Phương pháp phân tích điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập môn học tại công ty cổ phần đầu tư amp; thương mại tng thái nguyên - khoa kế toán- trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 36 - 98)

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬ N( C.P.V)

2.2.2. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn

2.2.2.1. Tỷ lệ hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh ( giả định giá bán không đổi).

Tỷ lệ hòa vốn=

Sản lượng hòa vốn Sản lượng tiêu thụ trong kỳ

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.

2.2.2.2. Doanh thu an toàn:

Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối.

Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được - Mức doanh thu hòa vốn

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại.

Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn.

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.

Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn x 100% Mức doanh thu đạt được

2.2.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn:

Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.

2.2.3.1. Sản lượng hòa vốn:

đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó.

Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng: ydt = pQ Phương trình biễu diễn của tổng chi phí có dạng:

ytp = v x Q + F Tại điểm hòa vốn thì ydt = ytp p x Q = a x Q + b (1) Giải phương trình (1) để tìm Q, ta có:

Vậy:

Sản lượng hòa vốn = Định phí Số dư đảm phí đơn vị

2.2.3.2. Doanh thu hòa vốn:

Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán:

Doanh thu hòa vốn = p x Qhv

2.2.3.3. Đồ thị điểm hòa vốn:

Mối quan hệ C.V.P được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị. Hình thức thứ nhất gồm các đồ thị biễu diễn toàn bộ mối quan hệ C.V.P và làm nổi bật điểm hòa vốn trên hình, được gọi là đồ thị hòa vốn. Hình thức thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nối bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận.

Đồ thị tổng quát:

Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:

- Trục hoành Ox: Phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng) - Trục tung Oy: Phản ánh số tiền hay chi phí.

Qhv =

F p-v

- Đường doanh thu: ydt = p x Q (1) - Đường tổng chi phí: ytp =v x Q+F (2) - Đường định phí: yđp = F

Đồ thị 12: Đồ thị điểm hòa vốn

2.2.3.4. Đồ thị lợi nhuận:

Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng. Đồ thị lợi nhuận có dạng như sau:

x ( sản lượng hòa vốn) x y Y = b Y= ax + b Y= gx Biến phí Y = ax b y SDĐP Điểm hòa vốn Định phí

Đồ thị 13: Đồ thị lợi nhuận

Phương trình lợi nhuận:

Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C.V.P:

Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận p x Q = F + V x Q + R

Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện.

Đặt:

- Rm: Lợi nhuận mong muốn

- Qm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn

- p x Qm: doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn Từ đó ta có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn là: Sản lượng lợi nhuận mong muốn = Định phí ( F ) + Lãi thuần mong muốn ( Rm )

Đơn giá bán( p ) - Biến phí đơn vị( v)

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm:

Số dư đảm phí được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ số dư đảm phí), lúc đó có

Q

y Đường lợi nhuận

Đường doanh thu A

O 0

Điểm hòa vốn

thể xác định mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau:

Sản lượng lợi nhuận mong muốn = Định phí ( F) + Lãi thuần mong muốn(Rm) Tỷ lệ số dư đảm phí

2.2.3.5. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán:

Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong giá bán thay đổi. Tức là trong điều kiện giá bán thay đổi thì khối lượng sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ như thế nào, Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể xác định được mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt được hòa vốn tương ứng với mức giá đó.

2.2.3.6. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu bán hàng:

Kết cấu bán hàng là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng số mặt hàng đem bán.

Mỗi mặt hàng đem bán có chi phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các mặt hàng đó biến động giữa các kì phân tích thì điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất và ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận.

Ta có công thức sau:

Doanh thu hòa vốn = Định phí

Tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn giá bán

3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN VÀO QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH NHUẬN VÀO QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

Để thuận lợi cho quá trình theo dõi, nghiên cứu một số ứng dụng của quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận vào quá trình ra quyết định, chúng ta sử dụng tài liệu của doanh nghiệp công ty X. Công ty này sản xuất một loại sản phẩm. Năm vừa qua sản lượng tiêu thụ sản phẩm là 1000 chiếc, các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả lợi nhuận như sau :

Bảng 08 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty X Tổng số Tính cho một sản phẩm Cơ cấu (%) Doanh thu 100.000 100 100 Biến phí 55.000 55 55 Tổng số dư đảm phí 45.000 45 45 Định phí 27.000 Lãi thuần 18.000

Kết quả lợi nhuận 18.000 được xác định :

Số lượng x Tổng số dư đảm phí – Định phí = Lãi thuần 1.000 x 45 – 27.000 – 18.000

Doanh thu x Tổng số dư đảm phí (%) – Định phí = Lãi thuần Hay :

100.000 x 45% - 27.000 = 18.000

Để cải thiện kết quả kinh doanh, công ty đang xem xét một số phương án cho năm tới như sau :

3.1. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi định phí và doanh thu thay đổi. đổi.

Có phương án đề xuất công ty nên tăng cường chi phí quảng cáo để tăng doanh thu. Số tiền chi cho quảng cáo dự kiến tăng thêm 7.000 (nđ) và kỳ vọng doanh thu tăng 15%. Vậy đánh giá về phương án này như thế nào,

Giải :

Doanh thu tăng 15% làm tổng số dư đảm phí tăng : 100.000 x 15% x 45% = 6.750 Trừ định phí quảng cáo tăng thêm : 7.000 Lãi thuần giảm: 250

Vậy, phương án này không tốt hơn, lãi thuần chỉ có thể đạt mức : 18.000 – 250 = 17.750

3.2. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi biến phí và doanh thu thay đổi.

Cũng tại công ty X, phương án thứ hai đề xuất :

Công ty có thể sử dụng vật liệu rẻ hơn để sản xuất làm cho biến phí mối đơn vị sản phẩm có thể giảm 5 ( nđ). Nhưng do chất lượng sản phẩm thay đổi sản lượng tiêu thụ chỉ có thể đạt được 970 sản phẩm. Vậy phương án này có tốt hơn không,

Giải :

Biến phí đơn vị giảm 5 (nđ), giá bán không thay đổi, làm lãi trên tổng số dư đảm phí tăng từ 45 đến 50 (nđ), nhưng sản lượng tiêu thụ giảm còn 970 sản phẩm. Vậy :

Tổng số dư đảm phí sẽ là 970 x 50 = 48.500 Tổng số dư đảm phí hiện tại 45.000 Tổng số dư đảm phí tăng thêm 3.500

Định phí không thay đổi, tổng số dư đảm phí tăng thêm 3.500 (nđ) đó cũng chính là số lãi thuần tăng thêm.

Số lãi thuần mới có thể là :

18.000 + 3.500 = 21.500 (nđ) Vậy phương án mới này tốt hơn.

3.3. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi thay đổi định phí, giá bán và doanh thu. doanh thu.

Phương án ba cho công ty X thúc đẩy tăng sản lượng tiêu thụ bằng cách giảm giá bán đồng thời tăng cường quảng cáo. Giá bán mỗi đơn vị dự kiến giảm 3 (nđ), cùng với nó quảng cáo dự kiến tăng 1.800 (nđ), hy vọng sản lượng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 15%. Lợi nhuận của phương án này sẽ như thế nào ,

Giải :

Giá bán giảm 3 (nđ)/ sản phẩm làm cho tổng số dư đảm phí đơn vị giảm còn : 45 – 3 = 42 (nđ).

Sản lượng tiêu thụ tăng 15% nghĩa là đạt mức :

1.000 x 15% = 1.150 ( sản phẩm ) Vậy :

Tổng số dư đảm phí mới : 1.150sp x 42 nđ = 48.300 Trừ tổng số dư đảm phí hiện tại 45.000 Tổng số dư đảm phí tăng thêm : 3.300 Trừ chi phí quảng cáo tăng thêm : 1.800 Lãi thuần tăng 1.500

Phương án này tốt hơn tình hình hiện tại, lợi nhuận có thể đạt mức 18.000 + 1.500 = 19.500 (nđ)

Nhưng phương án này có lợi nhuận thấp hơn phương án 2.

3.4. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi thay đổi định phí, biến phí và doanh thu doanh thu

Một phương án khác cho rằng công ty X có thể cải thiện hình thức trả lương nhân viên bán hàng thay vì trả cố định 5.000 (nđ) sẽ trả theo hình thức hoa hồng, mỗi sản phẩm bán được là 10.2 (nđ). Hy vọng rằng với hình thức này sẽ kích thích người bán hàng cải thiện được phong cách phục vụ và do vậy sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 25%. Đánh giá về phương án này sẽ như thế nào ,

Giải :

Thay đổi lượng thời gian bằng hình thức hoa hồng, đây là sự thay thế chuyển dịch một bộ phận chi phí cố định sang chi phí biến đổi. Với phương án này, định phí giảm còn :

27.000 – 5.000 = 22.000 nđ Nhưng biến phí đơn vị tăng thêm :

55 + 10,2 = 65,2 (nđ/sp)

Giá bán không đổi, vậy tổng số dư đảm phí đơn vị sẽ giảm từ 45 (nđ) xuống còn 34,8 (nđ). Vậy :

Tổng số dư đảm phí mơi :

1.000x 125% x 34,8 nđ = 43.500 (nđ) Trừ tổng số dư đảm phí hiện tại : 45.000

Tổng số dư đảm phí giảm (1.500) Cộng định phí giảm 5.000 Lãi thuần tăng 3.500 (nđ) Lãi thuần = 18.000 + 3.500 = 21.500

Hay :

1.250 x 34,8 – 22.000 = 21.500 (nđ)

Như vậy, phương án này lãi thuần của công ty tăng từ 18.000 lên 21.500 bằng kết quả của phương án 2.

Để xem xét và quyết định lựa chọn một số phương án đã được công ty dự kiến thực hiện được, công ty còn cần lựa chọn dựa trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế của mình và có hiệu quả kinh tế nhất.

Tổng hợp các phương án đã được công ty dự kiến ở trên được trình bày như sau:

Bảng 09: Bảng tổng hợp các phương án Công ty X dự kiến

Phương án Doanh số Biến phí Số dư đảm phí Định phí Lãi thuần

1 2 3 = 1 - 2 4 5 = 3 - 4 Hiện tại 100.000 55.000 45.000 27.000 18.000 PA1 115.000 63.250 51.750 34.000 17.750 PA2 97.000 48.500 48.500 27.000 21.500 PA3 111.550 63.250 48.300 28.800 19.500 PA4 125.000 81.500 43.500 22.000 21.500

Qua bảng trên, nếu các điều kiện dự kiến đều có thể thực hiện được thì công ty X nên chọn phương án nào,

- Phương án 1 có kết quả thấp hơn tình hình hiện tại, nên loại phương án 1. - Phương án 3 có kết quả cao hơn nhưng không bằng các phương án khác, phương án này cũng bị loại.

- Nếu xét về lợi nhuận thì phương án 4 và phương án 2 có lợi nhuận như nhau. Ta đánh giá 2 phương án này.

+/ Phương án 2: Phương án này có tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận trên giá thành cao hơn phương án 4 nhưng chất lượng sản phẩm giảm, điều đó dễ làm tổn hại tới uy tín của công ty trong cạnh tranh và thực tế cho thấy ở phương án này sản lượng tiêu thụ giảm. vì vậy, về lâu dài, phương án 2 sẽ đưa công ty đến chỗ thu hẹp quy mô hoạt động và rút lui khỏi thị trường.

+/ Phương án 4: chính sự cải tiến bên trong đã đưa mức tiêu thụ và lợi nhuận của công ty lên cao hơn so với các phương án khác. Đây là biện pháp tích cực lâu dài, bằng chính những khả năng tiềm ẩn bên trong đã giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và đưa ra kết quả lợi nhuận cao hơn. Vậy, nên chọn phương án 4.

3.5. Quyết định khung giá bán sản phẩm.

Giả sử ngoài số sản phẩm đang được tiêu thụ bình thường, công ty X đang có một cơ hội bán buôn 300 sản phẩm cho một đơn vị đặt hàng. Để 2 bên cùng có lợi, công ty đang xem xét đặt giá cho lô hàng này. Mục tiêu của công ty là với hợp đồng này sẽ đem lại

khoản lợi nhuận tăng thêm 6.000 (nđ). Biết rằng, định phí phát sinh do hợp đồng này là 1.500 (nđ). Vậy, công ty phải định giá bao nhiêu để cả 2 bên cùng chấp nhận,

Giải:

Giá bán cho hợp đồng này được xây dựng từ biến phí đơn vị, định phí tăng thêm cho mỗi đơn vị lợi nhuận mục tiêu cho mỗi đơn vị.

Biến phí đơn vị: 55 Định phí tăng thêm mỗi đơn vị: 1.500/300 = 5 Lợi nhuận mục tiêu mỗi đơn vị: 6.000/300 = 20 Giá bán: 80

Vậy giá bán cho hợp đồng này chỉ là 80 (nđ). Nhưng phải xét đến các yếu tố định phí của hợp đồng này như khu vực thị trường tiêu thụ và phản ứng của khách hàng quen thuộc…

4. Hạn chế khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

Cũng như các công cụ quản lý khác, mô hình mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng có những hạn chế của nó. Nghiên cứu mô hình này phải đặt trong những điều kiện giả định nhất định.

- Toàn bộ chi phí phải được phân biệt thành hai bộ phận là chi phí biến đổi và chi phí cố định.

- Định phí luôn cố định trong phạm vi thích hợp của sản lượng. - Biến phí đơn vị ổn định so với sự thay đổi của sản lượng. - Giá bán như nhau ở các mức độ của sản lượng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập môn học tại công ty cổ phần đầu tư amp; thương mại tng thái nguyên - khoa kế toán- trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 36 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w