1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La

125 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước trong thời kì 2001 - 2010 là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người , năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế , quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chủ yếu được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” Về phát triển Giáo dục - Đào tạo, Đại hội xác định: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững..” Ngày nay khi thế giới đã bước sang nền kinh tế tri thức, một quốc gia muốn phát triển được thì yếu tố quan trọng nhất không phải là dựa vào điều kiện tự nhiên, thiên nhiên ưu đãi, có nguồn khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào mà đó phải là nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhờ có một nền giáo dục tốt. Trong nền kinh tế tri thức đó, đòi hỏi mỗi người phải phát triển toàn diện, có những phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực tư duy, sáng tạo mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Chỉ thị số 22/2005/CT-BDG & ĐT ngày 29/7/2005 có đoạn: "Triển khai thực hiện Luật giáo dục 20005 và giai đoạn 2 của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước...". Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế, nước ta có những cơ hội rất lớn trong việc xây dựng, kiến thiết đất nước, tiếp thu các thành tựu của văn minh nhân loại. Tuy nhiên mặt trái của hội nhập, của cơ chế thị trường cũng đang tác động sâu rộng lên mọi mặt của đời sống xã hội, có nguy cơ làm băng hoại những giá trị ĐĐ được hình thành lâu đời trong lịch sử: tâm lý sống gấp, sống hưởng thụ đã làm cho nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trẻ dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Thậm chí một bộ phận không nhỏ bị tha hóa bởi đồng tiền, vì những hưởng thụ vật chất mà hành động mù quáng. Trước những thuận lợi và thách thức nói trên, đòi hỏi mỗi con người không những phải có một tri thức tốt mà còn phải có một bản lĩnh vững vàng trước những mặt trái của cơ chế thị trường, của mở cửa hội nhập. Điều đó chỉ có được trên cơ sở có một sự GD tốt về ĐĐ trước tiên là ở trong môi trường nhà trường. Chính vì vậy, vấn đề GDĐĐ cho HS nói chung và GDĐĐ cho HS trường THCS nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong GD nhân cách của con người phát triển toàn diện. Bởi vì trong thực tế, việc GD tri thức cho các em HS là một nhiệm vụ khó khăn. Việc truyền thụ, kiểm tra, đánh giá có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Còn việc GDĐĐ cho HS trong các nhà trường là việc khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì chính các chuẩn mực ĐĐ không phải là cái bất biến mà nó thay đổi theo sự phát triển của XH. Lứa tuổi HS THCS có đặc điểm tâm lí phức tạp, bản thân các em cũng phải vượt qua những khó khăn, khủng hoảng trong phát triển tâm lí ở giai đoạn này. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng lứa tuổi này là lứa tuổi bất trị, khó GD nhất so với các giai đoạn phát triển của đời người. Trong khi đó, GV và cha mẹ nhiều khi chưa hiểu hết các em để có cách tiếp cận, GD cho phù hợp. Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La. GD nói chung và GD THCS ở nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều GV khi giảng dạy mới chỉ quan tâm GD trí dục mà chưa coi trọng GD đức dục (tức là việc giảng dạy mới chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức khoa học bộ môn chứ chưa quan tâm đến việc GDĐĐ cho các em HS). Các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường cùng với địa phương đã có sự nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc GDĐĐ HS, thể hiện bằng việc đã có sự quan tâm, phối hợp cùng với các nhà trường thực hiện công tác này. Song những chi phối của cuộc sống, những khó khăn, thiếu thốn về CSVC,... lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDĐĐ HS. Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu về ĐĐ và GDĐĐ HS đã có, nhưng chưa nhiều. Chính bởi xuất phát từ thực tế đó mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La".

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC _____________  ______________ HOÀNG HẢI YẾN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mà SỐ: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý Giáo dục Khóa 2 - Học viện Quản lý Giáo dục; các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Giáo dục, khoa Tâm lý Giáo dục, phòng Quản lý Khoa học Học viện Quản lý Giáo dục; Ban Giám đốc Dự án phát triển Giáo dục Trung học cơ sở II đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp chúng em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, các cơ quan Đoàn thể xã hội, Hội cha mẹ học sinh các trường THCS dọc Quốc lộ 6 của huyện Yên Châu đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp gần xa để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, tháng 12 năm 2011 Tác giả Hoàng Hải Yến NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Stt Cụm từ được viết tắt Cụm từ viết tắt 1 An toàn giao thông ATGT 2 Ban giám hiệu BGH 3 Quản lý QL 4 Cán bộ quản lý CBQL 5 Đạo đức ĐĐ 6 Giáo dục đạo đức GDĐĐ 7 Giáo viên GV 8 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 9 Giáo viên bộ môn GVBM 10 Học sinh HS 11 Trung học cơ sở THCS 12 Cơ sở vật chất CSVC 13 Kinh tế - Văn hóa – Xã hội KT - VH - XH 14 Đại học Sư phạm ĐHSP 15 Nhà xuất bản NXB 16 Quản lý giáo dục QLGD 17 Văn nghệ - Thể dục thể thao VN – TDTT 18 Thanh niên cộng sản TNCS 19 Thiếu niên tiền phong TNTP 20 Ủy ban nhân dân UBND 21 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH - HĐH 22 Chủ nghĩa xã hội CNXH 23 Câu lạc bộ CLB 24 Giáo dục ngoài giờ lên lớp GD NGLL MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4 8. Đóng góp mới của đề tài 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1. Ở nước ngoài 6 1.1.2. Ở trong nước 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9 1.2.1. Giáo dục, quản lý, quản lý giáo dục 9 1.2.2. Đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức 13 1.3. Giáo dục đạo đức ở trường THCS 19 1.3.1. Mục tiêu của giáo dục đạo đức: 20 1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức 21 1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức 22 1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức 23 1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho HS của hiệu trưởng THCS 24 1.4.1. Đặc điểm tâm lí – xã hội của HS lứa tuổi THCS 24 1.4.2. Quản lý nhà trường và chức năng quản lý của hiệu trưởng trường THCS 26 1.4.3. Quản lý giáo dục đạo đức cho HS của hiệu trưởng trường THCS 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN CHÂU – TỈNH SƠN LA 37 2.1. Khái quát tình hình KT- XH, GD huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 37 2.1.1. Về KT - XH 37 2.1.2. Về phát triển giáo dục 37 2.2. Thực trạng về GDĐĐ ở các trường THCS huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 39 2.2.1. Nhận thức của GV và HS về vai trò của việc GDĐĐ cho HS trường THCS 39 2.2.2. Các biện pháp đã được sử dụng để GDĐĐ 46 2.3. Thực trạng quản lý GDĐĐ của hiệu trưởng các trường THCS huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 59 2.3.1. Tự đánh giá của hiệu trưởng về các biện pháp quản lý GDĐĐ ở trường THCS 59 2.3.2. Đánh giá của GV về các biện pháp quản lý GDĐĐ của HT trường THCS 61 2.3.3. Đánh giá của các CBQL về các biện pháp QL GDĐĐ HT 63 2.3.4. Ý kiến của HS về các phẩm chất và kĩ năng mà các em đã được GD trong nhà trường 64 2.3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá của các khách thể được điều tra 68 2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng 69 2.4.1. Nguyên nhân khách quan 69 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71 Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA 73 3.1. Những cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp 73 3.1.1. Những cơ sở đề xuất biện pháp QL GDĐĐ của HT: 73 3.1.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp QL GDĐĐ của HT: 73 3.2. Hệ thống các biện pháp QL GDĐĐ HS cho HT các trường THCS dọc Quốc lộ 6 huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La: 74 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và năng lực cho các lực lượng tham gia GDĐĐ ở các trường THCS huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La về tầm quan trọng của việc GDĐĐ HS 74 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng một môi trường thân thiện để GDĐĐ cho HS 78 3.2.3. Biện pháp 3: QL GDĐĐ HS thông qua việc giảng dạy các môn học trên lớp. .82 3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý hoạt động GDĐĐ HS thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL và thông qua các tình huống trong cuộc sống 83 3.2.5. Biện pháp 5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS 87 3.3. Quan hệ giữa các biện pháp 90 3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 91 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96 1. Kết luận 96 2. Khuyến nghị 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 104 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ ở các trường THCS Bảng 2.2: Nhận thức về mức độ cần thiết của ĐĐ đối với HS hiện nay. Bảng 2.3: Những biểu hiện yếu kém về ĐĐ của HS các trường THCS huyện Yên Châu Bảng 2.4: Kết quả xử lí các tình huống đạo đức của HS các trường THCS huyện Yên Châu Bảng 2.5: Các biện pháp được sử dụng phổ biến để GDĐĐ cho HS Bảng 2.6: Biện pháp GDĐĐ HS thông qua các môn học Bảng 2.7: Biện pháp GD tình yêu lao động, tính cần cù, sáng tạo cho HS THCS Bảng 2.8: Các biện pháp GD cho HS truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay Bảng 2.9: Các biện pháp tổ chức GD cho HS tinh thần hiếu học, tôn sự trọng đạo Bảng 2.10: Các biện pháp GD HS biết trọng chữ Tín Bảng 2.11: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS các trường THCS dọc quốc lộ 6 huyện Yên Châu từ năm 2006 đến năm 2011 Bảng 2.12: Tự đánh giá của HT về mức độ thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ Bảng 2.13: Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ HS của HT Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL về mức độ thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ HS của HT Bảng 2.15: Mức độ các phẩm chất ĐĐ mà HS được GD Bảng 2.16: Mức độ các kĩ năng mà HS được GD Bảng 2.17: Nhu cầu của HS về cải tiến hình thức tổ chức GDĐĐ Bảng 3.1: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước trong thời kì 2001 - 2010 là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người , năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế , quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chủ yếu được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” Về phát triển Giáo dục - Đào tạo, Đại hội xác định: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ” Ngày nay khi thế giới đã bước sang nền kinh tế tri thức, một quốc gia muốn phát triển được thì yếu tố quan trọng nhất không phải là dựa vào điều kiện tự nhiên, thiên nhiên ưu đãi, có nguồn khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào mà đó phải là nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhờ có một nền giáo dục tốt. Trong nền kinh tế tri thức đó, đòi hỏi mỗi người phải phát triển toàn diện, có những phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực tư duy, sáng tạo mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Chỉ thị số 22/2005/CT-BDG & ĐT ngày 29/7/2005 có đoạn: "Triển khai thực hiện Luật giáo dục 20005 và giai đoạn 2 của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước ". Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, 1 trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế, nước ta có những cơ hội rất lớn trong việc xây dựng, kiến thiết đất nước, tiếp thu các thành tựu của văn minh nhân loại. Tuy nhiên mặt trái của hội nhập, của cơ chế thị trường cũng đang tác động sâu rộng lên mọi mặt của đời sống xã hội, có nguy cơ làm băng hoại những giá trị ĐĐ được hình thành lâu đời trong lịch sử: tâm lý sống gấp, sống hưởng thụ đã làm cho nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trẻ dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Thậm chí một bộ phận không nhỏ bị tha hóa bởi đồng tiền, vì những hưởng thụ vật chất mà hành động mù quáng. Trước những thuận lợi và thách thức nói trên, đòi hỏi mỗi con người không những phải có một tri thức tốt mà còn phải có một bản lĩnh vững vàng trước những mặt trái của cơ chế thị trường, của mở cửa hội nhập. Điều đó chỉ có được trên cơ sở có một sự GD tốt về ĐĐ trước tiên là ở trong môi trường nhà trường. Chính vì vậy, vấn đề GDĐĐ cho HS nói chung và GDĐĐ cho HS trường THCS nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong GD nhân cách của con người phát triển toàn diện. Bởi vì trong thực tế, việc GD tri thức cho các em HS là một nhiệm vụ khó khăn. Việc truyền thụ, kiểm tra, đánh giá có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Còn việc GDĐĐ cho HS trong các nhà trường là việc khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì chính các chuẩn mực ĐĐ không phải là cái bất biến mà nó thay đổi theo sự phát triển của XH. Lứa tuổi HS THCS có đặc điểm tâm lí phức tạp, bản thân các em cũng phải vượt qua những khó khăn, khủng hoảng trong phát triển tâm lí ở giai đoạn này. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng lứa tuổi này là lứa tuổi bất trị, khó GD nhất so với các giai đoạn phát triển của đời người. Trong khi đó, GV và cha mẹ nhiều khi chưa hiểu hết các em để có cách tiếp cận, GD cho phù hợp. Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La. GD nói chung và GD THCS ở nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều GV khi giảng dạy mới chỉ quan tâm GD trí dục mà chưa coi trọng GD đức dục (tức là việc 2 giảng dạy mới chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức khoa học bộ môn chứ chưa quan tâm đến việc GDĐĐ cho các em HS). Các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường cùng với địa phương đã có sự nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc GDĐĐ HS, thể hiện bằng việc đã có sự quan tâm, phối hợp cùng với các nhà trường thực hiện công tác này. Song những chi phối của cuộc sống, những khó khăn, thiếu thốn về CSVC, lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDĐĐ HS. Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu về ĐĐ và GDĐĐ HS đã có, nhưng chưa nhiều. Chính bởi xuất phát từ thực tế đó mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Yên Châu tỉnh Sơn La". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phát hiện thực trạng đề xuất một số biện pháp QL hoạt động GDĐĐ của HT nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS trong các trường THCS ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ của HT. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu - Khảo sát 7 trường THCS dọc quốc lộ 6 của huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La trong tổng số 18 trường THCS của huyện, đó là các trường: Tú Nang, Chiềng Hặc, Sặp Vạt, Nguyễn Cảnh Toàn, Thị Trấn, Chiềng Pằn và Chiềng Đông. 4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát - 7 HT, 7 phó HT và 21 tổ trưởng chuyên môn của 7 trường khảo sát. 3 - GV : 70 (trong cả 7 trường) - HS : 200 em (cả 7 trường) 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay ở các trường THCS huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La đã thực hiện nhiều biện pháp QL GDĐĐ cho HS và đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Nếu HT các trường THCS sử dụng những biện pháp QL hoạt động GDĐĐ một cách khoa học, phù hợp, có tính khả thi dựa vào cơ chế chuyển các giá trị của XH thành các giá trị của cá nhân bằng các hình thức tổ chức phù hợp thì chất lượng GDĐĐ cho HS sẽ được nâng cao. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THCS. 6.2. Khảo sát thực trạng các biện pháp QL GDĐĐ của HT trường THCS huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và nguyên nhân của thực trạng. 6.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp QL GDĐĐ cho HS ở các trường THCS huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. 7. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng với mục đích xây dựng cơ sở lí luận của các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ của HT. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhằm mục đích điều tra thực trạng. 7.3. Phương pháp quan sát: Được sử dụng để quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ của GV và HS khi tham gia các hoạt động GDĐĐ để bổ sung cho phương pháp điều tra thông qua các hoạt động GD NGLL, hoạt động TDTT, tọa đàm, 7.4. Phương pháp đàm thoại: Thu thập thêm ®îc mét sè thông tin qua HS, GV giúp cho việc phân tích và lý giải nguyên nhân và bản chất của vấn đề để thấy được những đánh giá về biện pháp QL GDĐĐ HS của HT. 4 [...]... Sử dụng các công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả một cách chính xác, từ đó rút ra những nhận định, kết luận 8 Đóng góp mới của đề tài - Phát hiện được thực trạng các biện pháp QL GDĐĐ của HT các trường THCS huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL GDĐĐ cho HT các trường trên 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT... định 1.4.3.3 Quản lý hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục đạo đức: Bao gồm: QL hình thức GDĐĐ: HT chỉ đạo GVCN, GVBM, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tăng cường hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS thông qua các giờ chào cờ; các hoạt động văn nghệ; các hoạt động thi đua; giờ sinh hoạt lớp; tuyên truyền các cuộc vận động; thăm quan - học tập; lao động, tăng gia sản xuất; học tập các quy định... giúp các em hiểu được khái niệm ĐĐ một cách chính xác và tổ chức hành động để từ đó các em có được những kinh nghiệm, thái độ và hành vi ĐĐ phù hợp, đúng đắn 1.4.2 Quản lý nhà trường và chức năng quản lý của hiệu trưởng trường THCS 1.4.2.1 Quản lý trường THCS QL trường học với tư cách là một tổ chức GD ở cơ sở vừa mang tính đặc thù của GD, vừa mang tính XH, là tế bào chủ chốt của hệ thống GD từ trung. .. và nghiên cứu đề tài này nhằm đề xuất một số biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THCS dọc quốc lộ 6 của một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La – phía Tây Bắc của Tổ quốc 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Giáo dục, quản lý, quản lý giáo dục 1.2.1.1 Giáo dục Trước hết GD là hoạt động hay quá trình được tổ chức một cách có hệ thống có mục đích với nội dung, phương pháp, phương tiện nhằm... cách hiệu quả nhất 1.2.2 Đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức 1.2.2.1 Đạo đức ĐĐ là một hình thái ý thức XH, là tập hợp những nguyên tắc quy tắc, chuẩn mực XH, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người 13 trong quan hệ với nhau và quan hệ với XH, chúng được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận XH - Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin:... khó đạt được kết quả cao Đặc biệt, trong nhà trường THCs thì chức năng này càng cần phát huy mạnh mẽ để thúc đẩy các hoạt động thi đua 1.4.3 Quản lý giáo dục đạo đức cho HS của hiệu trưởng trường THCS 1.4.3.1 Quản lý chương trình, kế hoạch GDĐĐ Mục tiêu QL GDĐĐ của HT là làm cho quá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ trong nhà trường Làm sao để HS có ý thức, tình cảm và... biết tổ chức và đưa ra các biện pháp tổ chức các hoạt động GD một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu GD 1.2.2.3 Quản lý giáo dục đạo đức Trong nhà trường, hoạt động QL bao gồm nhiều nội dung, trong đó QL hoạt động GDĐĐ cho HS là một nội dung quan trọng QL GDĐĐ cho HS là quá trình tác động của chủ thể QL tới các đối tượng QL và các nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ GDĐĐ HS để công tác này đạt được... ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ĐĐ là một hình thái ý thức XH, xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử XH loài người Nó được hoàn thiện, phát triển trên cơ sở chế độ KTXH nối tiếp nhau từ thấp đến cao, đỉnh cao của nó là ĐĐ mới – ĐĐ cộng sản mà XH ta đang xây dựng Với vai trò là động lực tinh thần to lớn của ĐĐ đối với sự phát triển, tiến bộ XH được các. .. dựng được cho mình phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, có hiệu quả Người hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm, biết phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực của cán bộ giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục ĐĐ HS, là người trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục ĐĐ... định về nội quy - nề nếp của nhà trường; hoạt động nhân đạo, uống nước nhớ nguồn; qua hệ thống sách báo của nhà trường; tuyên truyền các quy định của nhà nước; qua giao tiếp, sinh hoạt trong và ngoài nhà trường; gương người tốt việc tốt, gương HS nghèo vượt khó; các hoạt động TDTT; hoạt động bảo vệ môi trường; qua các cuộc thi; giáo dục SKSS, giới tính; GD truyền thống nhà trường, địa phương, đất nước; . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC _____________  ______________ HOÀNG HẢI YẾN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA CHUYÊN. đức, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức 13 1.3. Giáo dục đạo đức ở trường THCS 19 1.3.1. Mục tiêu của giáo dục đạo đức: 20 1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức 21 1.3.3. Nội dung giáo dục đạo. PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA 73 3.1. Những cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp 73 3.1.1. Những cơ sở đề xuất

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấphành trung ương khoá VIII
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1998
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. V¨n kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW khóa VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V¨n kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW khóaVIII
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội
3. Luật giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998, 2005 và 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội
4. Bé GD&§T. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông, và trường phổ thông có nhiều cấp học
5. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý TW I. Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
6. Nguyễn Thanh Bình. Giáo trình giáo dục kĩ năng sống (dành cho các trường Cao đẳng sư phạm). NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục kĩ năng sống (dành cho cáctrường Cao đẳng sư phạm)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
7. Bộ GD&ĐT. Quyết định số: 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số: 49/2008/QĐ-BGDĐT
8. Phạm Khắc Chương. Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT- Vụ Giáo viên. Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ởtrường THPT- Vụ Giáo viên
9. Nguyễn Minh Đạo. Cơ sở khoa học quản lý. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội
10. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Nhà XB: NXBGiáo dục. Hà Nội
11. Phạm Minh Hạc. Phát triển con người toàn diện thời kì CNH-HĐH đất nước. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển con người toàn diện thời kì CNH-HĐH đấtnước
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội
12. Bùi Minh Hiền. Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội
13. Học viện chính trị quốc gia. Giáo trình đạo đức học. NXB Sự thật. Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học
Nhà XB: NXB Sự thật. HàNội
14. Học viện quản lý giáo dục. Quản lý Giáo dục và đào tạo. Tập bài giảng.Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục và đào tạo
15. Trần Kiểm. Đạo đức học. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội
16. Các Mác và Ăng ghen. Toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
17. Hồ Chí Minh. Bàn về công tác giáo dục. NXB Sự thật. Hà Nội, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục
Nhà XB: NXB Sự thật. Hà Nội
18. Hồ Chí Minh. Về đạo đức. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đạo đức
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội
19. Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục. NXB Sự thật. Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Nhà XB: NXB Sự thật. Hà Nội
20. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội. Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w