TT Vùng bảo vệ Năm 2010 Năm 2020
Tổng Thành thị Nông thôn Tổng Thành thị Nông thôn
1 Hữu Tích 656031 128386 527646 753893 310784 443109 2 Tả Tích 600234 64223 536011 608631 152030 456600 3 Mỹ Hà 175907 9577 166330 164358 22670 141688 4 Sông Nhuệ 4032884 2462860 1570024 4578651 3927118 651533 5 Hữu Đáy của Hà Nam 106385 7502 98883 113681 17759 95922 6 6 trạm bơm 1283588 340515 943073 1311118 427704 883414 7 Bắc Ninh Bình 182226 9228 172998 192895 16525 176370 8 Nam Ninh Bình 759289 155989 603300 793143 279328 513815 9 Trung Nam Định 529365 46929 482436 582419 8247 574172
Tổng 8.325.909 3.225.210 5.100.699 9.098.789 5.162.165 3.936.624
1.4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế.
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP):
Cơ cấu kinh tế trong lưu vực đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, khu vực dịch vụ tăng.
Giai đoạn 2006÷2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế đạt 14,5% năm, trong đó tập trung phát triển Công nghiệp tăng 21% năm, Dịch vụ tăng 15% năm, Nông lâm thuỷ sản tăng 4% năm.
Giai đoạn 2011÷2015: đạt trên 11,5% và giai đoạn 2016÷2020 đạt 8%/năm; Trong đó tập trung phát triển Công nghiệp tăng 9%năm, Dịch vụ tăng 13% năm, Nông lâm thuỷ sản tăng 4% năm.
b. Cơ cấu GDP theo các giai đoạn:
Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế năm 2010 như sau:
+ Ngành nông lâm thủy sản 9,2%
+ Ngành Công nghiệp - xây dựng 43,7%. + Ngành dịch vụ vẫn ổn định ở mức 47,0%
Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế năm 2020 như sau:
+ Ngành nông lâm thủy sản 5%
+ Ngành Công nghiệp - xây dựng 50%. + Ngành dịch vụ vẫn ổn định ở mức 45%
1.4.3. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế. 1. Ngành Nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 là 3,0% năm, Giai đoạn 2011 - 2020, cùng với việc hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi tập chung dự kiến tống độ tăng trưởng ngành nông nghiệp sẽ đạt khoảng 5,0% năm.
v.v trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu thâm canh và công nghệ chế biến tiên tiến.
- Tập trung phát triển chăn nuôi trong đó chú trọng một số loại như bò, lợn, dê và gia cầm như gà, ngan, vịt gắn với nhu cầu thị trường và phát triển hàng hoá có thương hiệu.
- Phát triển mạnh các dịch vụ như giống, thú ý, bảo vệ thực vật, tài chính, cung cấp điện, thuỷ lợi và dịch vụ khác có liên quan nhằm tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp
a).Trồng trọt
Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh và tăng mạnh diện tích vụ đông, tăng hệ số sử dụng đất canh tác từ 1,95 hiện nay lên 2,2 vào năm 2020.
Theo phương hướng sử dụng đất thì đất canh tác có xu hướng giảm đến năm 2010 là 233,960ha, năm 2020 là 201,821ha, trong đó đất trồng lúa chiếm 88%, do vậy trong sản xuất cần thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng để ổn định lương thực.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, đồng thời cải thiện chất lượng giống, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng nơi, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng nhằm đạt giá trị kinh tế cao nhất.
*Cây lương thực: Cơ cấu giống lúa sẽ chuyển mạnh sang giống ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao, trong đó giống lai đạt 80 % diện tích vụ chiêm xuân và 70% diện tích vụ mùa.
*Cây công nghiệp: Ưu tiên phát triển cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị cao như cây lạc, cây đậu tương, cây cói, cây mía với mục tiêu phát triển sản xuất hàng hoá chất lượng cao, hướng xuất khẩu.
Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở chuyển đổi mô hình từ chăn nuôi hộ gia đình là chính sang chăn nuôi công nghiệp tập trung. Dự báo chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm Đến năm 2010 và 2020 phân theo vùng bảo vệ như bảng sau.
Bảng 1.15. Dự báo đàn gia súc gia cầm theo vùng bảo vệ đê