1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình bảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa”

108 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 4,08 MB

Nội dung

LỜI CÁM ƠN Sau sáu thán g thực hiện luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình bảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiệ

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Sau sáu thán g thực hiện luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình bảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa” với sự nỗ lực của bản

thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp, tác giã đã hoàn thành dược luận văn

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với Ban giám hiệu, các thầy cô Khoa Sau Đại học, Khoa Công trình trường Đại học Thuỷ lợi đã hết lòng giảng dạy, nhiệt tình giúp đỡ trong suốt qua trình học tập cũng như thực hiện luận văn này, trang bị những kiến thức tiên tiến nhất về khoa học kỹ thuật công trình thủy lợi

Tác giả chân thành cám ơn Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu Chỉnh trị sông & Phòng chống Thiên tai, các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thế Biên, người trực tiếp hướng dẫn định hướng chuyên môn và chỉ đạo những kiến thức khoa học trong suốt thời gian học viên làm luận văn Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của thầy

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè

Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 05 năm 2014

Học viên

Lê Minh Tú

Trang 2

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG CAM KẾT CỦA HỌC VIÊN

Tên học viên: Lê Minh Tú

Ngày sinh: 03/01/1983

Học viên lớp: CH19C-CS2 trường Đại học thủy lợi

Trong quá trình làm luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình bảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa”, học viên có tham khảo kết quả của

một số tài liệu, đề tài, dự án và công trình nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả có liên quan đến khu vực mà học viên nghiên cứu Các tài liệu tham khảo này đuợc học viên trích dẫn đầy đủ trong luận văn Ngoài các kết quả tham khảo trên, các kết quả nghiên cứu và tính toán khác của luận văn là công trình

của cá nhân học viên

Học viên xin cam đoan những điều học viên nói ở trên là sự thật Nếu có gì sai học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và các cơ quan chức năng

Trang 3

1

MỤC LỤC

NỘI DUNG LUẬN VĂN 6

MỞ ĐẦU 6

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 6

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7

3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Cách tiếp cận 8

3.2 Phương pháp nghiên cứu 9

4 KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 9

5 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN: 10

CH ƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11

1.1 Tổng quan chung về các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ sông 11

1.1.1 Các kết quả nghiên cứu về các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ sông trên thế giới 11 1.1.2 Các kết quả nghiên cứu về các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ sông trong nước 14

1.2 Tổng quan chung về hiện trạng công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lỡ và ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 22

1.3 Kết luận chương và những vấn đề đặt ra 32

CH ƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN SẠT LỠ BỜ SÔNG KHU VỰC BÁN ĐẢO THANH ĐA 34

2.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu 34

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34

2.1.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, môi trường: [4], [5], [6] 51

2.2.Đánh giá tình hình sạt lỡ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa: 52

2.3.Phân tích đánh giá nguyên nhân sạt lỡ bờ sông: 61

2.4.Tình hình xây dựng công trình bảo vệ bờ trên đoạn sông nghiên cứu và những hạn chế còn tồn tại: 64

2.5.Kết luận chương: 66

CH ƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ VÀ TRÌNH TỰ BIỆN PHÁP THI CÔNG 68

3.1.Tính toán ổn định bờ bằng mô hình Geo Slope 68

3.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình 68

3.1.2 Thu thập tài liệu, xử lý phân tích số liệu, tài liệu phục vụ tính toán 72

3.1.3 Cơ sở khoa học để xây dựng công trình bảo vệ bờ: 73

3.2.Thiết lập mô hình Geo Slope tính toán ổn định mái bờ 79

3.3.Quy chuẩn, quy phạm tính toán 80

3.4.Phương án thiết kế 82

3.5.Các thông số kỹ thuật: 83

3.6.Các phương án kết cấu: 83

3.6.1 Kè mái đứng cọc Bê tông cốt thép dự ứng lực: (Hình 3.7) 83

3.6.2 Kè mái đứng cọc Bê tông cốt thép một tầng neo: (Hình 3.8) 85

3.6.3 Kè gia cố bờ mái nghiêng: (Hình 3.9) 87

Trang 4

2

3.7.Kết quả tính toán ổn định mái bờ sông Sài Gòn bán đảo Thanh Đa: 90

3.8.Nhận xét kết quả tính toán: 94

3.9.Đề xuất phương án chọn: 96

3.9.1 Ưu khuyết điểm của các phương án: 96

3.9.2 Tổng mức kinh phí cho các phương án: 98

3.9.3 Phương án chọn: 98

3.10 Trình tự biện pháp thi công và các yêu cầu kỹ thuật: 99

3.10.1 Vật liệu thi công: 99

3.10.2 Trình tự thi công kè: 100

3.10.3 Biện pháp thi công kè: 100

CH ƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

4.1 Kết quả đạt được trong luận văn: 103

4.2 Những hạn chế và tồn tại: 104

4.3 Hướng khắc phục, đề xuất: 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 5

3

DANH M ỤC HÌNH

Hình 1.1: Trải vải địa kỹ thuật làm tầng lọc mái kè 12

Hình 1.2: Kết cấu thảm bê tông FS 12

Hình 1.3: Thảm rồng đá túi lưới 13

Hình 1.4: Kè mỏ hàn bằng hai hàng cọc ống BTCT 13

trên sông Brahmaputra – Jamuna – Băngladet 13

Hình 1.5: Bảo vệ bờ bằng cừ Lasen bản nhựa 13

Hình 1.6: Công nghệ Stabiplage của Pháp làm nhiệm vụ ổn định bờ biển 14

Hình 1.7: Kè kết hợp các loại vải địa kỹ thuật và bằng thực vật 14

Hình 1.8: Các kiểu bố trí mỏ hàn 16

Hình 1.9: Mỏ hàn Tổng kho xăng dầu Nhà Bè 16

Hình 1.13: Kè lát mái bờ biển Duyên Hải, Trà Vinh 17

Hình 1.10: Kè bờ cửa sông Gành Hào 17

Hình 1.11: Công trình bảo vệ bờ sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) bằng hệ thống công trình hoàn lưu 18

Hình 1.12: Một số cấu kiện bê tông dị hình 18

Hình 1.13: Kè bằng thảm túi cát ở bờ sông Sài Gòn 19

Hình 1.14: Thi công công nghệ mềm tại bãi biển Lộc An, huyện Đất Đỏ 20

Hình 1.15: Trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ Kênh Bảy, tỉnh An Giang 21

Hình 1.16: Ổn định bờ sông, trước và sau khi trồng cỏ Vetiver 21

tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi 21

Hình 1.17: Nuôi bãi bằng trồng cây tại Thanh Hóa 22

Hình 1.18: Rạch Cầu Lò Heo - phường Thạnh Lộc - quận 12 23

Hình 1.19: Rạch Chú Kỳ - Khu phố 3B - Phường Thạnh Lộc - quận 12 24

Hình 1.20: Bờ bao rạch Võ - phường Hiệp Bình Chánh - quận Thủ Đức 24

Hình 1.21: Khu đất bỏ hoang – Phường Hiệp Bình Phước – Quận Thủ Đức 25

Hình 1.22: Hiện trạng một số đoạn đê bao thuộc bờ hữu ven sông Sài Gòn 28

Hình 1.23: Vỡ bờ đê bao nước tràn vào khu vực nội thành TPHCM 30

Hình 1 24: Vỡ bờ đê bao nước tràn vào khu vực ngọai thành TPHCM 30

Hình 1.25: N ước triều dâng cao xói 31

vỡ một đoạn bờ bao 31

Hình 1.26: Khắc phục đoạn đê bao bị vỡ khi triều cường dâng cao bằng cừ tràm 31

Hình 1.27: Gia cố đê bao, bờ bao bằng cừ tràm và đất đắp thủ công 31

Hình 2.1 S ơ họa vị trí hố khoan địa chất khu vực xây dựng công trình [2] 39

Hình 2.2 Mặt cắt địa chất khu vực tuyến kè trên sông Sài Gòn [2] 40

Hình 2.3 Vị trí các mặt cắt đo lưu lượng và lưu tốc trên bán đảo Thanh Đa [2] 46

Hình 2.4 Phân bố vận tốc thực đo mặt cắt 1 lúc 22 giờ ngày 26/10/2003 (bằng máy ADCP)[2] 47

Hình 2.5 Phân bố vận tốc thực đo trên mặt cắt 3 lúc 5 giờ ngày 28/10/2003 (bằng máy ADCP) [2] 49

Hình 2.6 S ơ đồ vị trí lấy mẫu cát đáy lòng sông tại mặt cắt 4 và 18 của bán đảo Thanh Đa [2] 51

Hình 2.7 S ơ đồ vị trí lấy mẫu bùn cát của 22 mặt cắt bán đảo Thanh Đa 51

Hình 2.8: Quán Càphê APT, ph ường 28- quận Bình Thạnh bị sụp vào đêm 20/6/01 54

Hình 2.9: Sạt lở quán cháo vịt Bích Liên Thanh Đa, Q.Bình Thạnh 54

Trang 6

4

Hình 2.10: Sạt lở kho tang vật công an Q Bình Thạnh 54

Hình 2.11: Sạt lở bờ sông Sài Gòn tại Cty than miền Nam - P.25, Q.Bình Thạnh 54

Hình 2.13: Dãy nhà Lý Hoàng số 762 đường Bình Qưới bị sập đêm 29/6/03 55

Hình 2.14: Sạt lở sân quần vợt Lý Hoàng (Đợt sạt lở tháng 6/2005) 57

Hình 2.15: Sạt lở tại khu phố 1, P Linh Đông, Thủ Đức 57

Hình 2- 16: Mặt cắng ngang đề xuất thiết kế cho tuyến đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn 65 Hình 2-17: Cây tràm giống dùng để trồng cho đê có cơ thượng lưu 65

Hình 2.18 : Cỏ vetiver trồng ở bờ đê 66

Hình 3.1 Lực tác dụng lên một mảnh trượt trong trường hợp mặt trượt cung tròn 69

Hình 3.2 Lực tác dụng lên một mảnh trượt trong trường hợp mặt trượt hỗn hợp 69

Hình 3.3 Quy hoạch chỉnh trị sông Sài Gòn, khu vực bán đảo Thanh Đa –Phương án Ia 76 Hình 3.4 Quy hoạch chỉnh trị sông Sài Gòn, khu vực bán đảo Thanh Đa –Phương án Ib 77 Hình 3.5 Quy hoạch chỉnh trị sông Sài Gòn, khu vực bán đảo Thanh Đa –Phương án II 79 Hình 3.6: S ơ họa hai mặt cắt tính ổn định mái bờ 80

Hình 3.7: Kết cấu kè mái đứng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực 85

Hình 3.8: Kết cấu kè mái đứng cọc bê tông cốt thép một tầng neo 86

Hình 3.9: Kết cấu kè gia cố bờ mái nghiêng 88

Hình 3.10: Mô hình Geo slope hiện hữu 88

Hình 3.11: Mô hình ph ương án công trình 1 89

Hình 3.12: Mô hình ph ương án công trình 2 89

Hình 3.13: Mô hình ph ương án công trình 3 90

Hình 3.15: Hệ số ổn định mặt cắt 2 hiện trạng tại Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa 91

Hình 3.16: Hệ số ổn định mặt cắt 1 trong trường hợp phương án kết cấu 1 91

(Kè mái đứng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực) 91

Hình 3.17: Hệ số ổn định mặt cắt 2 trong trường hợp phương án kết cấu 1 92

(Kè mái đứng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực) 92

Hình 3.18: Hệ số ổn định mặt cắt 1 trong trường hợp phương án kết cấu 2 92

(Kè mái đứng cọc bê tông cốt thép một tầng neo) 92

Hình 3.19: Hệ số ổn định mặt cắt 2 trong trường hợp phương án kết cấu 2 93

(Kè mái đứng cọc bê tông cốt thép một tầng neo) 93

Hình 3.20: Hệ số ổn định mặt cắt 1 trong trường hợp phương án kết cấu 3 93

(Kè gia cố bờ mái nghiêng) 94

Hình 3.21: Hệ số ổn định mặt cắt 2 trong trường hợp phương án kết cấu 3 94

(Kè gia cố bờ mái nghiêng) 94

Trang 7

5

M ỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bình quân cao trình hiện hữu của các tuyến bờ bao các KV TP HCM 23

Bảng 1.2: Các đoạn đê bao hiện hữu ven hữu ngạn sông Sài Gòn 27

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất, TP.HCM [3] 35

Bảng 2.2 Lượng mưa năm bình quân phân bố theo tháng tại Tp.Hồ Chí Minh [3] 37

Bảng 2.3 Lượng mưa 1,2,3,5,7 ngày max tần suất 10% tại một số trạm tại Tp.HCM [3] 37

Bảng 2.4 Bảng chỉ tiêu cơ lý của đất nền [2] 40

Bảng 2.5 Bảng chỉ tiêu cắt cánh [2] 42

Bảng 2.6 Lưu lượng nước giờ thực đo (m3/s) tại mặt cắt 1 (khách sạn Sài Gòn Domaine) [2] 46

Bảng 2.7 Lưu lượng nước giờ thực đo (m3/s) tại mặt cắt 3 (biệt thự Lý Hoàng) 47

Bảng 2.8 Giá trị vận tốc trung bình giờ thực đo tại khu vực khách sạn Sài Gòn Domaine (m c1) và khu vực biệt thự Lý Hòang (mc3) từ ngày 26-29/10/2003 [2] 49

Bảng 2.9: Vị trí các đọan sạt lở tại khu vực Thanh Đa 59

Bảng 2.10: Thống kê các đợt sạt lở khu vực Thanh Đa từ 2001 đến 2007 60

Bảng 3.1: Hệ số ổn định K trường hợp hiện trạng và các phương án kết cấu công trình 95

Bảng 3.2 Chi phí đầu tư các phương án 98

Trang 8

6

N ỘI DUNG LUẬN VĂN

M Ở ĐẦU

1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sông Sài Gòn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng (cùng với sông Đồng Nai) nó

mang tính sống còn đối với sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội và môi trường các

tỉnh Miền đông Nam Bộ và một phần tỉnh Long An trong đó đặc biệt là TP Hồ Chí

Minh -Thành phố có gần 6 triệu dân-là một trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp,

thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, văn hóa, là đầu mối giao thông và

giao lưu quốc tế của cả nước Các Bộ, Ngành, các địa phương, tỉnh, thành, các cơ sở

kinh tế, văn hóa… đã, đang và sẽ còn tiếp tục khai thác, sử dụng và tác động đến

nguồn nước và lòng dẫn của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn nói chung và với hạ

du sông Sài Gòn nói riêng trên quy mô lớn hơn, với diện rộng hơn cả về thời gian

và không gian

Cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt trên lưu

vực là sự hình thành và phát triển nhanh chóng mạng lưới công nghiệp, giao thông,

thủy lợi Sự mâu thuẫn chưa có tổ chức thống nhất, chưa có kế hoạch, và quy hoạch

đầy đủ, chưa có quy định thống nhất trong quản lý, trong sử dụng, khai thác và tác

động đến dòng sông hiên nay là những thách thức nặng nề đối với dòng nước và

lòng dẫn sông Sài Gòn

Trong khi chúng ta đang cần sự ổn định các khu dân cư, hạ tầng cơ sở, thực

hiện nhanh bước chỉnh trang đô thị và công nghiệp hóa, hiện đại hóa TP Hồ Chí

Minh, để nâng cao và tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế thì hiện tượng sạt lở bờ

sông đã xảy ra liên tiếp trong nhiều năm dọc hai bên bờ sông Sài Gòn khu vực TP

Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung

tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa

Sạt lở bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến

Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa trong nhiều năm qua đã gây ra rất nhiều

Trang 9

7

thiệt hại về nhân mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân sống dọc theo hai bên

bờ sông Các đợt sạt lở trong những năm từ thập kỷ 80 đến nay đã làm chết hàng

chục người, nhiều nhà cửa, bệnh viện, trường học, đường giao thông, cơ sở hạ

tầng đã bị phá huỷ làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng và quan trọng nhất là làm mất

ổn định các khu dân cư, làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã

hội của TP Hồ Chí Minh

Trong nhiều năm qua, các ngành chức năng của thành phố đã đầu tư xây dựng

nhiều công trình chống sạt lở, bảo vệ bờ sông Sài Gòn, trong đó có khu vực Thanh

Đa Các công trình này đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân, tạo được

vành đai an toàn cho nhiều đoạn bờ sông, nơi mà trước đây là những vùng trọng

điểm sạt lở Tuy nhiên dưới tác động của biến đổi khi hậu, thời tiết biến đổi bất

thường ngày càng trở nên bất lợi cho diễn biến bờ sông, lòng sông nên mặc dù

nhiều đoạn bờ sông đã được bảo vệ nhưng những đoạn khác mà trước đây tương đối

ổn định cũng đang có xu thế bị sạt lở, như hiện tượng nứt đất dọc theo bờ hay lòng

sông ngày càng có nhiều hố xói sâu gần bờ, đặc biệt là tại đoạn sông Sài Gòn, khu

vực bán đảo Thanh Đa, đoạn từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện

ma tuý Thanh Đa

Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Nghiên c ứu đề xuất các giải pháp công trình

b ảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến

Trung tâm cai nghi ện ma tuý Thanh Đa” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm

bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế của địa

phương, ổn định các khu vực dân cư, làm cở sở vững chắc cho phát triển kinh tế của

khu vực Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý

Thanh Đa nói riêng và của TP Hồ CHí Minh nói chung

2 M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá được tình hình và mức độ ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở bờ sông

khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma

tuý Thanh Đa

Trang 10

8

- Nghiên cứu xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến xói lở bờ sông

khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma

tuý Thanh Đa

- Sử dụng phần mềm Geo Slope tính toán ổn định mái bờ sông khu vực bán

đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh

Đa

- Đề xuất được các giải pháp bảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ

khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa

3 CÁCH TI ẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cách ti ếp cận

- Tiếp cận theo hướng phát triển bền vững

- Tiếp cận hệ thống

- Tiếp cận theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng vật liệu mới,

công nghệ mới vào nghiên cứu của đề tài, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp

bảo vệ bờ

- Nghiên cứu diễn biến quá trình xói lở sông Sài Gòn bán đảo Thanh Đa từ

khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa, giải pháp thực

hiện phải gắn liền với sự phát triển chung của quy hoạch đô thị của TP Hồ Chí

Minh

- Tiếp cận các tài liệu, các số liệu đã đo đạc tính toán, các kết quả của những

công trình đã có ở khu vực này Với cách tiếp cận này cho phép đề tài tiết kiệm

được nhiều công sức, kinh phí thời gian và mang tính khả thi cao

- Tiếp cận theo hướng đặc thù của địa phương:

- Tiếp cận tổng hợp:

Trang 11

9

3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Để thực hiện các mục đích đặt ra của đề tài, ngoài việc thừa kế có chọn lọc

những kết quả nghiên cứu trước đây, đề tài sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp để

nghiên cứu các nội dung của đề tài;

- Sử dụng phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu, các số liệu tài liệu đã

có về xói lở bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến

Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa;

- Phương pháp phân tích, xử lý thống kê số liệu thực đo đã tích lũy được, sau

đó chọn lọc bộ số liệu về địa hình, địa chất, thuỷ văn đáng tin cậy nhất để tính toán

ổn định mái bờ sông dùng trong thiết kế công trình bảo vệ bờ;

- Phương pháp điều tra thực địa để rà soát lại đồ án thiết kế;

- Phương pháp ứng dụng phần mềm Geo Slope tính toán ổn định mái bờ sông

khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma

tuý Thanh Đa;

- Phương pháp ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong thiết kế xây dựng

các công trình bảo vệ bờ

4 K ẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

- Báo cáo của luận văn nêu lên được đặc điểm tự nhiên các điều kiện dân sinh

- kinh tế - xã hội- môi trường thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu vực bán

đảo Thanh Đa nói riêng từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý

Thanh Đa nói riêng;

- Báo cáo kết quả thu thập tài liệu địa hình, địa chất, thủy văn, thực trạng xói

lở, biến đổi lòng dẫn và tình hình sạt lở bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu

biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa

- Kết quả tính toán ổn định mái bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt

thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa bằng phần mềm Geo

Slope;

Trang 12

10

- Kết quả đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ

khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa

5 N ỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu khẳng định tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu cần đạt

được khi thực hiện đề tài, các cách tiếp cận và phương pháp thực hiện để đạt được

các mục tiêu đó, luận văn gồm các nội dung sau đây:

- Thu thập tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu về địa hình, địa chất, thủy văn

có liên quan đến tình hình sạt lở bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu biệt thự

Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa

- Chỉnh lý tài liệu, các bản đồ, bình đồ lòng sông, phân tích tài liệu để xác định

các nguyên nhân chính gây nên sạt lở cũng như tốc độ sạt lở bờ sông khu vực bán

đảo Thanh Đa từ khu biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh

Đa

- Cập nhật hóa số liệu, tài liệu vùng bờ sông khu vực bán đảo Thanh Đa từ khu

biệt thự Lý Hoàng đến Trung tâm cai nghiện ma tuý Thanh Đa bị sạt lở để bổ sung

vào việc chỉnh lý bản đồ, bình đồ lòng sông;

- Nghiên cứu, tính toán ổn định mái bờ sông để dùng vào việc thiết kế kè bảo

vệ bờ

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ sông để giảm thiểu đến mức thấp nhất

những thiệt hại do sạt lở bờ gây ra

- Viết báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu của luận văn

Trang 13

11

CHƯƠNG 1:

T ỔNG QUAN 1.1 T ổng quan chung về các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ sông

Các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ sông có thể phân thành 2 loại: giải

pháp công trình và giải pháp phi công trình Giải pháp công trình là dùng công trình

để ngăn chặn quá trình xói lở Giải pháp phi công trình là các giải pháp không dùng

công trình, là loại giải pháp động, hay giải pháp mềm (như trồng cây nuôi bãi, thô

hóa bãi, …) nhằm điều chỉnh luồng bùn cát để ổn định đường bờ theo ý muốn

Ngoài ra, các hoạt động quản lý vùng bờ (xây dựng tiêu chuẩn, quy phạm, các chính

sách …) cũng được coi là giải pháp phi công trình

Giải pháp công trình có thể chia thành 2 dạng: dạng công trình chủ động và

dạng công trình bị động Dạng công trình chủ động là công trình tác động trực tiếp

vào tác nhân gây xói lở (sóng, dòng chảy…) như hệ thống giàn phao hướng dòng,

kè mỏ hàn, công trình phá sóng xa bờ … Dạng công trình bị động là công trình trực

tiếp chịu tác động của dòng chảy hay sóng tác động vào bờ như công trình kè bảo

vệ bờ, gia cố kết cấu đất bờ… Tùy vào điều kiện cụ thể từng khu vực mà có thể áp

dụng giải pháp công trình chủ động hay bị động hoặc kết hợp cả 2 giải pháp trên

nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và đảm bảo tối ưu về kỹ thuật và kinh tế

1.1.1 Các k ết quả nghiên cứu về các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ

sông trên th ế giới

Trên thế giới, công trình bảo vệ bờ sông nói riêng và công trình chỉnh trị sông

nói chung đã được nghiên cứu và áp dụng thành công, hiệu qủa, mạnh mẽ từ thế kỷ

XIX nhất là ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Hà Lan với các công nghệ

truyền thống như kè đá xếp, đá đổ, tre nứa, cành cây Một số loại cừ thép, cừ bê

tông v.v cũng được sử dụng trong công trình kè Gần đây một số công nghệ và vật

liệu được sử dụng trên thế giới như rọ đá (gabion), thảm đá (renomatress) có lưới

ọc nhựa (PVC) chống ăn mòn trong môi trường nước mặn, chua , vải địa kỹ

Trang 14

12

thuật (geotextile) Cỏ vetiver, thảm cỏ cũng được đưa vào chống xói lở ở một số

công trình Cừ bản nhựa, cừ bê tông dự ứng lực cũng đang được áp dụng nhiều nơi

Một số công nghệ khác như cọc vôi xi măng, túi địa kỹ thuật (stabiplage hay

geotube) gây bồi chống xói lở bờ được nhiều nơi trên thế giới áp dụng như ở Pháp,

Tây Ban Nha, Thụy Sĩ Các công nghệ mới về lĩnh vực chống xói lở bảo vệ bờ

sông, cửa sông trên thế giới đã được nghiên cứu và áp dụng, mang lại hiệu qủa về

kỹ thuật và kinh tế

Hình 1.1: Tr ải vải địa kỹ thuật làm tầng lọc mái kè

Hình 1.2: K ết cấu thảm bê tông FS

Trang 15

13

Hình 1.3: Th ảm rồng đá túi lưới

Hình 1.4: Kè m ỏ hàn bằng hai hàng cọc ống BTCT trên sông Brahmaputra – Jamuna – Băngladet

Hình 1.5: B ảo vệ bờ bằng cừ Lasen bản nhựa

Trang 16

14

Hình 1.6: Công ngh ệ Stabiplage của Pháp làm nhiệm vụ ổn định bờ biển

Các giải pháp thân thiện với môi trường cũng được nhiều nước tiên tiến và các

nước trong khu vực áp dụng để bảo vệ bờ sông như trồng cỏ, kết hợp gia cố với

trồng cây

Hình 1.7: Kè k ết hợp các loại vải địa kỹ thuật và bằng thực vật

1.1.2 Các k ết quả nghiên cứu về các giải pháp công nghệ chống xói lở bờ

sông trong nước

Ở Việt Nam nghiên cứu về chỉnh trị sông, ổn định lòng dẫn và công trình

bảo vệ bờ đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua, được đánh giá cao về ý nghĩa

khoa học và thực tế Các trung tâm nghiên cứu chủ yếu về chỉnh trị sông và công

trình bảo vệ bờ ở miền Bắc và miền Trung bao gồm Viện Khoa học Thuỷ lợi Hà

Trang 17

15

Nội, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Thuỷ lợi, Viện Cơ học,

Công ty tư vấn Xây dựng công trình thủy, Cục đê điều và phòng chống lụt bão Đối

với hệ thống sông ở ĐBSCL, một số cơ quan chuyên nghiên cứu về xói lở và giải

pháp phòng tránh phải kể đến viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đã có nhiều đề

tài, dự án nghiên cứu về xói bồi lòng dẫn và công trình bảo vệ bờ trên hệ thống sông

ở ĐBSCL

Để đối phó với hiện tượng sạt lở bờ sông, hàng năm Nhà nước đã phải đầu tư

hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông trên khắp cả nước

Tuy nhiên về công nghệ sử dụng để xây dựng các công trình này vẫn chủ yếu dựa

vào giải pháp truyền thống, thiên về các loại hình kết cấu vật liệu cổ điển như kè lát

mái, kè mỏ hàn bằng đá hộc, đá xây, tấm bê tông đơn giản

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công

nghệ, nhiều nghiên cứu mới ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ tiên tiến

trong các ngành vật liệu, kết cấu xây dựng để tăng cường hiệu quả bảo vệ bờ sông,

cửa sông và bờ biển đã được tiến hành, thử nghiệm và đưa vào sử dụng rộng rãi,

thay thế, bổ sung cho các giải pháp truyền thống Vì vậy việc nghiên cứu cập nhật,

ứng dụng các công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông chống lũ vào điều

kiện thực tế ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn cao

Một số giải pháp công nghệ chống xói lở bờ sông đã được ứng dụng hoặc thử

nghiệm ở trong nước

1.1.2.1 Gi ải pháp mỏ hàn

Mỏ hàn thường xây dựng với một góc nhất định với đường bờ để ngăn chặn

việc vận chuyển bùn cát dọc theo bờ, từ mép bờ ra vùng bờ nơi phần lớn vận

chuyển dọc bùn cát xảy ra, nhờ vậy giảm được gradient vận chuyển bùn cát Chức

năng của mỏ hàn là che chắn cho bờ khi sóng xiên truyền tới, giảm lực xung kích

của sóng tác dụng vào bờ, hướng dòng chảy ven bờ đi lệch ra xa vùng xói lở Nếu

mỏ hàn xây dựng hợp lý có thể dẫn đến giảm gradient đến zero và hiện tượng xói lở

ờ có thể ngừng

Trang 18

16

(Ngu ồn: 14 TCN 130-2002) Hình 1.8: Các ki ểu bố trí mỏ hàn

Hình 1.9: M ỏ hàn Tổng kho xăng dầu Nhà Bè

Vật liệu xây dựng kè mỏ hàn rất đa dạng: đá hộc, khối bê tông dị hình

(Tetrapod, Accropod, ), cừ bê tông đúc sẵn, cừ thép, cừ bản nhựa, gỗ

1.1.2.2 Gi ải pháp Kè bê tông định hình liên kết

Cấu kiện bê tông gồm nhiều viên vật liệu bằng bê tông đúc sẵn có dạng liên

kết hình nêm ba chiều, tạo thành mảng mềm liên kết trọng lượng có khả năng tự

điều chỉnh lún võng bán kính lớn, lún đồng bộ với nền, khắc phục hư hỏng do lún

cục bộ gây ra (viên vật liệu không phải liên kết ngàm) và chống chịu được sóng,

dòng chảy

Trang 19

17

Hình 1.13: Kè lát mái b ờ biển Duyên Hải, Trà Vinh

1.1.2.3 Gi ải pháp Tường kè đứng sử dụng cừ bản BTCT ứng suất trước

Công nghệ cừ bản BTCT dự ứng lực là tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng

rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam

Hình 1.10: Kè b ờ cửa sông Gành Hào

1.1.2.4 Gi ải pháp Công trình kè đảo chiều hoàn lưu

Đây là Công trình nghiên cứu của GS Lương Phương Hậu và PGS Lê Ngọc

Bích cùng các cộng sự, lần đầu tiên nghiên cứu và được xây dựng ứng dụng để bảo

vệ bờ sông Dinh (thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận); đoạn sông Vu Gia (Đại

Cường, tỉnh Quảng Nam) cho kết quả rất tốt

Trang 20

18

Hình 1.11: Công trình b ảo vệ bờ sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) bằng hệ thống

công trìn h hoàn lưu

1.1.2.5 C ấu kiện bê tông dị hình

Có nhiều loại kết cấu khối bê tông dị hình được sử dụng làm khối phủ mái, với

nhiều tên gọi khác nhau: khối Tetrapod, Tribar, Dolos, Stabit, khối chữ T, khối chữ

U…ở Việt Nam hiện nay khối bê tông dị hình đã được sử dụng ở nhiều nơi nhưng

chủ yếu là trong các công trình ngăn cát, giảm sóng của các bể cảng còn trong các

công trình bảo vệ bờ thì chưa được ứng dụng nhiều Thực tế khối bê tông dị hình có

thể sử dụng tốt trong các công trình bảo vệ bờ cửa sông, ven biển

C ấu kiện Tetrapod C ấu kiện Accropode

Hình 1.12: M ột số cấu kiện bê tông dị hình

Trang 21

19

1.1.2.6 Th ảm túi cát

Ứng dụng các sản phẩm từ vải địa kỹ thuật (Geo system) đã được áp dụng gần

đây như là các giải pháp mềm, trong trường hợp vận tốc dòng chảy không lớn hơn

1,5m/s thì thảm cát được áp dụng như là một giải pháp có chi phí thấp Ứng dụng

loại kết cấu này vào một đoạn bờ sông Sài Gòn - chân cầu Bình Phước và cho kết

quả khá tốt

Hình 1.13: Kè b ằng thảm túi cát ở bờ sông Sài Gòn

1.1.2.7 Công ngh ệ Stabilage

Công nghệ này đang được sử dụng làm kè mỏ hàn, đê phá sóng… ở nước ta

đang được ứng dụng tại bờ biển Lộc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được thực hiện

với 8 ống Stabiplage đặt vuông góc với đường bờ (kiểu mỏ hàn) Đây là một giải

pháp công nghệ thân thiện với môi trường, có nhiều ưu điểm hơn so với phương

pháp truyền thống như làm kè đá, kè bê tông

Trang 22

20

Hình 1.14: Thi công công ngh ệ mềm tại bãi biển Lộc An, huyện Đất Đỏ

1.1.2.8 Gi ải pháp trồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ

Cỏ Vetiver là một trong những giống cỏ chống xói mòn, sạt lở đất được các

nhà khoa học đánh giá hiệu quả nhất hiện nay vì các đặc tính chống xói tốt như: bộ

rễ phát triển nhanh, khoẻ, cắm sâu vào lòng đất hình thành một dàn cừ sống sâu

3-4m, thân cây thẳng đứng, không bò lan, phát triển tốt trên nhiều địa hình khác nhau

Cỏ Vetiver thích hợp cho 3 vùng sinh thái: ngọt, lợ và mặn đều có khả năng thích

ứng, phát triển và chống xói mòn sạt lở Với tính ưu việt như trên hiện nay cỏ

Vetiver đang được đang được dùng để chống xói mòn cho các mái đê, mái dốc

Cỏ Vetiver đã được áp dụng trong việc bảo vệ bờ ở đồng bằng sông Cửu

Long Ở miền Trung, dự án giảm nhẹ thiên tai tỉnh Quảng Ngãi cũng đã áp dụng và

cho kết quả bảo vệ bờ khá tốt

Trang 23

21

Hình 1.15: Tr ồng cỏ Vetiver bảo vệ bờ Kênh Bảy, tỉnh An Giang

Hình 1.16: Ổn định bờ sông, trước và sau khi trồng cỏ Vetiver

t ại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

1.1.2.9 Gi ải pháp nuôi bãi bằng trồng cây

Có thể sử dụng giải pháp trồng rừng ngập mặn để nuôi bãi, bảo vệ bãi Rừng

cây có 2 tác dụng: tiêu sóng từ xa trước khi lan truyền vào bờ và tạo khu trú bồi

lắng để bù đắp phần xói mòn trước đó Việc phục hồi hoặc tôn tạo bãi được thực

hiện nhờ quá trình bồi lắng bùn cát Giải pháp trồng cây được sử dụng khá phổ biến

do tính hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế và tính bền vững của nó

Trang 24

22

Hình 1.17: Nuôi bãi b ằng trồng cây tại Thanh Hóa

1.2 T ổng quan chung về hiện trạng công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lỡ

và ng ập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

- Toàn thành phố có trên 2.308 km sông, kênh, rạch với khoảng 532 km đê

bao, bờ bao ở một số huyện ngoại thành và quận ven sông lớn (trong đó có 82 km

đê bao ven dọc sông Sài Gòn) ngăn triều phục vụ cho sản xuất và các khu dân cư

khoảng 24.000 ha đất sản xuất, khoảng 52.000 hộ dân và nhiều công trình, sản xuất

- kinh doanh, phúc lợi công cộng đã được đầu tư từ nhiều năm qua Các quận ven và

huyện ngoại thành như: quận 12, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi…

là các khu vực nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, có địa hình khá thấp (cao trình mặt đất

tự nhiên phần lớn nhỏ hơn +1,0 m), chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều sông Sài

Gòn Hơn nữa, đây là khu vực chịu ảnh hưởng xả lũ của các hồ chứa thượng nguồn

sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé như: Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ… góp

phần làm mực nước tại các sông, rạch tăng cao, đặc biệt là các năm trở lại đây

- Nhiều tuyến bờ bao yếu và nhỏ, cao trình không đảm bảo (theo yêu cầu cao

trình thiết kế tối thiểu từ +1,80 m) là một trong những nguyên nhân gây ra tình

trạng tràn bờ, bể bờ gây ngập úng trong những đợt triều cường vừa qua Ngoài ra,

một số khu đất do chủ đất bỏ hoang dọc sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật (đặc biệt tại

phường An Phú Đông - quận 12; phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh

Trang 25

23

Đông - quận Thủ Đức) chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, lại không gia cố, tôn

tạo bờ bao, đê bao trong nhiều năm qua

B ảng 1.1: Bình quân cao trình hiện hữu của các tuyến bờ bao các KV TP HCM

- Mặt khác, nhiều bờ bao xung yếu tuy đã được duy tu, gia cố trước đây nhưng

chủ yếu bằng cừ tràm, đất đắp thủ công nên không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, giải

pháp thi công chưa hợp lý, cao trình không đồng bộ trên toàn tuyến; đồng thời, qua

thời gian sử dụng đã bị xói mòn và lún tự nhiên, không còn đủ khả năng chịu áp lực

khi triều cường dâng cao nên rất dễ xảy ra bể bờ bao hoặc tràn bờ

Hình 1.18: R ạch Cầu Lò Heo - phường Thạnh Lộc - quận 12

Trang 26

24

Hình 1.19: R ạch Chú Kỳ - Khu phố 3B - Phường Thạnh Lộc - quận 12

Hình 1.20: B ờ bao rạch Võ - phường Hiệp Bình Chánh - quận Thủ Đức

Trang 27

25

Hình 1.21: Khu đất bỏ hoang – Phường Hiệp Bình Phước – Quận Thủ Đức

Dự án công trình Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn do Sở Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư Dự án thủy lợi bờ hữu ven sông Sài

Gòn thuộc phạm vi thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu (tính từ mũi Bến Súc-Huyện Củ

Chi chạy dài đến Cát Lái thuộc Quận 9), thuộc địa phận các quận-huyện Củ Chi,

Hóc Môn, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Quận 9, Quận Thủ Đức đây là một dải

đất hẹp, thấp ven sông với chiều dài khoảng 105km (Hình 1.2) Diện tích tự nhiên

toàn vùng dự án khoảng 3328ha, trong vùng có các khu thị tứ dân cư đông đúc Khu

vực dự án nằm về phía hạ lưu sông Sài Gòn phía sau hồ Dầu Tiếng và được giới

hạn như sau :

- Phía Bắc và phía Đông giáp sông Sài Gòn

- Phía Nam giáp Tỉnh Lộ 8

- Phía Tây giáp Tỉnh Lộ 15

Mục tiêu của công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn là phòng chống lũ

thượng nguồn ở hồ Dầu Tiếng, lũ trên lưu vực của hệ thống các kênh trục (có lưu

vực phía trên liên tỉnh lộ 15) Đồng thời cũng kết hợp tiêu mưa, ngăn triều cường,

cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt và làm tiền đề cho việc chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi, khai thác triệt để các tiềm năng của khu vực, phục vụ cho việc

phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Ngoài ra kết hợp với hệ thống giao thông

Trang 28

26

sẵn có, tạo thành hệ thống giao thông liên xã, liên vùng, đáp ứng nhu cầu giao lưu

và phát triển đa dạng của khu vực

Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn có nhiệm vụ là ngăn lũ và triều

cường trên sông Sài Gòn và thượng nguồn các kênh trục chính tràn vào gây ngập

úng Từ đó kết hợp tiến hành xây dựng các công trình đầu mối và nội đồng chủ

động ngăn lũ, tưới, tiêu cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp Xây dựng tuyến

đê bao kết hợp giao thông, nối với hệ thống giao thông sẵn có tạo thành hệ thống

giao thông liên xã, liên vùng, đáp ứng nhu cầu giao lưu và phát triển đa dạng của

khu vực ( nhất là kinh tế vườn và du lịch sinh thái)

Cải tạo các kênh trục chính, xây dựng các công trình trên kênh góp phần thoát

lũ về mùa mưa, trữ nước về mùa khô để cung cấp cho sản xuất và sinh họat Đồng

thời ngăn nước ô nhiễm, ngăn mặn từ kênh rạch phía Nam xâm nhập, cải thiện môi

sinh, môi trường khu vực dự án

Khu dự án nằm trong vùng hữu ngạn sông Sài Gòn là vùng đất thấp chủ yếu

canh tác lúa, một phần trồng lúa và cây ăn trái (tập trung ở Phú Hòa Đông) Tính

đến nay thành phố và địa phương đã đầu tư đắp các tuyến đê ngăn lũ (hoặc triều

cường) dọc ven sông Sài Gòn, kích thước đê bao có khác nhau tùy từng nơi, đa

phần là loại quy mô vừa và nhỏ, mang tính thời vụ, hàng năm về mùa lũ nhiều tuyến

đê không chịu nổi bị tràn bể bờ gây ngập úng một số cánh đồng ven sông

Trang 29

27

B ảng 1.2: Các đoạn đê bao hiện hữu ven hữu ngạn sơng Sài Gịn

1

Tuyến đê Phú

Hòa Đông (Huyện

Tuyến đê HT thủy

lợi sông lu (Huyện

Các đoạn cịn lại chưa được đầu tư mà chỉ là các đoạn bờ bao nhỏ do địa

phương tự làm nên thường khơng đảm bảo yêu cầu đĩ là các khu Trung An, Hịa

Phú…Cụ thể:

- Tuyến An Phú – Phú Mỹ Hưng (Huyện Củ Chi) : Bm = 2 ÷ 3m, L = 11.000m

Cao trình đỉnh đê : +1,7m ÷ +2,0m

Thi cơng năm 1995, cịn tốt

- Tuyến đê Phú Hịa Đơng (Huyện Củ Chi): Bm = 1 ÷ 2m, L = 11.000m

Cao trình đỉnh đê : +1,0m ÷ +1,4m

Thi cơng năm 1994, nay đã hư hỏng

- Tuyến đê HTTL Sơng Lưu (Củ Chi): B = 1 ÷ 1,5m, L = 5.000m

Cao trình đỉnh đê : +1,0m ÷ 1,4m

Thi cơng năm 1995, nay đã hư hỏng

Trang 30

28

Hình 1.22: Hi ện trạng một số đoạn đê bao thuộc bờ hữu ven sông Sài Gòn

Cùng với hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn, khu dự án cũng được đầu tư một

số công trình thủy lợi nội đồng: (nạo vét rạch, bờ bao ven rạch, kênh mương và

cống điều tiết nội đồng ): Công trình thủy lợi Phú Hòa Đông, công trình thủy lợi

Trung An - Hòa Phú, công trình thủy lợi sông Lu Nhưng các công trình này còn

mang tính nhỏ, lẻ, cục bộ, tạm thời Các cống qua đê đều ngắn, khi cần nâng cấp

tuyến đê thì hầu hết phải thay mới

Trên tuyến đê đã xây dựng một số cống, nhưng toàn bộ số cống đều ngắn, hầu

hết không phù hợp với tuyến đê dự kiến xây dựng nên đề nghị thay mới

Các tuyến đê bao ven sông Sài Gòn và công trình thủy lợi trong vùng đã góp

phần phục vụ yêu cầu sản xuất Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển của dự án thì

việc đầu tư ở trên chưa thể đáp ứng được vì :

Trang 31

29

- Tuyến đê ven sông Sài Gòn chưa đầy đủ, quy mô chưa phù hợp ( bề rộng

mặt nhỏ, cao trình rất thấp từ 1.2 đền 1.4m), nhiều đoạn do dân tự làm như đoạn

Phú Hòa Đông Tuyến đê này chỉ có thể kết hợp giao thông bằng xe thô sơ và xe hai

bánh, chưa đáp ứng nhu cầu kết hợp giao thông nội vùng, liên vùng

- Hệ thống thủy lợi nội đồng chỉ mới đầu tư ở một số khu vực, nhưng chưa

đồng bộ hoàn chỉnh Các nhánh kênh rạch đa phần bồi lắng không đảm bảo tiêu

thoát nước Mười năm trở lại đây đất nước đổi mới, TP Hồ Chí Minh được đổi mới

từng ngày, là trung tâm kinh tế của cả nước, cuộc sống của người dân đang được cải

thiện Song chỉ cách trung tâm Thành phố không quá 15km nhưng khu dự án chẳng

có gì thay đổi đáng kể, người dân kéo nhau vào nội thành làm các nghề khác để

kiếm sống, vì điều kiện sản xuất nông nghiệp ở quê nhà vẫn quá khó khăn Từ khi

Thành phố thành lập thêm một số Quận nội thành mới thì vùng này bắt đầu có sự

chuyển biến Quá trình đô thị hóa được bắt đầu, việc người dân đổ về đây mua đất

làm nhà, lập vườn là một hứa hẹn lớn cho sự phát triển lớn của khu vực trở thành

khu kinh tế đa dạng Do đó việc xây dựng hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông

nội bộ để giải quyết triệt để vấn đề ngập úng khi triều cường, khi mưa lớn, chủ động

nước tưới tiêu và cải tạo đất chua phèn, ngăn nước thải công nghiệp xâm nhập làm

ô nhiễm môi trường mang một ý nghĩa quan trọng

Hệ thống đê bao của khu vực này nhìn chung là còn yếu, chưa bảo đảm an

toàn, nhiều chỗ chưa đủ sức ngăn lũ trong các trường hợp có lũ lớn, nước dâng lên

từ các sông kết hợp với các hồ thượng nguồn xả lũ ở mức cao Nhiều hệ thống đê

bao bị cắt khúc nên chưa phát huy hiệu quả của toàn hệ thống; nhiều đọan đê bao

còn yếu không đủ sức bảo vệ bờ, chưa đảm bảo an toàn phòng lũ; ngay bờ sông

nhiều chỗ đã sạt lở lớn, tình trạng sạt lở, tràn bờ đê bao gây ảnh hưởng đến đời sống

người dân lúc nào cũng xảy ra (Hình 1.21 và 1.22)

Trang 32

30

Hình 1.23: V ỡ bờ đê bao nước tràn vào khu vực nội thành TPHCM

Hình 1.24: V ỡ bờ đê bao nước tràn vào khu vực ngọai thành TPHCM

Mặt khác, nhiều đọan đê bao, bờ bao xung yếu tuy đã được duy tu, gia cố

trước đây nhưng chủ yếu bằng cừ tràm, đất đắp thủ công không đủ khả năng chịu

lực khi triều cường dâng cao nên đã gây ra bể bờ bao, tràn bờ nhất là các địa

phương như : quận 12, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi…

Nhìn chung hiện trạng các tuyến đê bao hiện hữu nhỏ, yếu, xuống cấp Các

tuyến đê bao hiện nay tại nhiều địa phương không đạt cao trình phòng lũ, triều

cường Hầu hết đê bao được xây dựng chủ yếu bằng đất đắp tại chỗ trên nền đất

yếu, qua thời gian sử dụng đã bị xói mòn và lún tự nhiên như tại quận 12, Hóc môn

Trang 33

Hình 1.27: Gia c ố đê bao, bờ bao bằng cừ tràm và đất đắp thủ công

Tóm lại các công trình thủy lợi trên địa bàn chưa đáp ứng được các đòi hỏi của

việc phát triển sản suất và đời sống theo quy hoạch Để đáp ứng được sự phát triển

trên cần phải sửa chữa các công trình đã có, xây dựng thêm các công trình mới

Trang 34

32

trong đó chú ý phải xây dựng được các tuyến đê bao phù hợp với cao trình chống

1.3 K ết luận chương và những vấn đề đặt ra

Sạt lở bờ sông Sài Gòn nói chung đã gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng, vật

chất cho người dân và Nhà nước và đã làm mất ổn định các khu dân cư dọc theo 2

bên bờ sông gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội

của khu vực Trong nhiều năm qua, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn cũng như các ngành chức năng đã có nhiều nổ lực để

ngăn chặn tình trạng xói lở bờ sông Sài Gòn và đáng quan tâm nhất là khu vực bán

dảo Thanh Đa, đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu và đầu tư xây dựng

nhiều công trình bảo vệ bờ Từ thực tế tại hiện trường, các đề tài nghiên cứu đã xác

định được các nguyên nhân gây sạt lở làm mất ổn định bờ sông Sài Gòn như sau:

1 Những vị trí khu vực sạt lở bờ trên đều nằm ở bờ lõm của sông cong, khi

dòng triều rút dòng chảy có hướng đâm trực tiếp vào bờ, công phá và lôi vật liệu ở

chân bờ làm cho mái bờ càng ngày càng dốc

2 Hiện tượng tự tiện xây cất nhà trái phép lấn chiếm lòng sông, bờ sông,

không theo qui hoạch chung của thành phố, đặc biệt là khu vực bán đảo Bình Quới,

Thanh Đa và nhà thờ Fatima đã vi phạm nghiêm trọng pháp lệnh đê điều, làm gia

tăng thêm tải trọng đỉnh bờ và gây mất ổn định bờ

3 Địa chất bờ sông Sài Gòn các khu vực trên rất yếu có chiều dày 20-40cm là

lớp sét hữu cơ trạng thái dẽo rất mềm – dẽo chảy, bờ chưa được gia cố đúng kỹ

thuật, gặp mưa nhiều làm cho đất bờ càng yếu thêm tăng khả năng mất ổn định

đường bờ

4 Hàng ngày có rất nhiều phương tiện giao thông thủy như ghe thuyền, sà

lan, canô lưu thông trên sông Sài Gòn và sóng do các phương tiện này đã tác

động trực tiếp vào bờ góp phần rất lớn vào việc làm cho bờ sông nhanh chóng bị sạt

lở

Trang 35

33

5 Phần lớn bờ sông bị sạt lở là vào các thời điểm triều kiệt là do vào lúc triều

cường có sự cân bằng áp lực nước trong bờ và ngoài sông nên bờ rất ít khi bị sạt lở

Tuy nhiên, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, vật liệu, công nghệ trong lĩnh

vực công trình bảo vệ bờ được áp dụng vẫn còn hạn chế bởi nhiều lý do khác nhau,

ngoài những ứng dụng đạt hiệu quả tốt, vẫn còn một số công trình bị hư hỏng chỉ

sau một thời gian xây dựng Qua nghiên cứu, đánh giá rút kinh nghiệm ở các công

trình này đều có những vấn đề tồn tại ở một trong các bước quy hoạch, thiết kế hoặc

thi công

Không phải bất kỳ công nghệ mới nào đều có thể ứng dụng tốt cho mọi vùng,

mỗi hiện tượng xói lở bờ đều có những đặc thù riêng cần được nghiên cứu một cách

khoa học mới có thể tìm ra biện pháp công trình phù hợp và hiệu quả

Trang 36

34

CHƯƠNG 2:

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 V ị trí địa lý, đặc điểm địa hình

a) V ị trí địa lý:

Công trình bảo vệ bờ phải sông Sài Gòn đọan từ khu biệt thự Lý Hoàng đến

Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa có chiều dài tổng cộng là 1.300m, thuộc

phường 27 – quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

b) Đặc điểm địa hình: [1]

Địa hình lòng sông Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa được Viện Khoa học

Thủy lợi miền Nam thực hiện tháng 7 năm 2007 với hệ cao độ Quốc Gia (Hòn Dấu)

và hệ tọa độ Quốc Gia (VN 2000) bao gồm:

+ Bình đồ dưới nước tỷ lệ 1:1000 từ vị trí cách nhà thờ LaSan Mai Thôn

khoảng 900m về phía thượng lưu đến cuối kênh Thanh Đa với diện tích 87 ha

+ Địa hình trên cạn sử dụng tài liệu do Công ty Tư vấn xy dựng Thủy lợi II (

HEC-II ) thực hiện năm 2007

+ Mặt cắt ngang tỷ lệ 1: 200 gồm 32 mặt cắt, (khoảng cách giữa các mặt là

khoảng 50m), mỗi mặt cắt có chiều dài dưới nước 170m , trên cạn 35m tính từ mép

bờ sông vào Với khối lượng trên cạn 1.925m, dưới nước 9.350m

Kết quả đo đạc địa hình cho thấy, địa hình đường bờ tương đối thấp, cao độ

trung bình khỏang +1,30 ÷ +1,50m, ngọai trừ một số khu vực được tôn cao nền

bằng đất đắp Mái dốc bờ sông giao động từ 2 đến 3, dốc nhất là khu vực hố xói

đọan kè La San Mai Thôn Tòan tuyến lạch sâu sông Sài Gòn khu vực bán đảo

Trang 37

35

Thanh Đa đều nằm lệch về phía bờ khu vực dự kiến xây dựng công trình do đây là

bờ lõm của đọan sông cong Cao độ đáy sông thấp nhất vào khỏang từ 18m ÷

-21m

2.1.1.2 Đặc điểm khí tượng, khí hậu: [1] [3]

Khí hậu TP.HCM là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm áp quanh năm và có cường độ

mưa lớn Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu

vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 Mùa khô thường bắt đầu vào tháng 11 và kết

thúc vào tháng 4 năm sau Đặc trưng của khí tượng thể hiện ở một số yếu tố sau:

+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40 oC (năm 1912)

+ Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 13,8 oC (năm 1937)

+ Biên độ nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau khá lớn (từ 8oC

đến 10 o

C) Ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 33 đến 35o

C trong khi nhiệt độ ban đêm

chỉ còn 22 đến 24oC

Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được trình bày trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất, TP.HCM [3]

Hướng gió thịnh hành có 2 hướng chính là Tây Nam và Đông Bắc Hướng gió

Tây Nam xuất hiện trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 Gió Đông Bắc xuất hiện

Trang 38

36

trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Tốc độ gió thường xuyên từ 2,0 đến

4,0m/s:

Bão ít xuất hiện nhưng không phải là không có Theo thống kê trong vòng 100

năm trở lại đây, có khỏang 10% số cơn bão đổ bộ vào nước ta ảnh hưởng đến

TP.HCM Tuy nhiên, tỷ lệ ảnh hưởng trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ 2,5% Các cơn bão gây

ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vùng này vào những tháng cuối năm, gây mưa

lớn (200-300mm/ngày) trên phạm vi tòan vùng Bão đạt đến cấp 10 (20-25m/s) Trong

vùng đôi khi còn có lốc xoáy với tốc độ khỏang 30m/s, xuất hiện trong thời gian ngắn

và phạm vi hẹp, cũng có thể phá họai cơ sở hạ tầng của khu vực

* Độ ẩm không khí:

Độ ẩm biến đổi theo mùa với các tháng mùa mưa bình quân là 85% trong khi

trung bình của các tháng mùa khô chỉ đạt 70%

+ Độ ẩm bình quân cả năm tòan vùng là 78%;

+ Độ ẩm bình quân cả năm trạm Tân Sơn Nhất là 77%;

+ Độ ẩm lớn nhất tuyệt đối đã đo được là 99%;

+ Độ ẩm nhỏ nhất tuyệt đối đã đo được là 24%;

* Lượng bốc hơi:

Do nhiệt độ cao, nắng nhiều và có gió thường xuyên nên lượng nước bốc hơi

bình quân năm khá lớn: 1300 mm trong ống piche và 1700mm trong chậu A Các

tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn, từ 130-160 mm Các tháng có lượng bốc hơi

nhỏ hơn là mùa mưa, khỏang 70 đến 90 mm

* Ch ế độ nắng:

Bình quân mỗi ngày nắng từ 7 đến 8 giờ;

Số giờ nắng bình quân cả năm là 2600 giờ

* Ch ế độ mưa:

Mưa phân bổ theo 2 mùa rõ rệt, lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm

chiếm đến 90% lượng mưa cả năm Lượng mưa các tháng mùa khô chỉ khỏang 10%,

Trang 39

37

đặc biệt các tháng I,II,III hầu như không có mưa Lượng mưa bình quân biến đổi từ

1.200 ÷ 1.900mm ở khu vực nội thành Phía Bắc, Đông Bắc (quận 9, Thủ Đức) có

lượng mưa lớn hơn cả, từ 1.700 ÷ 1900mm Vùng ven biển Cần Giờ có lượng mưa nhỏ

hơn (khỏang 1.060mm) Các vùng khác lượng mưa từ 1.500 ÷ 1.700mm Hàng năm,

TP HCM có khỏang 120 ÷ 150 ngày mưa Các tháng mùa mưa thường có trên 20 ngày

mỗi tháng

Lượng mưa bình quân năm phân bố theo tháng ở một số trạm ở TP HCM được

trình bày trong Bảng 2.2 Mô hình mưa 1,2,3,5,7 ngày max tần suất 10% tại một số

Thời đọan ngày

Z max (mm)

Lượng mưa (mm)

Trang 40

50,1 56,7 3,8

133 93,4 105,5 60,4

57,5 65,0

113

22,3 69,3 23,8

43,8 0,0 14,8

120 64,4 53,4 0,0

67 76,8 48,3

81,7 71,0 73,8

2.1.1.3 Đặc điểm địa chất: [2]

Tài liệu địa chất khu vực xây dựng công trình thu thập được gồm có 11 lỗ

khoan trong đó có 4 hố dưới nước và 7 hố trên cạn, mỗi hố sâu 30 m, (xem sơ đồ

Hình 2.1)

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực địa và phân tích mẫu đất trong Phòng thí

nghiệm, từ mặt đất tự nhiên xuống độ sâu 30m (đáy các hố khoan) có các lớp đất

chính được mô tả như sau:

Lớp 1a: Lớp đất san lấp (sét, xà bần, tạp chất hữu cơ)

Lớp 1: Bùn sét màu xám xanh, xám nâu lẫn thực vật Lớp này có bề dày trung

bình là 18.5m

Lớp 2a: Sét màu vàng nâu, xám xanh, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng Đây là lớp

xen kẹp, chỉ gặp ở một số hố khoan

Lớp 2b: Sét màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm Lớp này chỉ có ở hố khoan

Lớp 2: Cát lẫn sét màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo

Mặt cắt địa tầng trình bày trên Hình 2.1 Các chỉ tiêu cơ lý của đất trình bày

trong Bảng 2.4

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] S ố li ệu Khí tượ ng thu ỷ văn của Đài Khí tượ ng thu ỷ văn khu vự c Nam b ộ [4] http://www.baomoi.com/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh Link
[1] Vi ệ n Khoa h ọ c Thu ỷ l ợ i mi ề n Nam, Đề tài c ấp Nhà nướ c KC.08-29: Nghiên c ứ u đề xu ấ t các gi ải pháp KHCN để ổn đị nh lòng d ẫ n h ạ du h ệ th ống sông Đồ ng Nai - Sài Gòn ph ụ c v ụ phát tri ể n kinh t ế xã h ội vùng Đông Nam bộ. Hoàng Văn Huân và nnk, TP. H ồ Chí Minh 2008 Khác
[2]. Thuy ế t minh D ự án đầu tư xây dự ng công trình Ch ố ng s ạ t l ở bán đả o Thanh Đa - Đọ an 4 (sông Sài Gòn - khu v ự c bi ệ t th ự Lý Hòang -nhà th ờ LaSan - Mai Thôn), Vi ệ n Khoa h ọ c Th ủ y l ợ i mi ề n Nam, 2012 Khác
[7] PGS. Lê Ng ọ c Bích và nnk: Nghiên c ứ u ảnh hưởng công trình thượ ng ngu ồ n (D ầ u Ti ế ng, Tr ị An, Thác Mơ) đế n vùng h ạ du sông Đồ ng Nai – Sài Gòn – 10/1995 Khác
[8] PGS. Lê Ng ọ c Bích: Bi ế n hình sông Sài Gòn và ảnh hưở ng c ủa nó đố i v ớ i v ấ n đề giao thông thu ỷ – NXB Nông nghi ệ p – Tuy ể n t ậ p K ế t qu ả nghiên c ứ u 1993 – Vi ệ n Khoa h ọ c Thu ỷ l ợ i Nam b ộ Khác
[9] PGS. Lê Ng ọ c Bích và ctv: Báo cáo nghiên c ứ u kh ả thi công trình b ả o v ệ b ờ sông Sài Gòn khu v ự c An Phú – TP. H ồ Chí Minh – 1995 Khác
[10] TS. Hoàng Văn Huân và nnk: Mộ t s ố k ế t qu ả nghiên c ứu bước đầ u v ề quy ho ạ ch ch ỉ nh tr ị sông Sài Gòn - Đồ ng Nai khu v ự c TP. H ồ Chí Minh – Báo cáo khoa h ọ c H ộ i ngh ị Khoa h ọ c các t ỉ nh mi ền Đông 2001 – TP. HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w