Bảng 2.2. Diện tích, dân số của các vùng được bảo vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy (Trang 63)

1 Sông Nhuệ 130.030 3.738.354 2 6 trạm bơm 98.029 979.120 3 Trung Nam Định 52.822 544.405 4 Tả Tích 56.412 587.564 5 Hữu Tích 96.366 621.061 6 Tả Mỹ Hà 23.004 174.887

7 Hữu Đáy của Hà Nam 14.460 105.929

8 Bắc Ninh Bình 40.417 180.214

9 Nam Ninh Bình 98.592 636.526

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006

2.2. PHÂN CẤP ĐÊ

Việc xác định tần suất tính toán lũ nội tại dựa theo quy phạm phân cấp đê QP TL.A.6-77. Trên cở sở phân vùng bảo vệ, xác định các điều kiện dân sinh kinh tế trong vùng bảo vệ kết hợp với điều kiện dòng chảy lũ trên con sông có đê để xác định cấp đê cho vùng bảo vệ tương ứng. Trong trường hợp cụ thể đối với hệ thống sông Đáy thì tần suất tính toán cho lũ thiết kế chỉ áp dụng với lũ nội tại sông Đáy dựa vào cấp đê. Đối với lũ phân từ sông Hồng sang sông Đáy là chế độ lũ có điều khiển nên không áp dụng phương pháp tần suất để tính toán lũ thiết kế mà dựa vào đường quá trình lưu lượng lũ thực tế phân vào sông Đáy để làm lưu lượng thiết kế đê và các công trình liên quan.

So với hiện trạng đê điều có sự thay đổi về cấp đê ở những đoạn đê sau đây:

- Đê tả Đáy, hữu Đáy phân cấp theo tiêu chuẩn phân lũ sông Đáy, với lưu lượng thiết kế phân lũ sẽ được đề nghị trong đề tài này.

- Đê Tả Tích từ Sơn Tây – Đường 6 chuyển từ cấp IV lên cấp III. - Đê Tả Bùi từ đường 6 đến Ba Thá chuyển từ cấp IV lên cấp III. - Đê Hữu Bùi từ đường 6 đến Ba Thá chuyển từ bờ bao lên cấp IV.

Bảng 2.3. Phân cấp các tuyến đê trong lưu vực sông Đáy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy (Trang 63)