triển cácrạch triều và rừng ngập mặn, cửa vịnh sâu Ở vịnh này đã được xây dựng cảng Xăngdầu “B12”, một trong các cảng xăng dầu lớn nhất của nước ta Phần bờ bên trong củaVịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neogen thuộc hệ tầng Nà Dương gồm cuộikết, sỏi kết và sét than
Bờ vụng vịnh cũng phát triển các bãi triều cao và bãi triều thấp tương tự vùng
bờ vụng vịnh Tiên Yên, Đầm Hà nhưng ranh giới không được rõ ràng Mạng lưới rạchtriều và rừng ngập mặn ở đây tương đối phát triển Ngày nay do phát triển kinh tế, đôichỗ đã được khai thác nuôi trồng thủy sản
Đường bờ biển trên bản đồ là đường có mực nước biển trung bình giữa giới hạnmực nước cực đại phía trên về phía lục địa và giới hạn mực nước biển cực tiểu phíadưới về phía biển Đường bờ biển thực chất là toàn bộ đới bãi bao gồm cả các bãi triềucao và bãi triều thấp Các bãi triều cao chỉ bị ngập khi có biên độ triều cực đại trongtháng hoặc có nước dâng do bão và gió mùa Giới hạn dưới của bãi triều là mực triềutrung bình Bãi triều thấp thường xuyên bị ngập nước được giới hạn trên bởi mực nướctriều trung bình và giới hạn dưới là mực nước triều kiệt Địa hình đường bờ chia ra haidạng: dạng mài mòn và dạng tích tụ Dạng mài mòn thường các bờ biển và hải đảo cócấu tạo đá cứng (đá gốc), và có dạng sạt lở xảy ra đối với các bãi tích tụ cấu tạo bởi đất
đá bở rời
- Bờ biển mài mòn: bờ mài mòn đá gốc phát triển rất rộng rãi, phân bố chủ yếutrên các đoạn bờ ven biển và hải đảo có cấu tạo đá cứng gắn kết vững bên như các đácát kết, bột kết, đá vôi… Bờ biển mài mòn đá gốc thường dốc 50-600 đến 900, có dạngvách dốc Bờ xói lở phát triển trên các đoạn bờ có cấu tạo đất đá bở rời Các đoạn bờxói lở phân bố ở cửa Ông, bờ đảo Quan Lạn, đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực
II Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt
Đó là những tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sảnxuất công, nông, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ Cụ thể:
1 Về Sản xuất công nghiệp
Theo quangninh.gov.vn, tính đến tháng 10/2011 ngành đóng mới tàu ước đạt
242.401 tấn, đạt 53,87% kế hoạch năm (450.000 tấn) Tính chung 10 tháng năm 2011,
giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2010
2 Về Nuôi trồng thuỷ sản
Trang 18Vùng biển ven bờ Quảng Ninh có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷsản Sự khúc khuỷu của đường bờ và hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều vũng vịnh vàrừng ngập mặn…đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên Tổng sản lượng thuỷsản đến 15/10/2011 ước đạt 73.607 tấn, đạt 94,4% kế hoạch (kế hoạch 78.000 tấn) Giátrị kim ngạch chế biến thủy sản xuất khẩu 10 tháng ước đạt 22,354 triệu USD đạt 93%
kế hoạch và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2010
3 Về dịch vụ, du lịch
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều địa danh nổi tiếng trong bản đồ du lịch cần đếntrong nước, khu vực và thế giới; có những cảnh quan nổi tiếng như: vịnh Hạ Long,vịnh Bái Tử Long; nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ, Cô Tô, bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu(huyện Vân Đồn); đảo Tuần Châu; núi Bài Thơ rất thuận lợi cho phát triển du lịchbiển đảo, du lịch sinh thái Ngoài cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên du lịchđặc sắc của tỉnh, Quảng Ninh còn là nơi du lịch tâm linh của cả nước và khu vực.Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hộitruyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đềnCửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, lễ hội Tiên công
ở vùng Hà Nam thị xã Quảng Yên đây là những điểm thu hút khách thập phương đếnvới các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhất là vào những dịp lễ hội
Theo quangninh.gov.vn Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng.Tính đến tháng 10 năm 2011, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6triệu lượt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc
tế 2,3 triệu lượt Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so vớicùng kỳ năm 2010
Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách: Hoạt động vận tải hành khách hoạtđộng ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại Khối lượng vận chuyển hàng hoá tháng 10/2011ước đạt 1,856 triệu tấn (tháng trước 1,812 triệu tấn), tính chung 10 tháng ước đạt16,874 triệu tấn, đạt 128,1% kế hoạch (kế hoạch 13,17 triệu tấn); vận chuyển hànhkhách tháng 10 ước đạt 2,863 triệu lượt (tháng trước 2,792 triệu lượt), tính chung 10tháng ước đạt 25,578 triệu hành khách, đạt 124,8% kế hoạch (kế hoạch 20,5 triệu lượt)
Trên cơ sở tiềm năng trên, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninhđến năm 2020 đã xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, và sẽtập trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí -Đông Triều - Thị xã Quảng Yên thành trung tâm du lịch lớn Ngoài ra có một số khuvực đóng vai trò rất lớn phát triển kinh tế của tỉnh Các khu vực này có những tiềmnăng du lịch chính như sau:
* Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1.969 đảo, đã hai lần được UNESCOcông nhận là Di sản thế giới Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnhquan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn Theo dựthảo phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2016, dự kiến từ nay đếnnăm 2016, ngành Văn hóa - Thể thao và du lịch sẽ xây mới một loạt bảo tàng cấp quốcgia, trong đó có Bảo tàng sinh thái Hạ Long Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần đượccông nhận là Di sản thiên nhiên thế giới Với tổng diện tích 1.553 km2, bao gồm 1.969hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên Vùng Di sản đượcThế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với
ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông)
Trang 19Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ,Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trongnhững điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũngrất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước Theo nghiên cứu có 950 loài
cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản cógiá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọctrai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm
* Huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) ôm trọn vịnh Bái Tử Long, một quần thểbiển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, tính đa dạng sinh học có những yếu tố tươngđồng với vịnh Hạ Long Nhiều đảo có dạng cấu tạo đá vôi, thường chỉ cao 200 đến300m so với mặt biển và có nhiều hang động Nằm cạnh vịnh Hạ Long, một di sảnthiên nhiên thế giới nhưng du lịch Vân Đồn mới được du khách biết đến vài năm gầnđây Đặc biệt, trong lòng Vịnh Bái Tử Long còn có Vườn Quốc gia Bái Tử Long códiện tích 15.783 ha, bao gồm 6 đảo lớn và 24 đảo nhỏ Nơi đây là khu bảo tồn sinh thái,với nhiều loài động, thực vật phong phú, đa dạng Do huyện Vân Đồn có Vườn quốcGia Bái Tử Long nên mục tiêu phát triển du lịch ở đây là phát triển bền vững, trong đó
ưu tiên hàng đầu công tác bảo vệ môi trường Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địabàn đều có cam kết bảo vệ môi trường Đối với phát triển thủy sản chỉ tập trung nuôicác loài nhuyễn thể như khai thác chế biến sứa, sá sùng; nuôi tu hài, hàu biển, bào ngư,ngọc trai… Đồng thời hạn chế thấp nhất việc nuôi cá lồng bè trên khu vực biển VânĐồn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
* Móng Cái là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển ngành "công nghiệp khôngkhói" Ngoài vị trí địa lý thuận lợi là có cửa khẩu quốc tế, lại tiếp giáp với nhiều địadanh du lịch hấp dẫn của nước bạn Trung Quốc như Quế Lâm, Bắc Hải, Phòng Thành,Móng Cái còn được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng Bãi biểnTrà Cổ, mũi Sa Vĩ - điểm khởi đầu hình chữ S trên bản đồ Việt Nam và một số hồ, đậpnước có cảnh quan đẹp như Tràng Vinh, Quất Đông v.v chính là điều kiện lý tưởng
để phát triển loại hình du lịch sinh thái Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biểnrộng, diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng vàchế biến thuỷ, hải sản (hiện nay đã khoanh nuôi được 410 ha) Nằm trong quần thể dulịch sinh thái Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, có bãi cát mịn, sóng được gió lớn mang từ biểnvào một nét riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở Móng Cái hứa hẹn nhiềutiềm năng phát triển các điểm du lịch biển lý tưởng
* Cô Tô là một huyện đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ bao gồm các đảo Cô Tô lớn, đảo
Cô Tô nhỏ, đảo Thanh Lâm, đảo Trần và vô số hòn đảo nhỏ khác Ngoài tắm biển, dukhách còn có thể thăm quan rừng tự nhiên, hải đăng, cầu cảng, làng đánh cá, các vịnhbiển, bãi đá tự nhiên
* Cẩm Phả: Thiên nhiên ưu đãi cho Cẩm Phả lợi thế để phát triển ngành du lịch dịch
vụ Nằm cạnh vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long kết hợp với hang Vũng Đục, Đảo Rều,Đền Cửa Ông và suối khoáng nóng Quang Hanh hàng năm sẽ thu hút một lượng khách
du lịch khá lớn Vào đầu năm với lễ hội đền Cửa Ông có hàng trăm ngàn lượt người tớitham quan vãn cảnh và du lịch văn hoá Có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnh Bái
Tử Long từ Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Cẩm Phảkhá đa dạng với nhiều khu nuôi trồng thuỷ hải sản như: tôm, cua, cá, sò huyết, hầuhà… Đây là điều kiện thuận lợi để Cẩm Phả phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồngthuỷ sản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Trang 20* Thị xã Quảng Yên: với diện tích bãi triều rộng trên 12.000 ha, được thừa hưởngnguồn lợi lớn từ cửa sông Nam Triệu và một số nhánh sông khác tải phù sa ra biển nên
ở đây được đánh giá có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh Tronggiai đoạn từ 2001 đến 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 12,9% và sảnlượng tăng 11,6%/năm; diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 7.155 ha Sản lượng nuôi trồngđạt 5.400 tấn (gồm tôm 2.300 tấn; cá 2.700 tấn và các hải sản khác 400 tấn)
Với việc xác định du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh là hai hướng pháttriển chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành Du lịch Việt Nam thì tiềm năng dulịch sinh thái của Quảng Ninh gồm các thắng cảnh biển đảo, các vườn quốc gia và khubảo tồn cùng sự phong phú của đa dạng sinh học sẽ là nguồn lợi lớn mà tỉnh QuảngNinh cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy
4 Giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đườngthuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không:
* Đường bộ: Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp
IV, cấp III (Đồng bằng), còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường
đá dăm nhựa;
- Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154
km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa;
- Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khốilượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%;
- Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1.706 km, chiếm 76%
- Bến, tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 16 bến xe khách, trong đó 6 bến xe liêntỉnh hỗn hợp;
- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh vàliên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt
* Đường thuỷ nội địa:
- Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;
- Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa
- Về đường thủy: phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệthống luồng, lạch Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất BìnhLiêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông,suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ
- Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quyhoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn,
có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container
Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và TrungQuốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý,
độ sâu 7,5 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn
Trang 21Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả Cảng cóchiều dài 300m, độ sâu 9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện
Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu 16 m và khu vực đậu tàurộng lớn
Cảng Mũi Chùa: có độ sâu 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến
* Đường sắt:
- Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nayđang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m) Ngoài ra còn có hệthống đường sắt chuyên dùng ngành than
* Các cảng hàng không:
- Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đếnnay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng TuầnChâu phục vụ du lịch Hiện nay Chính phủ đã phê duyệt cảng hành không và sân baytại xã Đoàn Kết huyện Vân Đồn
Tóm lại, sự phát triển của ngành hàng hải nói chung, hệ thống cảng biển và cáchoạt động vận tải thuỷ nói riêng, là rất quan trọng, đóng góp cho sự tăng trưởng củanền kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, nếu các hoạt động này không được quản lý và kiểmsoát chặt chẽ, sẽ là những rủi ro tiềm tàng gây SCTD
III Đặc điểm môi trường sinh thái
Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển vành đaikinh tế ven biển Bắc Bộ (ĐMC) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1 Hệ sinh thái trên cạn
- Sự phân bố thực vật theo độ cao
+ Vùng bãi triều ngập mặn, cửa sông
Các bãi triều ngập trung bình có loài sú Tại các bãi triều cao là nơi sinh sốngcủa các loài giá, cóc vàng, ôrô Trên các bờ sông, bờ đầm, ít bị ngập mặn phần lớn xuấthiện các loài tra, củi biển, dứa dại, cóc kèn
Vườn Quốc gia Bái Tử Long: thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong ranhgiới hành chính huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 15.738 haVườn được thành lập theo Quyết định số 85/2001/QĐ - TTg ngày 01/6/2001 của Thủtướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển hạng và mở rộng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn
2 Hệ sinh thái dưới nước
Trang 22Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninhđến 2020 do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia thựchiện.
- Tại khu vực biển xác định được 79 loài và nhóm động vật nổi thuộc các nhómChân Mái Chèo Copepoda, nhóm Râu ngành Cladocera và các nhóm khác Trong
thành phần ĐVN, nhóm Giáp xác chân chèo Copepoda có só lượng loài cao nhất chiếm
74%, nhóm giáp xác Râu ngành chiếm 8%, các nhóm khác chiếm 18% Trong cácvùng biển, khu vực cửa sông Tiên Yên có số lượng loài cao nhất, tiếp đến là vùng CửaÔng, vùng Vịnh hạ Long, vùng ven biển từ hải Hà đến Móng cái, vùng ven Biển VânĐồn, khu vực Tuần Châu và cuối cùng là vùng biển ven bờ TP Hạ Long
Mật độ động vật nổi (ĐVN) cao nhất thuộc về khu vực cửa Lục (13910.3 con/
m3), tiếp đến là khu vực Tiên Yên, Vịnh Hạ Long, Cửa Ông, ven biển thành phố HạLong, và cuối cùng là khu vực Vân Đồn (636 con/m3) Trong cấu trúc mật độ số lượngĐVN, nhóm Giáp xác Chân chèo thường chiếm ưu thế tuyệt đối, sau đến các nhómkhác và cuối cùng là ngóm Râu ngành với mật độ không đáng kể, thậm chí không thểhiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát
- Động vật thân mềm (nhuyễn thể): phân bố khá rộng, từ vùng triều đến dướitriều hay đáy biển sâu, tại nơi đáy bùn, đáy cát, rạn đá hay rạn san hô Một số loài phân
bố rải rác, một số khác phân bố tập trung thành các bãi Nhiều loài cho năng suất khaithác cao, có tầm quan trọng về kinh tế Nhiều loài được coi là đối tượng thả nuôi trongcác vùng ven bờ và trong vịnh Đại diện cho ngành động vật thân mềm có các loài:ngán, vạng, hàu, sò, ốc, trai ngọc, vẹm xanh, mực nang, mực ống, bạch tuộc,…
- Lớp giáp xác: có đại diện của bộ mười chân Decapoda như: tôm he, tôm rảo;Đại diện cho Bộ Brachyura có họ ghẹ, cua biển, rạm, cáy…
- Ngành động vật không xương sống: có đại diện của lớp giun nhiều tơpolychacta như các loài cá sùng
- Động vật da gai khá đa dạng về giống loài, nhiều loài trong chủng có giá trịkinh tế cao như Hải sâm đen
- Động vật có xương sống: với số lượng 530 loài cá đã phát hiện được ở QuảngNinh so với 2.538 tổng số loài cá đã phát hiện được trên cả nước (chiếm 20,8%) Nétnổi bật của cá trong vịnh Hạ Long là các loài cá nước nổi như cá nục, cá đối, cá mòi, cánhâm, cá trích, cá cơm… thường xuất hiện vào vụ cá Nam Ngoài ra, ngư dân từ baođời nay còn khai thác cá bằng lưới rê, lưới giã với các đối tượng khai thác là cá mòi,sao, đé, nhám, thu gúng, cá chim, cá tráp, cá dưa, cá lanh… Trong hệ sinh thái rạn san
hô, ngoài các loài cá thuộc họ cá song, cá mú… còn có những loài cá rạn san hô như cábướm, cá mặt quỷ và một số loài thuộc họ cá nóc Đây là những loài có thể sử dụnglàm cá cảnh có giá trị kinh tế rất cao để phục vụ sinh hoạt và du lịch
- Hệ sinh thái thảm cỏ biển và rong biển
Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa sạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến
2020 xác định được 186 loài rong biển thuộc 4 ngành rong biển là rong Lam có 14 loàichiếm 7,5%, rong Đỏ: 69; 37,0 %; rong Nâu: 55; 29,5 % và rong Lục: 48; 26,0 %
Sự phân bố rộng của các loại tại các địa điểm nghiên cứu hoàn toàn khác nhau và
có sự sai khác rất lớn Số lượng loài tại các địa điểm dao động trong khoảng từ 18 loài
Trang 23(vịnh Tiên Yên) đến 104 loài (vịnh Hạ Long) và trung bình là 46 loài/địa điểm Giá trịtrung bình là tương đối cao so với các vùng nghiên cứu khác ở Việt Nam Hệ số tươngđồng của rong biển tại các địa điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,07 (giữa vịnhTiên Yên và quần đảo Cô Tô-Thanh Lân) đến 0,39 (giữa quần đảo Cô Tô-Thanh Lân
và vịnh Hạ Long)
- Hệ sinh thái san hô
Khu vực ven bờ Quảng Ninh là nơi có nhiều đảo nhất ở vùng ven biển Việt Nam,chúng đã tạo ra các loại địa hình phức tạp, đa dạng, nhiều nơi phù hợp cho san hô pháttriển Kết quả khảo sát trong khuôn khổ nghiên cứu này cho thấy đã có 157 loài san hôthuộc 41 giống, 12 họ được ghi nhận ở khu vực Quảng Ninh Nhìn một cách tổng quát
có thể chia sự phân bố san hô ở vùng ven biển Quảng Ninh thành 4 khu vực như sau:Khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Quần đảo Cô Tô và Đảo Trần Mỗi khu vực đều
có các đặc điểm, cấu trúc khu hệ khác nhau:
+ Khu vực vịnh Hạ Long:
Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa sạng sinh học tỉnh Quảng Ninhđến 2020, trên toàn khu vực Hạ Long và Cát Bà đã xác định được tổng số 102 loài, 32giống thuộc 11 họ của bộ san hô cứng Scleractinia Trong cấu trúc thành phần khu hệ,
số loài tập trung phần lớn ở 3 họ là Faviidae, Acroporidae, Poritidae, chiếm đến 58,8%tổng số
+ Khu vực Bái Tử Long:
Tổng số 106 loài san hô cứng thuộc 34 giống 12 họ đã phát hiện được trên 13điểm khảo sát trong khu vực vườn Quốc gia Bái Tử Long So sánh số lượng loài trongkhu vực vườn quốc gia với các vùng biển lân cận như Cô Tô, Thanh Lân, Hạ Long, Cát
Bà thấy rằng Vườn Quốc gia Bái Tử Long có số lượng loài san hô cứng khá phongphú Tuy nhiên san hô chỉ tập trung ở phía ngoài đảo Ba Mùn và Sậu Nam Các đảokhác hầu như không có san hô, chỉ duy nhất có một đảo nhỏ nằm phía trong có san hôphân bố với độ phủ cao và tập trung đó là đảo Khơi Ngoài Đảo này có lẽ có san hô tốtnhất ở vườn quốc gia Bái Tử Long, nhưng nó chỉ phân bố thành dải hẹp kéo dài
- Thực vật phù du
Theo kết quả phân tích thực vật phù du thu thập được ở 10 điểm khảo sát trongkhu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển trongkhuôn khổ dự án Quy hoạch Quản lý môi trường vịnh Hạ Long (JICA 1998-1999), vàomùa mưa, có 166 loài thuộc 6 hệ sinh vật phù du Trong số đó hệ Bacillariophyta cónhiều loài nhất 128 loài (chiếm 77% tổng số), sau đó là Dinophyta với 33 loài (20%),Cyanophyta với 2 loài (1%), và 3 họ khác là Chlorophyta, Euglennophyta vàChrisophyta mỗi loài có một họ (1%) Sự hình thành các loài cho thấy thực vật phiêusinh thường dễ thấy ở vùng nước biển ở khu vực cận nhiệt đới hay ôn đới Số lượng tếbào ở lớp mặt từ 8.960 – 146.280 tế bào/lít và ở lớp đáy là từ 3.720 – 145.000 tếbào/lít So sánh với mùa mưa, số lượng tế bào trung bình của mùa khô cao hơn ở lớpmặt và thấp hơn ở lớp đáy Số lượng tế bào cho thấy mật độ thực vật phù du thấp vàcho thấy khu vực nghiên cứu chưa bị ảnh hưởng do sự phú dưỡng
- Động vật phù du
Trang 24Theo kết quả lấy mẫu thu thập được ở 10 điểm khảo sát (JICA 1998-1999) vàomùa mưa, có 47 loài động vật phù du Copepoda có số lượng các loài cao nhất 25 loài,sau đó là ấu trùng Crustacean với 10 loài, Cladocera và Mollucs mỗi loại có 3 loài,Chaetognatha có 2 loài Ngoài ra các họ Coelenterata, Ostracoda, Tunicata và ấu trùng
cá mỗi họ chỉ có 1 loài
Vào mùa khô, có 46 loài động vật phù du đã được xác định Số loài ở mỗi điểmkhảo sát dao động từ 9 – 30 loài Số loài trung bình vào mùa khô là 20 loài và cho thấygiá trị cao hơn vào mùa mưa Số lượng động vật phù du trung bình là 491 con/m3 ở tất
cả các điểm khảo sát và dao động từ 90 – 878 con/m3 ở mỗi điểm khảo sát Số lượng cáthể trung bình vào mùa khô cho thấy giá trị cao hơn so với mùa mưa
- Cá và các loài giáp xác
Theo khảo sát, có 189 loài thuộc 124 giống, 66 họ cá sống ở vịnh Hạ Long Có 5môi trường sống quan trọng của cá là khu vực ngập mặn, rạn san hô, rạn đá, vịnh và cáckhu vực có đáy mùn cát Mỗi môi trường sống có một loài điển hình Có 7 khu đánh bắt cáchính ở khu vực xung quanh vịnh Hạ Long là Đầu Bê, Cầu Gỗ, Hòn Sói Đen – NgọcVừng, Cửa Dứa – Cống Đỏ, Tuần Châu
Trang 25CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU CỦA
TỈNH
I Thống kê sự cố tràn dầu đã xảy ra trong tỉnh
Với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi về đường hàng hải quốc tế, vùng biểnthuộc tỉnh Quảng Ninh trở thành nơi trung chuyển xăng dầu từ các tàu dầu nước ngoàineo đậu ở khu vực vịnh Bắc Bộ về các tổng kho xăng dầu trên đất liền thuộc loại lớnnhất khu vực miền Bắc Do đó, vùng biển Quảng Ninh có nguy cơ để xảy ra sự cố tràndầu Các sự cố tràn dầu trên vùng biển Quảng Ninh từ năm 1998 tới nay được thống kênhư sau:
Ngày 7/6/1999, tại cảng Quảng Ninh,1 tàu quân đội khi nhổ neo đã phát hiện cóhiện tượng xả dầu Hơn 500 lít dầu máy đã tràn ra biển Diện tích dầu loang ước tính300m2 Sở KHCN&MT phối hợp Cảng vụ Quảng Ninh điều tra, đánh giá thiệt hại, xử
lý Lực lượng ứng cứu của Công ty B12, Công ty môi trường đô thị và nhân dân địaphương thu gom, xử lý triệt để
Ngày 18/10/1998, một vệt loang dầu khoảng 10.000m2 gồm hỗn hợp dầu vàdiezen từ cảng Cái Lân lan sang cảng B12 Sở Khoa học Công nghệ và Môi trườngcùng với Công ty xăng dầu B12 đã xử lý bằng cách sử dụng giấy thấm dầu cùng một sốphương tiện của công ty B12 để thấm thu hồi dầu
Ngày 21/12/1998, tại cảng dầu B12, vệt dầu loang diện tích khoảng 6.000m2,dầu đậm đặc dồn vào bờ khoảng 100m Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùngvới Công ty xăng dầu B12 đã xử lý bằng cách sử dụng giấy thấm dầu cùng một sốphương tiện của công ty B12 để thấm thu hồi dầu
Ngày 20/12/1999, tại khu cảng Vạn Gia đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái,tàu chở dầu Phương Nam HP 116 thuộc xí nghiệp tư nhân vận tải Phương Nam bị chếtmáy, gặp sóng to gió lớn làm nước tràn vào khoang máy Lúc đó tàu đang vận chuyển400.000 lít dầu Khoảng 750 lít dầu đã tràn ra biển Cảng vụ Hải Ninh, đồn biên phòngcửa khẩu Vạn Gia, Sở Khoa học CN&MT, Cục hàng hải Việt Nam, Trung tâm tìmkiếm cứu nạn Hàng hải khu vực I thực hiện ứng cứu kịp thời
Ngày 31/12/2002, tại Cửa Rứa vịnh Hạ Long xảy ra vụ đắm tàu Bạch ĐằngGiang thuộc Tổng công ty Tàu thuỷ Nam Triệu Tàu lúc đắm đang vận chuyển 80.000lít dầu diezen Sự cố đã được các lực lượng giải quyết kịp thời
II Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
Việc quản lý các hoạt động dịch vụ buôn bán và vận chuyển xăng dầu trên vùngbiển Quảng Ninh hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên phạm vi vùng biển rất rộng,trong khi nhân lực, phương tiện, điều kiện phòng chống ứng cứu sự cố môi trường củacác ngành, địa phương trong tỉnh còn rất thiếu và yếu Hiệu quả phát hiện, phối hợp xử
lý, ứng phó sự cố tràn dầu ven biển và ngoài khơi còn rất thấp do hạn chế về thông tin,
ý thức về mối nguy hại do sự cố tràn dầu trong nhân dân còn chưa cao
Theo số liệu thống kê của Cảng vụ tỉnh Quảng Ninh, lượng tàu ra, vào các cảngbiển khu vực Quảng Ninh năm 2010 là trên 27.000 chuyến với sản lượng hàng hóathông qua hơn 42 triệu tấn; ngoài ra, còn có trên 25 triệu tấn phương tiện thủy nội địatham gia hoạt động chuyển tải tại các cảng biển Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
Trang 26thường xảy ra thường bắt nguồn từ các hoạt động giao nhận và kho chứa xăng dầu,hoạt động giao thông vận tải thuỷ, cụ thể như sau:
1 Nguy cơ tràn dầu từ cảng B12
Theo số liệu của công ty xăng dầu B12, các loại xăng dầu hiện có của cảng là:Mogas 83, Mogas 92, DO, KO và FO Lượng hàng nhập, xuất chủ yếu theo đường thủybằng các tàu chuyên dụng Hàng năm, số lượng tàu vào kho cảng xăng dầu B12 từ 130– 150 chuyến tàu Trung bình 2,8 ngày có một chuyến Tổng diện tích kho: 7,4629 ha,sức chứa 90,000 m3 Sức chứa dầu diesel, dầu hỏa: 40,000m3, sức chứa dầu mazut:46,000 m3 Công suất 1,8-2 triệu tấn/năm Tiếp nhận tàu có công suất 40.000 DWT
Bảng 4.1: Số lượng tàu thuyền ra vào cảng B12 từ 2009 - 2011
Số lượt vận chuyển năm 2009
Số lượt vận chuyển năm 2010
Số lượt vận chuyển năm 2011
Các nguy cơ xảy ra SCTD có thể do một số nguyên nhân sau:
a Nguyên nhân chủ quan:
- Do công nhân giao nhận thiếu trách nhiệm, vận hành không đúng quy trình
- Do các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò rỉ, bị thủng
- Thuỷ thủ trực nhập hàng trên tàu thiếu trách nhiệm khiến dầu tràn qua nắp hầmhàng gây tràn dầu
- Do trong quá trình vận chuyển xăng dầu 2 phương tiện va chạm gây tràn dầu
b Nguyên nhân khách quan gây va chạm tàu, đá ngầm
- Do bão lũ, thiên tai ảnh hưởng khu vực neo đậu, vận chuyển
- Do thời tiết xấu bất thường không dự báo trước được
Trang 272 Nguy cơ tràn dầu từ các cảng sông, biển
Với các ưu thế nổi bật về điều kiện tự nhiên, Quảng Ninh có hệ thống cảngsông, biển cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, vào nhận, trả hàng hoá Do đó,các khu vực này tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
Bảng 4.2: Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Quảng Ninh
I Cảng biển
1 Cảng Cái Lân
Là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cậptàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và sang chiết dầu
- Do thiên tai (khách quan)
2 Cảng Vạn Gia
Là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoágiữa Việt Nam và Trung Quốc, làvùng neo đậu chuyển tảii hàng hoá
Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7hải lý, độ sâu 7,5 m, đảm bảo chotàu 10.000 DWT ra vào an toàn 6tháng năm 2012: 4007 lượt phươngtiện Trọng tải các phương tiện: Từ15-200 tấn
3 Cảng Cửa Ông
Là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả Cảng có chiều dài300m, độ sâu 9,5m, tàu 50.000 DWT
ra vào thuận tiện
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do thiên tai (khách quan)
5 Cảng Cẩm
Phả
Là cảng chuyên dùng để bốc rót thanlớn nhất hiện nay, vì vậy ngoài việc đầu tư, cải tạo, mở rộng cảng, ngành than còn đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây dựng kéo dài 250m cầu tàu, nạo vét khu nước trước cảng, nạo vét luồng lạch, có thể đưa tàu trọng tải hàng nghìn tấn cập cảng lấy hàng, đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng sản xuất, tiêu thụ than
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu
- Do thiên tai (khách quan)
6 Cảng Hòn
Gai Phục vụ đón các tàu Quốc tế - Do sự cố va chạm tàu;
Trang 28TT Tên Cảng Chức năng Nguyên nhân gây tràn dầu
II Cảng sông
1 Khu chuyển tải Vạn Gia
Là khu vực làm nhiệm vụ chuyển tảihàng hóa sang Trung Quốc có thể tiếp nhận tàu 10.000 tấn cập bến đây
là điểm chuyển tải thuận lợi trên địa bàn TP Móng Cái
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu
- Do thiên tai (khách quan)
3 Cảng Thọ Xuân Cảng này gần trung tâm thuận lợi
cho việc bốc xếp hàng hóa tàu <500 tấn ra vào thuận tiện
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu
- Do thiên tai (khách quan)
4 Cảng Mũi Chùa
Là cảng khu vực nằm giữa Hạ Long
và Móng Cái, có vùng nước sâu cập được tàu từ 1,0-1,5 vạn tấn, có độ sâu 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa khu vực từ Tiên Yên, Bình Liêu và các tỉnh lân cận
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu
- Do thiên tai (khách quan)
6 Cảng Dân Tiến
Là cảng đa chức năng cho vận tải hàng hoá và hành khách dùng cho các tàu nhỏ trên dưới 500 tấn cập bến
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do thiên tai (khách quan)
3 Nguy cơ xảy ra sự cố từ các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Số lượng tàu kinh doanh xăng dầu trên biển quy hoạch giai đoạn 2010-2020 là
48 tàu, được thống kê theo các huyện cụ thể được liệt kê ở bảng 4.3
Trang 29Bảng 4.3: Bảng thống kê số tàu bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh
và không được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ Việc các phương tiện kinhdoanh, vận chuyển xăng dầu trên biển không đảm bảo kỹ thuật, an toàn, thiếu các thiết
bị phòng chống cháy nổ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cháy nổ cao cũng nhưgây khó khăn cho công tác quản lý vệ sinh môi trường trên biển
4 Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải trên biển
Với bờ biển dài trên 250km, hơn 6.000km2 mặt biển, tuyến đường thuỷ nội địapha sông biển, nhiều tuyến chồng lấn với tuyến hàng hải, hệ thống luồng tuyến quanh
co, phức tạp bởi hàng ngàn đồi núi, đảo đá chen lấn Quảng Ninh có các tuyến hàng hảichính như sau:
- Tuyến Bến Chanh- Thọ Xuân: dài 200km sông cấp I: Phương tiện vận tải chủyếu trên tuyến: cho phép tàu khách<150 ghế, tàu+xà lan <400 tấn hoạt động
- Tuyến Phà Rừng - Đông Triều: dài 46km sông cấp I: Phương tiện vận tải chủyếu tàu+xà lan<400tấn
- Tuyến Cửa Dài - Dân Tiến: dài 18km phục vụ tàu khách <150ghế và tàu+xàlan <200 tấn
- Tuyến Vạn Hoa - Tiên Yên: dài 24km
Trang 30- Tuyến sông chính Cô Tô dài 55km.
Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải chủ yếu là do thời tiết xấudẫn đến đâm va giữa các tàu, đặc biệt là các tàu chở dầu
5 Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở cảng cá và nơi neo đậu tàu thuyền
Theo Quyết định 2770/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnhQuảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, theo đó tỉnh sẽ đầu tư phát triển xây dựng cảng cá, bến cá, chợ cá và khu neo đậutránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá đến năm 2020 như sau:
- Cảng cá, bến cá: Tiếp tục đầu tư, xây dựng hoàn thành Dự án Trung tâm dịch
vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc Bộ và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề
cá tại khu vực đảo Cô Tô; cải tạo cảng Cái Rồng, xây dựng cảng cá mới phía tây namđảo Cái Bầu; cảng cá Hòn Gai (vị trí cụ thể xác định sau để đảm bảo phù hợp với Quyhoạch đô thị); cảng cá tại khu vực thôn Đông, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các bến cá có khả năng tiếp nhận một lượngtàu thuyền vào bốc xếp trao đổi hàng hoá và đủ điều kiện giải phóng tàu nhanh đểchống ô nhiễm vùng biển do các tàu gây nên, gồm: Bến cá Cửa Ông (Cẩm Phả); bến cáThanh Lân (Cô Tô); bến Cửa Đài (Móng Cái); bến Chanh, Bến Giang (Thị xã QuảngYên); bến Minh Châu và Thắng Lợi (Vân Đồn); Bến neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậucần tại bến Phúc Tiến, xã Tân Lập (Hải Hà)
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá: Tập trung đầu tư hoànchỉnh cho 07 điểm tại các khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ và tỉnh phê duyệt:T.P Móng Cái (Hải Xuân), huyện Hải Hà (Hà Cối), Thị xã Quảng Yên (Bến Giang),huyện Cô Tô (Khu neo đậu Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc Bộ), huyệnTiên Yên (vụng Cái Mắt), thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn
Bảng 4.4: Số lượng tàu thuyền ở các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh
Trang 31Bảng 4.5: Danh mục các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão năm 2012
Trang 32TT Địa danh Diện tích ước tính (Km2)
VI Khu vực thị xã Quảng Yên
Trang 33TT Địa danh Diện tích ước tính (Km2)
bão năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh)
6 Nguy cơ xảy ra sự cố từ các phương tiện vận tải thủy trên Vịnh Hạ Long
Việc gia tăng một cách nhanh chóng các phương tiện vận tải thủy hoạt độngthường xuyên trên Vịnh Hạ Long là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễmdầu Theo số liệu thống kê, tại các vịnh kín, các tàu nhỏ chạy bằng xăng-dầu thải ralượng dầu chiếm 70% lượng dầu thải vào biển
Với số lượng trên 1.000 phương tiện các loại thường xuyên neo đậu và hoạtđộng trên vịnh, cùng với hàng vạn lượt phương tiện ra vào vịnh hàng năm, thì lượngdầu đổ ra Vịnh hàng năm là rất lớn và là một trong những nguy cơ gây ra sự cố tràndầu
III Đặc điểm tính chất lý hoá của các loại dầu hiện có trong tỉnh
Đặc điểm tính chất lý hóa của các loại dầu hiện có trong tỉnh là cơ sở khoa họcquan trọng trong mô phỏng quá trình lan truyền vệt dầu khi xảy ra sự cố từ đó giúp choviệc đưa ra được quyết định cuối cùng trong công tác lựa chọn phương án ứng phó,trang thiết bị và phương tiện ứng phó đối với từng loại dầu tràn
1 Dầu Diesel (DO)
Là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưngcất từ giữa dầu hoả (Kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil) Chúng thường có nhiệt
độ bốc hơi từ 175 đến 3700C Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315đến 4250C
Bảng 4.6 Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel
Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel
Loại nhiên liệu Diesel DO
0.5% S
DO 1.0% S
Thành phần chưng cất, t0C
Trang 34Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel
Loại nhiên liệu Diesel DO
0.5% S
DO 1.0% S
Hàm lượng nước, tạp chất cơ học (% V) ≤ 0.05 ≤ 0.05
Ăn mịn mảnh đồng ở 500C trong 3 giờ N01 N01
- Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 3200C và tỷ trọng 0.92-1.0 hoặc cao hơn
Tỷ trọng dầu ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ còn phụ thuộc vào thành phần chất,
độ nhớt, nguồn gốc địa lý…Trung bình ở khoảng 0.9, nhẹ hơn nước
Độ nhớt của FO rất cao và thay đổi trong phạm vi rộng từ 250-7.000 đơn vịRed-Wood chuẩn
Dầu FO có thể đem chưng cất trong chân không để cho ra dầu bôi trơn, sáp haynhựa đường và dầu DO, tuỳ theo loại dầu thô ban đầu
4 Xăng
Là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ, nhiệt sôi trong khoảng
30-2500C Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đá phiến nhiênliệu Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chế hoà khí có bộ đánh lửa
và dùng làm dung môi công nghiệp
Trang 35Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
IV Diễn biến của dầu tràn
Khi cĩ sự cố tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chĩng lan toả trên mặt nước Các thànhphần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần cĩ trong nước, cùng với các điều kiện vềsĩng, giĩ, dịng chảy… Các quá trình này bao gồm: quá trình loang dầu cơ học ngaysau khi dầu thốt ra khỏi nguồn; quá trình vận chuyển của dầu do tác động của giĩ,sĩng và dịng chảy; quá trình phân tán tự nhiên, quá trình phong hố (kể cả các quátrình nhũ tương hố, bốc hơi, hồ tan, ơ xy hố, phân huỷ sinh học, phân huỷ do ánhsáng mặt trời), tạo hạt, chìm lắng và đọng lại tại đáy; quá trình tương tác dầu với bãicát và bờ Các kết quả nghiên cứu về các quá trình trên sẽ được mơ tả chi tiết dưới đây
Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong mơi trường biển
Bay hơihoihơiGiĩ
Lan truyền
Trơi dạt ddạt
Thể nhũ tươngnước trong dầu
Quang hĩa
Phân tán
Phân tán theo phương Phân tán theo phương ngang
Hấp thụ bởi sinh vật
Phân huỷ sinh học
x
Hồn tan của các thành phần tan trong
Hấp phụ và nhả ra từ trầm tích
Trầm tích
Trang 361 Quá trình loang dầu
Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là chất lỏng có độ hòa tan rất thấp trong nước, đặcbiệt là nước biển Do đó, khi khối dầu rơi vào nước sẽ xảy ra hiện tượng chảy lan trên
bề mặt nước Quá trình này được chú ý đặc biệt nhằm ứng cứu sự cố tràn dầu hiệu quả
Trong điều kiện tĩnh, 1 tấn dầu có thể lan phủ kín 12km2 mặt nước, một giọt dầu(nửa gam) tạo ra một màng dầu 20 m2 với độ dày 0.001 mm, có khả năng làm bẩn 1 tấnnước
2 Quá trình bay hơi
Song song với quá trình lan toả, dầu sẽ bốc hơi tuỳ thuộc vào nhiệt độ sôi và ápsuất riêng phần của hydro và cacbon trong dầu mỏ cũng như các điều kiện bên ngoài:nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí Các hydro vàcacbon có nhiệt độ sôi càng thấp thì có tốc độ bay hơi càng cao Ở điều kiện bìnhthường thì các thành phần của dầu có nhiệt độ sôi thấp hơn 200oC sẽ bay hơi trongvòng 24 giờ
3 Quá trình khuếch tán
Đây là quá trình xảy ra sự xáo trộn giữa nước và dầu Các vệt dầu chịu tác độngcủa sóng, gió, dòng chảy tạo thành các hạt dầu có kích thước khác nhau, trong đó cócác hạt đủ nhỏ và đủ bền có thể trộn tương đối bền vào khối nước Điều này làm diệntích bề mặt hạt dầu tăng lên, kích thích sự lắng đọng dầu xuống đáy hoặc giúp cho khảnăng tiếp xúc của hạt dầu với các tác nhân oxi hoá, phân huỷ dầu tăng, thúc đẩy quátrình phân huỷ dầu
4 Quá trình hoà tan
Sự hoà tan của dầu vào nước chỉ giới hạn ở những thành phần nhẹ Tốc độc hoàtan phụ thuộc vào thành phần dầu, mức độ lan truyền, nhiệt độ cũng như khả năngkhuếch tán dầu Dầu FO ít hoà tan trong nước Dễ hoà tan nhất trong nước là xăng vàkerosen Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hàm lượng dầu hoà tan trong nước luônkhông vượt quá một phần triệu tức 1 mg/l
Quá trình hoà tan cũng làm tăng khả năng phân huỷ sinh học của dầu Song đâychính là yếu tố làm tăng tính độc của dầu đối với nước, gây mùi, đầu độc hệ sinh tháiđộng thực vật trong nước, đặc biệt đối với động vật, dầu thấm trực tiếp và từ từ vào cơthể sinh vật dẫn đến sự suy giảm chất lượng thực phẩm
5 Quá trình nhũ tương
Đây là quá trình tạo thành các hạt keo giữa dầu và nước hoặc nước và dầu.Keo dầu nước: là hạt keo có vỏ là dầu, nhân là nước; là các hạt dầu ngậm nướclàm tăng thể tích khối dầu 3 – 4 lần Các hạt khá bền, khó vỡ ra để tách lại nước Loạikeo đó có độ nhớt rất lớn, khả năng bám dính cao, gây cản trở cho công tác thu gom,khó làm sạch bờ biển
Keo nước dầu: hạt keo có vỏ là nước, nhân là dầu; được tạo ra do các hạt dầu có
độ nhớt cao dưới tác động lâu của sóng biển, nhất là các loại sóng vỡ Loại keo nàykém bền vững hơn và dễ tách nước hơn
Nhũ tương hoá phụ thuộc vào tốc độ gió và loại dầu Gió cấp 3, 4 sau 1 – 2 giờtạo ra khác nhiều các hạt nhữ tương dầu nước Dầu có độ nhớt cao thì dễ tạo ra nhũ
Trang 37tương dầu nước Nhũ tương hoá làm giảm tốc độ phân huỷ và phong hoá dầu Nó cũnglàm tăng khối lượng chất ô nhiễm và làm tăng số việc phải làm để phòng chống ônhiễm.
6 Quá trình lắng kết
Hầu hết các thành phần của dầu thô là không hoà tan trong nước, do vậy chúng
có xu hướng dính kết với các hạt rắn lơ lửng trong nước, trở nên có khối lượng riênglớn hơn nước biển và chìm dần xuống đáy Quá trình chìm dầu xảy ra khi dầu thô đãtrải qua quá trình phong hoá và tương tác với các chất lơ lửng tự nhiên trong biển haybùn đáy do rối biển khuấy lên
Do tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường nổi lên mặt nước
mà không tự chìm xuống đáy Các loại nhũ tương sau khi hấp thụ các vật chất hoặc cơthể sinh vật có thể trở nên nặng hơn nước rồi chìm dần Cũng có một số hạt lơ lửng,hấp thụ tiếp các hạt phân tán rồi chìm dần lắng đọng xuống đáy Trong đó cũng xảy raquá trình đóng vón tức là quá trình tích tụ nhiều hạt nhỏ thành mảng lớn
Quá trình lắng đọng làm giảm hàm lượng dầu có trong nước, làm nước tăng DOnhanh hơn Nhưng nó sẽ làm hại hệ sinh thái đáy Hơn nữa, sau lắng đọng, dầu vẫn cóthể lại nổi lên mặt nước do tác động của các yếu tố đáy, gây ra ô nhiễm lâu dài chovùng nước
7 Quá trình oxy hoá
Nói chung, các hydrocacbon trong dầu khá bền vững với oxy Nhưng trong thực
tế, dầu mỏ tồn tại trong nước hoặc trong không khí vẫn bị oxy hoá một phần ánh sángmặt trời và quá trình xúc tác sinh học tạo thành các hydropeoxit rồi thành các sản phẩmkhác Sản phẩm quá trình rất đa dạng như: axit andehit, ceton, peroxit, superoxit…
8 Quá trình phân huỷ sinh học
Có nhiều chủng thuỷ sinh vật khác nhau có khả năng tiêu thụ một đoạn nào đó.Mỗi loại vi sinh chỉ có khả năng phân huỷ một nhóm hydrocacbon cụ thể nào đó Tuynhiên, trong nước sông có rất nhiều chủng vi khuẩn Do đó, rất ít loại hydrocacbon cóthể chống lại sự phân huỷ này
9 Quá trình vận chuyển dầu do gió, sóng và dòng chảy
Khi dầu bị thoát ra, đầu tiên chúng được vận chuyển trên bề mặt Quá trình vậnchuyển ban đầu chủ yếu gây ra do trọng lực Sau đó, dầu được vận chuyển đi bởi gió vàdòng chảy Sóng mặt có tác dụng làm gia tăng quá trình nhũ tương hóa của dầu
10 Quá trình phân tán tự nhiên
Quá trình va chạm liên kết hay vỡ ra của các giọt dầu có thể là không quan trọng
ở ngoài khơi đại dương, nhưng ảnh hưởng của nó rất quan trọng trong vùng gần bờ khitốc độ pha loãng và lôi cuốn dầu giảm một cách đáng kể Do quá trình này, các giọtdầu nhỏ có thể liên kết với nhau để tạo ra các giọt dầu lớn và nổi lên mặt biển
11 Tương tác dầu với bờ
Dầu khi bị trôi dạt vào bờ sẽ đọng lại trên bờ Tùy theo tính chất của bờ là bùn,cát, sỏi hay đá mà lượng dầu đọng lại bờ sẽ tồn tại một thời gian dài hay bị rửa trôi
Trang 38
CHƯƠNG 5 CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG
TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Căn cứ vào các nguồn tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra SCTD đã nêu trên, có thể đưa ramột số khu vực có thể bị tác động như sau:
I Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng dầu B12
Hiện nay, cảng xăng dầu B12 được nối liền với 5 kho chứa xăng dầu thông quacác trạm bơm trung chuyển và gần 500 km đường ống đi qua 7 tỉnh, thành phố, tạothành một hệ thống liên hoàn cung cấp cho các công ty tuyến sau, đáp ứng khoảng 70%nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tại khu vực phía Bắc Ngoài ra, có một hệ thống kho chứadầu tại cảng dầu B12
Nếu xảy ra SCTD tại khu vực cảng, các khu vực có thể bị ảnh hưởng bao gồm:
- Khu vực nguy cơ cao: Bãi triều, rừng ngập mặn và các khu nuôi trồng thủy hảisản khu vực Vịnh Cửa Lục Khu vực Vịnh Hạ Long dễ có nguy cơ bị ảnh hưởng khi có
sự cố tràn dầu xảy ra
- Các bãi tắm: bãi tắm Tuần Châu, Bãi Cháy
- Khu dân cư sinh sống xung quanh khu vực cảng, khu NTTS huyện Hoành Bồ
II Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển
Khi xảy ra sự cố tràn dầu tại các cảng sông, biển trên địa bàn tỉnh, các khu vựcchịu tác động bao gồm:
Bảng 5.1: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển
TT Tên Cảng Khu vực có nguy cơ cao Khu vực dễ có nguy
- Khu vực bãi tắm Bãi Cháy
- Khu dân cư trong vịnh cửa Lục
- Hệ sinh thái, khu NTTS thuộc huyện Hoành Bồ
- Vịnh Hạ Long
- Đảo Tuần Châu
- Các khu vực lân cận khác
2 Cảng Vạn
Gia - Khu bảo tồn đảo Vĩnh Thực
- Khu vực nuôi trồng thủy hải sản, bãi triều và rừng ngập mặn các xã ven biển của huyện Hải Hà, thuộc 2
xã đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực Tp Móng Cái
- Bãi tắm Trà Cổ
- Khu bảo tồn đảo Trần
- Đảo Cái Chiên
- Khu dân cư sống trong khu vực cảng
- Các khu vực lân cận khác
3 Cảng Cửa
Ông
- Khu vực Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long
- Khu du lịch, khu vực nuôi
- Khu dân cư sống trong Khu vực cảng
- Các khu vực lân cận khác
Trang 39TT Tên Cảng Khu vực có nguy cơ cao Khu vực dễ có nguy
cơ bị tác động Khu vực ít có nguy cơ bị tác động
trồng thủy hải sản, bãi triều
và rừng ngập mặn huyện Vân Đồn
4 Cảng Hòn
Nét
- Vịnh Bái tử Long (Vườn quốc gia Bái Tử Long, các bãi tắm, khu nuôi trồng thủyhải sản, bãi triều)
- Ven cột 3, cột 5, cột 8 và khu vực Bãi Cháy
- Vịnh Hạ Long
- Khu dân cư sống '- Khu bảo tồn thiên
nhiên đảo Cô Tô
- Các khu vực lân cận khác
- Khu dân cư sống trong Khu vực cảng - Các khu vực lân cận khác
- Bãi tắm Trà Cổ
- Khu dân cư sống trong Khu vực cảng
- Các khu vực lân cận khác
- Các khu vực lân cận khác
3 Cảng Dân
Tiến - Môi trường sinh thái trên sông thuộc khu vực cảng - Khu dân cư sống trong Khu vực
- Rừng ngập mặn, bãi triều, khu vực nuôi trồng thủy hải sản ở cửa sông đổ ra biển (xãVạn Ninh, xã Hải Xuân)
- Các khu vực lân cận khác
Trang 40TT Tên Cảng Khu vực có nguy cơ cao Khu vực dễ có nguy
cơ bị tác động Khu vực ít có nguy cơ bị tác động
4 Cảng Mũi
Chùa
- Khu vực nuôi trồng thủy hải sản, bãi triều và rừng ngập mặn các xã ven biển của huyện Tiên Yên, xã Đài Xuyên và xã Bình Dân - huyện Vân Đồn, xã Đại Bình - huyện Đầm Hà
- Vịnh Bái Tử Long
- Khu dân cư sống trong Khu vực cảng
- Các khu vực lân cận khác
5 Cảng du
lịch tại Bãi
Cháy, Hạ
long
- Khu du lịch Bãi Cháy, khu
du lịch đảo Tuần Châu, Vịnh Hạ Long
- Khu vực bên trong vịnh của Lục
- Khu dân cư sống trong Khu vực cảng
- Các khu vực lân cận khác
III Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Sự cố tràn dầu xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng dầu chủ yếu là do quá trình san rót từthùng phuy sang các xách nhỏ gây rơi vãi; Trong trường hợp xấu nhất, việc các phươngtiện kinh doanh, vận chuyển xăng dầu trên biển không đảm bảo kỹ thuật, an toàn, thiếucác thiết bị phòng chống cháy nổ gây nguy cơ cháy nổ hoặc thiên tai (lốc, xoáy v.v.)dẫn đến xảy ra SCTD, các khu vực có thể bị ảnh hưởng bao gồm:
Bảng 5.2: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng,
dầu trên địa bàn tỉnh
STT Địa phương Khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn
1 TP Hạ Long
- Các khu du lịch, bãi tắm: Khu du lịch đảoTuần Châu, khu du lịch Bãi Cháy, bãi tắmTuần Châu, bãi tắm Bãi Cháy,
- Khu nuôi trồng thuỷ sản các phường: TuầnChâu, Hùng Thắng, Hà Khẩu,
- Ngoài ra, các phường Hồng Hải, Hồng Gai(Bến Đoan), hang Hòn Tiên, Vụng Trương
Me, khu Sa Tô cũng là các khu vực có thể bịảnh hưởng
2 TP Móng Cái
Bãi tắm Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, xã VĩnhThực, khu vực cảng cá Cửa Đài, Khu nuôitrồng thủy sản Trà Cổ, Vĩnh Trung
3 Thành phố Cẩm Phả
Cảng Cửa Ông, Khu di tíchVũng Đục, CảngCửa Vọng, hòn Cặp Liềm, khu nuôi trồngthủy sản phường Quang Hanh
4 Thành Phố Uông Bí Khu vực cống Đần Gạc, Sông Đá, cảng
Điền Công