Bảng 1.15. Dự báo đàn gia súc gia cầm theo vùng bảo vệ đê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy (Trang 39)

TT Vùng bảo vệ Trâu, bò Lợn, dê Gia cầm

2010 2020 2010 2020 2010 2020 1 Hữu Tích 99048 160,212 320,548 522,153 3,028,994 3,692,339 2 Tả Tích 74399 128,074 338,670 551,669 2,908,387 3,545,318 3 Mỹ Hà 17913 30,836 92,798 151,161 871,242 1,062,042 4 Sông Nhuệ 61098 154,234 923,255 1,332,396 7,657,492 9,088,456 5 Hữu Đáy HN 9327 16,396 56,465 91,979 583,759 711,595 6 6 trạm bơm 101034 130,347 514,623 1,076,833 4,092,139 5,839,699 7 Bắc Ninh Bình 30483 49,731 56,125 91,426 598,181 729,173 8 Nam Ninh Bình 64699 105,551 382,650 623,329 2,856,516 3,482,047 9 Trung Nam Định 17312 29,210 308,296 502,174 1,890,574 2,304,594 Tổng 475,313 804,592 2,993,430 4,943,121 24,487,284 30,455,263 c).Thủy sản

Mục tiêu phát triển thuỷ sản trong giai đoạn 2007 ÷ 2020: Diện tích thuỷ sản tiếp tục tăng 5,6% năm trong giai đoạn 2007 ÷ 2010, sau năm 2010 đẩy mạnh hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh. Sản lượng thuỷ sản tăng 3 ÷ 4% năm; Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 8,1% năm trong đó đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu giá trị thuỷ sản xuất khẩu tăng 15% năm.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hình thành những vùng sản xuất hàng hoá quy mô vừa và lớn, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, bảo vệ, đánh bắt, tiêu thụ để nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời tránh bớt những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh.

Dự kiến tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn lưu vực đến năm 2010 là 45,497ha (trong đó nước ngọt là 36,011ha; mặn, lợ là 9,496ha), đến năm 2020

là 50,874ha (trong đó nước ngọt là 40,569ha; mặn, lợ là 10,305ha).

2. Ngành Lâm nghiệp

Độ che phủ của rừng là 19,8% năm 2006, dự kiến độ che phủ rừng của toàn lưu vực bao gồm cả diện tích rừng và diện tích cây lâu năm phân tán là 25% vào năm 2010, và 30% năm 2020.

3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế khác

a). Công nghiệp

Đưa tỷ trọng của ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế chung từ 39,2% năm 2006 lên 43,7% vào năm 2010 và 50% vào năm 2020.

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: Phát triển sản xuất vật liệu phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, đồng thời quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, môi trường sinh thái, di tích văn hoá lịch sử và đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội:

- Phát triển các ngành công nghiệp khác: Công nghiệp hoá chất, phân bón; công nghiệp cơ khí luyện kim; công nghiệp điện - điện tử; công nghiệp may mặc phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển các ngành nghề truyền thống: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khôi phục và phát triển các làng nghề phục vụ xuất khẩu, tạo bản sắc và thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

b). Dịch vụ - thương mại.

* Ngành Du lịch: Du lịch đang trên đà phát triển mạnh chủ yếu là du lịch nghỉ mát, dưỡng sức chữa bệnh và du lịch văn hoá. Phát triển các điểm du lịch quan trọng như:

* Ngành Thương Mại: Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 15% năm giai đoạn 2007 ÷ 2010; trên 10% giai đoạn 2011÷ 2020.

- Tiếp tục đầu tư, vận động các địa phương đầu tư và huy động các nguồn vốn trong dân để mở rông và phát triển lưới điện.

- 100% số xã có ban quản lý điện theo quy định. Xoá bỏ hiện tượng đấu thầu, khoán thầu về quản lý điện ở nông thôn.

- 100% hộ dân được dùng điện lưới vào năm 2010.

d). Xây dựng - đô thị

Đảm bảo phát triển đô thị cân đối với sự gia tăng dân số đồng thời đảm bảo điều kiện sống và làm việc ngày một tốt hơn.

Bảng 1.16. Dự kiến quy mô không gian và dân cư thành thị lưu vực sông Đáy giai đoạn đến 2020.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống lũ hệ thống sông Đáy (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)