+ Cảng vật liệu, hàng hoá của nhà máy xi măng Vina Kansai tại vị trí K21+600 đê tả Hoàng Long.
*Công trình qua sông: Hiện nay đoạn cửa sông Hoàng Long ra sông Đáy có cầu Gián Khẩu trên quốc lộ 1a cắt ngang sông, qua tính toán thuỷ lực lũ nhận thấy ảnh hưởng đối với khả năng thoát lũ là không lớn. Với khẩu độ cầu qua sông hiện nay rộng 200m vẫn bảo đảm yêu cầu về thoát lũ của sông Hoàng Long.
d) Hiện trạng lòng dẫn tuyến thoát lũ sông Hoàng Long đoạn từ Bến Đế đến của Gián Khẩu như sau:
Bảng 1.17. Mặt cắt ngang tuyến thoát lũ tại một số vị trí trên sông Hoàng Long
Đơn vị: m TT Vị trí Bề rộng tuyến thoát lũ Bề rộng lòng sông Cao độ đáy sông
Bãi sông bờ tả Bãi sông bờ hữu Bề rộng Zbq Bề rộng Zbq 1 Bến Đế 627 101,7 -4,65 359 +3,10 2 Lạc Khoái 712 84 -5,13 195 +1,08 416 +0,85 3 Âu Lê 467 137 -4,24 20 +0,87 292 +0,56 4 K. Trường Yên 537 65 -4,46 410 +0,79 39 +0,80 5 Âu Chanh 458 80 -5,65 29 +1,09 333 +1,32 6 Gián Khẩu 346 147 -4,78 49 +1,20 136 +2,30 Ghi chú:
+ Nguồn số liệu của Cục PCLB và QLĐĐ - khảo sát năm 1999- 2000
+ Bề rộng tuyến thoát lũ được tính bằng khoảng cách mép trong của đê tả hữu.
+ Bề rộng lòng sông mùa kiệt ứng với mực nước kiệt bình quân (+0,4m) + Bề rộng bãi sông cả hai bên, tính từ mép nước đến chân đê.
1.5.2. Hệ thống đê điều
Hệ thống công trình phòng chống lũ trên lưu vực sông Đáy vừa đảm nhiệm phòng chống lũ do bản thân sông Đáy đồng thời phải đảm nhiệm việc phân lũ sông Hồng vào sông Đáy khi có lũ lớn xảy ra trên sông Hồng.
Các công trình phòng chống lũ cho lưu vực sông Đáy bao gồm:
- Công trình đầu mối gồm:
+ Tràn Hát Môn (Tả, Hữu cống Vân Cốc) + Cống Vân Cốc
+ Lòng hồ Vân Cốc (có điều chỉnh dung tích) + Công trình Đập Đáy
- Về hệ thống đê và công trình phân chậm lũ.
+ Đê sông Đáy, sông Tích - sông Bùi, Hoàng Long, Nhuệ.
+ Vùng phân chậm lũ: Lòng dẫn, bãi tràn sông Đáy, khu phân chậm lũ Chương Mỹ, Mĩ Đức (thuộc sông Đáy).
+ Các khu phân chậm lũ sông hoàng Long.
+ Các đường tràn vào khu chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức. + Phân lũ từ sông Đà vào sông Tích qua Lương Phú.
Hệ thống các công trình phòng chống lũ của lưu vực rất phức tạp, có công trình hàng năm thường xuyên phải chống lũ, có những công trình chỉ hoạt động khi phân lũ như: Đường tràn Vân Cốc, hồ Vân Cốc, đập Đáy, lòng dẫn từ đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh, khu phân chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức (Từ năm 1971 đến nay sông Hồng chưa có trận lũ nào phải phân vào sông Đáy, nên các công trình trên thường chỉ tu bổ và vận hành thử hàng năm). Tuy nhiên từ khi xây dựng đến nay đập Đáy đã được mở 7 lần vào các năm 1940, 1941, 1942, 1945, 1947, 1959 và năm 1971, nhưng thực tế khi vận hành chưa lần nào thấy đảm bảo an toàn và làm việc như ý muốn mà luôn có sự cố. Lũ bão luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Bắc Bộ, sông Đáy càng
quan trọng vì có công trình phân lũ nhằm bảo vệ Thủ đô Hà Nội và các khu vực quan trọng khác.
1.5.2.1. Công trình đầu mối
a. Công trình phân lũ sông Hồng vào sông Đáy
* Tràn và cống Vân Cốc
Cống Vân Cốc xây dựng năm 1965 nằm phía bờ hữu sông Hồng thuộc xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ. Cống có 26 cửa mỗi cửa rộng 8m, cao 2,4m, trụ pin rộng 1,0 m. Đáy cống ở cao trình +12,0 m, cao trình đáy tường ngực +14,4m. Tràn đê Vân Cốc từ K0 - K8,5.
Trước năm 1971 cống Vân Cốc là công trình duy nhất xả nước từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng xả lớn nhất khoảng 2.000 m3/s. Thực tế lưu lượng xả này là quá nhỏ không đáp ứng được nhiệm vụ làm giảm mức độ nguy hiểm cho hạ du khi cần phân lũ. Mặt khác, khi cống vận hành xảy ra hiện tượng rung và ồn làm ảnh hưởng đến ổn định của công trình. Sau trận lũ 8-1971, trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình phân lũ đã lựa chọn giải pháp hạ thấp cao trình đỉnh đê ở khu vực này để khi mực nước sông Hồng vượt quá mức cho phép sẽ tự tràn qua đê vào trong khu chứa Vân Cốc. Đoạn đê hữu sông Hồng được hạ thấp cao độ đỉnh nằm trong khu vực Hát Môn được chia thành hai đoạn: Đoạn phía thượng lưu Vân Cốc dài 1.620 m có cao độ thay đổi từ +15,20 m ở phía thượng lưu đến + 15,08 m ở cuối đoạn. Đoạn phía đê hạ lưu Vân Cốc dài 6.200 m có cao trình đỉnh từ 15,03 ở đầu đoạn đến 14,63 m ở cuối đoạn. Từ đây việc xả nước lũ từ sông Hồng vào sông Đáy chủ yếu tràn qua quãng đê được bạt thấp này. Cống Vân Cốc có nhiệm vụ chính là tạo lớp nước đệm để giảm bớt sự phá hoại của nước khi tràn qua đê và tháo nước còn chứa trong khu Vân Cốc trở lại sông Hồng khi mực nước ngoài sông Hồng đã hạ thấp.
Khu chứa Vân Cốc nằm giữa hạ lưu hệ thống đê + cống Vân Cốc và thượng lưu Đập Đáy có nhiệm vụ làm khu nước đệm điều tiết để bảo đảm cho Đập Đáy làm việc khi có phân lũ. Với cao trình trung bình 15,0m của tuyến đê tràn Vân Cốc thì mực nước tại Hà Nội chưa đạt đến 13,6m nghĩa là chưa cần phân lũ sông Hồng vẫn có khả năng tràn vào khu chứa Vân Cốc. Như vậy đối với những trận lũ lớn nhưng chưa tới mức phải phân lũ thì nước vẫn tràn vào khu chứa Vân Cốc. Vùng này vẫn chịu ngập lụt cho đến khi mực nước sông Hồng xuống thấp, nước lũ trong khu vực này được tháo trở lại sông Hồng tới cao trình +12,0m. Phần nước còn lại được tháo dần qua Đập Đáy. Với cao trình +15,0m thì diện tích ngập trong khu chứa Vân Cốc là 3.359 ha tương ứng với dung tích trữ 227,93 triệu khối nước. Với cao trình +13,0 m thì diện tích ngập trong khu chứa là 3.334 ha, dung tích nước tương ứng là 157,6 triệu mP
3 P
.
* Đập Đáy
Trong hệ thống công trình phân lũ thì Đập Đáy là công trình quan trọng nhất. Khi Đập Đáy mở thì mới thực sự có phân lũ từ sông Hồng vào sông Đáy. Đập Đáy xây dựng năm 1937 có 6 cửa, mỗi cửa rộng 33,75 m, cao trình đáy tường ngực 13,9 m, cao trình ngưỡng tràn 9,0 m. Lưu lượng thiết kế qua đập khoảng 5.000mP
3 P
/s. Cửa van cung mở từ trên xuống dưới, cơ cấu đóng mở bằng điện. Thời gian từ lúc đóng hoàn toàn đến mở hoàn toàn khoảng 10,5 giờ.
* Đầu mối chậm lũ Lương Phú năm 2002 đã chôn 362 ống bê tông để chứa 22- 25 tấn thuốc nổ nằm ở mái và chân đê hữu Đà từ Ko÷K0+400.
* Các đường tràn điều tiết lũ
Các đường tràn điều tiết lũ trong đồng huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức gồm 25 đường tràn, trong đó huyện Chương Mỹ gồm 18 đường tràn, huyện Mỹ Đức gồm 7 đường tràn.
Bảng 1.18. Các đường tràn điều tiết lũ huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức
TT Các vị trí tràn Chiều dài (m) Cao trình A Trong đồng Chương Mỹ
1 Hữu Đáy Thụy Hương 735 +9.3
2 Hữu Đáy Võ Lao 300 +7.8
3 Tả Bùi Thanh Bình 300 +7.5
4 Tả Bùi Yên Duyệt 300 +7.5
5 Tả Bùi Quảng Bị 300 +6.5
6 Tả Bùi Hòa Chính 300 +6.7
7 Hữu Bùi Thủy Xuân Tiên 300 +7.5
8 Hữu Bùi Mỹ Lương 400 +6.8
9 Hữu Bùi Hồng Phong 300 +6.7
10 Hữu Bùi Thanh Bình 300 +6.5
11 Đường ngã Ba Đại Yên 21B 800 +7.0
12 Đường ngang Phú Nam An 1.500 +6.8
13 Đường 21B Hợp Đồng 1.000 +7.0
14 Đường Đại Yên - Tốt Động 400 +7.0
15 Đường Hạnh Tiên 800 +7.0
16 Đường Nguyến Văn Trỗi 1.000 +7.0
17 Đường Trần Phú 2.000 +10.0
18 Đường 73B 1.200 +7.0
B Trong đồng Mỹ Đức
1 Hữu Đáy Mỹ Thành 300 +6.5
2 Hữu Đáy An Mỹ 500 +6.5
3 Hữu Đáy Lê Thanh 500 +6.5
4 Hữu Đáy Đoan Lữ 500 +6.5
5 Hữu Đáy Phù Lưu Tế 500 +6.5
6 Đường Hợp Tiến - Tế Tiêu 1.000 +4.6
7 Đê Mỹ Hà (Toàn tuyến) 12.700 +6.5
b. Công trình phân lũ sông Đà vào sông Tích
- Công trình phân chậm lũ Lương Phú có 2 đường tràn: đường tràn số 1 bằng bê tông đã xây dựng xong, hệ thống nổ mìn 362 ống nhồi bằng bê tông để chứa 22- 25 tấn thuốc nổ nằm ở mái và chân đê hữu từ Ko÷K0+400.
- Lòng dẫn thoát lũ của sông Tích đoạn đầu có bề rộng tuyến thoát lũ nhỏ hơn trung bình từ 200-350m, cao độ đáy sông từ +3.5 đến +5,0m; Đoạn phía hạ lưu có bề rộng tuyến tuyến thoát lũ mở rộng hơn trung bình từ 400- 700m, cao độ đáy sông từ -0.5 đến +2.0m, nhìn chung lòng dẫn thoát lũ của sông Tích lòng hẹp và nông lại quanh co nhiều, hệ số uốn khúc là 1,79 nên khả năng tải nước kém, nhưng thềm sông phía bờ hữu rộng và nhiều khu đất trũng, nên lũ bị điều tiết nhiều có khả năng kéo dài nhiều ngày. Ngày 22/8/1971 khi nước lũ sông Hồng lên đỉnh cao nhất thì đê Khê Thượng vỡ không hàn khẩu được, nước lũ sông Đà chảy vào Đầm Long qua cống Chuốc rồi đổ vào sông Tích: Qmax= 675mP
3 P
/s lúc 19h/22/8 và tổng lượng thời đoạn 22/8 - 4/8 là 450 x 10P 6 P mP 3 P . 1.5.2.2. Hiện trạng hệ thống đê
1. Hệ thống đê sông Đáy: Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng, chiều
dài sông Đáy tính từ Hát Môn ra biển Đông vào khoảng 240km, toàn lưu vực có tổng số trên 1000km đê chính, 415,793km đê bối và 741,661km đê bao nội đồng, 380 cống, 150kè và 179 công trình khác.
a. Tuyến đê Hữu Đáy
Tuyến đê hữu Đáy có chiều dài đê chính 93,62km, dưới đê có 55 cống, 23 kè và 38 công trình khác, thuộc đê cấp III.
b. Tuyến đê Tả Đáy
Tuyến đê tả Đáy có chiều dài đê chính 196,255km, dưới đê có 85 cống, 31 kè, thuộc đê cấp I, II, III.
2. Hệ thống đê sông Hoàng Long a. Tuyến đê tả Hoàng Long
- Thuộc đê cấp III. Từ Mai phương K0 đến cửa Gián (K23+875) dài 23,875 km, dưới đê có 10 cống có 2 kè và 05 cống xả trạm bơm. Mực nước
thiết kế tại Bến Đế (+5,6 m), tại Gián Khẩu là (+5,0 m).
b. Tuyến đê hữu Hoàng Long
Toàn tuyến dài 20,85 km từ đồi 94 - Nho Quan đến Gia Sinh - Gia Viễn có 16 cống và 1 âu. Trên tuyến có tràn Lạc Khoái dài 730 m có nhiệm vụ phân lũ bảo vệ an toàn đê khi mực nước lũ sông Hoàng Long lên trên +4,3 m, đê cấp IV.
c. Các tuyến bối, bờ bao ngăn lũ sớm, lũ tiểu mãn
Ven dòng chính sông Hoàng Long hiện có 7 tuyến đê bối, với nhiệm vụ đảm bảo chống đựơc lũ tiểu mãn và kết hợp làm đường giao thông phục vụ sản xuất cho vùng dự án trong công cuộc cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3. Hệ thống đê sông Nhuệ
Tuyến đê sông Nhuệ có chiều dài 151,1km, trong đó đê tả sông Nhuệ dài 75,65km, đê hữu sông Nhuệ dài 75,45km thuộc đê cấp IV.
4. Hệ thống đê tả sông Tích, đê tả sông Bùi, đê Mỹ Hà, đê Vân Cốc
- Tuyến đê tả sông Tích có chiều dài 32,62km, trong đó đi qua các huyện Phúc Thọ từ K0÷ K6; H. Thạch Thất K6÷K21+420; H. Quốc Oai K21+420÷ K32+020; H. Chương Mỹ K32+020÷ K32+620. Có 42 cống dưới đê, cao trình mặt đê tại K21,420 là 10,3m; mặt đê rộng từ 4-5m.
- Tuyến đê tả sông Bùi có chiều dài 14,7km thuộc huyện Chương Mỹ, cao độ đê thiết kế +7,7 ÷ +8,0 mặt đê rộng 4-5m, 8 cống dưới đê, có 5 kè: Kè Bến cốc, Tinh Mỹ, Tốt Động, kè thôn 5 xã Quảng Bị, kè Vàng xã Đồng Phú.
- Tuyến đê Mỹ Hà có chiều dài 12,7km thuộc huyện Mỹ Đức, có 5 cống dưới đê.
Bảng 1.19. Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính lưu vực sông Đáy
TT Tuyến đê Cấp
đê Đê chính Chiều dài đê
bối (m) Chiều dài đê bao (m) Kè (chiếc) (chiếcCống ) Chiều dài (m) Cao trình ỉnh (m) B(m) 1 Hữu Đáy 3 93.620 23.984 14.000 23 55 TP. Hà Nội 3 18.420 13.3 ÷ 15.5 5 ÷ 6 13 Ninh Bình 3 75.200 3.05 - 5.99 3 - 8.5 23 42 2 Tả Đáy 196.255 35.700 39.020 31 85 TP. Hà Nội 80.022 9.3 - 14.43 5 ÷ 6 8 18 Đoạn 1 1 65.350 Đoạn 2 2 14.672 Hà Nam 3 49.516 5 13 22 Nam Định 3 66.717 3.4 - 6.9 10 45
3 Hữu Hoàng Long 4 20.850 5.3 - 10.6 5 17
4 Tả Hoàng Long 3 23.875 6 - 6.8 5 ÷ 8 15
5 Đê sông Nhuệ 4 151.100 6 - 6.5 5 168
6 Tả Tích 4 32.620 10.3 4 ÷ 5 16.100 14.700 42 7 Tả Bùi 4 14.700 7.7 - 8 4 ÷ 5 3100 5 8 8 Đê Mỹ Hà 4 12.700 5 9 Đê Vân Cốc 3 15.160 12.6 - 16 7 1 3 10 Đê Ngọc Tảo 2 14134 16.29 - 17.3 5 ÷ 6 11 Đê La Thạch 2 6.500 16.2 - 16.4 6
12 Đê Tiên Tân 3 7.000 15.5 5 ÷ 6
13 Đê đường 6 4 5.960 11
Tổng cộng 594.474 78.884 67.720 60 398
1.6. HIỆN TRẠNG NGẬP LỤT SÔNG ĐÁY
Trên dòng chính sông Đáy thường phải tiếp nhận khoảng 1.000mP 3
P
/s bơm tiêu úng từ các khu, vì thế những năm có mưa lớn trong lưu vực sông Đáy thì mực nước lũ trên sông lên cao. Từ năm 1971 đến nay mặc dù không có phân lũ từ sông Hồng vào nhưng có nhiều năm mực nước trên sông Đáy từ Phủ Lý đến Ninh Bình còn cao hơn khi phân lũ năm 1971.
Theo số liệu thống kê được về tình hình dân sinh kinh tế vùng bị ảnh hưởng do phân lũ sông Hồng vào sông Đáy là TP Hà Nội (Hà Tây cũ) và tỉnh Hà Nam, có thể nêu một số số liệu đặc trưng như sau:
- Khi phân lũ sông Đáy có 9 huyện, thành phố, 119 xã thuộc TP Hà Nội (Hà Tây cũ) với tổng diện tích tự nhiên là 47.547 ha bị ngập lụt, 136.000 hộ với 620.000 người phải sơ tán. Toàn bộ nhà cửa, trạm xá, đường giao thông trong vùng bị ngập. Trọng điểm phân lũ thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức. Trong đó: Diện tích vùng lòng hồ Vân Cốc và bãi dọc sông Đáy (từ hạ lưu Đập Đáy đến Mai Lĩnh) khoảng 11.000ha và diện tích khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức là 36.547ha (Chương Mỹ 14.027 ha, Mỹ Đức 22.520 ha), tổng số dân bị ảnh hưởng 563.000 người;
-Khu vực hữu sông Đáy thuộc 7 xã của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam có diện tích khoảng 14.460ha, 26.482 hộ với 105.929 người bị ảnh hưởng.
- Khi chậm lũ Lương Phú có thêm 3 huyện, thị xã; 54 xã với 49.179ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 80.000 hộ với 300.000 người phải sơ tán. Trọng điểm phân lũ thuộc huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất.
Như vậy nếu cả phân và chậm lũ có 12 huyện, thị xã, thành phố thuộc 2 tỉnh với 180 xã bị ảnh hưởng, 111.186ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 242.482 hộ với 1.025.929 người phải sơ tán.
+ Các cơ sở kinh tế gồm: 215 cơ quan, 10 bệnh viện, 91 trạm xá, 2420 phòng học, 27,4km đường tỉnh lộ, 174 đường giao thông liên huyện, 497km đường giao thông liên xã, 380km đường giao thông liên thôn và 31 cầu giao thông.
+ Số nhà cửa bị ngập: 109.618 nhà (nhà xây 99.814, nhà tranh 11.517). + Hạ tầng thuỷ lợi: 196 trạm bơm, 692km kênh tưới, tiêu, đường điện cao thế 282km, hạ thế 431km, đê bị ảnh hưởng 179km đê chính, 28km đê bối
và hàng trăm km bờ vùng bờ thửa bị ngập.