Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệucho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới,môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và pháttriển thị trường, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệucho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả
Mọi doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận, trong đó mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C – V – P)với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản lýtrong quá trình điều hành doanh nghiệp Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ làyếu tố đầu tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và gây nên hiệu ứng thay đổi của lợinhuận Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọngtrong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết địnhnhư: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…
Trong thời gian thực tế tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG TháiNguyên, dựa trên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế kết hợp với các kiếnthức đã học, em chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận”
để nghiên cứu Bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu… kết hợp tham khảotài liệu, em sẽ phân tích mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chiphí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởngcủa các nhân tố đó đến lợi nhuận của công ty, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện côngtác kiểm soát chi phí và nâng cao lợi nhuận của công ty
Trang 2PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN
1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị.
1.1.1 Khái niệm
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quátrình tính toán giá phí sản phầm như: giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất nhằm đề ra cácquyết định cho phù hợp, xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động Dầndần cùng với sự phát triển của khoa học quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng cónhững bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ năm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nềnkinh tế phát triển trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu áp dụng và sử dụng những thông tin
kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý Vậy, xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về thôngtin phục vụ quản lý, khả năng cung cấp thông tin mà kế toán quản trị ra đời
Kế toán quản trị không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để
ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng nguồn lực mà còn cung cấp cảcác thông tin về các mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng thực thi tráchnhiệm của mình
Về định nghĩa Kế toán quản trị, có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên môn đã có khái niệm:
- Theo Ronald W Hilton, Giáo sư đại học Cornell ( Mỹ): “ Kế toán quản trị làmột bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa và
đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”
- Theo Ray H Garrison: “ Kế toán quản trị có liên hệ với những việc cung cấptài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có tráchnhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”
- Theo các Giáo sư đại học South Florida là Jack L Smith; Robert M Keith vàWilliam L Stephens: “ Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhàquản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát”
- Theo Luật Kế toán Việt Nam ( năm 2003) và Thông tư 53/2006/TT- BTC ngày12/06/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp: “
Trang 3Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chínhtheo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Từ những khái niệm trên, cho thấy những điểm chung về kế toán quản trị là:
- Là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng
- Những người sử dụng thông tin là những đối tượng bên trong tổ chức, đơn vị
- Mục đích sử dụng thông tin là để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của
tổ chức, đơn vị
Từ đó có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị là:
Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Như vậy, kế toán quản trị ra đời từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường Kế toánquản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý, nó được coi nhưmột hệ thống trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiệnkiểm soát quản lý trong doanh nghiệp
1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị
- Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin vềnghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép hệ thông hóatrong sổ sách kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập các
dự toán, quyết định các phương án kinh doanh
- Kế toán quản trị chỉ cung cấp các thông tin về các hoạt động tài chính trongphạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp Những thông tin đó chỉ có ý nghĩađối với những bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ýnghĩa đối với những đối tượng bên ngoài Vì vậy, kế toán quản trị được hiểu là loại kếtoán dành cho những người làm công tác quản lý của một doanh nghiệp
- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộphận không thể thiếu được để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý
1.2 Vai trò, mục đích và nguyên tắc của kế toán quản trị.
1.2.1 Vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý ở doanh nghiệp.
Trang 4Trách nhiệm của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành và quản lýcác mặt hoạt động của doanh nghiệp Các chức năng cơ bản của quản lý doanh nghiệp,tất cả xoay quanh vấn đề “ ra quyết định”
Để quản lý và ra quyết định đối với các tình huống thì cần phải có thông tin.Chức năng cơ bản của quản lý được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Sơ đồ các chức năng cơ bản của quản lý
Qua sơ đồ này, có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạchđến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất
cả đều xoay quanh trục ra quyết định
Như vậy, để làm tốt các chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cầnthiết để có thể ra các quyết định đúng đắn Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu cung cấpnhu cầu thông tin đó Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện cụ thể trong từng khâucủa quá trình quản lý như sau:
1.2.1.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạtđược những mục tiêu đó Các kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn
Dự toán cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huyđộng, sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu đề ra
Trang 5Kế toán quản trị thu thập thông tin thực hiện ( quá khứ) và những thông tin liên quantới tương lai ( thông tin dự toán, dự tính ) để phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán.
1.2.1.2 Trong giai đoạn tổ chức thực hiện
Trong khâu tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt nhấtgiữa các yếu tố, tổ chức, con người và các nguồn lực sao cho kế hoạch được thực hiện
ở mức cao nhất và hiệu quả nhất
Kế toán quản trị có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang thựchiện để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉ đạo thựchiện các quyết định ( như các quyết định ngắn hạn: Quyết định loại bỏ hoặc tiếp tụcduy trì kinh doanh một bộ phận nào đó; quyết định tự sản xuất hay mua; quyết địnhnên bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục chế biến… hoặc các quyết định dài hạnkhác…) Ngoài ra, còn thu thập thông tin thực hiện để phục vụ cho việc kiểm tra đánhgiá sau này
1.2.1.3 Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá
Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kếhoạch, đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch Phương pháp thườngdùng là so sánh số liệu thực hiện với số liệu của kế hoạch và dự toán, xác định nhữngsai biệt giữa kết quả đạt được với các mục tiêu đã đề ra Do đó, kế toán quản trị có vaitrò cung cấp thông tin thực hiện từng bộ phận; giúp nhà quản lý nhận diện và đánh giákết quả thực hiện; những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý; đồng thờiphục vụ cho việc lập kế hoạch, dự toán tiếp kỳ sau
1.2.1.4 Trong khâu ra quyết định
Phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm giúp các nhà quản trị raquyết định Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanhnghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đến kiểm tra, đánh giá
Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin, soạn thảo các báo cáo phân tích sốliệu, thông tin; thực hiện việc phân tích số liệu, thông tin thích hợp giữa các phương ánđưa ra để lựa chọn; tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương án, quyết định phù hợp vàtối ưu nhất
Kế toán quản trị giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉbằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân
Trang 6tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết địnhthích hợp nhất.
Mối quan hệ giữa chức năng quản lý với quá trình kế toán quản trị
Từ những vấn đề trên, có thể thấy các khâu, các giai đoạn của quá trình quản lý
và quá trình kế toán quản trị có mỗi quan hệ mật thiết với nhau ( xem sơ đồ 2).
Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định các mục tiêu chung, chúng sẽđược chính thức hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể Các chỉ tiêu này trở thành căn cứ
để lập kế hoạch chính thức Trên cơ sở đó, kế toán soạn thảo và triển khai bản dự toánchung và các dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện Theo dõi kiểm tra vàđánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Sau đó kế toán thu thập kết quả thực hiện vàsoạn thảo báo cáo thực hiện, cung cấp cho nhà quản trị để đánh giá, kịp thời phát hiện
và khắc phục các điểm yếu kém
Chu kỳ quản lý và quá trình kế toán quản trị vận động liên tục và lặp đi lặp lạikhông ngừng trong hoạt động của doanh nghiệp
Trang 7Sơ đồ 02: Mối quan hệ giữa chức năng quản lý
và quá trình kế toán quản trị
Các chức năng quản lý
1.2.2 Mục tiêu của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là loại kế toán dành riêng cho các nhà quản lý, trợ giúp cho việc
ra quyết định theo các tình huống cụ thể của các nhà quản lý Các quyết định của nhàquản lý hầu hết đều liên quan đến vấn đề chi phí ( tiêu dùng nguồn lực) và ( lợi ích)giá trị thu được do các chi phí tạo ra Vì vậy, mục tiêu của kế toán quản trị tập trungvào 2 mục tiêu chủ yếu:
1.2.2.1 Mục tiêu liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực ( chi phí ) và nhu cầu tài trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó ( chi phí phát sinh ) để thực hiện các mục đích cụ thể của doanh nghiệp
Đối với kế toán quản trị, mô hình doanh nghiệp thể hiện dưới dạng gắn các mụcđích mà doanh nghiệp theo đuổi với các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy độngvới việc tiêu dùng các nguồn lực này ( thể hiện các chi phí )
Lập dự toán chung và các bản
dự toán chi tiết
Thu thập kết quả thực hiện
Soạn thảo báo cáo thực hiện
Quá trình kế toán
Trang 8Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể là:
Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó
Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể
Khả năng giải quyết vấn đề nào đó tại hiện trường trong một khoảng thờigian nhất định…
1.2.2.2 Mục tiêu tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ chi phí với giá trị ( lợi ích ) mà chi phí đó tạo ra.
Bất kể khi quyết định lựa chọn phương án tối ưu của nhà quản trị, bao giờ cũngquan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy, kế toán quản trị phảitìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn Tuynhiên, không có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí
1.3 Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận của kế toán doanh nghiệp,chúng có mối quan hệ chặt chẽ, đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt:
1.3.1 Sự khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Điểm khác nhau giữ kế toán quản trị và kế toán tài chính phát sinh chủ yếu vìchúng phục vụ cho đối tượng sử dụng khác nhau, có mục đích sử dụng thông tin kếtoán khác nhau
Trang 9Bảng 01: Bảng so sánh sự khác nhau giữa kế toán quản trị
- Đối tượng bên trong đơn vị( chủ doanh nghiệp, bạn GĐ,quản lý, giám sát, các quảnđốc…)
Nguyên tắc trình bày
và cung cấp thông tin
- Tuân theo nguyên tắc,chuẩn mực kế toán quốc tế
và quốc gia
- Linh hoạt, thích hợp từngtình huống, từng đơn vị,không bắt buộc tuân theocác nguyên tăc, chuẩn mực
kế toán chung, các quy địnhcủa nhà nước về kế toánquản trị( nếu có) cũng chỉ làhướng dẫn
Tính pháp lý
- Có tính pháo lệnh, tuântheo quy định thống nhấtcủa Luật, chế độ kế toán
- Tùy thuộc đơn vị, mang tínhnội bộ và thuộc thẩm quyềncủa nhà quản lý đơn vị
Đặc điểm thông tin
- Chủ yếu dưới hình thứcgiá trị, thông tin thực hiện
về những giao dịch, nghiệp
vụ đã phát sinh
- Thu thập từ chứng từ banđầu, qua quá trình ghi sổ,tổng hợp báo cáo
- Cả hình thức giá trị, hiệnvật, lao dộng; thông tin chủyếu hướng tới tương lại(hướng tới những sự kiệnchưa phát sinh – sẽ phát sinh)
- Thông tin thường có sẵn,nên phải thu thập từ nhiềunguồn ( dựa vào hệ thông ghichép ban đầu của kế toán, kếthợp với nguồn từ bộ phận liênquan…)
Trang 10theo mẫu định, linh hoạt theo yêu cầu
quản lý ( không bắt buộctheo khuôn mẫu)
Kỳ báo cáo
- Định kỳ ( Quý, năm) - Thường xuyên, kỳ ngắn,
theo yêu cầu của nhà quản trị( không quy định được kỳ báocáo)
1.3.2 Điểm giống nhau
Kế toán quản trị và kế toán tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau Mối liên
hệ đó được thể hiện ở những điểm giống nhau cơ bản sau:
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế và đềuquan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quá trình lưu chuyển tiền củadoanh nghiệp
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầucủa kế toán Hệ thông này là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chínhđịnh kỳ, cung cấp ra ngoài Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vậndụng, xử lý nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của ngườiquản lý Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cao cấp còn kế toánquản trị biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp
1.4 Nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.4.1 Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý
Việc xác định nội dung của kế toán quản trị là một vấn đề phức tạp và đang cónhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, khi xác định nội dung của kế toán quản trị cần phảixem xét các yêu cầu cụ thể của nó, đồng thời phải xem xét trong mối tương quan với
kế toán tài chính để đảm bảo cho kế toán quản trị không trùng lặp với kế toán chi tiếtthuộc kế toán tài chính và phát huy được tác dụng đích thực của nó trong công tácquản trị doanh nghiệp
1.4.1.1 Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp.
Có thể khát quát kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:
Trang 11- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh ( mua sắm, sử dụng đối tượnglao động – hàng tồn kho; tư liệu lao động – tài sản cố định; tuyển dụng và sử dụng laođộng – lao động và tiền lương…)
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm ( nhận diện, phân loại chi phí,giá thành; lập dự toán chi phí; tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; lập báocáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo tình huống quyết định…)
- Kế toán quản trị các khoản nợ
- Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính
- Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp
Trong các chỉ tiêu nói trên, trọng tâm của kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí Vìvây, một số tác giả cho rằng kế toán quản trị là kế toán chi phí
1.4.1.2 Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản lý
Kế toán quản trị bao gồm các khâu:
- Chính thức hóa các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế
- Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết
- Thu nhập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu
- Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị
Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ ( thông tin thựchiện) mà còn bao gồm các thông tin về tương lai ( kế hoạch, dự toán, dự tính…) Mặtkhác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị còn bao gồm cácthông tin khác ( hiện vật, thời gian lao động…)
1.4.2 Phương pháp nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị
Thông tin trong doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp Thôngtin kế toán quản trị chủ yếu nhẳm phục vụ trong quá trình ra quyết định của các nhàquản trị Thông tin này thường không có sẵn, do đó kế toán quản trị cần phải vận dụngmột số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu nhàquản trị Có bốn phương pháp nghiệp vụ cơ sở:
1.4.2.1 Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được
Thông tin sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó Do vậy, phươngpháp thứ nhất mà kế toán quản trị phải vận dụng để làm cho thông tin thành dạng có
Trang 12ích đối với nhà quản trị là với số liệu thu thập được Quá trình quyết định của nhà quảntrị thế nào cũng phải dựa vào sự so sánh này để đánh giá và ra quyết định.
1.4.2.2 Phân loại chi phí
Vì nhiệm vụ kiểm soát chi phí của nhà quản trị cũng quan trọng nên cách phânloại sao cho hữu ích và thích hợp với nhu cầu quản trị cũng là một phương pháp của kếtoán quản trị Kế toán quản trị thường phân loại chi phí của doanh nghiệp thành địnhphí và biến phí để từ đó làm căn cứ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợinhuận, là một nội dung quan trọng khi xem xét để quyết định kinh doanh Ngoài ra, kếtoán quản trị còn nhiều cách phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất,chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm…
1.4.2.3 Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo dạng phương trình
Một trong các công cụ thường dùng trong kế toán quản trị là sử dụng các phươngtrình đại số để biểu diễn mối quan hệ tương quan, ràng buộc giữa các đại lượng thông tin
Phương trình tổng lợi nhuận:
LN = px – bx – a = ( p – b)x – a ( p là đơn giá bán)
1.4.2.4 Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị
Để trình bày thông tin định lượng và mối quan hệ giữa các yếu tố đại lượng liênquan, thông thường kế toán quản trị sử dụng cách trình bày dạng đồ thị toán học Đồthị là cách thể hiện dễ thấy và rõ ràng nhất mối quan hệ và xu hướng biến thiên mangtính quy luật của các thông tin do kế toán quản trị cung cấp và xử lý
Trang 13Đồ thị 01 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ chi phí
và khối lượng sản phẩm.
( 1) Đường tổng CP
(2) Đường biến phí
(3) Đường định phí
1.5 Phân loại chi phí
1.5.1 Khái quát về Chi phí:
1.5.1.1 Chi phí theo quan điểm kế toán tài chính.
Chí phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí màdoanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sảnxuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
1.5.1.2 Chi phí theo kế toán quản trị
Khác với kế toán tài chính, trong kế toán quản trị khái niệm chi phí được sử dụngtheo nhiều cách khác nhau, lý do là vì có rất nhiều loại chi phí khác nhau và nhữngchi phí này được phân loại tùy theo Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loạihình doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung vàđặc điểm khác nhau, trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thểhiện tính đa dạng và bao quát nhất, nhu cầu của quản lý
y
Chi phí
Số lượng SP
(2) (1)
x (3)
Trang 141.5.2 Phân loại chi phí.
1.1.5.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Tác dụng của phân loại chi phí theo hoạt động là:
- Cho thấy vị trí và chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí
- Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính
Chi phí sản xuất.
Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và liên quanđến việc sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất còn được gọi là các yếu tố chi phí trongmối quan hệ với một sản phẩm
Một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành phẩmthông qua sự nổ lực lao động, làm việc của công nhân và việc sử dụng trang thiết bịcông nghệ sản xuất, do đó chi phí của một sản phẩm được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Direct material costs )
- Nguyên vật liệu trực tiếp là những yếu tố vật chất, những nguyên vật liệu chủ
yếu tạo thành thực thể của sản xuất Hay nguyên vật liệu trực tiếp là những yếu tố vậtchất tạo nân thành phần chính của sản phẩm sản xuất ra
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (tài khoản 621) là chi phí của nguyên vật liệu
được xuất ra sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo, sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thực thểcủa sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này thường chiếm một tỷ trọng cao trong chi phísản phẩm và thường không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu chính), thì trongquá trình sản xuất còn phát sinh những chi phí nguyên vật liệu phụ khác, cũng thamgia trực tiếp trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính
để sản xuất ra sản phẩm, hoặc chỉ tham gia để tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm,hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm Chẳng hạn như: Nhiên liệu, các chấtphụ gia trong chế biến dầu nhờn, màng nhôm trong sản xuất dược phẩm, sơn trong sảnxuất các dụng cụ cơ khí, vẹc ni dựng để đánh bóng sản phẩm gỗ, đinh vít trong bànghế đồ gia dụng bằng gỗ
Trang 15 Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labour costs)
- Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của
họ gắn liền với việc sản xuất ra sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếpcho sản phẩm họ sản xuất ra Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởngđến số lượng và chất lượng của sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
+/ Chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất +/ Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếpthực hiện quy trình sản xuất như: Kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm của họ sản xuất ra Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao độngphụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của lao động trực tiếp, những laođộng này là lao động gián tiếp Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sảnxuất ra sản phẩm, nhưng lại không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, như: Thợ bảotrì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, kế hoạch Vìthế song song với chi phí nhân công trực tiếp là dòng chi phí lao động gián tiếp
Chi phí sản xuất chung ( Factory overhead costs )
- Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa là bao gồm toàn bộ những chi
phí ở phân xưởng sản xuất phát sinh để sản xuất sản phẩm nhưng không kể chi phínguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, như vậy chi phí sản xuấtchung sẽ bao gồm:
+/ Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức, quản lý tại phân xưởng +/ Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất tạiphân xưởng
+/ Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất
+/ Chi phí khấu hao máy móc chi phí thiết bị, tài sản cố định khác được dùngtrong hoạt động sản xuất
+/ Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ sản xuất như: Điện, nước,sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất
Trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng phát sinh những khoản chi phí tương tựgắn liền với quá trình quản lý và tiêu thụ, nhưng không được kể là một phần của chi
Trang 16phí sản xuất chung, chỉ có những chi phí gắn liền với hoạt động tại phân xưởng mớiđược xếp vào loại chi phí này
Trong ba loại chi phí ở trên thuộc chi phí sản xuất, thì sự kết hợp giữa:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chiphí ban đầu
- Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phíchuyển đổi
Sự kết hợp này được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 03 : Sơ đồ biểu diễn chi phí sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quanđến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, được chia thành hai loại như sau:
Chi phí bán hàng (Selling expenses)
Chi phí bán hàng (chi phí lưu thông) là những dòng phí tổn cần thiết liên quanđến việc dự trữ và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, để đảm bảo cho việc thực hiện chínhsách bán hàng Khoản mục chi phí bán hàng thường bao gồm các chi phí cụ thể sau:
- Chi phí về lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ laođộng trực tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ
Trang 17- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyểnhàng hóa tiêu thụ
- Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng trong việc bán hàng như: bao bì sử dụng luânchuyển, các công cụ dụng cụ là đồ dùng, các quầy hàng
- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như:Thiết bị đông lạnh, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho
- Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như: Chi phí hội chợ, triển lãm,quảng cáo, bảo trì, bảo hành, khuyến mãi
- Các chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp (General and administration expenses)
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ những khoản chi phí chi ra choviệc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp bao gồm những khoảnmục chi phí sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của người laođộng, quản lý ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính, quản lý văn phòng
- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính, quản trị văn phòng
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc hànhchính, quản trị văn phòng
- Chi phí dịch vụ, điện nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn doanh nghiệp
- Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản
- Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản dùng trong sản xuấtkinh doanh do biến động thị trường như: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảmgiá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ
1.5.2.2 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí:
Phân loại chi phí theo bản chất ứng xử: Biến phí - Định phí - Hỗn hợp
Qua những cách phân loại như trên, mới chỉ đơn thuần nhận diện chi phí theonhững tiêu thức nhất định của toàn bộ chi phí Nhưng việc chỉ ra những chi phí thườnggắn liền với khối lượng hoàn thành như: Số sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy sử dụng gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí
Trên quan điểm về cách ứng xử, người ta chia chi phí thành ba loại:
Trang 18- Chi phí biến đổi (Variable costs)
- Chi phí cố định (Fixed costs)
- Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)
Chi phí khả biến (biến phí) - Variable costs
Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm vềmức độ hoạt động Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định không thay đổi.Biến phí khi không có hoạt động bằng 0
Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩmtiêu thụ, số giờ máy vận hành, tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong phạm vi hoạt động Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, ngược lạinếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy hoạtđộng ) thì biến phí là một hằng số
Ta gọi:
y : là tổng chi phí khả biến
a : là chi phí khả biến đơn vị (biến phí đơn vị)
x : mức độ hoạt động
Ta có đồ thị tổng quát về chi phí khả biến như sau:
Đồ thị 02: Đồ thị tổng quát về chi phí khả biến
Chi phí khả biến thực thụ (biến phí tỷ lệ) - True variable costs
Chi phí khả biến thực thụ là những chi phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độhoạt động
vị
Y = a
ĐỒ THỊ BIẾN PHÍ ĐƠN VỊ
Trang 19Đồ thị 03 : Đồ thị chi phí khả biến thực thụ và
chi phí khả biến dạng so sánh
Đây là loại chi phí khả biến mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệthuận với mức độ hoạt động như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng
Chi phí khả biến cấp bậc (Step variable costs)
- Khác với chi phí khả biến thực thụ, chi phí khả biến cấp bậc chỉ có sự thay đổikhi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định
- Thực tế có những chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liêntục của mức độ hoạt động Sự hoạt động phải đạt được ở mức độ nào đó mới dẫn đến
sự biến động về chi phí, như: Chi phí về thợ bảo trì máy móc thiết bị, chi phí điệnnăng những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanhnghiệp, nhưng chúng chỉ thay đổi khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máymóc thiết bị đạt đến một phạm vi, một giới hạn nhất định
- Với a là chi phí khả biến trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i, ta có
phương trình chi phí khả biến cấp bậc: Y = a i x i và đồ thị:
Trang 20Đồ thị 4 : Đồ thị chi phí khả biến cấp bậc
Dạng phi tuyến và phạm vi phù hợp
Trong thực tế, người ta thấy rằng có rất nhiều loại chi phí khả biến, không có mốiquan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của chúng có thể là nhữngđường cong khá phức tạp Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm viphù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét Nếu phạm vi phù hợp càng nhỏ thìđường cong càng tiến gần về dạng đường thẳng Phạm vi được quy định bởi sức sảnxuất tối thiểu và sức sản xuất tối đa, được xem là phạm vi phù hợp để nghiên cứunhững chi phí khả biến loại này
Trang 21Đồ thị 05: Đồ thị dạng phi tuyến và phạm vi phù hợp
Chi phí bất biến (Định phí) – Fixed costs
Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ
hoạt động thay đổi
Hay chi phí bất biến là những chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức
độ hoạt động của đơn vị Nếu xét trên tổng chi phí, chi phí bất biến không thay đổi;ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, chi phí bất biến tỷ lệnghịch với mức độ hoạt động
Như vậy, doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại chi phíbất biến Khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì chi phí bất biến trên mức độhoạt động sẽ giảm dần Gọi Y là tổng chi phí bất biến, b là chi phí bất biến, ta cóphương trình chi phí bất biến Y = b và có đồ thị như sau :
Trang 22Đồ thị 06: Đồ thị tổng định phí và định phí đơn vị
Chi phí bất biến bắt buộc (Committed fixed costs)
Chi phí bất biến bắt buộc là những dòng chi phí có liên quan đến những máymóc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng,chi phí khấu hao tài sản dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, chi phí liên quan đếnlương của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp
Chi phí bất biến bắt buộc thường có hai đặc điểm sau:
- Có bản chất lâu dài : Chi phí bất biến bắt buộc, chúng tồn tại lâu dài tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Giả sử có một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định đượcđưa ra thì nó sẽ liên quan, gắn liền đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm
- Chúng không thể cắt giảm đến bằng không ( trong thời gian ngắn ), cho dùhoạt động sản xuất kinh doanh giảm xuống hoặc hoạt động bị gián đoạn
Chi phí bất biến bắt buộc được thể hiện bằng phương trình đường thẳng: Y = b,với b là hằng số và ta có đồ thị chi phí bất biến bắt buộc như sau :
Trang 23Đồ thị 07: Đồ thị chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến không bắt buộc(Định phí tùy ý) - Discretionary fixed costs
Định phí tùy ý là những dòng chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch củanhà quản trị doanh nghiệp
Định phí tùy ý còn được xem như chi phí bất biến quản trị Dòng chi phí này phátsinh từ các quyết định hàng năm, hàng kỳ của nhà quản trị, do hành động của nhà quảntrị quyết định số lượng chi phí bất biến này trong các quyết định của từng kỳ hoạt độngsản xuất kinh doanh, như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo, bồidưỡng chuyên môn, chi phí tiếp khách, giao tế
Định phí tùy ý thường có hai đặc điểm sau :
- Có bản chất ngắn hạn: Định phí tùy ý liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn
và ảnh hưởng đến dòng chi phí của doanh nghiệp hàng năm, ngược lại đối với chi phíbất biến bắt buộc thường gắn liền với những kế hoạch, các phương án sản xuất kinhdoanh dài hạn, trong nhiều năm
- Trong những trường hợp cần thiết, trường hợp đặc biệt chúng ta có thể cắt bỏđịnh phí tùy ý
Định phí tùy ý được biểu diễn bằng đường thẳng Y = bi , với b thay đổi theo bậc
i Ta có đồ thị:
Trang 24Đồ thị 08: Đồ thị định phí tùy ý
Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp
Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng trong các trường hợp chi phí bất biến, nhất
là các chi phí bất biến có bản chất không bắt buộc
Đồ thị 09 : Đồ thị chi phí bất biến và phạm vi phụ thuộc
Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)
Trang 25- Ngoài những khái niệm về chi phí khả biến và chi phí bất biến đã nghiên cứu
ở trên còn một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp (Mixed costs) Loại chiphí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi quá trình sản xuất kinh doanh phát triển
- Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến Ởmức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện đặc điểm của chi phí bấtbiến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khảbiến Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định
- Như vậy, cần phải phân tích chi phí hỗn hợp để xem trong đó chi phí bất biến
là bao nhiêu và chi phí khả biến là bao nhiêu và xây dựng công thức dự đoán chi phínhư sau :
Phương trình tuyến tính dựng để lượng hoá chi phí hỗn hợp :
Y = ax + b Trong đó :
XĐường tổng chi phí
Dạng 1
Trang 26Ví dụ : Chi phí điện thoại, chi phí điện năng, chi phí thuê máy móc thiết bị, chiphí thuê nhà kho, kho bãi, nhà xưởng
1.5.2.3 Các mô hình phân tích chi phí hỗn hợp
- Phương pháp cực đại, cực tiểu (High - low method)
Phương pháp cực đại cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phươngpháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở đặc tính của chi phí hỗn hợp thôngqua khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức độ cao nhất và ở mức độ thấp nhất Chênh lệch vềchi phí ở mức độ hoạt động cao nhất và mức độ hoạt động thấp nhất chia cho biếnđộng mức độ gia tăng mức độ hoạt động ở mức cao nhất so với mức thấp nhất để xácđịnh mức biến phí Sau đó loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phíhỗn hợp
Công thức xác định yếu tố khả biến trong chi phí hỗn hợp:
Công thức xác định chi phí bất biến trong chi phí hỗn hợp như sau :
-Mức khối lượng cao nhất(thấp nhất)
Dạng 2
Trang 27Phương pháp bình phương nhỏ nhất nhằm xác định phương trình biến thiên của
chi phí dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích thống kê, xử
lý các số liệu chi phí đã được thu thập nhằm đưa ra phương trình có dạng: Y = b + ax
như hai phương pháp cực đại, cực tiểu và phương pháp đồ thị phân tán đã được trìnhbày ở trên Khái niệm về bình phương bộ nhất có nghĩa là tổng của các bình phươngcủa các độ lệch giữa các điểm với đường hồi quy là nhỏ nhất so với bất kỳ một đườngbiểu diễn nào khác
Từ phương trình tuyến tính căn bản này và tập hợp n phần tử quan sát ta có hệthống phương trình như sau :
Σxy = bΣx + aΣx2
Σy = nb + aΣx
Để minh họa cho phương pháp này, ta lấy lại số liệu về chi phí bảo trì của doanhnghiệp Y với n = 12 tháng
Từ số liệu gốc ta lập bảng tính toán như sau :
Bảng 03: Bảng tính chi phí bảo trì của doanh nghiệp Y theo phương pháp
bình phương nhỏ nhất
Áp dụng phương trình đường bình phương bộ nhất:
Σxy = bΣx + aΣx2 (1)
Σy = nb + aΣx (2)
Trang 28Thay số liệu đã tính được ở bảng trên vào 2 phương trình (1) và (2) ta có:
449.975 = 149,5b + 1.889,25a (1)35.650 = 12b + 149,5a (2)
Ta nhân phương trình (1) với 12 và nhân phương trình (2) với 149,5, ta được:
5.399.700 = 1.794b + 22.671a (1)5.329.675 = 1.794b + 22.350,25a (2) Lấy (1) – (2), ta có : 70.025 = 320,75a
a = 70.025320,75 = 218,32
Như vậy, tỷ lệ biến động của chi phí bảo trì là 218.320đ cho 100 giờ máy (nếutính 1 giờ máy sẽ là 2.183,2đ)
Chi phí bất biến sẽ được tính như sau :
Thay giá trị a = 218,32 vào phương trình (2), ta có:
32.650 = 12b + 32.638.8412b = 3.011,16
b = 250,93Vậy chi phí bất biến của chi phí bảo trì là : 250.930đ mỗi tháng
Và phương trình tuyến tính cần tìm có dạng :
Y = 250.930 + 2.183,2x
2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN ( C.P.V) 2.1.Một số khái niệm cơ bản về phân tích mối quan hệ chi phí-sản lượng-lợi nhuận (CVP).
2.1.1 Số dư đảm phí (Contribution margin)
Tổng số dư đảm phí là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng số tiền còn lại của
số tiền doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi biến phí
Tổng được sử dụng trước hết để trang trải định phi, phần còn lại sau đó là lãithuần trong kỳ
Giả sử:
- Khối lượng bán trong kỳ : Q
- Giá bán 1 đơn vị sản phẩm : p
Trang 29- Biến phí đơn vị : v
- Định phí hoạt động: F
Ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí:
Bảng 04: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là ∆Q = Q2-Q1
Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆R = (p - v) x ( Q2 - Q1)
∆R = ( p - v ) x ∆Q
Số dư đảm phí tính cho một đơn vị sản phẩm được coi như là phần đóng góp Vậyphần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi đã trừ đi biến phí đơn vị
Trang 30Qua bảng trên ta thấy số dư đảm phí chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ : Khi số lượngbất biến thay đổi sẽ làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi dĩ sẽ có tác động đến sựthay đổi của lãi thuần.
Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
- Tại sản lượng Q1 : Doanh thu: p x Q1 Lợi nhuận: R1 = ( p – v ) x Q1 - F
- Tại sản lượng Q2 : Doanh thu: p x Q2 Lợi nhuận: R2 = ( p – v ) x Q2 - F
Khi đó: Khi doanh thu tăng một lượng: p x Q2 – p x Q1
Lợi nhuận tăng một lượng: R=( p – v ) x ( Q2 - Q1)
Lợi nhuận tăng lên một lượng:
R = ( p – v ) x (Qp 2 - Q1) x p
Vậy thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận, cụ thể là: Khi doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận cũng tăng 1 lượng bằngdoanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cảnhững sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp thì những xínghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều
Để hiểu rõ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn - nhỏ, ta nghiên cứu kháiniệm cơ cấu chi phí
2.1.3 Kết cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến (CPKB), chiphí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh,
vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi
Trang 31Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:
- Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì lợi nhuận sẽ dễ nhạy cảmvới biến động của doanh thu và Chi phí khả biến thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó ta suy
ra tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiềuhơn Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp
có mức đầu tư lớn Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệpnày sẽ rất nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanhhoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được
- Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng phí thì chi phí khả biến thườngchiếm tỷ trọng lớn, và lợi nhuận thường ổn định hơn Vì chi phí bất biến và chi phí khảbiến lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng(giảm) ít hơn Những doanh nghiệp có chi phí bất biên chiếm tỷ trọng nhỏ thường lànhững doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặprủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn.Hơn thế nữa doanh nghiệp có chi phí bất biến lớn có thể dễ gây ứ đọng vốn trong quá trình tiêuthụ sản phẩm
Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm Tùy theo đặc điểmkinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập một cơ cấuchi phí riêng Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp cóthể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi cơ cấu chi phí nhưthế nào thì tốt nhất
Tuy vậy khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu
tố tác động như: Kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hìnhbiến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro
Điều đó có nghĩa là qui mô của doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường vàkhông có gì để đảm bảo một qui mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại ở năm sau hay thời gian
xa hơn Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế theo kế hoạch tập trung và nền kinh
tế theo cơ chế điều tiết bởi thị trường
2.1.4 Đòn bẩy kinh doanh:
Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dựng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác độngrất nhỏ Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy, gọi một cách đầy đủ là đòn bẩy kinh doanh, là
Trang 32cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏhơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm
Đòn bẩy kinh doanh chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu,sản lượng bán sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận Một cách khái quát là: Đìn bẩykinh doanh là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăngdoanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độtăng doanh thu:
ĐBKD =
Tốc độ tăng lợi nhuậnTốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán)Hoặc:
ĐBKD =
Tổng số dư đảm phíThu nhập thuầnHoặc:
ĐBKD =
Tổng số dư đảm phíTổng số dư đảm phí- định phí
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh đặt trọng tâm vào định phí và tỷ lệ thuận với địnhphí Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhấtđịnh, khi có 1% thay đổi về doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đền lợi nhuận Hay nóicác khác, khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi bao nhiêu
Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ảnh mức độ sử dụng định phí trong tỏchức doanh nghiệp do vậy đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỷ lệ địnhphí cao hơn biến phí trong tổng chi phí và nhỏ ở các doanh nghiệp có kết cấu ngược lại.Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phítrong tổng chi phí cao hơn biến phí do đó doanh nghiệp có lợi nhuận rất nhạy cảm đốivới thị trường doanh thu biến động, bất kì biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gâybiến động lớn về lợi nhuận
Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận Nếu tăng cùng một lượngdoanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng càng
Trang 33nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn Do vậy,đòn bẩy kinh doanh cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chứcdoanh nghiệp.
Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
- Tại sản lượng Q1 : Doanh thu: p x Q1 Lợi nhuận: R1 = ( p – v ) x Q1 - F
- Tại sản lượng Q2 : Doanh thu: p x Q2 Lợi nhuận: R2 = ( p – v ) x Q2 – F
Tốc độ tăng doanh thu = p x Q2 – p x Q1
Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBHĐ, nếu dựkiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại
* Chú ý : Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBHĐ ngàycàng giảm đi ĐBHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn
2.1.5 Soạn thảo báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí:
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến,người quản lí sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinhdoanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và mộtcông cụ để ra quyết định
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Trang 34Bảng 05: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Bảng 06: Bảng so sánh và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài
chính) và Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị)
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chiphí Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của
Kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệchi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mụcđích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúngcho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thểhiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khốilượng, lợi nhuận
2.1.6 Đánh giá tầm quan trọng của cấu trúc chi phí trong phân tích mối quan hệ C.V.P
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác
là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng
Trang 35hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất
Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xửcủa chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phảihiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm
cơ bản sử dụng trong phân tích Từ cấu trúc chi phí doanh nghiệp xác định được các chỉtiêu cơ bản như đòn bẩy kinh doanh, điểm hòa vốn, số dư đảm phí và lãi thuần để sửdụng trong mô hình phân tích C.V.P của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể đưa racác quyết định kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp để đạtđược hiệu quả kinh doanh cao nhất
2.2 Nội dung của phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
2.2.1 Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệC.V.P Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán đểđạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hồ vốn, điểm mà doanh sốkhông mang lại được lợi nhuận
Tuy nhiên, không một công ty nào hoạt động mà không muốn công ty mình manglại lợi nhuận Vì vậy, phân tích điểm hồ vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định sốlượng sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạtđộng kinh doanh của mình
2.2.1.1 Khái niệm điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí.Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn
Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành - còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung - còn gọi là doanh thu hòa vốn Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biễu diễn: doanh thu và chi phí
Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau:
Bảng 07: Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận
Tổng số Tính cho 1 sản phẩm
Trang 36Tổng số dư đảm phí (lãi đóng góp) Q x ( p – v ) P – v
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Tổng số dư đảm phí = Định phí + Lợi nhuận
- Doanh thu = Biến phí + định phí + Lợi nhuậnĐiểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổngchi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ)
Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, Tổng số dư đảm phí = định phí (*)
Chứng minh (*): Doanh Thu = Biến phí + Tổng số dư đảm phí
Mà:
Tổng số dư đảm phí = Định phí+Lợi nhuận
Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên Tổng số dư đảm phí = Định phí
2.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp Căn cứ vào đó màdoanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóacủa doanh nghiệp Một khi doanh nghiệp đã đạt được mức tiêu thụ sản phẩm ở điểm hồvốn và dần dần thu được lợi nhuận thì có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh lại giá bán củasản phẩm sao cho vừa đảm bảo mức lợi nhuận cho doanh nghiệp mà lại có giá phù hợpvới khả năng thanh toán của khách hàng
Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủđộng và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất
và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao
2.2.2 Phương pháp phân tích điểm hòa vốn
2.2.2.1 Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sảnphẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanhthu đạt được trong kỳ kinh doanh ( giả định giá bán không đổi)
Trang 37Tỷ lệ hòa vốn=
Sản lượng hòa vốnSản lượng tiêu thụ trong kỳ
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức
là chất lượng hoạt động kinh doanh Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro.
Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càngthấp càng an toàn
2.2.2.2 Doanh thu an toàn:
Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênhlệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn Chỉ tiêu doanh thu antoàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối
Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được - Mức doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thuhòa vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao củahoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại
Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chiphí Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệSDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó
có doanh thu an toàn thấp hơn
Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp vớichỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn x 100%
Mức doanh thu đạt được
2.2.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn:
Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để cácnhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sảnxuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt đượclợi nhuận mong muốn
2.2.3.1 Sản lượng hòa vốn:
Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu với
Trang 38đường biểu diễn tổng chi phí Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của 2 phươngtrình biểu diễn hai đường đó
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
ydt = pQPhương trình biễu diễn của tổng chi phí có dạng:
ytp = v x Q + FTại điểm hòa vốn thì ydt = ytp p x Q = a x Q + b (1)
Giải phương trình (1) để tìm Q, ta có:
Vậy:
Sản lượng hòa vốn = Định phí
Số dư đảm phí đơn vị
2.2.3.2 Doanh thu hòa vốn:
Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn Vậy doanh thu hòa vốn
là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán:
Doanh thu hòa vốn = p x Q hv
2.2.3.3 Đồ thị điểm hòa vốn:
Mối quan hệ C.V.P được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị Hình thức thứ nhất gồmcác đồ thị biễu diễn toàn bộ mối quan hệ C.V.P và làm nổi bật điểm hòa vốn trên hình,được gọi là đồ thị hòa vốn Hình thức thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nối bật
sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận
Đồ thị tổng quát:
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:
- Trục hoành Ox: Phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng) - Trục tung Oy: Phản ánh
số tiền hay chi phí
- Đường doanh thu: ydt = p x Q (1)
- Đường tổng chi phí: ytp =v x Q+F (2)
Qhv =
Fp-v
Trang 39Y = b
Y= ax + b Y= gx
Định phí
Trang 40Đồ thị 13: Đồ thị lợi nhuận
Phương trình lợi nhuận:
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C.V.P:
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận
p x Q = F + V x Q + R
Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp
có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện
Đặt:
- Rm: Lợi nhuận mong muốn
- Qm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
- p x Qm: doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn
Từ đó ta có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn là:
Sản lượng lợi nhuận mong muốn = Định phí ( F ) + Lãi thuần mong muốn ( Rm )
Đơn giá bán( p ) - Biến phí đơn vị( v)
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm:
Số dư đảm phí được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ số dư đảm phí), lúc đó có thể
Q
Đường doanh thuA
O
0
Điểm hòa vốn
p.Qi