1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy

152 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 7,11 MB

Nội dung

- 1 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT LỜI TÁC GIẢ  Trong thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2010, luận văn thạc sĩ với đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy" được tác giả hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy, cô ở các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Việt Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn các bạn bè trong lớp Cao học 16Q, các đồng nghiệp ở Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi nơi tác giả công tác đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cảm ơn các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho bản luận văn này. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu rất rộng liên quan đến rất nhiều tài liệu cơ bản, khối lượng tính toán nhiều, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010 Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng - 2 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MỤC LỤC  MỞ ĐẦU 9 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 9 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 11 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 11 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. 11 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 11 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 12 4.1. Nội dung nghiên cứu. 12 4.2. Phương pháp nghiên cứu. 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 14 1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu. 14 1.1.1. Phạm vi nghiên cứu. 14 1.1.2. Đặc điểm địa hình. 15 1.1.3. Đặc điểm địa chất. 17 1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn. 17 1.2.1. Đặc điểm khí hậu 17 1.2.2. Các đặc trưng khí hậu 18 1.2.3. Lưới trạm quan trắc thuỷ văn. 23 1.2.4. Mạng lưới sông ngòi 24 1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 26 1.3.1. Tổ chức hành chính, dân cư và lao động. 26 1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội. 28 1.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. 36 1.4.1. Dự báo phát triển dân số và lao động. 36 - 3 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 1.4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế. 37 1.4.3. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế. 37 1.5. Hiện trạng tuyến thoát lũ và hệ thống đê điều. 43 1.5.1. Tuyến thoát lũ. 43 1.5.2. Hệ thống đê điều. 47 1.6. Hiện trạng ngập lụt sông Đáy. 53 1.7. Vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết. 55 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KH VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT P.ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CỦA LƯU VỰC SÔNG ĐÁY 57 2.1. Phân vùng bảo vệ. 57 2.1.1. Khái niệm về phân vùng bảo vệ 57 2.1.2. Cơ sở phân vùng vùng thủy lợi. 57 2.1.3. Các phương pháp phân vùng bảo vệ tiêu ở nước ta hiện nay. 58 2.2. Phân cấp đê. 63 2.3. Tiêu chuẩn tính toán lũ và phạm vi tính toán 65 2.3.1. Mục tiêu 65 2.3.2. Tiêu chuẩn chống lũ nội tại 65 2.3.3. Chống lũ khi có phân lũ 65 2.3.4. Phạm vi tính toán của mô hình 66 2.4. Diễn biến của nước lũ sông Đáy 71 2.4.1. Trong trường hợp không phân lũ 74 2.4.2. Trong trường hợp có phân lũ 78 2.5. Tổ hợp lũ giữa các sông 81 2.6. Đề xuất các giải pháp cơ bản chống lũ 90 2.6.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 90 2.6.2. Các giải pháp cơ bản chống lũ lưu vực sông Đáy 92 - 4 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI LŨ LỤT CỦA LƯU VỰC SÔNG ĐÁY 94 3.1. Lựa chọn mô hình tính toán thuỷ lực. 94 3.2. Tài liệu sử dụng trong tính toán 111 3.3. Kiểm nghiệm và xác định bộ thông số của mô hình Mike11 114 3.4. Kết quả tính toán các phương án 122 3.5. Lựa chọn giải pháp, phương án phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt của lưu vực sông Đáy 136 3.6. Hiệu quả chống lũ mang lại khi thực hiện các giải pháp. 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141 I. Kết luận. 141 II. Kiến nghị 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 147 Phụ lục 1. Mặt cắt ngang sông Đáy 147 Phụ lục 2. KQ tính toán chi tiết MNmax - Theo các trường hợp tính 149 Phụ lục 3. KQ tính toán chi tiết Qmax - Theo các trường hợp tính 151 - 5 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Một số diện tích ruộng đất theo cao độ đặc trưng trong lưu vực 16 Bảng 1.2. Lưới trạm quan trắc vùng nghiên cứu 18 Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tối cao, tối thấp tại các trạm 19 Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình tháng, năm tại các trạm (giờ) 20 Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại các trạm (Đơn vị m/s) 20 Bảng 1.6. Lượng bốc hơi trung bình tháng, năm 21 Bảng 1.7. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm 21 Bảng 1.8. Tần suất lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày max vụ mùa tại một số trạm 23 Bảng 1.9. Trạm quan trắc mực nước và lưu lượng 23 Bảng 1.10. Dân số và mật độ dân số năm 2006 28 Bảng 1.11. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính 29 Bảng 1.12. Hiện trạng phát triển chăn nuôi 30 Bảng 1.13. Hiện trạng các khu cụm công nghiệp lưu vực sông Đáy 31 Bảng 1.14. Dự báo phát triển dân số phân theo vùng bảo vệ 36 Bảng 1.15. Dự báo đàn gia súc gia cầm theo vùng bảo vệ đê 39 Bảng 1.16. Dự kiến quy mô không gian và dân cư thành thị lưu vực sông Đáy giai đoạn đến 2020 41 Bảng 1.17. Mặt cắt ngang tuyến thoát lũ tại một số vị trí trên dòng chính sông Hoàng Long 46 Bảng 1.18. Các đường tràn điều tiết lũ huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức 50 Bảng 1.19. Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính LVS Đáy 53 Bảng 2.1. Mật độ dân số của các tỉnh trong hệ thống sông Đáy 62 Bảng 2.2. Diện tích, dân số của các vùng được bảo vệ 63 Bảng 2.3. Phân cấp các tuyến đê trong lưu vực sông Đáy 64 Bảng 2.4. Mạng lưới hệ thống sông Hồng – Thái Bình 67 Bảng 2.5. Chỉ tiêu cơ bản của các lưu vực gia nhập khu giữa 70 - 6 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Bảng 2.6. Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm 73 Bảng 2.7. Đặc trưng mực nước lũ các tháng khi không có phân lũ vào sông Đáy 75 Bảng 2.8. Mực nước lũ lớn nhất vào tháng VIII khi không có phân lũ tại các vị trí trên sông Đáy và sông Hoàng Long 75 Bảng 2.9. Đặc trưng mực nước lưu lượng lũ lớn nhất năm tại các trạm khi không có phân lũ 76 Bảng 2.10. Tần suất mực nước lũ lớn nhất năm khi không có phân lũ vào sông Đáy 76 Bảng 2.11. Tần suất mực nước lũ lớn nhất tháng VIII khi không phân lũ vào sông Đáy 76 Bảng 2.12. Lưu lượng lũ lớn nhất năm tương ứng với tần suất thiết kế khi không có phân lũ vào sông Đáy 77 Bảng 2.13. Lưu lượng lũ lớn nhất tháng VIII tương ứng với tần suất thiết kế khi không có phân lũ vào sông Đáy 77 Bảng 2.14. Đặc trưng mực nước lũ vào các tháng khi có phân lũ vào sông Đáy 78 Bảng 2.15. Đặc trưng mực nước lưu lượng lũ của các năm phân lũ vào sông Đáy 79 Bảng 2.16. Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm 81 Bảng 2.17. Mực nước lũ và tần suất xuất hiện của các trận lũ lớn tại Ba Thá và các trạm tương ứng 84 Bảng 2.18. Đặc trưng về tỷ lệ lưu lượng lũ lớn nhất giữa trạm Ba Thá và Sơn Tây 87 Bảng 2.19. Đặc trưng về tỷ lệ lưu lượng lũ lớn nhất giữa trạm Hưng Thi và Sơn Tây 88 Bảng 3.1. Các trạm thuỷ văn dùng để kiểm định mô hình 113 Bảng 3.2. Kết quả mực nước lớn nhất tính toán và thực đo thời kỳ mô phỏng mùa lũ 8/1996 tại một số vị trí 115 Bảng 3.3. Kết quả mực nước lớn nhất tính toán và thực đo thời kỳ kiểm định - 7 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT mùa lũ 7/2004 tại một số vị trí 118 Bảng 3.4. Mực nước, lưu lượng lớn nhất các trường hợp chống lũ nội tại 122 Bảng 3.5. Kết quả tính toán mực nước lớn nhất trường hợp phân lũ theo các phương án 130 Bảng 3.6. Lưu lượng lớn nhất trong các trường hợp phân lũ theo các phương án 131 Bảng 3.7. Tổng hợp mực nước lớn nhất trong các phương án tính toán 132 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bản đồ lưu vực sông Đáy và vùng phụ cận 15 Hình 1.2. Bản đồ sơ họa vùng phân chậm lũ sông Đáy 34 Hình 1.3. Bản đồ các khu phân chậm lũ sông Hoàng Long 35 Hình 2.1. Bản đồ phân vùng bảo vệ hệ thống sông Đáy 60 Hình 2.2. Sơ đồ tính toán thuỷ lực toàn mạng sông Hồng - Thái Bình 66 Hình 2.3. Bản đồ mạng sông và các trạm thủy văn trên hệ thống sông Đáy 72 Hình 2.4. Tương quan mực nước lũ giữa hai trạm Ba Thá và Phủ Lý 82 Hình 2.5. Tương quan mực nước lũ giữa hai trạm Bến đế và Phủ Lý 82 Hình 2.6. Quan hệ mực nước lớn nhất năm giữa 2 trạm Bến Đế và Hưng Thi 85 Hình 2.7. Quan hệ mực nước lớn nhất tại Bến Đế và Q lớn nhất năm tại Hưng Thi . 85 Hình 2.8. Quan hệ mực nước lũ lớn nhất năm giữa 2 trạm Sơn Tây và Ba Thá 86 Hình 2.9. Quan hệ mực nước lũ lớn nhất tháng VIII giữa trạm Sơn Tây và Ba Thá 86 Hình 3.1. Sơ đồ tính toán thuỷ lực toàn mạng sông Hồng - Thái Bình 114 Hình 3.2. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 8/1996 Tại các trạm trên sông Đà 116 Hình 3.3. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 8/1996 Tại các trạm trên sông Thao 116 Hình 3.4. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 8/1996 tại các trạm trên sông Đáy 117 - 8 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Hình 3.5. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 8/1996 tại các trạm trên sông Hoàng Long 117 Hình 3.6. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 7/2004 trạm Bến Ngọc - Sông Đà 119 Hình 3.7. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 7/2004 trạm Việt Trì - Sông Thao 119 Hình 3.8. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 7/2004 trạm Hà Nội - Sông Hồng 120 Hình 3.9. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 7/2004 trạm Nam Định - Sông Đào 120 Hình 3.10. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 7/2004 trạm Phủ Lý - Sông Đáy 121 Hình 3.11. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 7/2004 trạm Bến Đế - Sông Hoàng Long 121 Hình 3.12. Cải tạo hệ thống sông Đáy theo phương án 2.1 128 Hình 3.13. Cải tạo hệ thống sông Đáy theo phương án 2.2 129 - 9 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Nằm ở hữu ngạn sông Hồng, sông Đáy dài 240km có cửa vào tại Hát Môn trên sông Hồng, trước kia sông Đáy trực tiếp chuyển nước sông Hồng ra biển qua cửa Như Tân. Từ năm 1937 đã xây dựng đập Đáy, phân lũ sông Hồng vào sông Đáy bảo vệ cho thủ đô Hà Nội và vùng hạ du trong trường hợp những năm có lũ lớn như trận lũ tháng 8/1945 và tháng 8/1971. Sau trận lũ 1971, đập Đáy được cải tạo lại nhằm đảm bảo lưu lượng phân lũ qua công trình tối đa là 5000m P 3 P/s. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2002 của một số cơ quan khoa học, khả năng phân lũ qua đập Đáy hiện nay khoảng 2800-4000m P 3 P/s. Từ năm 1937 đến nay sông Đáy rất ít khi phải phân lũ, lòng sông bị chết dần, hầu như không còn dòng chảy trên đoạn từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh (dài 23km), đồng thời cùng với việc phát triển chung của cả nước, lưu vực sông Đáy đã có những thay đổi đáng kể như cơ cấu kinh tế, đô thị hóa như Hà Nội, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định và sự phát triển của cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch, giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân làm suy giảm khả năng thoát lũ. Hệ thống công trình phòng chống lũ trên sông Đáy vừa đảm nhiệm phòng chống lũ do bản thân sông Đáy đồng thời phải đảm nhiệm việc phân lũ sông Hồng vào sông Đáy khi có lũ lớn xảy ra trên sông Hồng, một số vấn đề còn tồn tại của lưu vực như sau: - Nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ phòng chống lụt bão được xây dựng, hiện nay đã xuống cấp hư hỏng, chưa được đầu tư sửa chữa, một số đoạn đê hữu Đáy còn thiếu độ cao so với mực nước chống lũ thiết kế, các ẩn hoạ khác như tổ mối, sạt trượt trong đê luôn xảy ra, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, - Hệ thống tả Đáy cơ bản đảm bảo chống được mực nước lũ thiết kế, Tuy - 10 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT nhiên do kinh phí tu bổ, sửa chữa hàng năm còn hạn chế, cần được nâng cấp tu bổ, gia cố mái đê, cơ đê, mặt đê kết hợp giao thông. - Lòng dẫn thoát lũ của sông Đáy hiện tại chưa được nạo vét nên một số đoạn bị co thắt, gây ách tắc làm giảm khả năng tiêu thoát lũ. - Toàn bộ hệ thống đê sông Đáy được thiết kế chống lũ với điều kiện có các khu phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức và hữu Đáy thuộc Hà Nam. Trong tương lai, với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao. Để đảm bảo chống lũ, bảo vệ an toàn cho khu vực, nhằm giảm thiểu số lần phân, chậm lũ tiến tới loại bỏ hoàn toàn các khu phân chậm lũ sông Đáy, trong trường hợp lũ xuất hiện tương tự lũ 9/1985 lũ lịch sử là vấn đề thách thức. Đồng thời yêu cầu chống lũ của các tuyến đê sẽ tăng lên do mực nước thiết kế tăng lên và thời gian duy trì lũ kéo dài. Trong nhiều năm qua, các cơ quan nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng thoát lũ của hệ thống sông Đáy và các nghiên cứu, dự án về vấn đề môi trường, dân sinh kinh tế vùng bị ảnh hưởng trong lưu vực. Tuy nhiên, trước những thay đổi quan trọng như: việc mở rộng thành phố Hà Nội bao gồm cả các vùng phân lũ, vùng chậm lũ của Hà Tây; việc xây dựng các hồ chứa lớn trên thượng nguồn tham gia cắt lũ; sự phát triển kinh tế xã hội trong các vùng bị ảnh hưởng khi phân lũ sông Đáy thì việc xem xét, đánh giá và đề xuất các kịch bản quy hoạch phòng chống lũ và đê điều trong các trường hợp phân lũ hoặc cải tạo sông Đáy thành sông tự nhiên hoặc có điều tiết là hết sức cần thiết. Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy”. [...]... vực sông Đáy - Đánh giá hiện trạng phòng chống lũ, hệ thống đê điều, các nguyên nhân và tồn tại - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất và lựa chọn các giải pháp phòng, chống lũ sông Đáy - Ứng dụng mô hình thủy lực MIKE 11, lựa chọn các giải pháp phòng, chống lũ sông Đáy - Đánh giá hiệu quả phòng chống lũ 4 2 Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận theo các bước sau: - Tiếp cận theo quan điểm hệ. .. vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mực nước trên sông Đáy Lũ trên sông Đáy thường xuất hiện chậm hơn so với lũ sông Hồng Thành phần lũ gồm: sông Đào Nam Định, sông Tích, sông Hoàng Long, sông Vạc, bản thân sông Đáy và triều biển Lũ sông Hồng trước 1990 được phân qua sông Đào sang sông Đáy chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lượng lũ trên sông Đáy, sau năm 1990 do có hồ Hoà Bình điều tiết tổng lượng lũ. .. NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để lựa chọn giải pháp giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo chống lũ, nhằm giảm thiểu số lần phân, chậm lũ tiến tới loại bỏ các khu phân chậm lũ sông Đáy 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá khả năng thoát lũ và chống lũ của hệ thống sông Đáy, nguyên nhân và tồn tại - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất. .. dòng chảy của sông Hoàng Long rất phức tạp: + Mực nước mùa kiệt phụ thuộc vào nước dềnh lên từ sông Đáy do ảnh hưởng thuỷ triều và lượng nước bổ sung vào sông Đáy từ sông Đào Nam Định LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT - 26 + Mùa lũ, nước lũ từ thượng du đổ về đến khu vực nghiên cứu thường bị dồn ứ do mực nước lũ trên sông Đáy Khi mực nước lũ trên sông Hoàng Long dâng cao để bảo vệ hệ thống đê hạ du sông Hoàng... nguyên nhân và tồn tại - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất và lựa chọn các giải pháp phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt của lưu vực sông Đáy, nhằm giảm thiểu số lần phân, chậm lũ tiến tới loại bỏ các khu phân chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội), Hữu Đáy thuộc Hà Nam 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Lưu vực sông Đáy nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, toạ độ địa lý: Từ 200- 21020’ vĩ độ Bắc và... - 24 - 1.2.4 Mạng lưới sông ngòi 1 Đặc trưng dòng chính sông Đáy Trước đây, sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, từ năm 1937 đến nay sông Đáy chỉ được phân lũ sông Hồng vào các năm 1940, 1945, 1969, 1971 Sông có chiều dài 240km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn, hệ số uốn khúc khá lớn + Lũ và tiêu úng: Khả năng... phân tích hệ thống đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng nghiên cứu - Phương pháp mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực (Áp dụng mô hình thuỷ lực MIKE 11 để diễn toán dòng chảy lũ) - Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia)  LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT - 14 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU  1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1.1 Phạm vi nghiên cứu Lưu vực sông Đáy nằm ở... Hiện trạng các khu cụm công nghiệp lưu vực sông Đáy 1 Minh Khai- Vĩnh Tuy Sông Nhuệ Diện tích chiếm đất (ha) 155 2 Thượng Đình Sông Nhuệ 125 3 CCN Giáp Bát Sông Nhuệ 60 4 Pháp Vân- Văn Điển Sông Nhuệ 65 5 Câu Diễn- Nghĩa Đô Sông Nhuệ 120 6 Chèm + Nam Thăng Long Sông Nhuệ 295 7 Cầu Bươu Sông Nhuệ 70 8 Thị xã Hà Đông Sông Nhuệ 6,7 9 An Khánh Tả Đáy 34,6 10 An Ninh Tả Đáy 8,5 11 KCN Đồng Văn Hữu Đáy 127... chiếm 70 ÷ 80% còn lại các sông khác chỉ chiếm 20 ÷ 30% Lũ ở thượng nguồn sông Đáy thường xuất hiện nhanh, đỉnh nhọn, khi về đến đồng bằng lại bị chặn bởi lũ sông Đào và thuỷ triều khiến cho lũ béo ra và kéo dài 2 Các phụ lưu a) Sông Tích: Lòng hẹp và nông lại quanh co nhiều, hệ số uốn khúc lớn nên khả năng tải nước kém, nhưng thềm sông phía bờ hữu rộng và nhiều khu đất trũng, nên lũ bị điều tiết nhiều... Thá 4 Hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội vùng phân chậm lũ a) Dân sinh, kinh tế vùng phân chậm lũ * Các khu phân, chậm lũ sông Đáy Theo số liệu thống kê được về tình hình dân sinh kinh tế vùng bị ảnh hưởng do phân lũ sông Hồng vào sông Đáy là TP Hà Nội (Hà Tây cũ) và tỉnh Hà Nam, có thể nêu một số số liệu đặc trưng như sau: - Khi phân lũ sông Đáy có 9 huyện, thành phố, 119 xã thuộc TP Hà Nội (Hà Tây . lũ 78 2.5. Tổ hợp lũ giữa các sông 81 2.6. Đề xuất các giải pháp cơ bản chống lũ 90 2.6.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 90 2.6.2. Các giải pháp cơ bản chống lũ lưu vực sông Đáy 92 - 4 - LUẬN. thiết nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy . - 11 - LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. . năng thoát lũ. Hệ thống công trình phòng chống lũ trên sông Đáy vừa đảm nhiệm phòng chống lũ do bản thân sông Đáy đồng thời phải đảm nhiệm việc phân lũ sông Hồng vào sông Đáy khi có lũ lớn xảy

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w