1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi phí thuốc điều trị đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng

69 1,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TỐNG VĂN ĐỨC PHÂN TÍCH CHI PHÍ THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2013 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỐNG VĂN ĐỨC

PHÂN TÍCH CHI PHÍ THUỐC

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỐNG VĂN ĐỨC

PHÂN TÍCH CHI PHÍ THUỐC

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này cho phép tôi được bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến

DS Kiều Thị Tuyết Mai, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn

tận tình, chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức quý báu và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó

trưởng Bộ môn quản lý và kinh tế Dược kiêm giáo vụ bộ môn cùng các thầy

cô giáo trong Bộ môn đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới DS Đàm Quang Hữu phòng nghiệp vụ

Dược bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu ở bệnh viện cũng như cho tôi những ý kiến đóng góp quý giá

về đề tài Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ công nhân viên tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng đã giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gia đình, bạn bè, và những người thân yêu đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc

sống cũng như trong học tập

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014 Tống Văn Đức

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3

1.1 Đại cương về bệnh đái tháo đường 3

1.1.1 Định nghĩa 3

1.1.2 Phân loại 3

1.1.3 Dịch tễ bệnh Đái tháo đường 5

1.2 Thuốc điều trị đái tháo đường 9

1.2.1 Các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 9

1.2.2 Phác đồ điều trị đái tháo đường 10

1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường 14

1.3 Phân tích chi phí 18

1.3.1 Khái niệm chi phí 18

1.3.2 Phân loại chi phí 18

1.4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng 18

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng 18

1.4.2 Mô hình, tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng 19

1.4.3 Khoa Dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng 19

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Thời gian – địa điểm nghiên cứu 22

2.1.1 Thời gian 22

2.1.2 Địa điểm: Bệnh viện đa khoa Cao Bằng 22

2.2 Đối tượng nghiên cứu 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 22

Trang 5

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá 23

2.4.1 Tình hình chung sử dụng thuốc Đái tháo đường tại bệnh viện 23

2.4.2 Tình hình sử dụng thuốc và chi phí thuốc của bệnh nhân ĐTĐ 25

2.4.3 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc với các yếu tố trên bệnh nhân Đái tháo đường 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường tại bệnh viện 27

3.1.1 Tỉ trọng các thuốc điều trị đái tháo đường theo nhóm tác dụng dược lý tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013 27

3.1.2 Phân loại và chi phí thuốc điều trị đái tháo đường theo đường dùng 31

3.1.3 Phân loại các thuốc điều trị đái tháo đường theo nguồn gốc xuất xứ 31

3.2 Tình hình sử dụng thuốc và chi phí điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013 32

3.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 32

3.2.2 Cơ cấu chi phí điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013 36

3.2.3 Chi phí trung bình trên bệnh nhân đái tháo đường 37

3.2.4 Cơ cấu thuốc điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường 37

3.2.5 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc và các yếu tố trên bệnh nhân đái tháo đường 41

BÀN LUẬN 45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51

1 Kết luận 51

2 Đề xuất 52

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Association

Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

ADR Adverse Drugs Reaction Phản ứng có hại của thuốc

CDC Centers for Disease Control

EASD Association for the Study of

Diabetes

European Hiệp hội nghiên cứu đái tháo

đường châu Âu

IDF International Diabetes

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Số

bảng

1.3 Mục tiêu kiểm soát trong điều trị đái tháo đường typ 2 theo

ADA 2013

11

1.4 Mục tiêu điều trị đái tháo đường typ 2 theo Bộ Y tế 2011 12

2.6 Cách tính và ý nghĩa các chỉ tiêu về tỉ trọng giá trị tiêu thụ

thuốc điều trị đái tháo đường

24

2.7 Cách tính và ý nghĩa cơ cấu chi phí điều trị cho bệnh nhân

ĐTĐ

25

2.8 Cách tính và ý nghĩa mối quan hệ giữa chi phí thuốc với các

yếu tố trên bệnh nhân ĐTĐ

3.11 Các thuốc trong nhóm Insulin đã sử dụng 29

3.12 Các thuốc trong nhóm Sulfonylure đã sử dụng 29

3.13 Các thuốc trong nhóm phối hợp đã sử dụng 30

3.14 Các thuốctrong nhóm thuốc Biguanid đã sử dụng 31

3.15 Phân loại các thuốc điều trị đái tháo đường theo đường dùng 32

3.16 Phân loại các thuốc điều trị đái tháo đường

theo nguồn gốc xuất xứ

32

Trang 9

3.17 Phân bố bệnh nhân theo typ bệnh và giới tính 32

3.19 Chỉ số glucose lúc đói của BN thời điểm khám bệnh ban đầu 35

3.20 Tỉ lệ bệnh mắc kèm trên bệnh nhân đái tháo đường 35

3.21 Cơ cấu chi phí điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường

tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013

36

3.22 Chi phí trung bình trên bệnh nhân đái tháo đường 37

3.23 Số thuốc cho một tháng điều trị bệnh đái tháo đường 38

3.24 Cơ cấu chi phí thuốc cho 1 tháng điều trị 38

3.25 Cơ cấu chi phí nhóm thuốc kiểm soát đường huyết 41

3.27 Mối quan hệ chi phí thuốc- tuổi bệnh nhân 42

3.28 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc với số bệnh mắc kèm của

bệnh nhân Đái tháo đường

43

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Số

hình

1.1 Bản đồ số người mắc đái tháo đường trên thế giới năm 2013 6

1.5 Doanh số tiêu thụ và tăng trưởng thuốc đái tháo đường qua

các năm theo IMS Health

15

1.6 Số lượng số đăng kí và kim ngạch nhập khẩu thuốc đái tháo

đường (2006-2011)

16

3.10 Cơ cấu chi phí điều trị cho bệnh nhân Đái tháo đường 36

3.12 Chi phí thuốc trung bình/bệnh nhân/tháng theo tuổi 42

3.13 Chi phí thuốc trung bình/bệnh nhân/tháng theo số bệnh mắc

kèm hoặc biến chứng

43

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất, gây tăng glucose máu mạn tính do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối của tuyến tụy Cùng với sự phát triển của đời sống vật chất xã hội, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng [15] Rất nhiều người bệnh và gia đình cũng như các cơ sở y tế đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế do chi phí rất lớn để điều trị căn bệnh này Theo kết quả điều tra năm 2012, tỷ lệ đái tháo đường trên toàn quốc là 5,7% dân số Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) và Liên đoàn đái tháo đường thế giới IDF (International Diabetes Federation) đã nhận định Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới (khoảng 8 - 10%/năm) So sánh giữa số liệu thống kê của năm 2002 và năm 2012 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng tới 211% [13] Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh mà chỉ là nhằm làm giảm các triệu chứng, biến chứng

do tăng glucose máu gây ra trên mắt, thần kinh, thận, tim, mạch máu .Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường phải dùng thuốc suốt đời Chi phí thuốc, chi phí khám chữa bệnh cùng với hậu quả sự giảm sức lao động xã hội của các bệnh nhân mắc bệnh là thách thức lớn đối với người bệnh và các cơ sở y tế

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng là một bệnh viện tuyến tỉnh, miền núi, hạng 2 trực thuộc sở Y tế Cao Bằng nằm ở phía bắc địa đầu tổ quốc, hạn chế về giao thông, mức sống còn hạn chế tuy nhiên lượng bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường đang có xu hướng phát triển, việc theo dõi và so sánh một cách hệ thống các thuốc điều trị đái tháo đường tại Bệnh Viện vẫn chưa thực hiện được

Trang 12

Để giải quyết được phần nào nhu cầu bức thiết đó, chúng tôi làm đề tài

“Phân tích chi phí thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2013 “ được thực hiện nhằm mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2013

2 Phân tích chi phí thuốc điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2013

Trang 13

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

1.1 Đại cương về bệnh đái tháo đường

1.1.1 Định nghĩa

Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng đường huyết mạn tính kết hợp với sự rối loạn chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein; hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai Tăng đường huyết mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ

quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [37][20]

1.1.2 Phân loại

Theo phân loại của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) năm 2013, đái tháo đường được chia thành 4 loại: đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ

2, đái tháo đường thai kì và các typ đái tháo đường đặc biệt khác [20]

 Bệnh đái tháo đường typ 1:

Do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn) [16][20] Đái tháo đường typ

1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen (di truyền) và thường được phát hiện trước

40 tuổi Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường typ 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không ngoại trừ Người bệnh đái tháo đường typ 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn

 Bệnh đái tháo đường typ 2:

Glucose huyết chịu ảnh hưởng và được điều hòa bởi nhiều cơ quan, nhiều hormon và yếu tố thần kinh Cụ thể:

Trang 14

- Đường tiêu hóa là nơi hấp thu glucid và bài tiết các hormon incretin giúp điều hòa glucose huyết sau ăn

- Tuyến tụy: bài tiết các hormon insulin, glucagon và amylin điều hòa glucose huyết

- Gan: nơi sản xuất glucose khi đói và là nơi dự trữ glucose dưới dạng glycogen

- Cơ vân, mô mỡ: sử dụng glucose làm năng lượng hoạt động cho các tế bào đồng thời đây cũng là nơi dự trữ năng lượng của cơ thể (các phân tử lipid như cholesterol, triglycerid…)

- Thần kinh trung ương: điều hòa cảm giác no và thèm ăn

Sự thay đổi bất thường của bất cứ yếu tố nào đều có thể dẫn đến đái tháo đường typ 2 Trong đó, rối loạn tiết insulin và đề kháng insulin có liên quan mật thiết với nhau và đều xảy ra trước khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của đái tháo đường (giai đoạn tiền đái tháo đường)

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa đái tháo đường typ 1 và typ 2 [2][11]

T/C LS Rầm rộ: khát nhiều, uống nhiều, sút cân,

mệt mỏi  hôn mê, nhiễm toan ceton Âm thầm, từ từ

Chế độ ăn, luyện tập Thuốc uống hoặc insulin Phối hợp

Trang 15

Ở bệnh nhân typ 1 không thừa cân, biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có kèm béo phì tình trạng kháng insulin là chính Mặc dù kháng insulin liên quan chặt chẽ với đái tháo đường typ 2 nhưng nhiều bệnh nhân đái tháo đường lại không có biểu hiện đái tháo đường typ 2 và nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không có kháng insulin Điều đó chứng tỏ, kháng insulin không phải là điều kiện cần cũng như không phải là điều kiện đủ của đái tháo đường typ 2 Điều kiện cần và đủ đối với đái tháo đường typ 2 được cho là rối loạn chức năng bài tiết insulin của tụy [24]

 Bệnh đái tháo đường thai kỳ

Là dạng bệnh đái tháo đường khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kì phụ nữ đang mang thai Đa số trường hợp thai phụ có nồng độ đường huyết trở về bình thường sau khi sinh, một số trường hợp thực sự trở thành đái tháo đường typ 1 hoặc đái tháo đường typ 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau [20]

 Những thể bệnh đái tháo đường đặc biệt:

Khiếm khuyết gen hoạt động tế bào β, khiếm khuyết gen hoạt động của insulin, bệnh tụy ngoại tiết, các bệnh nội tiết, đái tháo đường do thuốc hoặc hóa chất, một số bệnh nhiễm trùng

1.1.3 Dịch tễ bệnh Đái tháo đường

1.1.3.1 Trên thế giới

Hiện nay bệnh đái tháo đường là một trong số những bệnh không lây truyền phổ biến nhất trên thế giới Nó đứng thứ 5 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao và có những bằng chứng cụ thể rằng đái tháo đường đang bùng nổ ở các quốc gia công nghiệp mới Đái tháo đường đang là một trong các thách thức lớn nhất về vấn đề sức khỏe trong thế kỉ 21 [33]

Trang 16

Hình 1.1 Bản đồ số người mắc đái tháo đường trên thế giới năm 2013 [32]

Năm 2013 ghi nhận hơn 382 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này sẽ tăng lên đến 592 triệu vào năm 2035 Cũng trong năm 2013, thống kê cho thấy đã có 5,1 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường, tức cứ 6 giây lại có một người chết vì bệnh đái tháo đường, gần một nửa số ca tử vong

do bệnh tiểu đường ở người lớn là ở những người dưới 60 tuổi, và tại các khu vực kém phát triển như châu Phi cận Sahara, tỷ lệ đó lên đến 75% Thiệt hại

về sức khỏe, con người và kinh tế do đại dịch này gây ra là rất lớn với ước tính khoảng 548 tỷ đô la Mỹ được chi trả cho việc điều trị bệnh đái tháo đường trong năm 2013 trên toàn thế giới [32].

Số người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới không ngừng tăng mỗi năm [22] Dưới đây là thống kê số người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới qua các năm theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF (2013):

Trang 17

Hình 1.2 Số người mắc bệnh đái tháo đường qua các năm (IDF)

Khoảng 5-10% số người mắc bệnh đái tháo đường thuộc typ 1 Một báo cáo năm 2011 của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh đái tháo đường tại Mỹ (CDC) ước tính khoảng 1 triệu người tại Mỹ mắc bệnh đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 1 là bệnh chuyển hóa phổ biến nhất ở trẻ em, cứ 400-600 trẻ em và trẻ vị thành niên lại có 1 trẻ mắc đái tháo đường typ 1 Ở người lớn, đái tháo đường typ 1 chiếm khoảng 5% các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường [19, 34] Tỉ lệ đái tháo đường typ 1 đang gia tăng nhanh

Ở châu Âu, Trung Đông và Úc, tỉ lệ đái tháo đường typ1 tăng 2-5% mỗi năm

Ở Scandinavia, tỷ lệ đái tháo đường typ 1 là cao nhất (khoảng 20% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường) Và thấp nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản ( ít hơn 1% những người mắc bệnh đái tháo đường) [34]

Khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường là thuộc typ 2 Tỷ lệ này ở Mỹ cao hơn các nước phương Đông do chế độ ăn uống và lối sống ít hoạt động thể lực, tỷ lệ béo phì gia tăng… Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đang tăng nhanh hơn ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi hơn các nhóm tuổi khác Trong một số nghiên cứu cho biết nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2 hơn

Trang 18

là typ 1 được chẩn đoán ở trẻ em trước tuổi dậy thì và thanh thiếu niên [35].Theo báo cáo một nghiên cứu mới trên Tạp chí Y tế dự phòng của Mỹ vào tháng 8 năm 2013, một người bị bệnh đái tháo đường typ 2 có thể phải chi trung bình gần 85.500 đô la Mỹ để điều trị các bệnh và các biến chứng của nó trong suốt cuộc đời của mình

1.1.3.2 Tại Việt Nam

Năm 2012, theo công bố của Hiệp hội đái tháo đường thế giới - IDF Diabetes Atlas, Việt Nam có 3,16 triệu người mắc bệnh đái tháo đường Con

số này tương đương 5,29% dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi Dự đoán đến năm 2030, số người mắc bệnh đái tháo đường sẽ tăng lên

3,4 triệu người [28]

Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012 (JAHR), năm

1990 tại 3 tỉnh Thừa Thiên- Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc trong cộng đồng từ 0,96%-2,52% Qua thời gian tỷ lệ này đã tăng lên nhanh chóng lên 4,1% năm 2001 (nghiên cứu tại 4 thành phố lớn) và 5,7% (theo điều tra sơ bộ về đái tháo đường toàn quốc) [15] Nhưng dữ liệu mới nhất (2009) từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng tỉ lệ này đã gần 11%

Theo khảo sát của Viện Nội tiết Trung ương, công bố vào giữa năm 2013, Việt Nam có 5,7 % dân số mắc bệnh đái tháo đường và là một trong những nước có tốc độ phát triển đái tháo đường nhanh nhất toàn cầu [38] Sau 10 năm, từ 2002-2012, bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng 211% Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, theo điều tra dịch tễ học do Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành năm 2012 trên những người trưởng thành từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ đái tháo đường là 11,4% Tỉ lệ gia tăng người bệnh rối loạn chuyển hóa đường (tiền đái tháo đường) là 31,1% Nếu so sánh với các năm 2004 và 2008 thì bệnh đái tháo đường đã tăng 300% sau tám năm và 162% sau bốn năm Tốc độ gia tăng của người bệnh tiền đái tháo

Trang 19

đường tại thành phố Hồ Chí Minh cũng nhanh đến chóng mặt, 114% sau bốn

năm

Như vậy, số người mắc bệnh đái tháo đường đang không ngừng tăng

lên và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người thế

giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặt ra một vấn đề lớn cần giải quyết

cho xã hội

1.2 Thuốc điều trị đái tháo đường

1.2.1 Các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường

1.2.1.1 Insulin

 Chỉ định :

Là bắt buộc với đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường thai kì [3]

Sử dụng cho đái tháo đường typ 2 khi có: nhiễm trùng, vết thương cấp,

tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng, có thai, suy gan, suy thận, dị

ứng hay thất bại với các thuốc uống hạ đường huyết, khi có chỉ định tạm thời

ngay khi đường huyết tăng > 250-300mg/dl hay HbA1c > 11%, và một số

Trang 20

1.2.1.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống

Các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 1.2 Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường đường uống[3] [6] Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Hóa chất chính

1 Sulfonylure Kích thích tụy bài tiết insulin Glimepirid,

glyclazid, glibenclamid

2 Biguanid Tăng nhạy cảm insulin ở ngoại

vi Giảm đề kháng insulin

Metformin

3

Thiazo-lidindion

Rosiglitazon, pioglitazon

4 Ức chế α

-glucosidase

Ức chế enzym α -glucosidase làm giảm hấp thu glucose

Acarbose, voglibose, miglitol

5 Glimid Kích thích tế bào β tuyến tụy tiết

Insulin

Meglitinid, repaglinid

6 Tác dụng lên

hệ incretin

Đồng phân GLP-1 làm giảm đường huyết sau ăn.Tăng nồng

độ và tác dụng của GLP-1 nội sinh Đồng phân amylin làm chậm trống dạ dày, ức chế tiết glucagon, tăng GLP

Exenatid

1.2.2 Phác đồ điều trị đái tháo đường

Điều trị đái tháo đường cần đạt được những mục tiêu sau:

- Đưa glucose máu về càng gần giá trị bình thường càng tốt

Trang 21

- Phòng những biến chứng có thể có

- Nâng cao chất lượng cuộc sống

Để đạt được mục tiêu cần chế độ ăn hợp lý, tăng vận động cơ bắp, tránh

lỗi sống tĩnh tại, dùng thuốc hạ glucose máu khi cần thiết [9][26]

Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết đầu tiên và quan

trọng trong điều trị đái tháo đường [5]

Dưới đây là mục tiêu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 theo ADA 2013

Bảng 1.3 Mục tiêu kiểm soát trong điều trị đái tháo đường typ 2 theo

Triglycerid < 1,7 mmol/L

Còn ở nước ta, năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường với mục tiêu điều trị cơ bản như sau [7]:

Trang 22

Bảng 1.4 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường typ 2 theo Bộ Y tế 2011 [7]

 Điều trị đái tháo đường typ 2

 Phác đồ điều trị đái tháo đường typ 2 của IDF năm 2012:

Bắt đầu việc điều trị bằng cách thay đổi lối sống, nếu không đạt mục tiêu ở mỗi bước (thường là HbA1C <7%) sẽ sử dụng các biện pháp điều trị sau:

Trang 23

Hình 1.3 Phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 của IDF 2012 [27]

 Phác đồ điều trị đái tháo đường của H iệp hội đái tháo đường Mỹ và Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu

Chiến lược điều trị đái tháo đường typ 2 của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (American Diabetes Association – ADA) giống với của Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu (European Association for the Study of Diabetes – EASD) đưa ra năm 2009 được trình bày trong hình 1.4

dụng kéo dài Ức chế α-glucosidase

DPP - 4

Insulin nền Insulin tác

dụng kéo dài + Meal-time

BƯỚC 4

Trang 24

Hình 1.4 Phác đồ điều trị ĐTĐ của ADA và EASD năm 2009 [25]

1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường

1.2.3.1 Tiêu thụ thuốc điều trị đái tháo đường

đô la Mỹ, tăng trưởng 8,2% [29] Cũng theo IMS Health, năm 2013 doanh số

Loại 1: điều trị cơ bản, đầy đủ bằng chứng

TĐLS +Met + Insulin tích cực

TĐLS +Met+ Pio+ Sul

Loại 2 : ít có bằng chứng hơn

BƯỚC 3 BƯỚC 2

BƯỚC 1

TĐLS + Met +Pio Không gây hạ Glucose máu Gây phù , suy tim, mất xương

TĐLS + Met+ đồng vận GLP-1 Không hạ glucose máu Giảm cân,nôn, buồn nôn

Trang 25

thuốc điều trị đái tháo đường đã vươn lên xếp thứ 3 chỉ sau thuốc điều trị ung thư và thuốc giảm đau [30] Dự kiến đến năm 2017 doanh số thuốc điều trị đái tháo đường sẽ vươn lên xếp thứ 2 chỉ sau thuốc điều trị ung thư [31].

Hình 1.5 Doanh số tiêu thụ và tăng trưởng thuốc đái tháo đường qua các

năm theo IMS Health [29]

Nghiên cứu về xu hướng kê đơn cho bệnh nhân đái tháo đường của Marta Baviera và cộng sự trên hơn 9 triệu dân ở Lombardy – Italia thực hiện năm

2008, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Trong giai đoạn nghiên cứu

- Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng Biguanid và Sulfonamide/dẫn xuất ure là cao nhất (>50%)

- Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng Biguanid tăng từ 53,4% - 66,5%

- Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng Sulfonamide/dẫn xuất ure giảm dần

từ 78,6% xuống còn 56,4%

Trang 26

- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng Insulin ít có sự thay đổi ,

- Có sự gia tăng sử dụng Thiazolidindion từ 0,8%- 5,7% [21]

 Tại Việt Nam

Theo đề tài nghiên cứu “Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu thuốc điều trị đái tháo đường giai đoạn 2006-2011” của Điều Huy Quân Anh, cả giá trị kim ngạch nhập khẩu và số đăng kí các thuốc điều trị đái tháo đường nhập khẩu trong giai đoạn nghiên cứu đều tăng đáng kể [1] Kết quả cụ thể được

mô tả qua hình dưới đây

Hình 1.6 Số lượng số đăng kí và kim ngạch nhập khẩu thuốc đái tháo

đường (2006-2011) [1]

1.2.3.2 Gánh nặng chi phí của bệnh nhân đái tháo đường

Hiện nay chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường là rất phức tạp, tổng hợp nhiều yếu tố Bời vì, sự phát triển của bệnh luôn gắn liền với sự gia tăng

tỷ lệ các biến chứng mạn tính gây hao tổn không nhỏ đến sức người, sức của, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia

Trang 27

Theo ước tính của IDF năm 2013 thế giới chi 548 tỉ đô la Mỹ cho việc điều trị và phòng chống bệnh đái tháo đường – chiếm 11% tổng chi phí về sức khỏe cho người trưởng thành[32]

Tổng chi phí ước tính của bệnh đái tháo đường được tính toán vào năm

2012 tại Mỹ là 245 tỉ đô la Mỹ, bao gồm 176 tỉ đô la Mỹ trong chi phí y tế trực tiếp và 69 tỷ đô la Mỹ do giảm năng suất của người bệnh Thành phần lớn nhất trong số đó là chi phí y tế chăm sóc bệnh nhân nội trú bệnh viện (43

% tổng chi phí y tế ), thuốc theo toa để điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường (18%), thuốc chữa đái tháo đường (12%), phòng khám bác sĩ (9%) và điều dưỡng ở cơ sở, khu dân cư (8%) [18]

Những người được chẩn đoán bệnh đái tháo đường phải chịu chi phí khoảng 13.700 đô la Mỹ mỗi năm, trong đó có khoảng 7.900 đô la Mỹ là do bệnh đái tháo đường Những người được chẩn đoán có bệnh tháo đường, trung bình có chi phí y tế cao hơn khoảng 2,3 lần so với những trường hợp không có bệnh đái tháo đường [18] Theo dịch vụ y tế quốc gia tại Anh (NHS) thì bệnh đái tháo đường có thể làm “phá sản” NHS trong vòng 20 năm tới [22]

Với việc gia tăng số bệnh nhân đái tháo đường typ 2, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, dẫn tới chi tiêu toàn cầu sẽ gia tăng 4% -7% vào năm 2015 với thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống ngày càng được sử dụng với tỷ lệ cao [39]

Theo dự báo thì số người đái tháo đường tại các nước đang phát triển đang gia tăng ở độ tuổi lao động, từ 26-64 tuổi Điều này chắc chắn có ý nghĩa với khu vực Thái Bình Dương nơi có nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam Những quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với đó là tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng đang đạt mức kỷ lục Đặc

Trang 28

điểm này đồng nghĩa với sự thật là khu vực này đang chịu một gánh nặng không hề nhỏ về mặt chi phí của bệnh đái tháo đường [4]

1.3 Phân tích chi phí

1.3.1 Khái niệm chi phí

Chi phí là nguồn lực được sử dụng trong một trường hợp cụ thể để thực hiện một hoạt động nào đó Chi phí là giá trị hàng hóa, dịch vụ được xác định thông qua việc sử dụng nguồn lực theo các cách khác nhau Trong lĩnh vực y

tế chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch vụ y tế [17]

1.3.2 Phân loại chi phí

Theo nguồn gốc thì chi phí được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Chi phí trực tiếp là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật Chi phí này chi làm 2 loại là chi phí trực tiếp cho điều trị (chi phí thuốc, phòng bệnh, phục hồi chức năng) và chi phí trực tiếp không cho điều trị (chi phí đi lại, ở trọ) [5]

Chi phí gián tiếp là chi phí thực tế không chi trả Chi phí này được định nghĩa do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình và xã hội phải gánh chịu Chi phí này là giá trị mất đi khả năng sản xuất do nghỉ việc, do mất khả năng lao động , do tử vong sớm mà có liên quan đến bệnh điều trị Chi phí gián tiếp phát sinh dưới 2 hình thức: chi phí do mắc bệnh và chi phí do tử vong [18]

1.4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng là bệnh viện miền núi phía bắc trực thuộc sở y tế Cao Bằng là bệnh viện hạng 2 với quy mô 330 giường bệnh,

Trang 29

gồm 27 khoa phòng: 05 phòng chức năng, 17 khoa lâm sàng và 05 khoa cận lâm sàng Bệnh viện là tuyến chuyên môn kỹ thuật cao nhất tỉnh, thực hiện 7

chức năng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Y tế: Cấp cứu, khám bệnh, chữa

bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế bệnh viện

1.4.2 Mô hình, tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

Tổ chức bộ máy Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng gồm: 05 phòng chức năng, 16 khoa lâm sàng và 05 khoa cận lâm sàng Ban lãnh đạo bệnh viện gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực được phân công

Mô hình tổ chức của BVĐK tỉnh Cao Bằng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.5 Cơ cấu nhân lực BVĐK tỉnh Cao Bằng năm 2013

Số lượng

1.4.3 Khoa Dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp

Trang 30

đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử

dụng thuốc an toàn, hợp lý

Cơ cấu tổ chức khoa Dược BVĐK tỉnh Cao Bằng:

Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức khoa Dược BVĐK tỉnh Cao Bằng

Lãnh đạo khoa Dược gồm 01 trưởng khoa và 01 phó trưởng khoa:

- Trưởng khoa: là Dược sĩ CKI chịu trách nhiệm trước ban giám đốc bệnh viện về các hoạt động của khoa, tham gia các hoạt động khác của bệnh viện

- Phó trưởng khoa: là Dược sĩ CKI có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của khoa khi trưởng khoa vắng mặt, chịu sự phân công của trưởng khoa

 Các bộ phận của khoa Dược

- Nghiệp vụ dược: do phó trưởng khoa và các dược sĩ đại học kiêm nhiệm với nhiệm vụ cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho trưởng khoa, định kì kiểm tra việc bảo quản, quản lý và cấp phát thuốc tại khoa Dược

- Tổ pha chế: có nhiệm vụ pha chế các thuốc dùng ngoài sử dụng trong bệnh viện Thu hồi vỏ thuốc trong theo dõi quản lý của bệnh viện

BVĐK TỈNH CAO BẰNG KHOA DƯỢC

Dược lâm sàng

Tổ thống kê

Nghiệp

vụ dược Tổ pha chế

Kho và cấp phát

BHYT nội trú BHYT ngoại trú Vật tư, hóa chất…

Trang 31

- Kho và cấp phát: có nhiệm vụ tổ chức quản lý, cấp phát và tồn trữ bảo quản thuốc theo đúng quy chế, tham gia lập dự trù thuốc

- Tổ thống kê: tập hợp và theo dõi xuất, nhập, tồn, tiền thuốc hàng tháng Báo cáo định kì hàng tháng, quý, năm theo quy định

- Dược lâm sàng: do trưởng khoa, phó trưởng khoa và các dược sĩ đại học kiêm nhiệm có nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ bác sỹ trong việc quyết định chiến lược kê đơn thuốc điều trị; kiểm soát đơn thuốc về chống chỉ định sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý bệnh của bệnh nhân; giám sát tương tác thuốc, đảm bảo về liều lượng thuốc, nhịp dùng thuốc và tốc độ dùng thuốc; giám sát tác dụng có hại của thuốc (ADR) và báo cáo về trung tâm theo dõi ADR; tham gia cùng Hội đồng khoa học bệnh viện trong việc soạn thảo các phác đồ điều trị bằng thuốc; tham gia xây dựng và phổ biến thông tin cho bác sỹ và điều dưỡng về những tiến bộ mới trong điều trị của thuốc mới; giúp bác sỹ lựa chọn thuốc dựa vào các tỷ lệ nguy cơ/lợi ích và giá thành/ hiệu quả (giảm nguy cơ tăng lợi ích; giảm giá thành tăng hiệu quả), từ đó đề nghị kế hoạch

dùng thuốc trong y lệnh sao cho hợp lý nhất; tư vấn cho bệnh nhân…

Trang 32

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian – địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Thời gian: từ 01/2014-05/2014

2.1.2 Địa điểm: Bệnh viện đa khoa Cao Bằng

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Chi phí điều trị đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013

Để nghiên cứu về đối tượng này, chúng tôi dựa vào hai nguồn số liệu:

 Bảng danh mục thuốc, bảng xuất nhập tồn, bảng giá các loại thuốc của Bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013

 Bệnh án của 125 bệnh nhân Đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Cao Bằng từ 01/01/2013 đến 31/12/2013

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân :

- Bệnh nhân điều trị ngoại trú được chuẩn đoán là đái tháo đường được

bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân :

- Bệnh nhân chỉ đến khám không mua thuốc

2.3 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

 Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

 Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp hồi cứu

 Phương pháp tiến hành

Lấy mẫu:

- Hồi cứu bảng danh mục thuốc, bảng xuất nhập tồn và bảng giá các

loại thuốc ở bộ phận tổng hợp khoa Dược của bệnh viện

- Hồi cứu bệnh án của 125 bệnh nhân theo tiêu chuẩn tại kho lưu trữ hồ

sơ bệnh án phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện: bệnh án của bệnh nhân

Trang 33

được sắp xếp theo quý, mỗi quý lấy ngẫu nhiên khoảng 30 bệnh án, tổng số

bệnh án thu thập được là 125 bệnh án

 Thu thập số liệu:

- Lập bảng thu thập số liệu để lấy thông tin từ bảng danh mục thuốc, bảng xuất nhập tồn, bảng giá của bệnh viện năm 2013

- Lập bảng thu thập số liệu để lấy thông tin từ hồ sơ bệnh án

 Các chi phí được tính trong nghiên cứu:

- Chi phí từ bảng xuất nhập tồn: chi phí cho từng nhóm thuốc (các thuốc được xếp nhóm theo phân loại nhóm tác dụng dược lý, theo đường dùng và theo nguồn gốc xuất xứ), từng thuốc điều trị đái tháo đường trong mỗi nhóm

- Chi phí trên bệnh nhân nghiên cứu: chi phí điều trị trực tiếp gồm chi phí thuốc, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; chi phí các thuốc tương ứng với các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được kê trong bệnh án của bệnh nhân; chi phí cho các nhóm thuốc điều trị bệnh mắc kèm hoặc biến chứng gồm nhóm tim mạch, nhóm tiêu hóa, nhóm kháng sinh, nhóm thần kinh, nhóm NSAIDs, nhóm vitamin và khoáng chất và nhóm các thuốc khác

 Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm Excel for Window

 Trình bày kết quả nghiên cứu:

- Dùng bảng, biểu đồ…

- Phương pháp tỉ trọng

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá

2.4.1 Tình hình chung sử dụng thuốc Đái tháo đường tại bệnh viện

2.4.1.1 Tỉ trọng giá trị tiêu thụ các thuốc điều trị đái tháo đường theo nhóm tác dụng dược lý

Trang 34

Bảng 2.6 Cách tính và ý nghĩa các chỉ tiêu về tỉ trọng giá trị tiêu thụ

thuốc điều trị đái tháo đường

1

Tỷ trọng giá trị tiêu

thụ thuốc điều trị đái

tháo đường theo

nhóm dược lý

Bước 1: Lọc các thuốc điều trị

đái tháo đường từ danh mục thuốc bệnh viện

Bước 2: Xếp các thuốc đó theo

nhóm tác dụng dược lý rồi tính tổng giá trị tiêu thụ từng nhóm và tỉ trọng từng nhóm

Tình hình sử dụng các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường

Tình hình sử dụng các thuốc trong từng nhóm thuốc

2.4.1.2 Phân loại các thuốc điều trị đái tháo đường theo đường dùng

 Cách tính: Phân loại các thuốc theo đường dùng (đường uống và đường tiêm) rồi tính số thuốc trong mỗi nhóm và tỉ trọng giá trị tiêu thụ mỗi nhóm

 Ý nghĩa: Cho biết đường dùng chủ yếu của các thuốc điều trị đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013

2.4.1.3 Phân loại các thuốc điều trị đái tháo đường theo nguồn gốc xuất xứ

 Cách tính: Phân loại các thuốc theo nguồn gốc xuất xứ (thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu) rồi tính số thuốc trong mỗi nhóm và tỉ trọng giá trị tiêu thụ mỗi nhóm

 Ý nghĩa: Cho biết nguồn gốc xuất xứ chủ yếu các thuốc điều trị đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2013

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Đỗ Trung Quân (2001), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị. NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị
Tác giả: Đỗ Trung Quân
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
15. PGS.TS.Hoàng Thị Kim Tuyến (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, Bộ Y tế Việt Nam, Hà Nội. p. 20-22.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012
Tác giả: PGS.TS.Hoàng Thị Kim Tuyến
Năm: 2012
16. Fauci A.S (2008), Harison's Principles of the internal Medicine ed. s. Edition. The McGraw- Hill Companies Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harison's Principles of the internal Medicine
Tác giả: Fauci A.S
Năm: 2008
18. American Diabetes Association (2012), Economic costs of diabetes in th U.S in 2012. Diabetes journal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic costs of diabetes in th U.S in 2012
Tác giả: American Diabetes Association
Năm: 2012
20. American Diabetes Association (2013), Standard of Medical Care in Diabetes - 2013. p. S11-S66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard of Medical Care in Diabetes - 2013
Tác giả: American Diabetes Association
Năm: 2013
22. Bazian (2012), Diabetes: Cases and costs predicted to rise NSH Choices Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes: Cases and costs predicted to rise
Tác giả: Bazian
Năm: 2012
23. Michael Burke (2007), Preliminary Study of the Economic cost of Diabetes in South Australia. South Australia Department of Health Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preliminary Study of the Economic cost of Diabetes in South Australia
Tác giả: Michael Burke
Năm: 2007
24. Keith C.R (2009), Fate of the beta- cell in the pathophysiology of type 2 diabetes Jounal of the American Pharmacists Association Sep/Oct 2009, : p.1-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fate of the beta- cell in the pathophysiology of type 2 diabetes
Tác giả: Keith C.R
Năm: 2009
13. Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam (2014). Chăm sóc sức khỏe tim mạch và chuyển hóa thế kỷ 21 Khác
17. ADA (2010), Dianogsis and Treatment of Diabetes Guideline Khác
19. American Diabetes Association (2013), Data and Statistics about Diabetes Khác
21. Marta Baviera (2011), Trends in drug prescriptions to diabetic patients from 2008 to 2008 in Italy's Lombardy Region: a large population-based study Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w