(km)
Cấp đê hiện tại Tên vùng bảo vệ Diện tích bảo vệ (ha) Lưu lượng max (mP 3/ P s) Cấp đê theo QPTL A.6-77 Tần suất tính toán đề nghị
Đan Phượng – Phủ Lý Cấp 1: Đan Phượng – Vân Đình 65.35km Cấp 2: Vân Đình – Ngoại Độ 14.13km Cấp 3: Ngoại Độ - Phủ Lý 17.58km
Sông Nhuệ 130030 Theo
phân lũ sông Đáy Theo phân lũ sông Đáy Theo phân lũ sông Đáy Tả Đáy Phủ Lý – sông Đào 60 Cấp III: Phủ Lý – Ngã 3 sông Đào 6 trạm bơm 98030
Sông Đào- Như Tân 40 Cấp III: Sông Đào – Như Tân Trung Nam Định 52823 Vân Cốc – Đường 6 32.43 Cấp 2: Vân Cốc- Đập Đáy, 14.13km
Cấp 3: Đập Đáy- Quôc Oai, 18.3km
Tả Tích – Hữu Đáy 21860 Theo phân lũ sông Đáy Theo phân lũ sông Đáy Theo phân lũ sông Đáy Đường 6 – Ba Thá 62 Quốc Oai – Ba Thá: bờ bao 29.56km Tả Tích – Hữu Đáy 6840
Hữu Đáy Ba Thá-Đục Khê 35 Bờ bao Tả Mỹ Hà 8180
Ba Sao-Kiện Khê 22 Bờ bao Kim Bảng 7163
Địch Lộng – Như Tân 75.2 Cấp III Ninh Bình 63246
Tả Tích Sơn Tây- Đường 6 33 Cấp IV Tả Tích – Hữu Đáy 28700 534 III 2%
Tả Bùi Đường 6 - Ba Thá 14.7 Cấp IV Tả Tích – Hữu Đáy 28700 534 III 5%
Tả Mỹ Hà
Cầu Dậm- Đục Khê 12.7 Cấp IV Tả Mỹ Hà 8180 534 IV 5%
2.3. TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN LŨ VÀ PHẠM VI TÍNH TOÁN 2.3.1. Mục tiêu
- Đánh giá khả năng thoát lũ và chống lũ của hệ thống sông Đáy bao gồm các sông sau: sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Hoàng Long và sông Nhuệ.
- Xem xét việc xóa bỏ các khu chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội) và khu Hữu Đáy thuộc Hà Nam.
- Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ và đê điều cho vùng nghiên cứu phù hợp với tình hình phát triển mới của nền kinh tế, xã hội và môi trường trên lưu vực sông Đáy.
2.3.2. Tiêu chuẩn chống lũ nội tại
Điều kiện mưa gây lũ và dòng chảy lũ cho trường hợp chống lũ nội tại được tính toán theo tần suất thiết kế. Tần suất lũ thiết kế được xác định theo cấp đê tương ứng. Đối với hệ thống đê trên lưu vực sông Đáy thì đê Tả Đáy, Hữu Đáy thì chủ yếu làm nhiệm vụ chống lũ khi phân lũ. Lũ nội tại trên các tuyến đê này nhỏ hơn rất nhiều lưu lượng phân lũ do nguồn sinh thủy của sông Đáy nhỏ. Ngược lại, đê sông Tích, sông Bùi, Mỹ Hà, Hoàng Long lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ nội tại.
Tần suất thiết kế lũ nội tại lấy từ bảng bảng 2-3 là 2% áp dụng cho tất cả các tuyến đê. Dạng lũ được lựa chọn để tính toán cho các phương án phòng chống lũ nội tại là lũ tháng 9/1985 và được hiệu chỉnh về tần suất 2% để làm con lũ thiết kế trong tính toán.
2.3.3. Chống lũ khi có phân lũ
Trong trường hợp có phân lũ, lũ trên sông Đáy chịu ảnh hưởng của cả lũ từ sông Hồng và lũ nội tại. Lũ ngoài sông Hồng được tính theo tần suất là lũ 500 năm và đã có hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và Sơn La. Dạng lũ được lựa chọn để tính toán là dạng lũ 8/1996. Độ lớn của lũ nội tại
sông Đáy được lựa chọn dựa vào phân tích tỷ lệ giữa lũ trên sông Đáy, sông Hoàng Long so với lũ trên sông Hồng. Tỷ lệ lưu lượng lũ lớn nhất trung bình trong tháng VIII của trạm Ba Thá so với trạm Sơn Tây đạt trung Bình là 1,6% và giữa trạm Hưng Thi so với trạm Sơn Tây là 3.8%.
2.3.4. Phạm vi tính toán của mô hình
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống sông Đáy nhưng chế độ thuỷ lực của những đoạn sông này có mối liên hệ hữu cơ rất chặt chẽ với chế độ thuỷ lực của toàn mạng sông thuộc lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, đặc biệt là trong trường hợp phân lũ, vì vậy không thể tách rời lũ trên lưu vực sông Đáy với lũ trên hệ thống sông Hồng do vậy tính toán thuỷ lực của đề tài phải được tiến hành đối với toàn bộ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình, như hình sau:
a. Mạng sông: