2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬ N( C.P.V)
2.1.5. Soạn thảo báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí:
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lí sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: Tốc độ tăng
lợi nhuận
= R2 - R1 x 100 % = ( p – v ) x (Q2 - Q1) x 100%
Bảng 05: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 sản phẩm Doanh thu bán hàng P x Q p Biến phí V x Q v Tổng số dư đảm phí (lãi đóng góp) Q x ( p – v ) P – v Định phí F Lãi thuần (R) Q x ( p – v ) – F
Bảng 06: Bảng so sánh và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính) và Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị)
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Doanh thu Xxx Doanh thu bán hàng xxx
Trừ: Giá vốn hàng bán xx Biến phí xx
Lãi gộp xx Tổng số dư đảm phí (lãi
đóng góp) xx
Trừ:Chi phí kinh doanh xx Định phí xx
Lợi nhuận x Lãi thuần (R) xx
Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của Kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận.
2.1.6. Đánh giá tầm quan trọng của cấu trúc chi phí trong phân tích mối quan hệ C.V.P
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng
hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. Từ cấu trúc chi phí doanh nghiệp xác định được các chỉ tiêu cơ bản như đòn bẩy kinh doanh, điểm hòa vốn, số dư đảm phí và lãi thuần để sử dụng trong mô hình phân tích C.V.P của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.