1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc

71 1,8K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 694,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Mê Công Thái Lan 5

1 Tên và địa chỉ công ty 5

2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mê Công Thái Lan 5

3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 6

Phần II: Nội dung thực tập môn học 8

Chương 1: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC 8

1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 10

1.1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp và Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp 10

1.1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 14

1.2 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp 17

1.2.1 Số cấp quản lý của công ty 18

1.2.2 Mô hình tổ chức quản lý 18

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị 18

Chương 2: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 21

2.1 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp 22

2.2 Tuyển dụng nhân viên 25

2.2.1 Quy trình tuyển dụng 25

2.2.2 Kết quả tuyển dụng 2 năm gần nhất 30

2.3 Đào tạo nhân lực 31

2.3.1 Quy trình đào tạo của công ty 31

2.3.2 Kết quả đào tạo 33

2.4 Đánh giá thực hiện công việc 34

2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá 35

2.4.2 Quy trình đánh giá 35

2.4.3 Kết quả đánh giá 36

Chương 3: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 38

3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty 39

3.1.1 Khách hàng 39

3.1.2 Thị trường của công ty 40

3.1.3 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 42

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 45

3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vi mô 45

3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 49

3.3 Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp 53

3.3.1 Chính sách sản phẩm 53

3.3.2 Chính sách giá cả 53

3.3.3 Chính sách phân phối 54

Trang 2

3.3.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 55

Chương 4: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT và CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 57

4.1 Phương pháp dự báo của doanh nghiệp 58

4.2 Quản lý dự trữ 59

4.3 Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất 62

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 67

Tài liệu tham khảo 69

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Hà Văn Sỹ

Lớp: K5QTKDTH B – Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên

Địa điểm thực tế: Công ty TNHH Mê Công Thái Lan

1 TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

- Mức độ liên hệ:………

- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:………

- Tiến độ thực hiện:………

2 NỘI DUNG BÁO CÁO: - Thực hiện các nội dung thực tập:………

- Thu thập và xử lý số liệu:………

- Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:………

3, HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: ………

………

4, MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: ………

………

… 5, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ………

………

ĐIỂM:………

Chất lượng báo cáo:( tốt – khá – trung bình): ………

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

tế cho bản thân.

Thực hiện kế hoạch thực tập môn học của trường Đại học Kinh Tế & QuảnTrị Kinh Doanh và được sự nhất trí của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhânviên Công ty TNHH Mê Công Thái Lan, thời gian qua em có cơ hội được tiếpxúc và tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý,dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty Vận dụng với những kiến thức đượctruyền thụ từ phía các thầy cô giúp em viết nên bài báo cáo này Em hi vọng bàibáo cáo sẽ góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của công ty Bàibáo cáo thực tập môn học gồm các nội dung chính sau:

Phần I: Giới thiệu chung về công ty

Phần II: Nội dung thực tập môn học bao gồm:

Chương 1: Nội dung thực tập về quản trị học

Chương 2: Nội dung về phân tích và quản lý dự án đầu tư

Chương 3: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Chương 4: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu Phần III: Kết luận và kiến nghị

Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trongkhoa quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy Đồng Văn Đạt cùng tập thể cán bộcông nhân viên công ty TNHH Mê Công Thái Lan đã tận tình giúp đỡ, hướngdẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực tế tại công ty và tạo điều kiện cho em

Trang 5

hoàn thành tốt bài báo cáo này Do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa sâu,khả năng lý luận chưa thành thạo nên bài cáo không tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, những ý kiến đóng góp của quýthầy cô và ban lãnh đạo công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Mê Công Thái Lan

1 Tên và địa chỉ công ty

Tên gọi: Công ty TNHH Mê Công Thái Lan

Địa chỉ: SN 331 – Đường Hoàng Văn Thụ Thành Phố Thái Nguyên

Số điện thoại: 02803 651 789 Fax: 02803 651 789

Mã số thuế: 4600371638

Tài khoản: 390 10 00 0017030

Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

Đơn vị hưởng séc: Công Ty TNHH Mê Công Thái Lan

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn

E - Mail: mecongthailan@yahoo.com

Website: www.mecongthailan.com

Slogan: Bước vào không gian tươi sáng

2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mê Công Thái Lan

Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, đặc biệt thời điểm công tyđược thành lập là mốc thời gian Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chứcthương mại thế giới (WTO) Đất nước muốn thịnh vượng và phát triển, nguồnnhân lực có trình độ là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi quốcgia Vì vậy, nhà nước ta tích cực đẩy mạnh nền giáo dục, cả về chất lượng giảngdạy và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục Nắm bắt được điều đó,công ty TNHH Mê Công Thái Lan được thành lập dựa trên ý tưởng sản xuất vàcung ứng những trang thiết bị trường học phục vụ cho nền giáo dục nước nhànói chung, địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận nói riêng

Theo quyết định số 1702000264 ngày 10/03/2005 của Sở Kế Hoạch &Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2005 Công Ty TNHH Mê CôngThái Lan được thành lập tại 132 đường Dương Tự Minh - Thành Phố TháiNguyên Đến tháng 4 năm 2007 công ty chuyển địa điểm tới địa chỉ 158 HoàngVăn Thụ - Thành Phố Thái Nguyên

Trang 7

Hoạt động sau đó một năm, ngày 31 tháng 04 năm 2008 công ty chính thứckhai trương văn phòng giao dịch mới tại Số 331 - Đường Hoàng Văn Thụ -(Phường Đồng Quang) TP Thái Nguyên.

Đến nay Mê Công Thái Lan đã tự khẳng định đuợc thương hiệu của mìnhtrong lĩnh vực phân phối trang thiết bị nội thất tại Thái Nguyên và các tỉnh lâncận Sản phẩm do công ty cung cấp và lắp đặt tạo được ấn tượng tốt trong tâm tríkhách hàng mỗi khi mua sản phẩm của công ty

Hiện nay công ty đã có trụ sở giao dịch, có xưởng sản xuất và trưng bày sảnphẩm:

- Cơ sở 1: SN 331- Đường Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên

ĐT: 0280.3651 789 - 0280.3653 288

Đây là Văn phòng giao dịch và trưng bày hàng nội thất với Diện tích trên300m2

- Cơ sở 2: SN 291- Đường Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên

ĐT: 0280.3851 612 – 0280.2202 199 Là cửa hàng bán điện tử, thiết bị âmthanh chuyên nghiệp

Xưởng Sản xuất 1: SN 100 – Tổ 40 P.Phan Đình Phùng - TP.Thái Nguyên

ĐT: 0280.3656 658 Là nơi sản xuất đồ gỗ, gia công cơ khí, nội thất thiết bịtrường học

Xưởng Sản xuất 2: Tổ 10 – P.Thịnh Đán - TP.Thái Nguyên

ĐT: 0280.3748 567 Đây là nơi sản xuất Bảng chống loá

3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

3.1 Ngành, nghề kinh doanh:

- Sản xuất và mua bán đồ dùng trong trường học, đồ dùng gia đình

- Sản xuất lắp giáp và mua bán thiết bị điện, điện tử, điện lạnh truyền thanh,truyền hình

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ

- Mua bán trang thiết bị giáo dục, thiết bị văn hoá, thiết bị văn phòng

- Mua bán và lắp đặt điện nước, vườn hoa, cây cảnh, âm thanh, ánh sáng

Trang 8

- Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, tu bổ các mặt hàng công ty kinh doanh.

- Vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ

- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

- Hoạt động xây dựng khác

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

3.2 Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu:

 Thiết bị trường học:

- Trang thiết bị bảng, bàn ghế

- Bàn ghế HS bán trú, bàn liền ghế, bàn ghế rời

- Bàn ghế gỗ tự nhiên khung sắt sơn tĩnh điện

- Bàn ghế gỗ công nghiệp, khung sắt sơn tĩnh điện

- Giá sách, giá thư viện

- Tủ tài liệu (tủ sắt, gỗ, nhôm kính )

Trang 10

Phần II: Nội dung thực tập môn học Chương 1: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC

* Khái niệm quản trị học

Quản trị là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ từng tác giả

nghiên cứu Chẳng hạn, theo như James H.Donnelly, James L.Gibson: « Quản

trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp những hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được »

Theo lý thuyết hành vi định nghĩa: « Quản trị là hoàn thành công việc

thông qua con người »

Có ý kiến lại cho rằng: « Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh

đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động »

Nói một cách tổng quát, Quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khicon người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêuchung

* Vai trò của quản trị

Để tồn tại và phát triển, con người không thể hoạt động riêng rẽ mà cần có

sự phối hợp của các cá nhân để đạt được những mục tiêu chung Xuất phát từđiều đó, quản trị đóng một vai trò to lớn trong việc đạt được những mục tiêu đótrong tổ chức

Quản trị giúp cho các thành viên thấy rõ được mục tiêu và hướng đi củamỗi cá nhân, giúp cho tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình, đây là yếu tốquan trọng nhất của một con người trong tổ chức

Quản trị giúp cho tổ chức đối phó được với những cơ hội và thách thức từmôi trường, tạo điều kiện cho tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắtđược tốt hơn các cơ hội và giảm bớt được các tiêu cực mà môi trường ấy manglại

Trang 11

Chính vì vai trò hết sức to lớn của hoạt động quản trị, mà nó đòi hỏi trong

bất cứ tổ chức nào cũng cần thiết phải có Ví như câu nói của C.Mac: « Một

nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì phải cần có người chỉ huy, người nhạc trưởng ».

1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp

* Sự cần thiết của việc lập kế hoạch

Khi nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh Một câu nói nổitiếng của các nhà kinh tế, các nhà quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "Ifbusiness fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp không lập kế hoạch, thìđiều đó đồng nghĩa với lập kế hoạch cho sự thất bại) Câu nói này bao trùm tất

cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh Nền kinh tế thịtrường với những biến đổi mạnh mẽ không ngừng, trong đó môi trường cạnhtranh rất gay gắt, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ dẫn đến công nghệ sảnxuất nhanh chóng bị lạc hậu Từ đó nó làm cho công tác quản lý doanh nghiệpcàng trở nên phần khó khăn, phức tạp Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt vớirủi ro của thị trường do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược và kếhoạch để xác định những định hướng và mục tiêu trong tương lai

Không ngoại lệ, nhận thức được điều đó, công ty TNHH Mê Công TháiLan cũng xây dựng cho mình một hệ thống kế hoạch cho mình

1.1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp và Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp

* Cơ sở xây dựng kế hoạch của Công ty

- Xuất phát từ nhu cầu thị trường thông qua các hợp đồng ký kết vớikhách hàng

- Năng lực hiện có của công ty: Tài chính, thiết bị, công nghệ, nhânlực

- Mục tiêu của công ty

* Hệ thống kế hoạch của công ty

Trang 12

Dựa trên những cơ sở ấy, hệ thống kế hoạch của công ty TNHH Mê Công Thái Lan được xây dựng bao gồm:

+ Kế hoạch tổ chức quản lý: Công ty hướng tới thiết lập một hệ thống tổ chứcquản lý có khoa học, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được sự giám sát có hiệu quả

và quản lý chặt chẽ từ ban lãng đạo đến các phòng ban

+ Kế hoạch sản xuất: Sản phẩm mà công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chấtlượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra

+ Kế hoạch Marketing: Sau năm năm đi vào hoạt động, công ty tiến hành kếhoạch marketing nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, hình ảnh của công tyđược biết đến rộng rãi trong tâm trí khách hàng

+ Kế hoạch tài chính: Công ty sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu nêncông tác lập kế hoạch tài chính rất quan trọng làm sao cho sử dụng hiệu quảnguồn vốn Nguồn vốn vay được sử dụng ngày càng nhiều do công ty mở rộngquy mô sản xuất

Dựa vào thời gian có thể phân chia ra thành các loại kế hoạch của công ty:

- Kế hoạch ngắn hạn: có thời gian thực hiện dưới 1 năm

- Kế hoạch trung hạn: có thời gian thực hiện từ 1 – 5 năm

- Kế hoạch dài hạn: có thời gian thực hiện trên 5 năm

* Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp

Công tác lập kế hoạch của công ty được thực hiện qua 6 bước:

+Nghiên cứu và dự báo nhu cầu

Trang 13

Sơ đồ 1: Các bước lập kế hoạch của công ty

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo.

Nghiên cứu và dự báo là bước đầu tiên của công tác lập kế hoạch Từ việc

nắm bắt được cơ hội kinh doanh, công ty cần tiến hành công tác dự báo về cácyếu tố tác động đến chính bản thân của công ty mình, vì thế dự báo là khâu quantrọng nhất, nó giúp cho doanh nghiệp mình dự trù được những gì trong tương lai

mà doanh nghiệp ấy có thể gặp phải Dự báo có tính chính xác càng cao sẽ giúpcho doanh nghiệp có lợi thế càng lớn so với các đối thủ cạnh tranh Ngược lại,

dự báo thiếu căn cứ dẫn tới thiếu tính chính xác sẽ khiến cho công ty xác địnhsai lầm đường đi nước bước, không định hình rõ hoặc sai lệch đi so với ý muốn

và mục đích của công ty Với công ty TNHH Mê Công Thái Lan, tiến hành côngtác nghiên cứu và dự báo về môi trường kinh doanh của mình nhằm biết được:

- Nhu cầu của khách hàng

- Giá cả

- Đối thủ cạnh tranh trong vùng

- Những chính sách mới có thể ảnh hưởng đến nghành nghề kinh doanh, ởđây là kinh doanh trang thiết bị trường học phục vụ cho nền giáo dục nước nhà

- Các yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào

-

Nghiên cứu và dự báo nhu cầuThiết lập các mục tiêuPhân tích tiền đềXây dựng các phương ánĐánh giá các phương ánLựa chọn phương án và ra quyết định

Trang 14

Ngoài ra công ty cũng phân tích những nguồn lực mình có để phân tìm rađiểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh nhằm pháthuy những điểm mạnh của mình từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu.

Sau khi thực hiện công tác nghiên cứu và dự bào, công ty tiến hành thựchiện thiết lập các mục tiêu cho công ty mình Có hai loại mục tiêu mà công tyhướng tới bao gồm: mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng Thông thườngmục tiêu định lượng thường rõ ràng và dễ thực hiện hơn bởi nó là những con số,nhưng số liệu cụ thể Công ty TNHH Mê Công Thái Lan đề ra mục tiêu tối đahoá lợi nhuận Bên cạnh đó, với đặc thù sản xuất kinh doanh, công ty còn đưa ramục tiêu phục vụ cho công tác phát triển nền giáo dục trên địa bàn tỉnh TháiNguyên và các tỉnh thành lân cận

Bước 3: Phát triển các tiền đề

Tiền đề là những cơ sở để việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra Đồng thờiđây cũng là nhân tố giúp cho kế hoạch được thực hiện, các tiền đề của công tythường là những yếu tố như: Qui mô của công ty, giá cả, sản phẩm, uy tín công

ty trên thị trường Nếu doanh nghiệp hay bất cứ tổ chức nào có sự thống nhất,đồng bọ trong việc phát triển các tiền đề sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triểnnhanh, mạnh và bền vững trong tương lai

Bước 4: Xây dựng các phương án

Ở bước xây dựng phương án, yêu cầu nhà quản trị cần phải nghiên cứu vàđưa ra các phương án hành động giúp cho công ty có thể hoàn thành các mụctiêu đề ra Ở mỗi phương án cần phải có hai phần sau: Thứ nhất, xác định đượcgiải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu;Thứ hai,ác định được các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu.Mỗi phương án đều phải đề ra hướng đi, cách thức và phương thức thực hiện cáccông việc để tổ chức đạt được những mục tiêu chung

Bước 5: Đánh giá các phương án

Đánh giá các phương án nhằm mục đích lựa chọn được những phương ántối ưu nhất trong hệ thống những phương án mà công ty đã đề ra để thực hiện

Trang 15

được mục tiêu của tổ chức Các tiêu chí dùng để đánh giá là phương án đạt đượcmục tiêu hiệu quả nhất của công ty có thể là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoáchi phí hoặc là phương án giải quyết được cá vấn đề kinh tế xã hội Công tyTNHH Mê Công Thái Lan, tiêu chí để ban lãnh đạo lựa chọn phương án để thựchiện là phương án sao cho tối đa hoá lợi nhuận tuy nhiên vẫn phục vụ được mụcđích giúp thúc đẩy nền giáo dục của tỉnh nhà.

Bước 6: Lựa chọn các phương án và ra quyết định

Phương án được ban giám đốc lựa chọn là phương án tối ưu đã được đánhgiá ở bước năm, phương án được lựa chọn sẽ được phổ biến cho tất cả các cán

bộ công nhân viên của công ty và ban lãnh đạo có nhiệm vụ đề ra quyết định cácphương án hành động nhằm phân bổ các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch

1.1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp

Chiến lược được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động kinhdoanh hướng mục tiêu để các nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng được những

cơ hội và thách thức từ bên ngoài

Như vậy, theo định nghĩa này thì điểm đầu tiên của chiến lược kinh doanh

có liên quan tới các mục tiêu của doanh nghiệp Đó chính là điều mà các nhàquản trị thực sự quan tâm Có điều những chiến lược kinh doanh khác nhau sẽxác định những mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, thời kỳ kinh doanhcủa từng doanh nghiệp

Điểm thứ hai là chiến lược kinh doanh không phảỉ là những hành độngriêng lẻ, đơn giản Điều đó sẽ không dẫn tới một kết quả to lớn nào cho doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh phải là tập hợp các hành động và quyết địnhhành động liên quan chặt chẽ với nhau,nó cho phép liên kết và phối hợp cácnguồn lực tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạtđược mục tiêu đề ra

Điểm thứ ba là chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đúng dược điểmmạnh, điểm yếu của mình kết hợp với những thời cơ và thách thức từ môitrường

Trang 16

Điểm cuối cùng là chiến lược kinh doanh phải tính đến lợi ích lâu dài vàđược xây dựng theo từng giai đoạn mà tại đó chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực củacác nguồn lực là khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của mục tiêu đề ra ở từng thờikỳ.

* Sứ mệnh của công ty TNHH Mê Công Thái lan

Trở thành công ty cung cấp thiết bị trường học, thiết bị điện tử điện lạnhmạnh về tiềm lực kinh tế, uy tín trong năng lực chuyên môn, khẳng định đượcchất lượng sản phẩm cung cấp, phục vụ chuyên nghiệp và tính đa dạng của cácsản phẩm, dịch vụ do Công ty cung cấp Hiệu quả đầu tư, sự hài lòng của kháchhàng là phương châm hoạt động đem lại sự phát triển bền vững của công ty

* Phân Tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với công ty

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty được phân tích vàtổng hợp qua bảng phân tích ma trận SWOT sau:

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế

- Khoa học công nghệ phát triển

- Nước ta đầu tư ngày càng nhiềucho nền giáo dục

- Marketing còn kém

- Không có đội ngũ Marketing chuyên

nghiệp

- Một nhân viên kiêm rất nhiều việc

-Trang thiết bị phục vụ cho việc vận

chuyển còn ít

- Số lượng các đối thủ cạnh tranhtrong nghành nhiều

- Giá nguyên vật liệu tăng

- Chịu ảnh hưởng mạnh của giánguyên vật liệu đầu vào

Trang 17

Xuất phát từ phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ củacông ty, ban giám đốc đã đưa ra chiến lược phát triển cho công ty mình, cụ thể:

Về thị trường: Công ty thường xuyên đẩy mạnh công tác chăm sóc và khảo

sát thị trường, cử cán bộ về khảo sát trực tiếp đơn vị kế hoạch tư vấn sản phẩmtheo nhu cầu của khách hàng Công ty chủ động tiếp xúc trực tiếp tư vấn, giớithiệu sản phẩm cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu đặt hàng của công ty

Về sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là mục tiêu hàng đầu của

công ty Tất cả các sản phẩm của công ty đều được kiểm tra cẩn thận nhằm pháthiện từ đó khắc phục những sai hỏng nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng sảnphẩm mỗi khi giao cho khách hàng

Về khách hàng: Tập trung chăm sóc những khách hàng tiềm năng, đồng thời

cũng quan tâm tới những khách hàng truyền thống một mặt nâng cao hình ảnh củacông ty, mặt khác cũng là một trong những cách quảng bá chất lượng sản phẩm,thái độ phục vụ để có thể thu hút và nâng số lượng khách hàng của công ty Bêncạnh đó, công ty cũng có những chính sách ưu đãi trong triết khấu bán hàng kếhoạch ưu đãi trong bảo hành

Trang 18

1.2 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty)

Giải thích sơ đồ: Công ty TNHH Mê Công Thái Lan, giám đốc là ngườiđứng đầu và điều hành tất cả mọi hoạt động của công ty Giám đốc chỉ đạo vàđưa ra những phương hướng hành động tới các phòng ban

Các phòng ban có nhiệm vụ đề ra những cách thức thực hiện, những bướclàm chi tiết, cụ thể cho công tác sản xuất, thu mua nguyên vật liệu rồi triểnkhai tới các tổ để tiến hành sản xuất kinh doanh Đồng thời, giữa các phòng bannhư xưởng sản xuất, phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật có mối liên hệ mật thiếtvới nhau để đi đến thống nhất về các kế hoạch sản xuất, kế hoạch về sảnphẩm , khắc phục những điểm bất khả thi, điểm không hợp lý để đến khi thựchiện công việc diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng

Các kế hoạch chi tiết cụ thể được chỉ đạo và giải thích chi tiết cụ thể đếncác đơn vị trực tiếp thực hiện phương án kinh doanh đó là các tổ vận tải, tổ bánhàng, tổ lắp ráp Đây là đơn vị trực tiếp thực hiện những kế hoạch mà ban lãnh

XƯỞNG

SẢN XUẤT

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG KINH DOANH

Trang 19

đạo cấp trên đưa ra Nếu có những vấn đề nảy sinh hoặc bất hợp lý sẽ được phảnhồi lên cấp trên để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý.

1.2.1 Số cấp quản lý của công ty

Với loại hình công ty là công ty TNHH, Mê Công Thái Lan có bộ máyquản lý được phân thành hai cấp quản lý: Quản lý cấp cao và quản lý cấp cơ sở

- Quản lý cấp cao là ban giám đốc có chức năng điều hành chung toàn công

ty có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề, nhân danh công tychịu trách nhiệm trước pháp luật

- Quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp trên giao cho, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu cho toàn doanh nghiệp

1.2.2 Mô Hình tổ chức quản lý

Mô hình tổ chức của công ty TNHH Mê Công Thái Lan hoạt động theokiểu trực tuyến chức năng, hệ thống này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệthống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng Cách tổchức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chứcnăng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất ở mức độ nhấtđịnh

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị

Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm chung về tất cả các

hoạt động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm của công

ty trước pháp luật Giám đốc là người chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động củacông ty, vạch ra các kế hoạch, mục tiêu chung cho toàn công ty

Phòng kế toán: Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, kế toán cho

công ty và cung cấp các số liệu cần thiết cho ban giám đốc cũng như các bộphận kinh doanh để phân tích kịp thời và đưa ra những quyết định đúng đắntrong kinh doanh

- Trưởng phòng: Là người chịu trách nhiệm về công tác tổ chức bộ máy kếtoán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Do quy mô tổ chức bộ máy kế toán

Trang 20

nhỏ gọn nên kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, tính giá thành sản phẩm vàtheo dõi tài sản cố định nguyên giá trị giá còn lại tỉ lệ khấu hao, mức phân bổkhấu hao tài sản cố định, tình hình sử dụng, mức độ tăng giảm tài sản cố địnhcủa công ty trong kì sản xuất kinh doanh.

- Phó phòng: Phụ trách công tác kế toán quỹ kế hoạch kế toán ngân hàng kếhoạch thanh toán với người mua hàng

- Nhân viên kế toán: Theo dõi chấm công nhân viên kế hoạch tính trả lươngcho từng bộ phận Theo dõi việc phân bổ tiền lương kế hoạch bảo hiểm và việctrích lập

Văn phòng: Tham mưu cho giám đốc thực hiện chức năng quản lý: hành

chính kế hoạch văn thư kế hoạch lưu trữ kế hoạch quản trị kế hoạch tổng hợp vàthông tin Quản lý công tác nghiệp vụ về hành chính kế hoạch văn thư kế hoạchlưu trữ … Quản lý toàn bộ tài sản trong cơ quan như: nhà cửa kế hoạch dụng cụ

kế hoạch trang thiết bị kỹ thuật làm việc kế hoạch hệ thống mạng lan kế hoạch

xe ôtô kế hoạch phương tiện công tác và có kế hoạch mua sắm kế hoạch sửachữa kế hoạch bảo quản các tài sản bảo đảm phục vụ cho công tác lãnh đạo kếhoạch chỉ đạo của Công ty Chuẩn bị đón tiếp kế hoạch hướng dẫn kế hoạch bốtrí khách trong và ngoài Tỉnh đến làm việc với lãnh đạo và các phòng chức năngliên quan

Xưởng sản xuất: Bố trí nhân sự, máy móc, nguyên liệu và tổ chức thực

hiện công việc: Gia công cơ khí, sản xuất các loại bàn ghế, bảng chống loá,trang thiết bị trường học, nội thất văn phòng - gia đình Đồng thời cung cấp báocáo số liệu về tình hình sản xuất thực tế tại phân xưởng, cho phòng, ban liênquan

Phòng kinh doanh

- Nhận thông tin của các đơn vị Xử lý ngay các thông tin kịp thời chính xác

- Cung cấp báo giá các mặt hàng khách hàng quan tâm

- Làm các hợp đồng, dự án thầu với khách hàng

- Tham khảo giá thị trường đưa ra giá phù hợp các sản phẩm bán buôn, bán lẻ

- Mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh

Trang 21

- Thiết lập quan hệ khách hàng kế hoạch đối tác kế hoạch định hướng ổn định phát triểnlâu dài

- Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

- Tạo dựng nhà phân phối các sản phẩm trong và ngoài tỉnh

Phòng kỹ thuật

- Chức năng nhiệm vụ của phòng là tham mưu giúp việc cho giám đốc công tytrong lĩnh vực quản lý kỹ thuật kế hoạch chất lương công nghệ trong sản xuất vàlắp đặt sản phẩm Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất kếhoạch lắp đặt của công ty

- Hướng dẫn chi đạo các đội kế hoạch ban chỉ đạo nghiên cứu bản vẽ, thiết kế

kế hoạch lập và duyệt biện pháp thi công kế hoạch lắp đặt các dự án trong hồ sơ

dự thầu trước khi giao khoán nội bộ với các đơn vị

- Thực hiện chỉ đạo và quản lý chất lượng sản xuất sản phẩm

- Chủ trì việc tham mưu cho giám đốc trong việc đảm bảo các biện pháp đảmbảo chất lượng kế hoạch yêu cầu kỹ thuật kế hoạch an toàn lao động kế hoạch vệsinh công nghiệp

- Quản lý lư trữ hồ kỹ thuật và công nghệ thi công kế hoạch lắp ráp các hệthống sản phẩm mà công ty đã thi công

- Nghiên cứu các mẫu sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn

- Thiết kế các sản phẩm, mẫu mới, bền , đẹp, phù hợp nhu cầu khách hàng

- Lắp đặt trang thiết bị, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm cho khách

- Nhận làm các sản phẩm đặt theo đúng yêu cầu khách hàng

- Sửa chữa, thay thế lắp đặt trang thiết bị phục vụ khách hàng

Tổ vận tải: Có nhiệm vụ lên kế hoạch vận chuyển vật tư kế hoạch nguyên

liệu kế hoạch vật liệu kế hoạch thiết bị phục vụ sản xuất trong khâu đầu vào Vậnchuyển sản phẩm kế hoạch thành phẩm do công ty sản xuất hoặc mua bán thươngmại tới tận nơi các đơn vị đặt hàng kế hoạch đảm bảo thời gian kế hoạch an toàngiao thông kế hoạch an toàn lao động và chịu trách nhiệm trước công ty nếu sảnphẩm bị trầy xước kế hoạch biến dạng kế hoạch hư hỏng trong quá trình vậnchuyển

Trang 22

Tổ bán hàng: Có nhiệm vụ trực bán lẻ kế hoạch bán buôn cho khách hàng và

nhân dân kế hoạch cơ quan kế hoạch đơn vị kế hoạch trường học đóng trên địa bànthành phố và khách hàng trên địa bàn trong Tỉnh Chịu trách nhiệm trước Công ty

về giá cả kế hoạch thu chi trong công tác bán hàng kế hoạch quản lý bán hàng kếhoạch quản lý cơ sở vật chất và sản phẩm bầy mẫu

Tổ lắp ráp: Hoàn thiện các sản phẩm do xưởng sản xuất sản xuất ra hoặc

những mặt hàng nhập về cần lắp ráp Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật kế hoạch

mỹ thuật khi thi công kế hoạch lắp ráp các sản phẩm Thực hiện nhiệm vụ theo

kế hoạch của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu khách hàng Thực thi mọi côngviệc lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm Có nhiệm vụ báo cáo số liệu thực

tế kịp thời về công việc thi công sản xuất cho các bộ phận liên quan

Trang 23

Chương 2: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Để tiếp tục đứng vững, tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứmột doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạtđộng trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủnhận được Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếukhông có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổchức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó làmột trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một Doanh nghiệp.trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải xây dựngcho mình đội ngũ cán bộ riêng, có năng lực phẩm chất, khả năng lãnh đạo công

ty và đào tạo cán bộ công nhân lành nghề để theo kịp với tiến bộ và trình độ.Nhằm tạo cho mình chỗ đứng ở hiện tại và tương lai, Công ty TNHH MêCông Thái Lan cũng không nằm ngoài quy luật này Phải quản lý nhân lực củaCông ty như thế nào để đảm bảo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thịtrường

* Khái niệm về quản trị nhân sự

- Là những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển

và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người đảm bảo cho việc hoàn thành mục tiêuchung của doanh nghiệp một cách tốt nhất

- Trong doanh nghiệp mỗi người theo đuổi mục đích riêng của mình, nhiệm

vụ của quản trị nhân sự là phải tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu cá nhâncuả mỗi người với mục tiêu chung của doanh nghiệp, làm cho mỗi người nhận

rõ khi phấn đấu để thực hiên mục tiêu chung của doanh nghiệp cũng là phân đấumục tiêu riêng của doanh nghiệp cũng là phân đấu mục tiêu riêng của mình

Trang 24

* Tầm quan trọng của quản trị nhân sự

- Tài nguyên duy nhất thật sự còn có tính quốc gia là nhân công năng lực trítuệ và óc sáng tạo của họ Nó quyết định sự thịnh vượng trong tương lai của mỗiquốc gia nói chung của mỗi doanh nghiêp nói riêng

- Quản trị con người là yếu tố phức tạp nhất trong doanh nghiệp, đối vớihoạt động quản trị không có con người chung chung, con người trìu tượng, mỗimột thành viên trong doanh nghiệp là một con người cụ thể, có cá tính khácnhau có nhu cầu ước muốn tình cảm khác nhau Vì vậy những tác động của cácnhà quản trị đến các nhân viên khác nhau không thể giống nhau hoàn toàn

- Các yếu tố vật chất sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay con người tácđộng vào, vì muốn khai thác và sử dụng các yếu tố khác nhau của doanh nghiệpmột cách có hiệu quả, trước hết phải làm theo yếu tố con người có hiệu quả

- Quản lý nhân sự nói rộng ra là quản lý con người trong các tổ chức Dovậy một yêu cầu quan trọng của người làm công tác nhân sự là phải khai thác,khơi dậy trong mỗi con người những tiềm năng, những khả năng vốn có của họ,dung hoà các lợi ích của cá nhân với lợi ích chung của tổ chức nhằm phục vụcho sự phát triển chung của tổ chức Nói cách khách quản trị phát triển nguồnnhân lực chính là nghệ thuật quản trị con người

2.1 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp

Tổng số lượng lao động cuối năm 2010 như sau: 51 người (45 nam và 6 nữ)

- Ban giám đốc: 02 người Nam 2

- Phòng kế toán tổng hợp: 04 người Nữ 4

- Văn phòng: 04 người, 2 nam, 2 nữ

- Xưởng sản xuất: 23 người, 23 nam

- Phòng kỹ thuật: 03 người, 3 nam

- Tổ lắp ráp: 15 người, nam

Trang 25

Bảng 1: Bảng kê khai năng lực lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2010

ĐVT: người

Phân loại lao động

3

1 1 1

6

3 2 1

Thông qua phân tích bảng kê khai năng lực của công ty giai đoạn 2007 –

2010 ta thấy trong những năm vừa qua lực lượng lao động của công ty cơ bảnluôn có sự biến động, tuy nhiên với một doanh nghiệp loại vừa và nhỏ như MêCông Thái Lan những biến động đều ở mức trung bình không quá lớn

Theo cách phân loại lao động thì năm 2007 lao động gián tiếp là 3 ngườichiếm xấp xỉ 7% còn lại là lao động trực tiếp; như vậy lượng lao động quản lýquá ít so với lao động trực tiếp Năm 2008 lao động gián tiếp là 5 người trêntổng số 50 người chiếm 10%, lao động trực tiếp chiếm 90% toàn Công ty Nhưvậy lao động quản lý đã tăng lên 3% so với năm 2007 Năm 2009 lao động giántiếp là 11 người trên tổng số 52 người chiếm 22 %, trong khi lao động trực tiếp

là 78%, lao động gián tiếp tăng lên là do bước sang năm 2009 do công ty mởrộng quy mô thị trường, cần thiết phải chú trọng hơn trong khâu quản lý, các vịtrí cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: Vị trí trongphòng kinh doanh, nhân viên bán hàng Năm 2010 lượng lao động gián tiếp

Trang 26

được tuyển thêm ty là 14 người, chiếm hơn 27% trong khi lượng lao động trựctiếp tại công ty giảm xuống còn 37 người, công ty đã loại bỏ một số lao độngkhông phù hợp và đưa bộ phận lao động kiêm nhiệm thay thế các công việc củanhững đối tượng làm công tác bảo vệ, bốc vác… chính vì vậy lượng lao độngtrực tiếp chỉ còn lại 73% tổng lao động toàn công ty Như vậy, sau 4 năm từ

2007 – 2010 lượng lao động trực tiếp đã giảm đi 4 người, trong khi lao độnggián tiếp lại tăng lên 11 người

Xét theo tiêu chí là trình độ của nhân viên, công ty đã trú trọng tuyểndụng thêm nhân sự cho các vị trí quản lý, chất lượng lao động được cải thiện rõrệt Năm 2007 lượng lao động có trình độ chiếm 3 lao động trên tổng số 41 laođộng (7%) trong đó trình độ đại học có 1 người, cao đẳng, trung cấp 2 người.Năm 2008 công ty tuyển thêm 1 người có trình độ đại học chuyên ngành kỹthuật bổ xung vào nhân sự phòng kỹ thuật Năm 2009, phục vụ cho công tácquảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty, công ty nhận thấy công nghệ thông tin

là một biện pháp hữu hiệu, xuất phát từ nhu cầu đó, công ty tuyển thêm 1 vị trí

có trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, chuyên quản lý và pháttriển Website quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình trên trang Web Lúcnày số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng đượctuyển thêm cho các vị trí như kế toán, bán hàng, thợ kỹ thuật Năm 2010 trình

độ lao động tại công ty tiếp tục được cải thiện, số lượng lao động đạt trình độ đạihọc tăng lên thành 6 người trên tổng số 51 người Như vậy số người lao động cótrình độ cao tại công ty chiếm tới 27% trên tổng số lao động của công ty

Cơ cấu lao động của công ty phân theo giới tính: Lượng lao động nữ củacông ty giảm dần qua các năm Với đặc thù sản xuất kinh doanh các mặt hàng cótính chất cồng kềnh, nặng nhọc của công ty, điều đó không phù hợp với lao động

nữ Năm 2007 lao động nữ là 14 người trên tổng số 44 lao động toàn công tychiếm 32%, lực lượng này cơ bản được biên chế vào bộ phận kế toán, kho, thủyquỹ và bán hàng Tuy nhiên sang năm 2008 lượng lao động nữ bắt đầu giảmxuống còn 10 người trên tổng số 50 lao động tại công ty chiếm 20% Năm 2009,lượng lao động nữ giữ nguyên, tuy nhiên lượng lao động nam được tuyển thêm là

Trang 27

2 vị trí Năm 2010, lao động nữ chỉ còn lại 6 người chiếm 12% toàn công ty Nhưvậy để phù hợp với ngành nghề kinh doanh và yêu cầu công việc trong 4 năm quacông ty đã không ngừng cải thiện tình trạng lao động và chất lượng lao động củamình nhằm phù hợp hơn với cơ chế bán hàng và kinh doanh tại công ty.

Do đặc thù là đơn vị sản xuất và mua bán thương mại lên đội ngũ lao độngcủa công ty cũng có những đặc thù riêng, ngoài quân số cố định ra thì trong một

số thời điểm công ty còn phải thuê ngoài Tất cả các cán bộ nhân viên của công

ty đều có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và được đào tạo

có tay nghề thành thạo, vững vàng

2.2 Tuyển dụng nhân viên

Trong mỗi doanh nghiệp hay bất kì tổ chức nào, con người luôn là nguồnlực quan trọng nhất Sự thành công của tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào năng lực

và hiệu suất làm việc của những người lao động Mặt khác, khi một công nhânkhông đủ trình độ được thuê một cách thiếu thận trọng vì lựa chọn kém thì anh

ta trở thành một gánh nặng cho doanh nghiệp Vì vậy, muốn có được một độingũ lao động tốt trong mỗi doanh nghiệp, để có thể đưa doanh nghiệp đi đếnthành công thì công tác tuyển dụng luôn là vấn đề được các nhà quản lí quantâm tới

2.2.1 Quy trình tuyển dụng

Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động, công ty có thể tuyển mộ từ lựclượng lao động ở bên trong công ty cũng như từ thị trường lao động bên ngoàicông ty Nguồn bên trong thường được ưu tiên hơn Tuỳ thuộc vào thời kỳ kinhdoanh, điều kiện môi trường kinh doanh và các điều kiện liên quan đến nhữngnguồn lực nội tại mà từ đó công ty sẽ có những chiến lược về nguồn nhân lựckhác nhau dẫn đến nhu cầu về tuyển dụng lao động khác nhau

Căn cứ vào nguồn lực tài chính, từng thời điểm, từng điều kiện cho phép,doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng khác nhau.Qua quá trình thu thập và nghiên cứu số liệu, với Mê Công Thái Lan, công ty đã

Trang 28

sử dụng quy trình tuyển dụng khá chặt chẽ và hiệu quả Sau đây là sơ đồ quytrình tuyển dụng của như sau:

Sơ đồ 3: Quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Trước khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng chính thức, công ty xác định chínhxác nhu cầu tuyển dụng Các nhu cầu này xuất phát từ các lý do, chẳng hạn như

Bước 3: Tiêu chuẩn tuyển dụng

Bước 4: Thông báo tuyển dụng

Bước 5: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ

Bước 6: Thi tay nghề và phỏng vấn

Bước 7: Tổ chức khám sức khỏe

Bước 8: Thử việc

Bước 9: Ra quyết định Bước 2: Phân tích vị trí cần tuyển Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Trang 29

nhằm thay thế nhân viên thuyên chuyển, cần thêm nhân viên trong thời kỳ caođiểm của sản xuất Phòng tổng hợp quản lý tình hình nhân sự của công ty từ đónhu cầu tuyển dụng nhân sự cho từng phòng ban và đơn vị cụ thể.

Bước 2: Phân tích vị trí cần tuyển

Đây là khâu quan trọng trong quy trình tuyển dụng, phân tích vị trí cầntuyển hay nói cách khác là phân tích công việc là những công việc, thủ tục xácđịnh quyền hạn, trách nhiêm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sởxác định cho việc quản trị nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.Khi tiến hành phân tích vị trí cần tuyển dụng, công ty cung cấp đầy đủ nhữngthông tin về tình hình thực hiện công việc, thông tin về điều kiện thực hiện côngviệc, điều kiện làm việc như: Vệ sinh lao động, định mức thời gian, chế độlương bổng

Bước 3: Tiêu chuẩn tuyển dụng

Tiêu chuẩn tuyển dụng là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, hành vi để cóthể hoàn thành tốt một công việc cụ thể trong một môi trường cụ thể Để xácđịnh được tiêu chí tuyển dụng cho một công việc cụ thể, nhà tuyển dụng nênchọn các yếu tố quyết định sự thành công của công việc đó Tuỳ từng công việc,từng vị trí mà công ty cần tuyển để có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau đểtuyển được nhân viên thích hợp nhất, phát huy và tân dụng hết những khả năng

mà nhân viên tuyển dụng mang lại để đạt hiệu quả cao trong công việc Theothống kê, những tiêu chí sau đây thường được công ty sử dụng khi tuyển nhânviên:

Bước 4: Thông báo tuyển dụng

Công ty thường thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự bằng cách dán bảngthông báo ở trụ sở cơ quan của Công ty và thông báo trong nội bộ công ty

Trang 30

Bước 5: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ

Phòng tổng hợp là nơi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ tuyển dụng của cácứng cử viên Sẽ loại bỏ ngay các ứng cử viên có hồ sơ không đạt yêu cầu, khôngphù hợp với công việc cần tuyển, giúp công ty giảm được chi phí cho các quátrình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn tiếp theo

Bước 6: Thi tay nghề và phỏng vấn

Do yêu cầu thực tiễn, tại các phân xưởng sản xuất và lắp ráp, công nhânđược tuyển dụng phải trai qua phần thi tay nghề Phòng kỹ thuật sản xuất sẽ phụtrách giám sát và đánh giá kết quả của từng công nhân tuyển dụng

Bước 7: Tổ chức khám sức khoẻ

Sau khi vượt qua được các vòng thi tay nghề và phỏng vấn, những ngườituyển dụng đạt yêu cầu sẽ phải đi khám sức khoẻ, nếu ai đủ tiêu chuẩn thì sẽ đượcnhận vào làm việc

Bước 8: Thử việc

Thử việc là quá trình giúp cho nhân viên mới có thể làm quen và thíchnghi với công việc Đồng thời đó cũng là quá trình giúp cho công ty nhận xét,đánh giá người tuyển dụng xem học có những khả năng, năng lực như thế nào từ

đó bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng, thế mạnh của từng người giúpnâng cao năng suất lao động Nhân viên mới được tuyển dụng sẽ phải trải quathực tế làm việc tại công ty ít nhất là một tháng Nếu trong quá trình thử việc,người có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc được giao thì sẽ được ký hợpđồng lao động với công ty, ngược lại vi phạm kỷ luật, trình độ chuyên môn quákém so với yêu cầu của công việc thì sẽ bị sa thải

Bước 9: Ra quyết định

Giám đốc công ty là người ra quyết định cuối cùng, sau khi các ứng cửviên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, Giám đốc sẽ xem xét và đi đếntuyển dụng lao động chính thức Hợp đồng lao động sẽ chính thức được ký kếtgiữa công ty và người lao động

2.2.2 Kết quả tuyển dụng 2 năm gần nhất

Trang 31

Bảng 2: Kết quả tuyển dụng của công ty TNHH Mê Công Thái Lan năm 2009

Nhận xét: Sau 4 năm đi vào hoạt động, công ty TNHH Mê Công Thái

Lan không ngừng mở rộng quy mô sản xuất do thị trường của công ty ngày càngđược mở rộng Như một tất yếu, công ty đòi hỏi cần có lượng cán bộ công nhânviên có trình độ, tay nghề vững vàng Trong năm 2009 – 2010 công ty đã tiếnhành công tác tuyển dụng cho từng vị trí cần thiết Cán bộ công nhân viên đượctuyển dụng đều được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng: Năm 2009, công

ty tuyển thêm được 10 lao động, trong đó lao động có trình độ đại học là 2 người(chiếm 20%); cao đẳng là 3 người (chiếm 30%); trung cấp là 5 người (chiếm50%) Bước sang năm 2010, mặc dù số lượng tuyển dụng không quá lớn so vớinăm 2009 (tăng thêm 1 người), nhưng cơ cấu tuyển dụng đã có sự đổi thay.Nhân viên có trình độ đại học tăng từ 2 người lên 3 người, cao đẳng tăng từ 3người lên con số 5 người, còn lượng nhân viên được tuyển dụng có trình độtrung cấp giảm xuống từ 5 người xuống còn 3 người Vậy sau 2 năm, công ty đãtuyển dụng được 21 cán bộ công nhân viên, tất cả đều được đào tạo, có trình độ

từ trung cấp trở lên Mặc dù vậy, tổng số lao động của công ty không có sự daođộng lớn (năm 2009 là 52 người, năm 2010 là 51 người) do công ty một phần là

do công ty tuyển dụng nhằm thay thế nhân viên thuyên chuyển

Trang 32

2.3 Đào tạo nhân lực

Nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiêp nào, vì vậyđầu tư vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động là một hướng đầu

tư có hiệu quả nhất vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài Đào tạo nguồnnhân lực có hiệu quả, không những giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ cán

bộ công nhân viên lành nghề, thành thạo từ đó nâng cao năng suất lao động màcòn giúp cho công ty tiết kiệm được những khoản chi phí ngầm khác mà công tykhông thể thấy được: chi phí sai hỏng của sản phẩm do công nhân thiếu trìnhđộ với công ty TNHH Mê Công Thái Lan, nhận thức được tầm quan trọng củađào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, được sự đồng ý của ban lãnh đạo,công ty có thực hiện công tác đào tạo nhân lực khá hiệu quả Đặc biệt là côngtác đào tạo nhân sự nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người côngnhân

2.3.1 Quy trình đào tạo của công ty

GVHD: Đồng Văn Đạt SV: Hà Văn Sỹ32

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo

Bước 3: Thiết kế chương trình đào tạo

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Bước 4: Thực hiện đào tạo

Trang 33

Sơ đồ 4: Quy trình đào tạo của công ty

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là bước quan trọng nhất đối với mỗi doanhnghiệp trước khi đưa ra các giải pháp cho việc đào tạo nguồn nhân lực Ứng vớitừng vị trí cụ thể, các yêu cầu về công việc, Mê Công Thái Lan cần thiết phảiđào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên Khi xác định nhu cầu đào tạo, yêu cầucông ty phải trả lời cho những câu hỏi: Khi nào cần thiết phải tiến hành đào tạocho nhân viên? Đào tạo trong bao lâu? Bộ phận nào cần đào tạo? Loại lao độngnào cần đào tạo? Bao nhiêu người? Cần đào tạo kỹ năng gì?

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo của công ty là hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộcông nhân viên có trình độ và tay nghề cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệpvụ là cơ sở để thúc đẩy và tạo điều kiện để công ty tăng khả năng cạnh tranh

và phát triển trong tương lai

Bước 3: Thiết kế chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo nhân lực tại công ty thường là gửi cán bộ công nhânviên đi học tại các trường phục vụ cho chuyên môn, nghề nghiệp của từng bộphận, từng vị trí cần đào tạo Năm 2009 công ty tiến hành đào tạo cho cán bộquản lý tại trường đại học là 1 người, đào tạo tay nghề cho công nhân là 3 người.Sang năm 2010 số cán bộ được đào tạo tại trường đại học đã nâng tổng số lên là

3 người, và 3 công nhân được đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyênnghiệp

Bước 4: Thực hiện đào tạo

* Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trang 34

Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật được công ty tiến hànhđều đặn hàng năm cho các công nhân kỹ thuật bậc cao và cho các lao động phổ thông.

* Đào tạo nâng cao năng lực quản trị

- Áp dụng với tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trịviên cấp cơ sở

Bước 5: Đánh giá hiệu quả đào tạo

Đánh giá hiệu quả đào tạo là công việc được tiến hành khi nhân viên đàotạo đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ chương trình đào tạo Mục đích củabước này là nhằm đánh giá lại mức độ hoàn thành mục tiêu của chương trình đãđặt ra Những vấn đề cần phải được xem xét và đánh giá bao gồm:

- Phản ứng của học viên đối với chương trình đào tạo như thế nào?

- Học viên có nắm được những kĩ năng, những chuyên môn và những kiếnthức đã được dạy hay không?

- Những thay đổi tích cực của học viên khi tham gia khoá học ra sao?

- Xác định thật kĩ xem kết quả mang lại có đạt được mục tiêu đề ra haykhông? Đây là vấn đề quan trọng nhất mà công ty quan tâm khi tiến hành đàotạo nhân viên Nó tác động trực tiếp đến mục tiêu, lợi ích mà công ty mongmuốn nhận được khi tiến hành hoạt động này

2.3.2 Kết quả đào tạo

Với một quy trình đào tạo nhân viên khá hiệu quả, công ty TNHH Mê CôngThái Lan đã đào tạo được những cán bộ am hiểu sâu về kĩnh vực mình phụtrách Chất lượng lao động được nâng cao hơn, sau 5 năm đi vào hoạt động, hiệnnay, đại đa số các cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ trung cấp trởlên, chỉ còn phần ít lao động phổ thông, đây thường là lực lượng thuê ngoài củacông ty khi công ty phải đáp ứng cho nhiều khách hàng Kết quả đào tạo nhânlực của công ty năm 2009 – 2010 được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả đào tạo nhân lực trong công ty sau 2 năm 2009

và 2010

Trang 35

đào tạo (người)

cấu (%)

đào tạo (người)

cấu (%)

Không dừng ở đó, số cán bộ quản lý được đào tạo tăng từ 1 người (năm2009) lên 3 người sau đó một năm (năm 2010), chứng tỏ hệ thống quản lý củacông ty ngày càng được hoàn thiện hơn

2.4 Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là đo lường kết quả công việc thực hiện vớichỉ tiêu đề ra Nó có vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp:

- Thông qua đánh giá tình hình thực hiện của nhân viên, cung cấp nhữngthông tin cơ bản, qua đó doanh nghiệp đưa ra những quyết định về chế độ đãingộ tiền lương, thăng chức cung cấp một công cụ định hướng cho những nỗlực của những cá nhân, bộ phận vì mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp

- Giúp cho nhà quản lí nhận xét, đánh giá nhân viên, đây là điều mà nhânviên luôn muốn được người chỉ huy hay, ban lãnh đạo đánh giá về tình hình thựchiện công việc của mình

Ngày đăng: 23/09/2012, 12:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Lao động Xã hội năm 2003 Khác
2. Giáo trình Quản trị nhân sự - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Lao động Xã hội năm 2003 Khác
3. Giáo trình Quản trị Marketing - Philip Kotler - NXB Thống kê năm 2003 Khác
4. Giáo trình Quản trị sản xuất – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Lao động Xã hội năm 2007 Khác
5. Giáo trình Quản trị Chât lượng trong các tổ chức - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Lao động Xã hội năm 2005 Khác
6. Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Lao động Xã hội 2002 Khác
7. Giáo trình Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007 Khác
8. Điều lệ, nội quy doanh nghiệp ( Phòng Tổ chức – Hành chính Trung tâm Dịch vụ Thương nghiệp).Hợp đồng sản xuất gỗ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Các bước lập kế hoạch của công ty Bước 1: Nghiên cứu và dự báo. - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Sơ đồ 1 Các bước lập kế hoạch của công ty Bước 1: Nghiên cứu và dự báo (Trang 12)
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty) - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Sơ đồ 2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty) (Trang 17)
Bảng 1: Bảng kê khai năng lực lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2010 ĐVT: người Chỉ tiêu2007200820092010 Phân loại lao động - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 1 Bảng kê khai năng lực lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2010 ĐVT: người Chỉ tiêu2007200820092010 Phân loại lao động (Trang 24)
Bảng 1: Bảng kê khai năng lực lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2010 - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 1 Bảng kê khai năng lực lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 24)
Bảng 2: Kết quả tuyển dụng của công ty TNHH Mê Công Thái Lan năm 2009- 2010 - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 2 Kết quả tuyển dụng của công ty TNHH Mê Công Thái Lan năm 2009- 2010 (Trang 30)
Bảng 2: Kết quả tuyển dụng của công ty TNHH Mê Công Thái Lan năm 2009 - - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 2 Kết quả tuyển dụng của công ty TNHH Mê Công Thái Lan năm 2009 - (Trang 30)
Sơ đồ 4: Quy trình đào tạo của công ty Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Sơ đồ 4 Quy trình đào tạo của công ty Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo (Trang 32)
Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả đào tạo nhân lực trong công ty sau 2 năm 2009 và 2010 - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 3 Bảng tổng hợp kết quả đào tạo nhân lực trong công ty sau 2 năm 2009 và 2010 (Trang 34)
Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả đào tạo nhân lực trong công ty sau 2 năm 2009 - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 3 Bảng tổng hợp kết quả đào tạo nhân lực trong công ty sau 2 năm 2009 (Trang 34)
Bảng 4: Bảng năng suất lao động bình quân (2009-2010) - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 4 Bảng năng suất lao động bình quân (2009-2010) (Trang 37)
Bảng chống - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng ch ống (Trang 40)
sinh, bảng chống lóa… Thu nhập trung  - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
sinh bảng chống lóa… Thu nhập trung (Trang 42)
Bảng 8: Bảng thông tin về các loại máy móc, thiết bị của Công ty - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 8 Bảng thông tin về các loại máy móc, thiết bị của Công ty (Trang 45)
Bảng 8: Bảng thông tin về các loại máy móc, thiết bị của Công ty - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 8 Bảng thông tin về các loại máy móc, thiết bị của Công ty (Trang 45)
tùy theo địa hình và tính chất công việc mà công ty phải có kế hoạch thuê ngoài hoặc cơ động bằng xe gắn máy. - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
t ùy theo địa hình và tính chất công việc mà công ty phải có kế hoạch thuê ngoài hoặc cơ động bằng xe gắn máy (Trang 46)
Bảng 9: Kê khai đơn vị hành chính và mật độ dân số - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 9 Kê khai đơn vị hành chính và mật độ dân số (Trang 49)
Bảng 9: Kê khai đơn vị hành chính và mật độ dân số - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 9 Kê khai đơn vị hành chính và mật độ dân số (Trang 49)
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 10 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 51)
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 10 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - (Trang 51)
Bảng 11: Giá một số sản phẩm của công ty - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 11 Giá một số sản phẩm của công ty (Trang 52)
Nhận xét: Nhìn vào bảng chi phí cho hoạt động quảng cáo của công ty, mặc dù tỷ trọng chi phí cho quảng cáo cho các năm 2008, 2009, 2010 giàm dần,  nhưng  điều đó không  có nghĩa  là mức  chi  cho  quảng  cáo ngày  càng  giàm - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
h ận xét: Nhìn vào bảng chi phí cho hoạt động quảng cáo của công ty, mặc dù tỷ trọng chi phí cho quảng cáo cho các năm 2008, 2009, 2010 giàm dần, nhưng điều đó không có nghĩa là mức chi cho quảng cáo ngày càng giàm (Trang 54)
*Tình hình dự trữ - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
nh hình dự trữ (Trang 59)
Bảng 13: Lượng dự trữ các nguyên vật liệu - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 13 Lượng dự trữ các nguyên vật liệu (Trang 59)
Thông qua bảng tổng hợp những nguyên vật liệu dự trữ của công ty, cho thấy số lượng hàng dự trữ của công ty có giá trị khá cao, một phần là do đặc  điểm của các mặt hàng này tốn ít chi phí bảo quản, công ty lại có các công tác  dự trữ nhằm cung cấp nhanh  - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
h ông qua bảng tổng hợp những nguyên vật liệu dự trữ của công ty, cho thấy số lượng hàng dự trữ của công ty có giá trị khá cao, một phần là do đặc điểm của các mặt hàng này tốn ít chi phí bảo quản, công ty lại có các công tác dự trữ nhằm cung cấp nhanh (Trang 60)
*Tình hình bảo quản vật tư, nguyên vật liệu - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
nh hình bảo quản vật tư, nguyên vật liệu (Trang 60)
Bảng 14: Trang bị trong các xưởng sản xuất - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 14 Trang bị trong các xưởng sản xuất (Trang 60)
15 Máy lu ép bảng Chiếc 01 18.000.000 - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
15 Máy lu ép bảng Chiếc 01 18.000.000 (Trang 61)
Bảng 15: Một số mặt hàng cung cấp của công ty - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 15 Một số mặt hàng cung cấp của công ty (Trang 62)
Bảng 15: Một số mặt hàng cung cấp của công ty - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng 15 Một số mặt hàng cung cấp của công ty (Trang 62)
Bảng chống lóa - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng ch ống lóa (Trang 68)
Bảng chống lóa - Báo cáo thực tế môn học tại công ty TNHH Mê Công Thái Lan.doc
Bảng ch ống lóa (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w