(ha)
1 Minh Khai- Vĩnh Tuy Sông Nhuệ 155
2 Thượng Đình Sông Nhuệ 125
3 CCN Giáp Bát Sông Nhuệ 60
4 Pháp Vân- Văn Điển Sông Nhuệ 65
5 Câu Diễn- Nghĩa Đô Sông Nhuệ 120
6 Chèm + Nam Thăng Long Sông Nhuệ 295
7 Cầu Bươu Sông Nhuệ 70
8 Thị xã Hà Đông Sông Nhuệ 6,7
9 An Khánh Tả Đáy 34,6
10 An Ninh Tả Đáy 8,5
11 KCN Đồng Văn Hữu Đáy 127
12 KCN Bút Sơn Hữu Đáy 100
13 KCN TP Nam Định 6 trạm bơm 150
14 KCN Ninh Phúc Nam Ninh Bình 350
15 KCN Tam Điệp Nam Ninh Bình 62,2
16 CCN Ninh Khánh Ninh Bình 20
b) Xây dựng, đô thị:
Toàn vùng đã hình thành một mạng lưới đô thị: Với Hà Nội là đô thị loại I, thành phố Thành phố Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định, Ninh Bình, ngoài ra trong vùng còn có nhiều điểm dân cư đô thị là các thị trấn và huyện lỵ. Dân số trung bình mỗi thị trấn khoảng 3000- 5000 người. Nhìn chung các đô thị trong những năm gần đây xây dựng nhiều, đặc biệt nhà do dân tự xây, nhưng hạ tầng hầu như chưa được chú ý đầu tư nên chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển.
c). Dịch vụ- thương mại:
Giai đoạn 2000÷2006, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 13,76% năm. Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển khá tốt. 100% xã có điện thoại, phủ sóng phát thanh truyền hình và đưa internet đến 100% trường PTTH. Mạng lưới cung cấp xăng, dầu, ga và cấp nước sinh hoạt có tiến bộ vượt bậc. Hoạt động tài chính, ngân hàng và tín dụng tiến bộ đáng kể.
Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn lưu vực đạt 3,9 tỷ USD gấp 2,52 lần năm 2000; tổng kim ngạch nhập khẩu 12,74 tỷ USD tăng gấp 3,18 lần năm 2000.
*Ngành Thương Mại: Thị trường hàng hoá đa dạng, tổng mức bán lẻ và doanh thu năm 2006 đạt 82.400 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000.
*Ngành du lịch: Hà Nội là trung tâm trung chuyển lớn khách du lịch ở phía Bắc. Xu hướng khách đến Hà Nội du lịch ngày càng tăng. Chỉ tính riêng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội hàng năm bình quân đạt 7,5%/năm. Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam là những tỉnh có tiềm năng lớn về nhiều loại hình du lịch: như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch lê hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần và du lịch thể thao, vui chơi giải trí.
d). Giao thông:
nhìn chung mạng đường bộ khu vực khá được phân bố hợp lý, được hình thành từ lâu.
+ Đường thuỷ Tuyến sông Đáy cấp I được khai thác chủ yếu từ cửa Đáy đến thị xã Ninh Bình, tuyến sông cấp II: từ Ninh Bình đến Phủ Lý, chủ yếu phục giao thông nông thôn, tuyến sông cấp III: từ Phủ Lý đến Ba Thá.
4. Hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội vùng phân chậm lũ
a). Dân sinh, kinh tế vùng phân chậm lũ
* Các khu phân, chậm lũ sông Đáy
Theo số liệu thống kê được về tình hình dân sinh kinh tế vùng bị ảnh hưởng do phân lũ sông Hồng vào sông Đáy là TP Hà Nội (Hà Tây cũ) và tỉnh Hà Nam, có thể nêu một số số liệu đặc trưng như sau:
- Khi phân lũ sông Đáy có 9 huyện, thành phố, 119 xã thuộc TP Hà Nội (Hà Tây cũ) với tổng diện tích tự nhiên là 47.547 ha bị ngập lụt, 136.000 hộ với 620.000 người phải sơ tán. Toàn bộ nhà cửa, trạm xá, đường giao thông trong vùng bị ngập. Trọng điểm phân lũ thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức. Trong đó: Diện tích vùng lòng hồ Vân Cốc và bãi dọc sông Đáy (từ hạ lưu Đập Đáy đến Mai Lĩnh) khoảng 11.000ha và diện tích khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức là 36.547ha (Chương Mỹ 14.027 ha, Mỹ Đức 22.520 ha), tổng số dân bị ảnh hưởng 563.000 người;
-Khu vực hữu sông Đáy thuộc 7 xã của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam có diện tích khoảng 14.460ha, 26.482 hộ với 105.929 người bị ảnh hưởng.
- Khi chậm lũ Lương Phú có thêm 3 huyện, thị xã; 54 xã với 49.179ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 80.000 hộ với 300.000 người phải sơ tán. Trọng điểm phân lũ thuộc huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất.
Như vậy nếu cả phân và chậm lũ có 12 huyện, thị xã, thành phố thuộc 2 tỉnh với 180 xã bị ảnh hưởng, 111.186ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 242.482 hộ với 1.025.929 người phải sơ tán.
* Các khu phân chậm lũ sông Hoàng Long
- Khu thường xuyên chịu lũ: Bao gồm 5 xã huyện Nho Quan (Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thuỷ, Phú Sơn và 1 phần xã Lạc Vân) và vùng ngoài đê của các huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn. Diện tích tự nhiên là 4,357 ha, toàn khu có 5,135 hộ dân.
- Khu chậm lũ Gia Tường - Đức Long: Chậm lũ sông Hoàng Long qua tràn Gia Tường và tràn Đức Long, Khi chậm lũ sẽ ảnh hưởng đến 3 xã Gia
Tường, Đức Long và một phần xã Lạc Vân, diện tích tự nhiên 3,157,6 ha; có 4,138 hộ dân.
- Khu phân lũ hữu Hoàng Long: Gồm 12 xã trong đó có 4 xã thuộc huyện Gia Viễn (Gia Lạc, Gia Phong, Gia Sinh và Gia Minh), 8 xã thuộc Huyện Nho Quan (Thượng Hoà, Sơn Thành, Thanh Lạc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu, Phú Sơn, Văn Phú và Văn Phương). Tổng diện tích tự nhiên 11,811 ha, diện tích đất canh tác 6,417,8 ha, dân số trong vùng 56,968 người, 13,929 hộ.
- Khu phân lũ Đầm Cút: Phân lũ từ sông Hoàng Long qua cống Mai Phương vào Đầm Cút ra cống Địch Lộng sang sông Đáy.
b). Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, với mục tiêu củng cố, nâng cấp và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại hoá, kiên cố
hoá bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân trong vùng. Dự án xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ đã được từng bước thực hiện, cơ sở hạ tầng vùng phân chậm lũ đã được đầu tư rất lớn. Nhìn chung các ngành kinh tế - xã hội; nhất là đô thị, công nghiệp, giao thông đang phát triển mạnh, Cơ cấu kinh tế và các thành phần kinh tế có chuyển dịch và chuyển biến rất nhanh làm cho nhiều phương hướng hoạch quy hoạch ngành cần phải điều chỉnh. Nền kinh tế trong hệ thống đã và đang phát triển theo cơ cấu: công nghiệp - xây dựng - du lịch - dịch vụ - nông lâm ngư nghiệp, Tuy nhiên sự phát triển các ngành chưa đồng bộ, còn phân tán.
1.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 1.4.1. Dự báo phát triển dân số và lao động.
Trên cơ sở tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn lưu vực trong giai đoạn 2000-:-2006 để dự báo phát triển dân số và lao động trong thời gian giai đoạn 2007-2010 có tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,30% năm, giai đoạn 2011-2020 là 1,15% năm, dự báo đến năm 2010 dân số vùng bảo vệ 8.325.909 người, năm 2020 dân số 9.098.789 người.
Bảng 1.14. Dự báo phát triển dân số phân theo vùng bảo vệ