Số dân thành thị (nghìn người) Mật độ đân cư thành thị (người/kmP 2 P ) 2006 2020 2006 2020 2006 2020 Toàn lưu vực 6,942 20,372 2,745,2 5,259,2 1 TP Hà Nội 4,594 11,500 2,184 3,897 39,199 36,002 2 Hà Nam 341 1,400 79,9 267,0 23,427 19,071 3 Nam Định 1,212 3,393 308,8 634,9 25,477 18,659 4 Ninh Bình 504 879 141,3 296,0 28,042 33,659 5 Hoà Bình 290 3,200 30,6 164,7 10,569 5,147
1) Thủ đô Hà Nội: Khu vực đô thị mở rộng phía hữu ngạn sông Hồng được phân ra: Tây Bắc Hồ Tây, Tây Nam Hồ Tây, Thanh Trì, Thanh Trì- Từ Liêm, Mở rộng không gian nội thị và hình thành các khu đô thị mới, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh.
2) Tỉnh Hà Nam triển khai xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn thị xã và các khu dân cư tập trung ở các huyện, các xã có khả năng phát triển.
3) Nam Định: Ngoài thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, sẽ tập trung phát triển 13 thị trấn là các trung tâm kinh tế, chính trị của các huyện, các khu vực phát triển kinh tế của kinh bao gồm:
Đồng, Quất Lâm, dọc tuyến đường 55 có 3 thị trấn: thị trấn Chùa, Liễu Đề, Rạng Đông, dọc theo đường 10 có 2 thị trấn: thị trấn Gôi, thị trấn Lâm.
4) Tỉnh Ninh Bình: mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 2 thành phố, 2 thị xã, 12 thị trấn và các thị tứ, trong đó: Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, thị xã Phát Diệm, thị xã Nho Quan.
6) Tỉnh Hoà Bình, phát triển các khu đô thị trung tâm các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, trong đó một số xã thuộc huyện Lương Sơn đã được sát nhập vào thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư thành các khu đô thị, trung tâm kinh tế xã hội phía tây của thủ đô.
e). Giao thông
Phương hướng phát triển hệ thống giao thông trong hệ thống đến năm 2010 và 2020:
* Đường bộ:
- Cải tạo và nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn các tỉnh.
- Giai đoạn 2006- 2010, triển khai xây dựng cầu Phùng trên quốc lộ 32, Các dự án xây dựng các tuyến quốc lộ do Trung ương quản lý như đường Láng- Hoà Lạc, quốc lộ 1 cũ, quốc lộ 6.
- Phối hợp, triển khai dự án đường vành đai 5 Hà Nội từ Yên Lệnh- Chùa Hương- Cầu Dặm- Xuân Mai- Sơn Tây- Vĩnh Thịnh nối quốc lộ 2C.
- Sau 2010 tiếp tục nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông nông thôn. * Đường thủy:
Nạo vét luồng lạch tuyến đường thủy sông Nhuệ, Đây là tuyến đường thủy phục vụ cho công tác vận tải nội vùng vì vậy trong giai đoạn tới cần sử dụng kết hợp với các dự án khác như dự án phát triển đô thị mới sông Nhuệ, dự án mở rộng các tuyến du lịch để đầu tư cải tạo thông tuyến luồng cho tàu thuyền có trọng tải từ 30- 50 tấn đi lại được. Giai đoạn đến năm 2010, đầu tư nâng cấp để đạt tiêu chuẩn sông cấp 4.
* Đường sắt:
Hoàn thành tuyến đường sắt trên cao: Hà Nội- Hà Đông, khách sạn Daewoo- Trung Kính- Hoà Lạc và đường sắt vành đai Hà Nội (dự kiến qua Cổ Nhuế- Hà Đông- Văn Điển- Ngọc Hồi- Yên Sở), Nghiên cứu kéo dài đường sắt trên cao Hà Nội- Hà Đông đến Ba La- Vân Đình.
1.5. HIỆN TRẠNG TUYẾN THOÁT LŨ VÀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU. 1.5.1. Tuyến thoát lũ
1.5.1.1. Tuyến thoát lũ sông Đáy
- Đoạn sông từ Đập Đáy đến Ba Thá dài 61,347km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ từ Song Phương đến Cầu Mai Lĩnh có khoảng cách lớn nhất từ 2,800m - 3,065m, từ Cầu Mai Lĩnh đến Ba Thá bề rộng lòng sông co hẹp dần tại Ba Thá rộng 667m,
- Đoạn sông từ Ba Thá đến Phủ Lý dài 64,775km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ tại vị trí Tân Lang bị co thắt chiều rộng 180m, từ Tân Lang đến Phủ Lý bề rộng mở rộng dần ra khoảng 400-700m, bờ tả có nhiều bãi khá rộng,
- Đoạn sông từ Phủ Lý đến Địch Lộng dài 23,895km, bề rộng tuyến thoát lũ biến đổi từ 700-1500m, bờ hữu có nhiều bãi khá rộng,
- Đoạn sông từ Địch Lộng đến Gián Khẩu (ngã 3 Hoàng Long-Sông Đáy) dài 9km, đoạn sông này lòng sông có nhiều đoạn bề rộng lòng sông co hẹp như tại K3 (kè Đồng Xuân), K6÷K7 (kè Cung Quế) bởi vậy khi gặp lũ sông Hoàng Long dềnh ứ làm cản trở rất lớn đến dòng chảy về phía hạ lưu, Ranh giới tuyến thoát lũ là từ mép ngoài đê tả Đáy về phía bên hữu Đáy.
- Đoạn sông từ Gián Khẩu đến Ninh Bình dài 12 km, đoạn sông này lòng sông ít có biến động lớn, cao trình đỉnh đê đủ cao so với mực nước thiết kế, Đoạn sông này luôn chịu ảnh hưởng của lũ sông Hoàng Long, Bờ tả có nhiều bãi khá rộng, bờ hữu có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động điển hình là
khu tập kết vật liệu khu vực cầu Non Nước phía bờ Tả, Nếu xây dựng nhà cửa kiên cố và cao tầng sẽ gây cản trở đến khả năng tiêu thoát lũ,
- Đoạn sông từ Ninh Bình đến Độc Bộ dài 21km, đoạn sông này phần bãi và lòng sông có biến động lớn, nhiều đoạn lòng sông co hẹp dần như tại vị trí K24÷K26 (cống Khánh Phú), K29÷K30 (kè Mả Na), K40÷K41(kè Độc Bộ), Bề rộng dòng chảy tại các vị trí này trung bình 80-100m,
- Đoạn sông từ Độc Bộ đến cửa biển dài khoảng 43km, lòng sông mở rộng dần, chỗ rộng nhất tới 600m và chỗ hẹp nhất 150m, khoảng cách giữa 2 đê tả và hữu tới 3-4km, Đoạn sông này luôn luôn chịu ảnh hưởng của lũ sông Hoàng Long, lũ sông Hồng qua sông Đào Nam Định nhập tại Độc Bộ và thuỷ triều của biển Đông.
1.5.1.2. Tuyến thoát lũ sông Tích
Lòng dẫn thoát lũ của sông Tích đoạn đầu có bề rộng tuyến thoát lũ nhỏ hơn trung bình từ 200-350m, cao độ đáy sông từ +3.5 đến +5,0m; Đoạn phía hạ lưu có bề rộng tuyến tuyến thoát lũ mở rộng hơn trung bình từ 400-700m, cao độ đáy sông từ -0.5 đến +2.0m, nhìn chung lòng dẫn thoát lũ của sông Tích lòng hẹp và nông lại quanh co nhiều, hệ số uốn khúc là 1,79 nên khả năng tải nước kém, nhưng thềm sông phía bờ hữu rộng và nhiều khu đất trũng, nên lũ bị điều tiết nhiều có khả năng kéo dài nhiều ngày. Ngày 22/8/1971 khi nước lũ sông Hồng lên đỉnh cao nhất thì đê Khê Thượng vỡ không hàn khẩu được, nước lũ sông Đà chảy vào Đầm Long qua cống Chuốc rồi đổ vào sông Tích: Qmax= 675mP
3 P
/s lúc 19h/22/8 và tổng lượng thời đoạn 22/8 - 4/8 là 450 x 10P 6 P mP 3 P .
1.5.1.3. Tuyến thoát lũ sông Hoàng Long
Tổng chiều dài dòng chính sông Hoàng Long chảy trong địa bàn tỉnh Ninh Bình khoảng 31km, nhận định chung: hiện tại tuyến thoát lũ sông Hoàng Long bảo đảm yêu cầu thoát lũ, có thể nêu đặc điểm hiện trạng tuyến thoát lũ
sông Hoàng Long như sau:
a) Đoạn sông từ Xích Thổ đến Bến Đế dài 7,8km, đoạn sông này có đê tả Hoàng Long từ Ko đến K6, ranh giới tuyến thoát lũ là từ mép ngoài đê tả Hoàng Long về phía bên hữu là khu chậm lũ Xích Thổ. Hiện tại có 6 tuyến đê bối ra đến mép sông, trong đó:
- Phía bờ hữu có 4 tuyến đê bối với nhiệm vụ ngăn lũ sớm, lũ tiểu mãn bảo đảm ăn chắc vụ mùa cho toàn khu chậm lũ Xích Thổ.
- Phía ngoài đê tả Hoàng Long có 2 tuyến đê bối là
+ Bối Hoa Tiên bảo vệ cho 190 ha đất tự nhiên, có 170 ha đất canh tác của xã Gia Hưng
+ Bối Gia Phú bảo vệ cho 56 ha đất canh tác của xã Gia Phú.
b) Đoạn sông từ Bến Đế đến Lạc Khoái dài 7,2 km, là khu vực hợp lưu của sông Bôi, sông Lạng, sông Sui thành sông Hoàng Long.
- Phía bờ tả là đê tả Hoàng Long từ K6 đến K10+500.
- Phía bờ hữu là khu vực hợp lưu của sông Hoàng Long với sông Bôi tạo thành vùng ngập nước lớn (mùa lũ) xen lẫn những ngọn núi đá vôi, có diện tích rộng trên 1000ha giữa đê Gia Tường - Đức Long đến đê hữu Hoàng Long của 4 xã Thượng Hoà, Đức Long (Nho Quan); Gia Minh, Gia Thịnh (Gia Viễn). Khi có lũ trên sông Hoàng Long thì khu vực này như một hồ chứa nước lớn điều tiết lũ trước khi thoát ra sông Đáy qua đoạn sông hạ lưu. Trong khu vực ngập lũ này hiện có rất nhiều hộ dân cư sinh sống.
c) Đoạn sông từ Lạc Khoái đến Gián Khẩu dài 16km, là khu vực trọng điểm chống lũ của sông Hoàng Long. Tuyến thoát lũ được giới hạn bởi:
- Phía bờ tả là đê Tả Hoàng Long từ K10+500 đến K23+875 - Phía bờ hữu là đê hữu Hoàng Long và đê Trường Yên. *Tình hình khai thác lòng bãi sông:
- Hoạt động kinh tế khu vực lòng bãi sông hiện nay chủ yếu là trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Có 5 cảng tập kết vật liệu xây dựng
- Đang hình thành một số cơ sở sử dụng diện tích lòng bãi sông lớn như: + Xưởng đóng tàu tại vị trí K10 đê tả Hoàng Long - Đối diện tràn Lạc