Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
717,66 KB
Nội dung
1. Lý do chọn đề tài. Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú, ngành Ngân hàng đóng vai tr ò h ết sức quan trọng đặc biệt là các Ngân Hàng Thương Mại. Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đ ã đóng vai trò to l ớn đối với sự phát triển nền kinh tế. Nó là cầu nối, là người dẫn vốn cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu đ ã đ ề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Hoạt động cho vay luôn được coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của các ngân hàng thương mại cổ phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đ ã ra đ ời làm cho các sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày một đa dạng phong phú. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà c ũng tăng lên theo đó cho vay tiêu dùng ra đời và ngày một trở thành mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới. Cho vay tiêu dùng là 1 trong những hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại – không những đem lại hiệu quả đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cho ngân hàng mà con đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đó là l ý do em mu ốn chọn đề tài “ Nâng cao hịêu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bình Chánh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của bài báo cáo này là phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Sacombank – PGD Bình Chánh. Để từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu. Đ ể hoàn thành t ốt đề tài, trên cơ sở dựa trên các kiến thức được tiếp thu tại trư ờng, bên cạnh đó đề tài còn sử dụng: Phương pháp so sánh và đ ối chiếu; Th ống k ê các số liệu; Phương pháp phân tích ho ạt động kinh tế. Tham kh ảo sách, tại chí chuyên ngành kinh t ế. 4. Ph ạm vi nghiên cứu. Trình bày m ột số hiểu biết về vấn đề cho vay tiêu dùng, và đề xuất những gi ải pháp hợp lý cho vấn đề. 5. K ết cấu đề tài. Đ ề t ài nghiên cứu : “ NÂNG CAO HI ỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG T ẠI NGÂN H ÀNG TMCP SACOMBANK – PGD Bình Chánh” Lời mở đầu Chương 1: Cơ s ở lý luận về tín dụng tiêu dùng và hiệu quả của tín dụng tiêu dùng Chương 2: Th ực trạng tín dụng tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP SACOMBANK - PGD Bình Chánh Chương 3: Bi ện pháp nâng cao hiệu quả cho vay ti êu dùng tại . SACOMBANK - PGD BÌNH CHÁNH Kết luận Tài liệu tham khảo : KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 2 CHƯƠNG 1: CƠ S Ở LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TI ÊU DÙNG VÀ HỊÊU QUẢ C ỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG N ội dung: • Đ ặc điểm của tín dụng tiêu dùng. • Cho vay trả góp. • Cho vay an cư. • Cho vay thông qua phát hành và s ử dụng thẻ tín dụng. • Phương th ức tổ chức cho vay tiêu dùng. • R ủi ro trong tín dụng tiêu dùng. 1.1 Đ ặc điểm của tín dụng tiêu dùng: TDTD là các kho ản vốn mà ngân hàng tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao g ồm cá nhân và h ộ gia đ ình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp ngư ời dân trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ…Bên cạnh đó nh ững chỉ tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng có thể được tài trợ bằng TDTD. Các nhu c ầu tiêu dùng có thể đư ợc xác định dưới hình thái hiện vật (vật chất) một cách dễ dàng như nhu cầu mua nhà ở, phương tiện đi lại hay vật dụng gia đình. Nhưng cũng có những nhu cầu khó có thể xác định cụ thể khi chưa đưa vốn tín d ụng v ào sử dụng, như nhu cầu học tập, nhu cầu y t ế, nhu cầu du lịch… Ngày nay ho ạt động ngân hàng ngày càng len lỏi vào đời sống của từng gia đình thì các s ản phẩm tín dụng tiêu dùng được ngân hàng cung cấp thường đáp ứng luôn các nhu c ầu bổ sung như tiền mặt, thanh toán, chuyển tiền…làm cho hoạt động tín d ụng tiêu dùng r ất phong phú và được các cá nhân và hộ gia đình kỳ vọng. Nhìn chung, TDTD có nh ững đặc điểm sau: • Nhu c ầu TDTD chịu tác động của các yếu tố kinh tế v à xã hội. • Quy mô c ủa từng món vay thông thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhi ều. • Thông tin v ề khách hang rất quan trọng trong việc đánh giá tư cách, khả năng tài chính nhưng nhi ều thông tin mang tính chất riêng tư dẫn tới ngân KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 3 hàng ph ải thu thập thông tin gián tiếp và chất lượng các thông tin thường không cao. • T ừ những đặc điểm đã nêu tr ên, trong t ổ chức cấp tín dụng cũng có những đ ặc trưng như: • Phương thức tổ chức cấp phong phú. • Phương pháp thu n ợ đa dạng v à linh ho ạt. • Là lo ại tín dụng ứng dụng nhiều nhất các phương pháp tính lãi cơ bản. • Ứng dụng rộng r ãi phương pháp cho điểm trong phân tích tín d ụng. • K ết hợp cung cấp sản phẩm ngân hàng trọn gói. 1.2 Cho vay tr ả góp: Cho vay tr ả góp được hiểu là khoản vay được cấp cho người tiêu dùng với đi ều kiện trả nợ gốc v à lãi thành nhi ều kỳ, phù hợp với tính chất nguồn thu nhập của ngư ời đi vay. Đối tượng cho vay trả góp có thể là: • Nhà ở, nền nhà, chi phí xây dựng / sửa chữa nhà ở. • Chi phí mua phương ti ện đi lại. • Chi phí mua các vật dụng gia đình. • Các chi phí sinh hoạt khác. Khách hàng vay: Thông thư ờng các ngân h àng nghiên cứu thị trường mà mình hư ớng tới và có chính sách sản phẩm cho từng nhóm khách hàng phù hợp với nhu c ầu tiêu dùng thực tế và khả năng thanh toán của họ. Th ủ tục vay vốn : Khách hàng vay v ốn phải trình ngân hàng các loại giấy tờ sau: • Gi ấy đề nghị vay vốn. • Gi ấy chứng minh nhân dân / h ộ chiếu…v à các giấy tờ tùy thân để xác định nhân thân. • H ộ khẩu ( nếu có). • Các gi ấy tờ minh chứng các nguồn thu nhập dùng để trả nợ. • Các gi ấy tờ liên quan tới khoản vay ( hợp đồng, bảng báo giá…). • Các giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay ( nếu có). KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 4 Thông thư ờng ngân hàng quy định cụ thể giấy tờ cho mỗi loại cho vay với m ục đích cụ thể. Thực tiễn cho thấy cho vay tiêu dùng hỗ trợ sinh hoạt tín chấp là có s ố giấy tờ đơn giản nhất. K ỹ thuật cho vay trả góp: Xác đ ịnh số tiền cho vay: S ố tiền cho vay phụ thu ộc vào loại tài sản / chi phí mà ngân hàng tài trợ và chính sách c ủa ngân hàng. * Tùy vào lo ại tài sản / chi phí mà quy mô cho vay có thể nhỏ hoặc vừa. Ví d ụ như một công nhân có thể vay 10 triệu để mua xe, nhưng một khách hàng khác có th ể được vay 500 tri ệu để mua căn hộ chung cư. * Chính sách tín d ụng của ngân h àng quy đ ịnh mức tiền trả ban đầu tối thiểu c ủa khách hàng đi vay và mức cho vay tối đa với từng loại khách hàng trong một lo ại hình cấp. Ví dụ một ngân hàng áp dụng chính sách khách hàng phải t r ả ban đầu t ối thiểu là 30% chi phí mua một chiếc xe máy và mức cho vay tối đa là 25 triệu đ ồng. Số tiền cho vay = Nhu cầu vốn để thực hiện phương án vay – mức trả tiền ban đầu ( không thấp hơn theo tỷ lệ trong chính sách tín dụng của ngân hàng) – nguồn khác ( n ếu có). Ví d ụ 1.1: Khách hàng A có nhu c ầu vay trả góp mua xe đi lại với các dữ liệu ở b ảng sau: B ảng 1.1: Giá tài s ản cần mua 32.000.000 đ ồng T ỷ lệ vốn ngân hàng tham gia so với giá tài sản 70% T ỷ lệ vốn khách hàng tham gia so với giá tài sản 30% Th ời hạn vay 3 năm (36 tháng) Đ ịnh kỳ thanh toán tiền vay Hàng tháng Lãi su ất 12%/ năm Trong tình hu ống trên thì: KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 5 Chi phí mua tài s ản 32.000.000 đ ồng. S ố tiền trả ban đầu 9.600.000 đ ồng. S ố tiền vay ngân hàng 22.400.000 đ ồng. S ố tiền vay ngân hàng s ẽ cấp là 22,4 triệu đồng và không vượt quá mức cho vay tối đa là 25 triệu đồng. Ngu ồn trả nợ: Các kho ản thu nhập thường xuyên, ổn định của khách hàng đi vay là nguồn tr ả nợ chính trong cho vay trả góp như: • Thu nh ập từ lao động của người vay. • Thu nh ập của các thành viên trong gia đình góp vào (nếu có). • Thu nh ập từ các t ài s ản hiện hữu (cho thuê tài sản, cổ tức, lãi tiền tiết ki ệm…) (nếu có). Thông thư ờng ngân hàng quy định điều kiện về mức thu nhập tối thiểu của m ột cá nhân khi vay tiêu dùng trả góp. M ức thu nhập này thay đổi theo từng thời kỳ ph ụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế đất nước. Như trong giai đoạn suy thoái, các quốc gia đều hướng tới siết chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt tín dụng thì yêu cầu thu nhập tối thiểu của một khách hàng cá nhân hàng tháng có thể cao hơn bình thư ờng. Để đảm bảo khả năng trả nợ, các khoản thu nhập đầu ti ên phải trang trải các ch ỉ tiêu thiết yếu như ăn ở, đi lại, học tập, chi phí y tế…rồi mới trả nợ ngân hàng. Vì v ậy khách hàng được coi là có khả năng tr ả nợ khi tổng thu nhập mỗi kỳ không nhỏ hơn ch ỉ tiêu sinh hoạt trong kỳ cộng với nghĩa vụ trả nợ ngân hàng trong kỳ. Các ngân hàng ở các nước phát triển thường quy định tỷ lệ trả nợ tối đa so với thu nhập, như t ại ngân hàng X quy định quy tắc 7/3, 8/2 được hi ểu mức cho vay tối đa là 70% nhu c ầu, v à số tiền thu nợ định kỳ tối đa là 80% thu nhập định kỳ của người tiêu dùng. T ại Việt Nam do cơ cấu tiêu dùng của người dân còn nặng cho chi phí thiết yêu (lương th ực, thực phẩm) nên tỷ lệ có thể thấp hơn tùy thị p h ần của các ngân hàng. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 6 Th ời hạn cho vay: Ph ụ thuộc vào tính chất của người trả nợ cũng như số tiền vay mà thời hạn cho vay có th ể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tín dụng tiêu dùng với ý nghĩa là khách hàng đư ợc ngân hàng tài trợ ứng trước tiêu dùng thay v ì ph ải để dành trong một thời gian dài nhất định.Vì thế, các nhu cầu được ngân hàng tài trợ thường có th ời gian trung hoặc d ài h ạn. Những khoản vay ngắn hạn trả góp thường quy mô vay nh ỏ hơn so với nguồn trả nợ của người đi vay. Đối với các nhu cầu tiêu dù ng khác nhau ngân hàng quy đ ịnh thời hạn cho vay tối đa khác nhau. Ví dụ tại một ngân hàng quy đ ịnh thời hạn cho vay mua xe máy tối đa là 5 năm, cho vay sinh hoạt là 3 năm. Th ời hạn cho vay = (Số tiền cho vay + lãi phải trả) / khả năng trả nợ định kỳ. K ỳ h ạn trả nợ: Trong cho vay tr ả góp, nợ gốc và lãi được trả thành nhiều kỳ phụ thuộc vào tính ch ất của nguồn trả nợ. Đối với các khoản vay quy mô nhỏ của người lao động mà ngu ồn trả nợ chính là tiền lương / thu nhập từ lao động thì kỳ hạn là tháng. Ngân hàng c ũng quy định những kỳ hạn như hàng quý, 6 tháng cho những khoản trung, dài hạn. Xác định số tiền trả định kỳ: • Tr ả gốc: A = V/n Trong đó: A: S ố tiền nợ gốc phải thanh toán định kỳ. V: S ố tiền cho vay được nêu trong hợp đồng tín dụng. n: S ố kỳ hạn trong thờ i gian cho vay. • Tr ả l ãi: Lãi ph ải trả ở mỗi kỳ phụ thuộc vào việc áp dụng phương pháp tính lãi, nên s ố lãi có thể trả khác nhau. Trong thực tế, có một số cách tính lãi phổ biến trong cho vay tiêu dùng như sau: • Tính lãi theo s ố dư nợ thực tế đầu kỳ (còn gọi là tính lãi theo s ố dư nơ thực tế giảm dần). KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 7 Theo cách này s ố tiền lãi phải trả sẽ giảm dần theo các kỳ và nhỏ nhất ở kỳ cuối cùng. • Tính lãi theo ph ương pháp cộng thêm hay còn gọi phương pháp gộp (add -on method). Theo cách này sẽ được xác định cho cả một hợp đồng và sau đó phân bổ cho các kỳ h ạn. L = V * n * r. Trong đó: L: T ổng lãi phải trả. n: S ố kỳ hạn trả trong thời gian cho vay. r: Lãi su ất cho vay một kỳ hạn. Khi s ử dụng ph ương pháp g ộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiến hành phân b ổ phần lãi cho vay đ ã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo đ ịnh kỳ gắn liền với các kỳ thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý ho ặc theo năm tài chính. Tuy nhiên việc phân bổ lãi cho vay theo năm tài chính thư ờng được các ngân hàng áp dụng nhiề u hơn. Các phương pháp ph ổ biến dùng để phân bổ lãi cho vay bao gồm: • Phương pháp đường thẳng (Straight-line Method) hay còn được gọi là phương pháp t ỷ lệ cố định (Pro Rata Method): Theo phương pháp này ph ần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kỳ tương ứng với t ỷ tr ọng số tháng tính lãi trong kỳ đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay. I = L/n, trong đó I là l ãi trả định kỳ. • Phương pháp l ãi suất hiệu dụng (Effective Yield Method): Phương pháp này c òn được gọi là phương pháp quy tắc 78. Tên gọi “Quy t ắc 78” ∑(Rule of 78s) xu ất phát từ kết quả tổng cộng của d ãy số từ 1 tới 12, tượng trưng cho 12 k ỳ trả góp của một khoản vay 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10+11+12=78. Dù vậy quy t ắc này vẫn có thể áp dụng cho các khoản vay trả góp có số kỳ hạn khác với 12 k ỳ. Đây là phương pháp đư ợc ngân hàng sử dụng phổ biến nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản vay cho vay trả góp. Trở lại ví dụ 1: KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 8 • Trư ờng hợp 1: Giả sử hợp đồng cho vay bắt đầu có hiệu lực v ào ngày 1/1/200X , lãi cho vay được phân bổ như trong bảng 1.2: Năm T ỷ lệ (%) Lãi cho vay ( đồng) 200X (666-300)/666=54,96 4.431.974 200X+1 (300-78)/666=33,33 2.687.731 200X+2 78/666=11,71 944.295 ∑ 100,00 8.064.000 Trư ờng hợp 2: Giả sử hợp đồng cho vay bắt đầu có hiệu lực đúng v ào ngày 1/7/200X thì t ương tự như trường hợp 1, lãi cho vay được phân bổ như trong b ảng 1.3. Năm T ỷ lệ (%) Lãi cho vay ( đồng) 200X (666-465)/666=30,18 2.433.715 200X +1 (465-171)/666=44,15 3.560.256 200X + 2 (171-21)/666=22,52 1.816.013 200X + 3 21/666=3,15 254.016 ∑ 100,00 8.064.000 S ố tiền trả định kỳ là tổng số tiền gốc và lãi phải trả trong kỳ. Gi ải ngân: Hinh th ức giải ngân thường là tiền mặt. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại tài s ản và phương thức tổ chức cho vay mà có thể giải ngân thẳng cho nhà cung cấp hàng hóa / d ịch vụ tiêu dùng ( như cho vay trả góp gián tiếp, hợp đồng cho vay tiêu dùng thanh toán 3 bên…) ho ặc giải ngân cho chính ng ư ời vay. Giám sát và thu n ợ: V ấn đề trả nợ tr ước hạn: Thông thư ờng, người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn mà không b ị phạt gì cả. Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hi ện giá th ì v ấn đề rất đơn giản, người đi vay phải thanh toán toàn bộ vốn gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại (nếu có) cho ngân hàng. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 9 Tuy nhiên n ếu tiền trả góp được tính lãi bằng phương pháp gộp thì vấn đề có ph ần phức tạp hơn. Vì theo phương pháp gộp, lãi đư ợc tính dựa trên cơ sở giả định r ằng tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng, cho nên n ếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Trong thực tiễn ho ạt động cho vay ti êu dùng, các ngân hàng thư ờng chào sản phẩm cho vay trả góp v ới các cách tính lãi khác nhau để khách hàng lựa chọn. Và để giảm thiểu tranh ch ấp đã quy định nếu áp dụng phương pháp gộp thì khách hàng cam kết khôn g tr ả n ợ sớm và nếu trả nợ sớm sẽ phải chịu phạt. Trong trường hợp này ngân hàng thư ờng áp dụng phương pháp phân bổ lãi theo đường thẳng khi ký kết hợp đồng tín d ụng và áp dụng phương pháp phân bổ lãi cho vay dựa trên thời hạn nợ thực tế để truy thu. 1.3 Cho vay an cư: Nhu c ầu nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên đ ể có một chỗ ở với những tiện nghi tối thiểu, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đ ình là mơ ước của nhiều người dân, đặc biệt tại Việt Nam khi nhà ở là tài sản có giá trị lớn so với thu nhập của nhiều người lao động. Vì vậy việc tài trợ cho chi phí của cá nhân/hộ gia đình của ngân hàng không những có ý nghĩa kinh tế mà còn mang tính xã h ội rất lớn. Cho vay an cư là nh ững loại cho vay mà ngân hàng tài trợ cho các c á nhân và h ộ gia đình để mua nhà, nền nhà hoặc xây dựng/sửa chữa nhà. Th ời hạn cho vay: tối đa có thể tới 180 tháng (15 năm). Đi ều kiện cho vay: • Có thu nh ập trả nợ vay. • Có tài s ản đảm bảo l à nhà/đất ở có giấy tờ hợp lệ hoặc chính nhà/đất ở sẽ mua. • Không có n ợ trễ kỳ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. H ồ sơ vay vốn: • Gi ấy đề nghị vay vốn. [...]... trước tại từng chi chi nhánh thực hiện theo đúng quy định thu nợ của ngân hàng SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 23 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK – PGD BÌNH CHÁNH 2.1 Tổng quan về ngân hàng Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank ) được thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất bốn tổ chức tín dụng: Ngân. .. hơn - Sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích chưa cao Các chi phí cũng cao hơn so với các TCTD khác - Thủ tục cho vay của Sacombank chưa nhanh chóng và thuận tiện - Và các sản phẩm khác không thể cạnh tranh với các ngân hàng khác * Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Sacombank – PGD Bình Chánh: - Cho vay mua xe ô tô - Cho vay mua, sữa chữa nhà - Cho vay tín chấp tiêu dùng. .. nhân viên Sacombank hiện tại là một trong những ngân hàng có nhiều cơ sở khang trang, tiện nghi, và bề thế nhất tại Việt Nam 2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bình Chánh 2.2.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức a Quá trình hình thành PGD Bình Chánh được thành lập vào năm 2007 Tọa lạc tại B1/16 – B1/17 Quốc lộ 1A, Ấp 2, Xã Bình Chánh, Tp.HCM Vào những ngày mới thành lập, PGD chỉ có... cán bộ tín dụng, 1 ngân quỹ và 2 nhân viên giao dịch Sau hơn 5 năm hoạt động, PGD Bình Chánh đã cố gắng đ ạt được những mục tiêu do Hội sở đề ra, và trở thành PGD tiềm năng Hiện tại, PGD đã có thêm nhiều nhân viên đ ể làm tốt hơn trong vai trò công tác tại ngân hàng b Cơ cấu tổ chức SVTT: Phạm Hòang Việt Trang 24 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức PGD – Bình Chánh. .. Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng được hiểu là phương thức cho vay tiêu dùng mà trong đó chủ thẻ (khách hàng đi vay) được phép sử dụng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) bằng cách sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng/ tổ chức phát hành cấp thẻ để trang trải cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày thông thường SVTT: Phạm... và thanh toán lại cho ngân hàng số tiền giao dịch sau đó Tịên ích của thẻ tín dụng - Đựoc hưởng tối đa 45 ngày không lãi suất khi mua sắm - Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS trong nước và quốc tế ( với thẻ tín dụng quốc tế) - Mua hàng qua internet, địên thoại, thư tín - Dịch vụ khách hàng 24/7 - Hạm mức tín dụng tối đa có thể lên đến 200 triệu Điều kiện chung để đuợc cấp thẻ - Cá nhân từ 18 tuổi... tượng tốt về Sacombank - Lượng khách hàng đang ngày càng tăng, nhằ m đảm bảo cho việc phát triển ổn định và bền vững Khó khăn, thữ thách - Sự xuất hiện ngày càng nh iều tổ chức Tín dụng làm cho thị phần ngày càng thu hẹp, các TCTD đua nhau tung ra những hình thức lôi kéo khách hàng - Các Ngân hàng khác đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo khách hàng và thu... nhất bốn tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp, Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với các hoạt động chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng Trụ sở đầu tiên tọa lạc tại số 9 4-9 6-9 8 Nguyễn Oanh quận Gò Vấp đến ngày 19/06/1992 dời về 920 Nguyễn Chí Thanh quận 5 và ngày 03/05/2000 Sacombank khai trương hội sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận... khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể Thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… Tuy phải đối mặ t với nhiều khó khăn, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn giữ được ở mức độ khả quan Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sacombank PGD – Bình Chánh (ĐVT : triệu đồng) SVTT:... TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s Châu Văn Thưởng - Lập thủ tục thế chấp cầm cố TSĐB và điều kiện giao dịch đảm bảo theo quy định của nhà nước - Ngoài ra nếu ngân hàng nhận cầm cố tài sản thì cán bộ tín dụng phải xuống hiện trường kiểm tra tài sản và ký biên bản giao nhận về kho của ngân hàng hay kho do ngân hàng chỉ định hoặc để tại kho khách hàng nếu được ngân hàng chấp thuận - Bộ pháp lý chứng từ kiểm tra lại . Bình Chánh Lời mở đầu Chương 1: Cơ s ở lý luận về tín dụng tiêu dùng và hiệu quả của tín dụng tiêu dùng Chương 2: Th ực trạng tín dụng tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP SACOMBANK - PGD Bình Chánh Chương. “ Nâng cao hịêu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sacombank – PGD Bình Chánh . 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của bài báo cáo này là phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại. tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Sacombank – PGD Bình Chánh. Để từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu. Đ ể hoàn