1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục trung học cơ sở huyện sông mã tỉnh sơn la (1986 2013)

111 149 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương,chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục ở tất cả các cấphọc, bậc học, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục bậc THCS ở Việt

Trang 1

ĐAI HOC THAI NGUYÊN

TRƯƠNG ĐAI HOC SƯ PHAM

ĐẶNG VĂN HIỆU

GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SÔNG MÃ

TỈNH SƠN LA (1986 - 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

ĐAI HOC THAI NGUYÊN

TRƯƠNG ĐAI HOC SƯ PHAM

ĐẶNG VĂN HIỆU

GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SÔNG MÃ

TỈNH SƠN LA (1986 - 2013)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

NGƯƠI HƯƠNG DÂN KHOA HOC PGS.TS Hà Thị Thu Thủy

Thái Nguyên - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình Cao học và hoàn thành luận văn Thạc sĩ, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô khoa Lịch sử, khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS TS Hà Thị Thu Thủy

đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng quí thầy cô đã tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.

Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Giáo dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (1986 - 2013)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, bảng

biểu, nguồn trích dẫn thể hiện trong luận văn mang tính khoa học, trung thực.Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trìnhnào khác

Tác giả luận văn

Đặng Văn Hiệu

Trang 5

Trang phụ bìa

MỤC LỤC

Trang

Lơi cảm ơn i

Lơi cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các biểu đồ vi

MƠ ĐÂU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, nhiệm vụ va pham vi nghiên cưu 6

4 Nguôn tai liêu va phương phap nghiên cưu 7

5 Đong gop cua luân văn 8

6 Bô cuc cua luân văn 9

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYÊN SÔNG MÃ TỈNH SƠN LA TRƯƠC NĂM 1986 10

1.1 Vài nét về huyện Sông Mã 10

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử hành chính 10

1.1.2 Điêu kiên kinh tê - xã hội 13

1.2 Khái quát tình hình giáo dục huyện Sông Mã trước năm 1986 17

1.2.1 Giai đoạn 1953 - 1975 17

1.2.2 Giai đoạn 1975 - 1986 22

Tiêu kêt chương 1 26

Chương 2: TÌNH HÌNH GIAO DUC TRUNG HOC CƠ SƠ HUYÊN SÔNG MA TINH SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 27

2.1 Chủ trương đổi mới giáo dục của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng bộ tỉnh Sơn La và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Sông Mã 27

Trang 6

TN iv

2.2 Tình hình giáo dục Trung học cơ sở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai đoạn 1986 - 2013 42

2.2.1 Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học 42

2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 50

2.2.3 Các hoạt động giáo dục 61

Tiểu kết chương 2 68

Chương 3: MÔT SÔ NHẬN XÉT VỀ GIAO DUC THCS HUYÊN SÔNG MA TINH SƠN LA (1986 - 2013) 70

3.1 Về quy mô phát triển 70

3.2 Về xây dựng cơ sở vật chất 71

3.3 Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 73

3.4 Về chất lượng giáo dục 76

3.5 Những tồn tại cần khắc phục 80

Tiêu kêt chương 3 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

11 VHVN - TDTT Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Số trường, lớp giáo dục THCS huyện Sông Mã trong 10 năm đầu

đổi mới (1986 - 1996) 43Bảng 2.2 Kết quả xây dựng trường lớp học Trung hoc cơ sơ huyện Sông Mã

năm học 1991 - 1992 44Bảng 2.3 Số trường lớp năm học 1994 - 1995 của huyện Sông Mã so với

tỉnh Sơn La 44Bảng 2.4 Số xã đầu tư xây dựng trường tầng cho bậc Trung hoc cơ sơ từ

năm 1996 đến năm 2000 45Bảng 2.5 Số trường, lớp bậc giáo dục THCS huyện Sông Mã thời kỳ 1996 - 2013 46

Bảng 2.6 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Sông Mã (1996 - 2013) 51

Bảng 2.7 Sự phát triển số lượng giáo viên THCS Sông Mã giai đoạn 1986 - 1996 53

Bảng 2.8 Sự phát triển số lượng giáo viên THCS Sông Mã giai đoạn 1996 - 2013 55

Bảng 2.9 Sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Sông Mã (1986 - 1996) 57

Bảng 2.10 Sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Sông Mã các năm

từ 1996 - 2013 59Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc THCS qua các năm từ

1996 đến 2013 62Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả xếp loại học lực bậc THCS qua các năm từ

1996 đến 2013: 64Bảng 3.1 Bảng thống kê số liệu học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS vào học

THPT và đi học nghề từ 2006 đến 2013 74Bảng 3.2 So sánh tỉ lệ học sinh dân tộc so với tổng số học sinh THCS

huyện Sông Mã giai đoạn 1986 - 2013 75

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu 2.1 Biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường lớp giáo dục

THCS huyện Sông Mã từ 1986 - 1996 43Biểu 2.2 Biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường lớp giáo dục

THCS huyện Sông Mã từ 1996 - 2013 47Biểu 2.3 Biểu đồ thể hiện sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện

Sông Mã từ 1986 - 1996 53Biểu 2.4 Biểu đồ thể hiện sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện

Sông Mã qua các năm 1996 - 2013 56Biểu 2.5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng học sinh THCS huyện Sông

Mã qua các năm 1986 - 1996 58Biểu 2.6 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng học sinh THCS huyện Sông

Mã qua các năm 1996 - 2013 60Biểu 2.7 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng hạnh kiểm học sinh

THCS Sông Mã từ năm 1996 - 2013 63Biểu 2.8 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng học lực của học sinh THCS

huyện Sông Mã từ năm học 1996 - 2013 65

Trang 11

HUYỆN THUẬN CHÂU

HUYỆN MAI SƠN

HUYỆN SỐP CỘP

LÀO

Bản đồ hành chính huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, HN, 2010)

Trang 12

Giáo dục Trung học cơ sở đóng vai trò là cầu nối giữa giáo dục Tiểu họcvới giáo dục Trung học phổ thông, thiếu nó thì hệ thống giáo dục quốc dân sẽkhông tồn tại Do đặc điểm tâm, sinh lý ở độ tuổi vị thành niên rất phức tạp chonên việc giáo dục học sinh ở cấp Trung học cơ sở có vai trò hết sức quan trọngtrong việc nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức làm cơ sở cho việc phân luồnghọc sinh sau khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở.

Nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của bậc học, trongnhững năm qua ngành giáo dục đã không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao chấtlượng dạy và học của cấp Trung học cơ sở, song bên cạnh những thành tựu đãđạt được, chất lượng giáo dục của cấp học vẫn đang còn bộc lộ nhiều yếu kémbất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Sông Ma la môt huyên miên nui năm ơ phia Tâ y - Nam cua tinh Sơn La, điêu kiên kinh tê - xã hội còn gặp nhiều khó khăn so với các huyện khác trongtỉnh Vì vậy , viêc đây manh phat triên giao duc luôn đươc Đang bô va chinh quyên huyên Sông Mã quan tâm Nhân dân cac dân tôc trong huyên luôn luôn đoan kêt, tin tương vao sư lanh đao cua Đang va Nha nươc , kiên tri, quyêt tâm

và cụ thể hóa những chủ trương , đương lôi đôi mơi , tưng bươc khăc phuc kho khăn, không ngưng vươn lên va đat đươc nh iêu thanh tưu trên nhiêu linh vưc của đời sống xã hội, trong đo co linh vưc giao duc

Trang 13

Nghiên cứu giáo dục THCS huyên Sông Ma thơi ky 1986 - 2013, tác giả mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục bâc THCS cua môt huyên miên nui ,vùng sâu , vùng xa , vùng biên giới trong bối cảnh nhân dân các dân tộc trong huyên, trong tỉnh, cùng nhân dân cả nước noi chung bước vào thơi ky đôi mơi toàn diện đất nước Tư đo thây đươc nhưng thanh tưu đa đat đươc đê tiêp t ụcphát huy , nhân rông , rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua Kịp thời khắc phục những tồn tại , hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của huyện hòa vào dòng chảy sự nghiệp giáo dục của tỉnh Sơn La cũng như của

cả nước noi chung

Nghiên cưu giao duc THCS huyên Sông Ma tư năm 1986 đến năm 2013còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc , đăc biêt la trong thơi ky đây manh sư nghiêp công nghiêp hoa , hiên đai hoa , giáo dục ngày càng đóng vai trò quantrọng không chỉ đối với huyện Sông Mã mà còn đối với cả tỉnh , cả nước Viêc nghiên cưu giao duc THCS huyên Sông Ma cung se cung câp , bô sungvao nguôn tai liêu đê giang day , tìm hiểu về lịch sử địa phương , góp phần giáodục tư tương, tình cảm cho thế hệ trẻ Sông Mã hôm nay và mai sau biêt trân trong , khơi dây, phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân các dân tộc

trong huyên Vơi nhưng ly do trên , tôi quyêt đinh lưa chon đê tai “ Giáo dục

THCS huyên Sông Ma , tỉnh Sơn La (1986 - 2013)” làm luận văn tốt nghiệp

Thạc sĩ , chuyên nganh Lich sư Viêt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt là kể tư khi Đang va Nha nươc đê

ra công cuôc đôi mơi toàn diện đât nươc, cùng với các lĩnh vực khác, hoạt độnggiáo dục đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trong số đó, có môt

sô công trình, tác phẩm tiêu biểu sau

Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985)” của Bộ Giáo dục và

Đào tạo do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tácgiáo dục 10 năm sau ngày giải phóng và đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận

Trang 14

xét khái quát về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đếngiáo dục bậc THCS.

“Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995) Cuốn sách đã nêu ra những chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dụcphổ thông nói riêng trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

“50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (1945 - 1995), Nxb

Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995) Trong cuốn sách này, tác giả đã kháiquát về bức tranh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995 Cuốn sách đãcung cấp những tài liệu cơ bản về đường lối, chính sách và tình hình phát triểngiáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam tronggiai đoạn này

“Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm” (1986 - 1996), Bộ

Giáo dục và Đào tạo (1996) Cuốn sách đã đề cập một cách đầy đủ, hệ thốngnhững quan điểm cơ bản về đường lối đổi mới, chính sách phát triển giáo dụccủa Đảng, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông

“Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục đào tạo” (1986

-1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996) Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương,chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục ở tất cả các cấphọc, bậc học, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục bậc THCS ở Việt Nam.Mặc dù tác giả không đi sâu phân tích những thành tựu đạt được và những tồntại hạn chế sau 10 năm đổi mới của một địa phương cụ thể, nhưng cuốn sách đãcung cấp những nhận định, những kết luận mang tính khái quát, nhất là những

số liệu thống kê về tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong 10 năm đầu

kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

“Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”, Phạm Minh Hạc,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998) Cuốn sách đã trình bày tính

Trang 15

chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung hệ thống giáo dục của Việt Nam,mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Qua đó, tác giả đã nêu

ra những phương hướng để phát triển giáo dục ở Việt Nam, trong đó có giáodục bậc THCS

“Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội (2002) Tài liệu này đã làm nổi bật được những chuyển biếntích cực về chất lượng dạy và học Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, nhữngkinh nghiệm hữu ích để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới giáodục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

“Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới”, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (2004).

Ở tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục phổthông đối với mỗi quốc gia, dân tộc và nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay,giáo dục phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớn trong hệ thống giáo dụcquốc dân Thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả giáo dục hướng nghiệptrong giáo dục phổ thông

Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của TS Bùi Minh Hiền biên soạn và

được phát hành năm 2004 Đây là một cuốn giáo trình dùng cho sinh viên cáctrường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giả viết một cách sơ lược vềlịch sử giáo dục Việt Nam Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáodục THCS nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dụcTHCS giai đoạn 1975 - 2000

Những công trình trên tuy không viết riêng về giao duc THCS huyên Sông Ma, nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin , những nhậnđịnh chung về tình hình giáo dục - đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục -đào tạo huyên Sông Ma, tỉnh Sơn La

Riêng về tình hình giáo dục THCS huyên Sông Ma đã được đề cập trongcác cuốn sách viết về lịch sử ở địa phương từ tỉnh đến huyện, xã

Trang 16

Cuôn “Lich sư Đang bô tinh Sơn La”, tập 1 (sơ thảo) xuất bản năm 1993

“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La”, tập 2 (2010) đã phản ánh tình hình kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La từ năm 1945 đến năm 2010, trong đó

có đề cập khái quát về giáo dục - đào tạo của tỉnh và các huyện trong tỉnh Tuynhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở một vài con số về trường lớp và số lượnghọc sinh của tỉnh giai đoạn lịch sử 1945 - 2010 Mặc dù vậy, những số liệuthống kê mà tác giả trình bày là những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứugiáo dục THCS huyện Sông Mã

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã” (1945 - 2010), xuất bản năm

2012 đã đề cập đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các thời kỳ lịchsử, trong đó có nhắc đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, nhưng chỉ lànhững nhận định chung mang tính khái quát

Ngoài ra, giáo dục THCS huyện Sông Mã (1986 - 2013) có thể tìm thấy trong các bao cao chính trị của Đảng bộ huyện Sông Mã qua các kỳ Đại hội từ Đai hôi đai biêu Đang bô huyên lân thư XIII đên Đai hôi đai biêu Đang bô huyên lân thư XIX ; các báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La va cua Phong Giao duc - Đào tạo huyên Sông Ma tư năm 1986 đến năm 2013

Về tổng quan , có thể nhận định , những công trình nghiên cứu về giáo dục THCS huyên Sông Ma còn rất ít , tuy có thể tái hiện phần nào giáo dục THCS huyên Sông Ma thô ng qua các công trình vừa nêu , song co thê khăng đinh cho đên nay chưa có tác phẩm hoặc công trình nghiên cưu khoa hoc nào đi sâu và trình bày môt cach hê thông , đầy đủ về giáo dục THCS huyên Sông Ma trong một thơi ky, môt giai đoạn cụ thể như giai đoan 1986 - 2013 Xuất phát từthực tế đó, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước; kết hợp vơi viêc tổng hợ,pnghiên cứu từ nhiêu nguồn tai liêu khac nha, uluận văn sử học mang tên Giáo dục THCS huyên Sông Ma, tỉnh Sơn La (1986

- 2013) đươc tiến hành

Trang 17

3 Đối tượng, nhiệm vụ va pham vi nghiên cưu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đê tai tâp trung nghiên cưu qua trinh phat triên giao duc THCS huyên Sông Ma , tỉnh Sơn La (1986 - 2013) Trong đo chu yêu lam nôi bât nhưng thành tựu đã đạt được để tiếp tục phát huy và làm rõ những tồn tại yếu kém để

có các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời

3.2 Nhiêm vu cua đê tai

Đê tai tâp trung giải quyết cac nhiêm vu sau:

Khôi phục va dưng lai bức tranh giáo dục THCS huyên Sông Ma , tỉnhSơn La thơi ky 1986 - 2013

Trình bày những kết quả mà giáo dục THCS huyện Sông Mã đã đạt được trong thơi ky đôi mơi đât nươc ; nhưng tac đông cu a tinh hinh kinh tê - xã hộicủa huyện đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng ,cũng như tác động của sự nghiệp giáo dục đối với việc xây dựng và phát triển kinh tê - xã hội của địa phương

Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua,kịp thời khắc phục những tồn tại , hạn chế nhằm tiêp tuc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của huyên trong thơi gian tơi

Qua nghiên cứu, bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiệnhiệu quả hơn nưa mục tiêu phát triển giáo dục THCS huyên Sông Ma trong tương lai

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi của huyệnSông Mã, tỉnh Sơn La, tính theo địa giới hành chính hiện nay

Phạm vi t hơi gian : đề tài giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian

từ năm 1986 (mốc bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của Đảng vàNhà nước ta) đến năm 2013 (thời điểm tác giả có thể tiếp cận các nguồn tàiliệu thống kê chính thức)

Trang 18

Về nội dung, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về cấp THCS do Phòng Giáodục - Đào tạo Sông Mã trực tiếp quản lý Các vấn đề liên quan đến hoạt độnggiáo dục đào tạo của các cấp học khác không nằm trong phạm vi nghiên cứucủa đề tài.

4 Nguôn tai liêu va phương phap nghiên cưu

4.1 Nguôn tai liêu

Đê thưc hiên đê tai nay , tôi đa cô găng khai thac va sư dung cac nguôntài liệu sau:

- Nguôn tai liêu chung : Các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vàNhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề phát triển GD - ĐT trong thời

kỳ đổi mới; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về sự nghiệp pháttriển giáo dục ở Việt Nam

- Nguồn tài liệu địa phương : Các công trình nghiên cứu viết về lịch sử , văn hoa, xã hội tỉnh Sơn La và huyện Sông Mã; cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn

La, Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã ; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế

-xã hội định kỳ hàng quý , hàng năm cua Huyên uy , Hôi đông nhân dân , Ủy ban nhân dân huyên Sông Ma ; các báo cáo chính trị tại cá c ky Đai hôi Đang

bô huyên qua cac nhiêm ky tư khi thanh lâp huyên (1953) đến năm 2013; các báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La ; các báo cáo tổng kết và phương hướ ng nhiêm vu năm hoc cua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã từ năm 1986 đến năm 2013

- Nguồn tài liệu thực tế: Ngoài nguồn tài liệu chung và nguồn tài liệu địaphương, luận văn còn sử dụng nguồn tài liệu thực tế thông qua các đợt tác giả

đi tham quan, khảo sát tại một số trường THCS trong huyện, phỏng vấn một sốlãnh đạo Phòng Giáo dục Sông Mã qua các thời kỳ Các tư liệu tích lũy đượctrên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng internet cũngđược tác giả sử dụng để làm phong phú và sáng tỏ thêm một số nội dung của đềtài

Tất cả các nguồn tài liệu được sử dụng đều có độ chính xác, khoa học và

có khả năng đáp ứng tốt cho việc nghiên cứu của đề tài

Trang 19

4.2 Phương phap nghiên cưu

Đê thưc hiên đê tai nay , tôi đa sư dung tổng hợp nhiều phương pháp ,nhưng chủ yếu là các phương pháp sau:

- Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh giáodục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đúng theo trình tự thời gian và khônggian như nó đã từng diễn ra Thông qua nghiên cứu các nguồn tư liệu sẵn có đểphục dựng lại bức tranh giáo dục THCS huyện Sông Mã giai đoạn 1986 - 2013

- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát quá trình hìnhthành và phát triển của giáo dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai đoạn

1986 - 2013, từ đó thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động vàphát triển khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục Sông Mã nói chung vàgiáo dục THCS Sông Mã nói riêng

- Phương phap thông kê, hê thông va đôi chiêu, so sanh đê thây đươc quatrình phát triển thăng trầm của giáo dục THCS huyện Sông Mã giai đoạn từnăm 1986 đến năm 2013

- Phương phap phân tich, tông hơp đê thây đươc môi liên hê , sư tac đôngqua lai giưa tinh hinh giao duc no i chung va tinh hinh giao duc THCS noi riêngvơi tinh hinh kinh tê - xã hội huyện Sông Mã

5 Đong gop cua luân văn

Luận văn đã tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy đểdựng lại bức tranh toàn cảnh về giáo dục Trung học cơ sở, là công trình nghiêncứu đầu tiên có hệ thống về sự phát triển giáo dục Trung hoc cơ sơ ở huyện Sông Mã trong thời kỳ đổi mới

Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trunghọc cơ sở huyện Sông Mã trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013 Đề xuấtmột số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở huyện Sông Mãhiện nay

Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu , biênsoạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung hoc cơ sơ , Trung học

Trang 20

phổ thông trên địa bàn huyện Sông Mã Kết quả của luận văn có thể làm tài liệutham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý giáo dục và một số cơ quan khác trênđịa bàn cấp huyện của tỉnh Sơn La.

Ngoài ra, luận văn còn góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộĐảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương xa hôi hoa giao duc nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được để không ngừng chăm lo, pháttriển sự nghiệp giáo dục ở tất cả các xã trên địa bàn huyện trước mắt cũng nhưlâu dài

6 Bô cuc của luận văn

Ngoài phần mở đầu , kêt luân , tài liệu tham khảo và phụ lục , nôi dungchính của luận văn được triển khai qua 3 chương

Chương 1: Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn

Trang 21

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYÊN SÔNG MÃ

TỈNH SƠN LA TRƯƠC NĂM 1986 1.1 Vài nét về huyện Sông Mã

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử hành chính

Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn

La, cách trung tâm Thành phố khoảng 103km Phía Bắc giáp huyện ThuậnChâu, phía Nam giáp huyện Sốp Cộp và nước CHDCND Lào, phía Đông giáphuyện Mai Sơn, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên Huyện có 19 xã, thị trấn gồm:Mường Sai, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Chiềng En,Mường Lầm, Bó Sinh, Chiềng Phung, Chiềng Khương, Mường Hung, NàNghịu, Huổi Một, Yên Hưng, Đứa Mòn, Pú Bẩu, Mường Cai, Nậm Ty và thịtrấn Sông Mã

Sông Ma hiện nay có diện tích tự nhiên 164.616 ha, có địa hình bị chiacắt mạnh và phức tạp, có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển Huyệnnằm trên khối núi giữa Thuận Châu và Sốp Cộp và dãy núi biên giới Việt -Lào, dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình chia cắt phứctạp, có nhiều dãy núi cao tạo nên hình khe suối khá sâu và hẹp, có độ cao trungbình từ 1.000m đến 1.500m, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, có độ nghiêngdần theo hướng Nam xuôi theo dòng Sông Mã Dọc Sông Mã theo hướng TâyBắc có các khe suối Nậm Sọi, Nậm Công, Nậm Mừ, Nậm Con và Nậm HuổiTinh; dọc sông theo hướng Đông Bắc có suối Nậm Lẹ, Nậm Ty, Nậm Và, NậmPhống chảy đổ ra Sông Mã Như vậy, ngoài ý nghĩa cảnh quan, môi trườngsinh thái, quốc phòng, an ninh khu vực, huyện Sông Mã còn đóng vai trò quantrọng trong việc phòng hộ đầu nguồn

Về khí hậu, huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và đượcchia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đếntháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đên 1.900mm, tâp trung

Trang 22

vào các tháng 6, 7, 8 (dương lịch) trong năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Lào khô và nóng thổi từ phíanước CHCND Lào sang, ảnh hưởng nhiều nhất vào đầu tháng 2, tháng 3 hàngnăm, ít mưa, gió và không khí nóng làm cho vật liệu khô dễ gây ra cháy rừng.

Nhiệt độ trung bình năm ở mức 18,70c, đô â m trung binh 79,7%, bốntháng có nhiệt độ dưới 200c (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), tháng lạnh nhất

là tháng 12 và tháng 1, tháng nóng nhất là 6 và 7 Nhiệt độ thấp có thể xuốngdưới 00c, nhiệt độ cao nhất lên trên 400c, số ngày mưa dao động từ 110 ngàyđến 140 ngày/năm

Khí hậu vùng Sông Mã phù hợp với sự sinh trưởng của cây trồng , nhât

là các loại cây lương thực , môt sô cây công nghiêp va cây ăn qua thuôc ho nhãn, vải, họ cây có múi Đất đai Sông Mã nhìn chung có tần g canh tac day, đôphì cao, rât thuân lơi cho phat triên nông, lâm nghiêp

Về thuỷ văn, huyện Sông Mã có hê thông sông , suôi kha phong phu , lưulượng nươc dôi dao, rât thuân tiên cho san xuât va sinh hoat cua cư dân Huyện

có dòng Sông Mã chảy qua địa bàn 13 xã, thị trấn theo hương Tây Băc xuôngĐông Nam, tư Bo Sinh lân lươt qua 11 xã và thị trấn Sông Mã , đến ChiềngKhương, rôi đô sang Lao , với tổng chiều dài trên 80km Ngoài ra còn trên 20con suôi lơn , nhỏ, phân bô tương đôi đêu ơ cac vung Trong đó, có 7 con suốilớn như: Nậm Lẹ, Nặm Sọi, Nặm Công, Nặm Mừ, Nậm Ty, Nậm Con, HuổiTình, đa số những con suối này bị chi phối chủ yếu bởi lưu vực của Sông Mã,suối Nặm Công, Nậm Sọi, mỗi suối dài 60 km bắt nguồn từ dãy núi cao ở biêngiới Việt - Lào chảy qua huyện Sốp Cộp rồi đổ vào Sông Mã, nhiều con suốinhỏ bắt nguồn từ các đỉnh núi cao và các sườn đông đổ vào Sông Mã Do địahình khu vực có độ dốc lớn, suối ngắn, lắm đá, nhiều ghềnh nên mùa mưathường hay xảy ra lũ ống, lũ quét

Rưng Sông Ma co nhiêu gô quy như : lát, dôi, thông…; nhiêu muông thunhư voi , hô, hươu, nai, khỉ, vươn…; nhiêu loai cây dươc liêu quy như đăng

Trang 23

sâm, sa nhân , hà thủ ô Đặc biệt Sông Mã có khu rừng quốc gia Nặ m Măn ,Huôi Môt…vơi diên tich 6.530 ha, thuôc loai rưng la nhiêt đơi , nhiêu chô con

là rừng nguyên sinh Cây côi co hơn 1000 loại khác nhau, gô quy co thông, dôi.Đang chu y ơ đây co khi măt đo, voọc đen là hai loài thú quý hiếm ở Việt Nam

Trong vong 30 năm trơ lai đây, rưng bi tan pha nghiêm trong , muông thu quý hiếm bị săn bắn , tài nguyên rừng gần như cạn kiệt , đô che phu co luc chi còn 7%, thú quý gần như không còn Nhưng năm gân đâ y huyên đa triên khai nhiêu chương trinh bao vê rưng , trông rưng phu xanh đât trông , đôi nui troc , nhưng hiêu qua con thâp

Khoáng sản của huyện Sông Mã gồm: Vàng sa khoáng dưới lòng sông,bãi bồi Sông Mã; Mỏ vàng ở bản Hua Và, xã Chiềng Phung; Quặng Magnezit ở

xã Bó Sinh và Chiềng En; Đá vôi làm vật liệu xây dựng ở xã Mường Hung,Chiềng Cang, Nà Nghịu, Nậm Ty; Cát làm vật liệu xây dựng ở các xã dọc SôngMã

Hê thông đương giao thông ơ Sông Ma phat triên châm la kho khăn lơn nhất trong qua trinh phat triên cua huyên Đường ô tô duy nhất từ Sông Mã ra tỉnh lị là tuyến đương 115 đươc xây dưng tư năm 1959 Đây la tuyên đương hiêm trơ nhât tinh Sơn La, đương hep, quanh co, khúc khuỷu, dôc cao, vưc sâu,lại có trên 20 lân qua suôi, mùa mưa thường bị tắc nghẽn do lũ , sạt lở đất Cáctuyên đương liên ban , liên xa đêu la tam thơi Toàn huyện còn 8 xã chưa có đương ô tô đên trung tâm xa Dòng Sông Mã nước xiết , nhiêu thac ghênh nguyhiêm, rât kho khăn cho viêc xây dưng tuyên đương thuy Tuy vây, tư xưa ngươidân ơ đây đa biêt dung thuyên gô đê vân chuyển hang hoa trên tưng đoan sông

và từ cuối thập niên 80, đoan tư huyên ly lên Mương Lâm đa đươc khai thac thành tuyến đường thủy khá tiện lợi cho xuồng máy đi lại , nhưng vao nhưng khi lu lơn hoăc mua nươc can thi đêu kho khăn nguy hiêm

Huyện có 4 xã Mường Cai, Mường Hung, Chiềng Khương, Mường Saivới 43,5 km đường biên giáp với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Cửa

Trang 24

khẩu Quốc gia Chiềng Khương có ý nghĩa kinh tế, chính trị, đây là cửa khẩuquan trọng thúc đẩy việc giao lưu, trao đổi hàng hoá.

Trang 25

Về lịch sử hành chính, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên bản

đồ tỉnh Sơn La chưa có tên huyện Sông Mã Lúc đó các vùng đất của Sông Mãhiện nay thuộc các châu khác nhau: Vùng Sốp Cộp là một tổng thuộc MườngThanh (Điện Biên hiện nay), vùng Mường Lầm thuộc Mường Muổi (ThuậnChâu hiện nay), vùng Mường Hung thuộc Mường Mụa (Mai Sơn hiện nay)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhândân chưa được bao lâu thì tháng 11/1945 Thực dân Pháp quay trở lại chiếmđóng các vùng đất của Sông Mã

Vào Thu - Đông năm 1952, Trung ương quyết định mở chiến dịch TâyBắc Ngày 22/11/1952, toàn bộ vùng dọc Sông Mã từ Mường Sai, ChiềngKhương đến Mường Lầm, Bó Sinh được giải phóng Sau đó, lính đồn Sốp Cộpcũng tự rút chạy trước khi quân ta đến Chính quyền tay sai của địch tan rã, các

km2, gồm có 26 xã và 01 Thị trấn Cuối năm 2003, thực hiện Nghị định số148/2003/NĐ-CP ngày 02.12.2003 của Chính phủ, huyện Sông Mã được chiatách thành 2 huyện là huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp

1.1.2 Điêu kiên kinh tê - xã hội

Điêu kiên tư nhiên tao ra cho Sông Ma nhưng tiêm năng lơn đê phat triênnông, lâm nghiêp va co thê trơ thanh vung nguyên liêu phong phu c ho phat

Trang 26

triên công nghiêp chê biên Măt khac Sông Ma co hai cưa khâu vơi nươc Công hòa dân chủ nhân dân Lào , có thể mở mang quan hệ thương mại với nước bạn Trươc đây, nông nghiêp Sông Ma chi san xuât lương thưc đơn thuân , lúa nướcthương cây môt vu , chủ yếu là sản xuất nương rẫy theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” .Con ngươi chi biêt khai thac tư nhiên, săn băt, hái lượm, phá rừng làm nương…tạo nên thói quen “du canh du cư” như là một tập quán khó thay đôi Sản phẩmlàm ra la đê phuc vu đơi sông hang ngay , trao đôi vơi nhau thương la “xin” ,

“cho” hoăc “đôi” thư nay lây thư khac Nên kinh tê mang năng tinh tư câp , tưtúc, lạc hậu , manh mun kem phat triên Đời số ng cua nhân dân ơ mưc ngheo khô, sản xuất nông nghiệp không đủ lương thực đảm bảo cho đời sống , hiêntương thiêu đoi la phô biên Tuy nhiên cung do tinh tư câp , tư tuc ma môt sô nghê thu công phat triên manh như đan lat m ây, tre, dêt vai , nhuôm vai , làm chăn đêm…Môt thanh tưu quan trong cua ngươi dân tôc Thai trong san xuât nông nghiêp la sang tao ra hê thông thuy lơi , bao gôm mương , phai, lái, lin rât khoa hoc va hiêu qua, đươc cac dân tôc khac hoc tâp

Tư đâu thâp niên 80 sản xuất hàng hóa bắt đầu được hình thành và có xu hương phat triên , nhưng phai đên nhưng năm thưc hiên đương lôi đôi mơi cua Đang mơi chuyên biên thưc sư , vơi hai cây hang hoa c hủ lưc la nhan , đâutương, tuy nhiên khôi lương san phâm chưa lơn Nhưng năm gân đây , nhât la sau Đai hôi Đang bô huyên lân thư XV (1990), vơi sư chuyên dich cơ câu đung hương, đa tao ra bươc phat triên mơi vê kinh tê, tôc đô tăng trương kinh tê đươcduy tri, đơi sông cua nhân dân đa va đang đươc cai thiên ngay môt tôthơn

Theo sô liêu điêu tra dân sô năm 2012, toàn huyện có trên 133.000 ngươivới 9 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống (Thái, Mông, Kinh, Sinh Mun, Khơ Mú,Kháng, Mường, Lào, Tày), trong đo dân tộc Thai 58,5%, dân tộc Mông 16%,dân tộc Kinh 13,4%, dân tộc Khơ Mu 3,6%, dân tộc Sinh Mun 4,9%, dân tộcLào 2,6%, các dân tộc khác 0,2% Mật độ dân số bình quân 78 người/km2 Cưdân Sông Ma sông chu yêu doc theo hai bơ Sông Ma va cac con suôi lơn .Ngươi Thai đông nhât , sinh sông ơ vung thâp nơi co phiêng bai băng , có ruộng

Trang 27

nươc Ngươi Sinh Mun thương ơ gân sông suôi , nhưng sinh sông chu yêu băngnương rây Người Khơ Mú ở rẻo giữa, sông băng nương rây Ngươi Mông sông

ở vùng núi cao , nhưng tư khi kinh tê hang hoa phat triên va nhât la tư khi thưc hiên đinh canh , đinh cư va xoa bo cây thuôc phiên , nhiêu gia đinh đang co xu hương chuyên xuông vung thâp đê phat triên kinh tê vươn

Các dân tộc đều có tiếng nói riêng , nhưng đăc biêt ngươi Sinh Mun không co lơi hat băng tiêng Sinh Mun ma hat băng tiêng Thai Khi chưa co chưphô thông, ở vùng này chỉ ngươi Thai co chư viêt riêng , có tác phẩm văn học thành văn, các dân tộc Khơ Mú , Sinh Mun, H’Mông, Lào chỉ là truyền miệng

Tư xưa cac dân tôc ơ Sông Ma chưa co tôn giao Nhưng tư cuôi nhưng năm 80của thế kỷ XX bắt đầu xuấ t hiên hiên tương truyên và hoc đao trai phep Tínngương trong cac dân tôc chi la thơ cung trơi, đât, tô tiên, ma nha…

Ngươi Thai, ngươi Sinh Mun đăt ban thơ phia trên đang trươc ngôi nha Ngươi Khơ Mu lai đăt ban thơ trên gac bêp Viêc thơ cung trơi đât, tô tiên đươcthê hiên băng nhiêu hinh thưc lê hôi phong phu Vào mùa Xuân có xên mường(cúng mường), có xên bản (cúng bản), ngày xưa thường tổ chức linh đình từ haiđến ba ngày, phí tôn do dân đong gop Xên mương, xên ban như la môt lê tôngkêt năm cu , bươc sang năm mơi , câu mong trơi đât , tô tiên phu hô cho mương, bản; nhưng thưc chât la nhăm cung cô khôi công đông mương , bản vàkhẳng đinh quyên thông tri cua cac tâng lơp quy tôc Thai

Ngươi Khơ Mu co têt “ma phưa , mã măn” (phưa: khoai so; măn: củ mài) vào dịp thu hoạch nương rẫy xong Cũng vào dịp này , ngươi Lao co têt

“kin khâu ho” Đo la nhưng hinh thưc mư ng đươc mua va câu mong sư phu hô cua trơi đât, tô tiên đê mua sau đươc nhiêu hơn

Ngươi H’Mông co têt cô truyên , tô chưc trong 10 ngày từ ngày 25 tháng

12 năm trươc đên ngay 5 tháng 1 năm sau (theo dương lich ), có phần tế t thitlơn, phân têt thit ga , có bánh dày…trong dịp tết có tổ chức thăm hỏi , vui chơi,đanh quay, ném pao…

Trang 28

Môi vung , môi dân tôc co phong tuc , tâp quan , tính cách riêng ,

nhưng nhân dân các dân tộc Sông Ma đêu co chung đưc ti nh cân cu , chịu khó trong lao đông, trung thưc, chât phac, mên khach va rông lương…Qua trinhđâu tranh chông thiên tai , chông ap bưc , ngoại xâm của nhân dân Sông Mã luôn gắn liền vơi cac cuôc đâu tranh cua nhân dân cac huyê n Mai Sơn ,

Thuân Châu , Điên Biên va đăc biêt la vơi nhân dân các dân tộc Lao anh em

Nhân dân cac dân tôc Sông Ma vôn co truyên thông đâu tranh anh dung ,kiên cương , bât khuât chông giăc ngoai xâm bao vê quê hương đât nươc Quacác thời kỳ cách mạng , nhân dân cac dân tôc Sông Ma dươi sư lanh đao cua Đang đa bao vê vưng chăc môt vung biên cương cua Tô quôc va xây dưng

Sông Ma tư môt vung đât hoang sơ thanh môt huyên tru phu Ngoài nhiệm vụ bảo vê , xây dưng quê hương đât nươc , Sông Ma con co nhiêm vu quôc tê cao

cả giữ gìn , vun đăp tinh đoan kêt , hưu nghi đăc biêt vơi nhân dân các dân tộc Lào anh em Ngày nay thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng , Sông Ma đa v

à đang đat đươc nhiêu thanh tưu to lơn va tưng bươc thoat khoi đoi ngheo , vươn lên giau manh, dân chu va văn minh

Tư sau ngay giai phong , dươi sư lanh đao cua Đang , cuôc vân đông xây dưng đơi sông văn hoa tưng bươc pha t huy hiêu qua , xuât hiên nhiều hinh thưc

lê hôi mơi , đăc biêt cac dân tôc Sông Ma đa lây ngay Quôc khanh 2-9 là ngàytêt: “Kin chiêng xoong căm bươn câu” (ăn têt mung 2-9) Về sau lễ hội này trơthành tập quán chung của các dân tôc vung Sông Ma Đây la môt tâp quan tôt đep đươc hinh thanh trong qua trinh phat triên , bô sung vao phong tuc tâp quanchung cua cac dân tôc Sông Ma

Sông Ma con la vung đât phong phu vê văn hoa va ân tang nhiêu dâu tích, di vât khao cô co gia tri Tháng 10/1998, Viên Khao cô hoc Viêt Nam va Bảo tàng Sơn La tiến hành cuộc điều tra khảo cổ đầu tiên ở Sông Mã , phát hiệnhàng loạt các di tích khảo cổ học thuộc các giai đoạn xa xư a cua lich sư loai ngươi Dọc hai bờ Sông Mã từ Nà Nghịu đến Mường Lầm đã phát hiện nhiều

di vât (băng đa , bằng đông, đât nung… ) thuôc thơi ky đa cu , đến thời đại đá

Trang 29

mơi va thơi đai kim khi Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều địa điểm cư trú của các bộ lạc săn bắt , hái lượm và thời đại đá mới , thơi đai kim khi Điêunày chứng tỏ nơi đây đã có người Việt cổ sinh sống từ các thời đại xa xưa của lịch sử.

Ở xã Chiềng Khương còn dấu tích của một thành cổ lượn theo triền sông hương nui, lưng tưa vao nui Chiêng Khương măt nhin ra dong Sông Ma Sông

Mã còn có nhiều suối nước nóng , nhiêu hang đông tuyêt đep co thê xây dưng thành những điểm du lịch hâp dân

1.2 Khái quát tình hình giáo dục huyện Sông Mã trước năm 1986 1.2.1 Giai đoạn 1953 - 1975

Trong mục 1.1.1 đã trình bày, năm 1953, huyện Sông Mã được thànhlập Ngày đầu mới thành lập huyện, sự nghiệp giáo dục huyện Sông Mã còngặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về số lượng và chất lượng giáo viên, đặcbiệt là khó khăn trong việc mở và xây dựng các điểm trường vì ở đây chủ yếu

là đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn, họcsinh đi học xa nên khó tập hợp và duy trì sĩ số Để khắc phục tình trạng khókhăn đó, ngành giáo dục đã có chủ trương mở lớp tại các khu lẻ, có khi mượnnhà dân để mở lớp học, trường học chỉ là vài giáo viên người bản địa Trongmấy năm đầu sau khi thành lập huyện, trên địa bàn huyện Sông Mã số học sinh

đi học còn rất ít Năm học 1953 - 1954, toàn huyện có gần 200 học sinh với 3giáo viên và với 6 lớp học Năm 1955 mở lớp 5 phổ thông ở 4 xã và 142 lớpchữ Thái cho 2127 học sinh Việc thanh toán nạn mù chữ và bình dân học vụtrở thành phong trào rộng lớn trong đồng bào các dân tộc ở các xã

Sau cải cách ruộng đất, cũng như khắp nơi trên miền Bắc nước ta, phongtrào hợp tác hoá của huyện nhà ra đời, ruộng đất trở về tay nhân dân, đời sốngnhân dân được nâng cao, cải thiện, các trường học cũng được xây dựng ở nhiều

xã trong huyện Đến năm học 1956 - 1957 toàn huyện đã có hơn 600 học sinhvới 29 giáo viên và 28 lớp

Trang 30

Năm 1956, nhà nước cho phép đưa bộ “chữ Thái thống nhất” vào giảngdạy xóa mù chữ đối với bình dân học vụ, lớp vỡ lòng và cấp I phổ thông Toànchâu mở 133 lớp bình dân học vụ chữ Thái cho 1901 học viên, 20 lớp “chữThái thống nhất” cho 300 học viên, 12 lớp vỡ lòng chữ Thái cho 396 học viên.Tại trung tâm châu lỵ mở một lớp bổ túc cho 10 cán bộ ở 10 xã dọc Sông Mã.Năm 1957 số lớp, số học sinh tiếp tục tăng, mở 220 lớp chữ Thái cho 5075người, 16 lớp vỡ lòng chữ phổ thông và 7 lớp vỡ lòng chữ Thái Ở các trườngphổ thông đã mở được 8 lớp 1, 4 lớp 2, 1 lớp 3 và 1 lớp 4 với tổng số học sinh

là 191 em Để tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục, Ban cán sự cử một đồngchí ủy viên trực tiếp phụ trách

Đến năm 1960, phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, xóa nạn mùchữ được mở rộng đến các bản, đã có 664 người học xong bình dân học vụ, 561người được thanh toán mù chữ Các xã đều có trường phổ thông, toàn châu có

24 lớp với 664 học sinh

Năm 1962 giáo dục Sông Mã có nhiều tiến bộ, các nhà trường quan tâmđặt lên hàng đầu nhiệm vụ vận động các gia đình cho con em đi học Năm học

1962 - 1963 mở 152 lớp có 1535 học sinh vỡ lòng, 1611 học sinh cấp I, 54 họcsinh cấp 2, Nà Nghịu là xã đầu tiên có cấp II Tổ chức bình dân học vụ cho

2277 người, xóa mù chữ cho 858 người

Năm học 1963 - 1964 khai giảng vào lúc tình hình trong nước và trên thếgiới có nhiều biến chuyển Ở trong nước, miền Bắc đã bước vào năm thứ 4 của

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Không khí thi đua xây dựng CNXHđang trở thành cao trào rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ nhà máy đếncông trường, từ đồng bằng đến miền núi Trong công nghiệp, nông nghiệp,trong quân đội và trong các ngành hoạt động khác đã có nhiều chuyển biếnmạnh mẽ Trong phong trào thi đua 2 tốt: học tập Bắc Lí, đuổi kịp Bắc Lí vàvượt Bắc Lí của ngành giáo dục, phong trào xây dựng tổ đội lao động sản xuất

xã hội chủ nghĩa, phong trào vì miền Nam ruột thịt đã động viên đông đảo cán

Trang 31

bộ giáo viên toàn ngành quyết tâm giành những thắng lợi mới trong sự nghiệpphát triển giáo dục ở miền Bắc Phong trào đấu tranh anh dũng của đồng bàomiền Nam đã có tác dụng cổ vũ đến tinh thần, nhiệt tình và ý chí cách mạngcủa mỗi người nói chung và của những người làm công tác giáo dục nói riêng.Trong năm học này, toàn huyện có 23 trường với 1733 học sinh và đã căn bảnhoàn thành xóa nạn mù chữ ở vùng thấp vượt kế hoạch một năm, đứng thứ 2toàn tỉnh (sau Mộc Châu), đứng thứ nhất toàn tỉnh về thanh toán nạn mù chữbằng chữ Thái Năm 1964 thành lập trường cấp III, Trường Thanh niên dân tộc,Trường Bổ túc văn hóa của huyện, Trường Sư phạm cấp I; mở thêm Trường Sưphạm cấp I vùng cao, khóa đầu tiên có 24 giáo sinh theo học.

Từ năm 1965, đặc biệt khi giặc Mỹ bắn phá leo thang ra miền Bắc, hầuhết các trường học trên địa bàn huyện Sông Mã đã kịp thời di dời tới các căn cứđịa an toàn Lớp học đã được đặt sâu xuống lòng đất, xung quanh có lũy đấtvững chắc với hệ thống hầm, hào kiên cố Lúc này nhiệm vụ đảm bảo an toàntính mạng cho giáo viên, học sinh được đặt lên hàng đầu Đến thời điểm caonhất của cuộc kháng chiến, một số giáo viên của huyện đã phải tạm thời “xếpbút nghiên theo việc đao cung”, tòng quân giết giặc Trong hoàn cảnh nào, độingũ giáo viên Sông Mã vẫn lạc quan, tin tưởng trung thành với Đảng, với cáchmạng

Bước vào năm học 1969 - 1970, toàn quốc phát động phong trào học tậpđiển hình tiên tiến về giáo dục Đó là trường phổ thông cấp 2 Bắc Lí (Hà Nam),trường thanh niên lao động XHCN Hoà Bình và xã phát triển giáo dục toàndiện Cẩm Bình (Hà Tĩnh) Ba điển hình trên đã biểu hiện rất sinh động nguyênlý giáo dục của Đảng và có tác dụng rõ rệt đến việc đào tạo con người mớiđúng theo chuẩn mực con người mới do Đảng khẳng định Chính phong tràonày đã tạo cho sự nghiệp giáo dục Sông Mã có một luồng sinh khí mới

Ngoài dạy và học, thầy và trò ở các trường đều hăng hái tham gia côngtác xã hội, đoàn thể Có những đợt giáo viên xuống làm công tác thực tế ở cácđội sản xuất hoặc đi báo cáo kết quả học tập hàng tháng của học sinh tận các

Trang 32

phụ huynh dưới bản, làng, thôn xóm Hình thức phiếu liên lạc giữa gia đình vànhà trường cũng được tiến hành thường xuyên và đều đặn Từ phong trào thiđua học tập và làm theo các điển hình tiên tiến, các nhà trường đã xây dựngđược các nề nếp giảng dạy và học tập tương đối ổn định Các hồ sơ cá nhân củagiáo viên được quy định thống nhất, đồ dùng học tập của học sinh cũng đượcquy định cụ thể.

Tóm lại, hơn 20 năm sau khi thành lập huyện, đặc biệt là thời kỳ từ năm

1966 - 1975, hệ thống trường lớp, cấp học không ngừng phát triển, nhiều xã đã

mở được trường cấp II Năm 1968 ngành học mẫu giáo được hình thành, toànhuyện có 6 lớp với 169 học sinh, ngành học bổ túc văn hóa tăng 38%, phổthông tăng 58% Được sự chỉ đạo Huyện ủy và Ty Giáo dục Sông Mã, ở nhiều

xã trong huyện đã giải quyết dứt điểm việc xóa nạn mù chữ trong nhân dân.Các trường học cấp 1, cấp 2 ở nhiều nơi được thành lập đáp ứng yêu cầu họctập của con em nhân dân các dân tộc ở địa phương Ngày đầu mới thành lậphuyện, mặc dù có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng Đảng bộ, nhân dâncác dân tộc trong huyện và các thầy cô giáo vẫn luôn lạc quan, tin tưởng, tíchcực bám trường, bám lớp, quan tâm đầu tư để phát triển sự nghiệp giáo dục,chủ động tích cực trong việc vận động, phát động phong trào “Toàn dân thamgia xây dựng giáo dục” Nhờ vậy, các em học sinh đi học ngày càng đông vàđều, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao Tính đến năm 1965, giáodục toàn huyện Sông Mã có hơn 800 học sinh với 69 giáo viên và 22 lớp

Về quản lý chỉ đạo, đến năm 1959 bộ máy Phòng Giáo dục - Đào tạoSông Mã mới được thành lập và đi vào hoạt động, lúc đầu có ba cán bộ gồmmột Trưởng phòng và hai cán bộ chuyên môn Đến năm 1960, có thêm cán bộchỉ đạo ngành học bổ túc văn hoá và một cán bộ theo dõi vỡ lòng, mẫu giáo.Sau này, Bộ Giáo dục phân định chức năng quản lý, chỉ đạo toàn diện chophòng và huyện thì số cán bộ được tăng cường Ngoài trưởng phó phòng, còn

Trang 33

có hai cán bộ phụ trách chuyên môn cấp 1, hai cán bộ phụ trách chuyên môncấp 2, một số cán bộ tổ chức, một cán bộ kế hoạch, một cán bộ phụ trách pháthành sách và một cán bộ phụ trách mẫu giáo.

Về đội ngũ giáo viên bước đầu có sự phát triển về số lượng Năm 1953,khi thành lập huyện, ngành giáo dục Sông Mã chỉ có 03 giáo viên, năm 1954 -

1955 có 5 giáo viên Từ 1958 đến 1965 có 189 giáo viên, từ 1966 đến 1975 sốgiáo viên tăng lên 368 Từ năm 1976 đến 1985, toàn ngành giáo dục Sông Mã

có đội ngũ giáo viên là 416 người Nguồn giáo viên lúc này đã được đào tạokhá bài bản, đó là đã tốt nghiệp các Trường Trung cấp Sư phạm Bước sanggiai đoạn này, đội ngũ giáo viên các ngành học, các cấp học được bồi dưỡngthường xuyên theo chuyên đề trong các dịp hè và được học tập Nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ III để quán triệt chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước Qua Nghị quyết của Đảng, các cán bộgiáo viên càng được thấm nhuần và sáng rõ hơn nguyên lý “giáo dục phục vụchính trị, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, “học kết hợp với hành, lýluận liên hệ với thực tiễn”

Về cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, sáchgiáo khoa sang giai đoạn này cũng từng bước được chấn chỉnh Có nhiều xãtrong huyện trường lớp đã được xây tường gạch Những lớp học bằng tre nứacũng được sắp xếp tươm tất hơn Nhiều trường đã thực hiện khẩu hiệu “Sạchnhư bệnh viện, đẹp như công viên, kỷ luật như quân đội” Một số trường điểnhình về sạch sẽ đã nổi lên, tiêu biểu cho toàn huyện là trường THCS ChiềngKhoong, Trường THCS thị trấn huyện Sông Mã

Chuẩn mực về con người mới mà nhà trường cần đào tạo càng được cụthể hoá hơn Từ đó, phong trào thi đua trong toàn ngành ở Sông Mã đã đượcxác định đúng hướng và có chất lượng hơn; nhất là khi phong trào thi đua “Haitốt” ra đời Năm 1968 trong bức thư cuối cùng gửi cho cán bộ giáo viên, Bác

Trang 34

Hồ đã kêu gọi toàn ngành giáo dục “dù có khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tụcthi đua dạy tốt và học tốt” Thấm nhuần lời dạy của Bác, đội ngũ giáo viênSông Mã đã kiên cường dũng cảm tiến hành các hoạt động giáo dục trong thờichiến với bao thiếu thốn khó khăn gian khổ.

Công tác bồi dưỡng giáo viên luôn được quan tâm, phong trào tự học, tựbồi dưỡng với phương châm yếu kém mặt nào thì tự bồi dưỡng về mặt đó Hènào cán bộ quản lý và giáo viên cũng được bồi dưỡng thêm về chuyên mônnghiệp vụ Hiệu trưởng các trường lần lượt được đi tập huấn nghiệp vụ quản lýtại Trường bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Giai đoạn này, đội ngũ giáo viên Sông

Mã cũng tích cực tham gia các lớp học tại chức để chuẩn hóa và nâng cao chấtlượng đội ngũ

Nhìn chung, giáo dục Sông Mã từ khi thành lập huyện (1953) đến năm

1975 bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, nề nếp dạy và học ở cáctrường bước đầu được hình thành và có nhiều tiến bộ Thi đua hai tốt trở thànhphong trào thi đua thường xuyên, liên tục và có hiệu quả với tinh thần: “Dạychữ để dạy người” và “Càng yêu người bao nhiêu thì càng yêu nghề bấy nhiêu”

1.2.2 Giai đoạn 1975 - 1986

Sau khi kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta hoàn toànđược giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà Cả nước bước vào thời kỳ xâydựng chế độ mới Ngành giáo dục gặp thời cơ tốt để vươn lên đáp ứng nhữngyêu cầu mới do cách mạng đặt ra Giáo dục Sông Mã cùng với giáo dục cảnước bước vào thực hiện nhiệm vụ cải cách Nhờ có những tiền đề trong giaiđoạn trước về tổ chức cán bộ, về cơ sở vật chất cho nên toàn huyện đã chủđộng đưa ra các ngành học, cấp học tiến lên một bước mới

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, thứ V và thựchiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, trong giai đoạn nàycông tác giáo dục của cả nước nói chung và huyện Sông Mã nói riêng, đã được

Trang 35

đẩy mạnh và thu được nhiều thành tựu quan trọng Mặc dù có nhiều khó khănvề cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống, các nhà trường vẫn duy trì đều đặnviệc dạy học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ văn hoá của nhândân, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật và đội ngũ cán bộkhoa học kỹ thuật, nghiệp vụ của đất nước Để tiếp tục phát huy những thànhtích đã đạt được, đồng thời khắc những tồn tại khuyết điểm của toàn ngànhGD-ĐT, Đảng và Nhà nước đã ban hành các quan điểm chỉ đạo nhằm từngbước khắc phục và phát triển ngành GD - ĐT nước nhà.

Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Cải cách giáo dụcTrung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục được phổ biếnrộng rãi trong các cấp, các ngành; đã nghiên cứu, quán triệt, từng bước triểnkhai và đạt được nhiều tiến bộ mới trong việc thực hiện hệ thống giáo dục mới,trong công tác hướng nghiệp, trong việc kết hợp giảng dạy, học tập với thựcnghiệm và nghiên cứu khoa học, với lao động sản xuất phục vụ nhu cầu xã hội

Với mục tiêu phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoahọc, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòngnhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu pháttriển đất nước nên ngành GD - ĐT phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọngnâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức Giáo dụcphải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến

bộ của thời đại Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xácđịnh học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân

Đảng cũng chỉ đạo phải đa dạng hoá các hình thức đào tạo Thực hiệncông bằng xã hội trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sửdụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo Nhà nước có chínhsách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học

Trang 36

Đảng bộ và chính quyền huyện Sông Mã ngày càng quán triệt sâu sắchơn đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và thực hiện tốt hơn phương châmNhà nước và nhân dân cùng làm, bước đầu đề ra những biện pháp có hiệu quảtrong việc xây dựng, tu bổ nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất, phần nàochăm lo đời sống của thầy cô giáo và các em học sinh Do đó, sau năm 1975,mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp học, ngànhhọc vẫn tiếp tục phát triển, “phong trào dạy tốt, học tốt”, “phong trào cải tiếnphương pháp dạy và học của giáo viên”, “phong trào trường lớp sạch đẹp”,

“phong trào vở sạch chữ đẹp” và “cuộc vận động tăng cường công tác giáo dụccách mạng và hành vi nếp sống văn minh cho học sinh trong các trường học”được thực hiện sôi nổi, liên tục và rộng khắp Cơ sở vật chất phục vụ cho việcdạy và học được tăng cường

Giáo dục sau chiến tranh là một trong những ngành phát triển mạnh nhấtvề quy mô trường lớp, học sinh, các bậc học, cấp học Trong chiến tranh giáoviên phải đến từng gia đình vận động trẻ đến lớp, nhưng sau khi đất nước thốngnhất, trẻ đi học tăng khá nhanh, các xã đều có trường cấp I, 8 xã có trường cấp

II, toàn huyện có 1 trường cấp III (3 lớp, 125 học sinh) Những năm 1976

-1978 Sông Mã tập trung xây dựng cơ sở vật chất trường học, 100% trường học

từ lán trại tạm bợ, sang nhà gỗ thưng ván, vững chắc, trang thiết bị bên trongnhư bảng, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên được làm đúng quy cách, cơ sởvật chất các nhà trường bước đầu khang trang hơn

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đất nướchoàn toàn độc lập, thống nhất, cùng nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộcSông Mã vui mừng, phấn khởi bước vào xây dựng quê hương Mười năm (1976

- 1985) vượt qua mọi khó khăn, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, Sông

Mã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sản xuất, cải thiện đời sống, giữvững an ninh chính trị, cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lầnthứ 2 (1976 - 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985)

Trang 37

Mặc dù trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn do chiến tranh và hậu quảchiến tranh cũng như hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, trong nhữngnăm 1976 - 1985, huyện Sông Mã vẫn chú trọng xây dựng cơ sở vật chấttrường lớp học, hầu hết các trường được xây dựng chủ yếu bằng gạch và lợpngói hoàn toàn Sự nghiệp giáo dục ngày càng đáp ứng được nhu cầu học tậpcủa con em và nhân dân huyện nhà Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đượchoàn chỉnh dần dần, được củng cố hàng năm và được học tập bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng chính trị thường xuyên Đội ngũ giáo viênrất nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tình, tận tâm với sự nghiệp giáo dục.

Nhìn lại sự nghiệp giáo dục của huyện Sông Mã trong những năm đầusau ngày đất nước thống nhất, chúng ta có thể tự hào về những thành tựu to lớnđạt được Đây là một giai đoạn lịch sử khó khăn, phức tạp nhất mà ngành giáodục và đào tạo tỉnh Sơn La và huyện Sông Mã phải đương đầu So với nhiềuđịa phương khác trong tỉnh, Sông Mã là huyện có điều kiện kinh tế, xã hội kémphát triển hơn Những tác động trực tiếp của xã hội vào trường học trong nhữngnăm đầu thống nhất đất nước là một yếu tố khách quan của lịch sử Điều quantrọng là tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục Sông Mã đã vượtqua mọi khó khăn, gian khổ cùng nhau tiến bước những chặng đường tiếp theo,

mở rộng hơn, thuận lợi hơn Giai đoạn này tuy ngắn ngủi và đầy thử tháchnhưng ngành giáo dục Sông Mã vẫn xây dựng được một bộ máy giáo dục hoànchỉnh từ cơ sở trường đến Phòng giáo dục, đã đặt nền móng quan trọng cho giaiđoạn phát triển kế tiếp

Như vậy, trong thời kỳ từ năm 1976 đến 1985, giáo dục THCS huyệnSông Mã phát triển mạnh mẽ và mở rộng khắp toàn huyện với nhiều hình thứckhác nhau, bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục đàotạo trên địa bàn huyện Sông Mã đã được Đảng bộ, chính quyền huyện xem làmột trong những mục tiêu cơ bản phải phấn đấu thực hiện thắng lợi trong sựnghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà

Trang 38

Tiêu kêt chương 1

Sông Mã là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La, sovới một số huyện trong tỉnh, Sông Mã có điều kiện kinh tế xã hội tương đối khókhăn Sự nghiệp giáo dục đào tạo từ khi thành lập huyện đến trước năm 1986trải qua những chặng đường đầy gian khổ phức tạp Đó là một quá trình đấutranh giai cấp, vừa cải tạo và xóa bỏ những di hại của nền giáo dục chủ nghĩathực dân mới, vừa xây dựng và phát triển nền giáo dục XHCN theo đường lối

và quan điểm giáo dục của Đảng, đã và đang giành được những thắng lợi vữngchắc trong sự nghiệp trồng người

Giáo dục THCS huyện Sông Mã đã xây dựng được cơ sở ở hầu khắp các

xã, thị trấn trong huyện tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc tronghuyện được đến trường Mặc dù hoàn cảnh kinh tế và điều kiện cơ sở vật chấttrong giai đoạn từ khi thành lập huyện đến trước khi đất nước tiến hành côngcuộc đổi mới năm 1986 còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành giáo dụcSông Mã vẫn cố gắng vượt qua để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối giáodục của Đảng

Trang 39

Chương 2 TÌNH HÌNH GIAO DUC TRUNG HOC CƠ SƠ HUYÊN SÔNG MA

TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 2.1 Chủ trương đổi mới giáo dục của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng bộ tỉnh Sơn La và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Sông Mã

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - chính trị và xã hộithế giới có những thay đổi chóng mặt Về kinh tế, toàn cầu hóa trở thành xu thếnổi bật và tất yếu chi phối thời đại, không ngoại trừ một quốc gia, dân tộc nào,nếu muốn phát triển bắt buộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới lầnthứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu tolớn trên nhiều lĩnh vực và có tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới

Về chính trị, năm 1991, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết tan rã vàcác nước XHCN Đông Âu sụp đổ, đã gây sự đảo lộn lớn trong trật tự thế giới

và tác động mạnh mẽ đến nước ta, làm cho nước ta mất chỗ dựa chủ yếu trongquan hệ hợp tác toàn diện với các nước XHCN Trong khi đó, các thế lực phảnđộng trong và ngoài nước tăng cường hoạt động phá hoại tư tưởng, văn hóa,xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồngthời Mĩ duy trì chính sách cấm vận, ngăn cản các nước, các tổ chức quốc tếthiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, gây cho đất nước ta nhiều khó khăn

Ở trong nước, trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm(1976 - 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kểtrên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn Đấtnước lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng, trước hết là khủnghoảng kinh tế - xã hội Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó

là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sáchlớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [53, tr 26]

Trang 40

Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng

và đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hànhcông cuộc đổi mới Những thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới dotác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, cuộc khủng hoảng toàn diện, trầmtrọng dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũngđòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới

Như vậy, đổi mới là vấn đề sống còn của CNXH ở nước ta, đồng thời làvấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánh dấubước chuyển đất nước sang thời kì đổi mới Công cuộc đổi mới đất nước đượctiến hành toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa, giáo dục, đã tácđộng mạnh mẽ, trực tiếp đến nền giáo dục cả nước nói chung, giáo dục huyệnSông Mã nói riêng

Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam khóa VI, sự nghiệp giáo dục và đào tạo được xác định: “Giáo dụcnhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩacủa thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề,phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội” [15, tr 22] Công tác giáodục mầm non và phổ thông được Đại hội xác định: “Xây dựng ngành giáo dụcmầm non, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ em, phát triển các lớp mẫu giáo.Xóa bỏ nạn mù chữ còn lại ở một số địa phương, hoàn thành cơ bản phổ cậpcấp I cho trẻ em, phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện, từng bước mở rộnggiáo dục phổ thông trung học bằng nhiều hình thức Các trường phổ thông phảidạy kiến thức cơ bản, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghềphổ thông Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở miền núi; thực hiện chủ trươngdùng tiếng nói và chữ viết dân tộc cùng với tiếng phổ thông” [15, tr 23]

Báo cáo Chính trị cũng chỉ rõ: “Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất vànăng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời

Ngày đăng: 12/01/2019, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lượcphát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia
Nhà XB: NxbChính tri Quốc gia
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyếtTrung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
Nhà XB: NxbGiáo dục
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sông Mã. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hànhĐảng bộ huyện Sông Mã
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2010
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới: Khóa VI, VII, VIII, IX, X, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổimới: Khóa VI, VII, VIII, IX, X
Nhà XB: Nxb Chính tri Quốc gia
17. Phạm Minh Hạc (1995), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục con người hôm nay và ngày mai
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1995
18. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chínhtri Quốc gia
Năm: 1997
19. Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính tri Quốc gia
Năm: 1998
20. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười năm đổi mới giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
21. Đào Minh Hải, Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tác giả: Đào Minh Hải, Minh Tiến
Nhà XB: NxbLao động
Năm: 2005
22. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Nxb Chính tri Quốc gia 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
Nhà XB: Nxb Chính tri Quốc gia 1992
23. Phan Trọng Luận (2002), Văn học giáo dục thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học giáo dục thế kỷ XXI
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia
Năm: 2002
24. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1972
25. Đỗ Mười (1996), Phát triển giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệpcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Đỗ Mười
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
26. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết 10 năm (1986 - 1995) ngành giáo dục Sông Mã, tài liệu lưu trữ tai Phong giao duc huyên Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 10 năm (1986- 1995) ngành giáo dục Sông Mã
27. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết năm học 1995 - 1996 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1996 - 1997, tài liệu lưu trữ tai Phòng giáo dục huyện Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 1995- 1996 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1996 - 1997
28. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết năm học 1996 - 1997 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1997 - 1998, tài liệu lưu trữ tai Phòng giáo dục huyện Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 1996- 1997 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1997 - 1998
29. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết năm học 1997 - 1998 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1998 - 1999, tài liệu lưu trữ tai Phòng giáo dục huyện Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 1997- 1998 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1998 - 1999
30. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết năm học 1998 - 1999 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1999 - 2000, tài liệu lưu trữ tai Phòng giao duc huyên Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 1998- 1999 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 1999 - 2000
31. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết năm học 1999 - 2000 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2000 - 2001, tài liệu lưu trữ tai Phòng giáo dục huyện Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 1999- 2000 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2000 - 2001
32. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sông Mã, Báo cáo tổng kết năm học 2000 - 2001 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2001 - 2002, tài liệu lưu trữ tai Phòng giáo dục huyện Sông Mã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 2000- 2001 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2001 - 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w