Tính hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình MD5 thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nghề trồn rau công nghệ cao (Trang 52)

4.1. Nhận dạng chi phí và doanh thu

4.1.1. Nhận dạng chi phí

Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm rau phục vụ cho thị trường yếu tố trước tiên mà người dân trồng rau cần phải có đó là các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành các dạng như sau:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất rau như các chi phí về:

+ Vật liệu : giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật + Công lao động

Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại rau được sản xuất ra.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất hay doanh thu như các:

+ Chi phí quảng lý,

+ Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, khấu hao máy móc, nhà lưới, nhà che phủ....

- Tổng chi phí : Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một mức sản xuất rau công nghệ caocụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức:

Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp

4.1.2. Nhận dạng về doanh thu

Trong trường hợp vườn sản xuất rau công nghệ caođa dạng các mặt hàng rau để phục vụ nhu cầu thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại rau.

Doanh thu dự kiến = Sản lượng dự kiến x giá bán dự kiến

Việc ước đoán sản lượng và giá cả của các loại rau phải căn cứ vào rất nhiều thông tin từ:

+ Thời tiết, sâu bệnh hại, giá cả thị trường, + Nhu cầu của người tiêu dùng....

+ Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán năng suất và sản lượng của các loại rau cho năm tới dựa trên số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể.

- Đó là các cơ sở để ước đoán sản lượng rau của mùa vụ tới sẽ hợp lý hơn.

- Còn đối với giá cả thì chúng ta không thể căn cứ hoàn toàn vào yếu tố bên ngoài được, nếu làm như vậy chúng ta rất bị động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi xác định giá cả cho các loại rau chúng ta nên căn cứ vào:

+ Các loại chi phí đầu vào

+ Và một số mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để xác định cho phù hợp.

4.2. Lợi nhuận

- Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh rau công nghệ caomang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ,

- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lời.

Lợi nhuận được tính theo công thức

Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

+ Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp.

+ Để cung ứng các loại sản phẩm rau cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh rau phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể.

+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận.

4.3. Nhận dạng doạn thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất

4.3.1. Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh

4.3.1.1. Tính chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

a. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định:

+ Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm khác nhau nhưng liên quan đến nhau

- Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập cho người trồng rau

- Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suất thời gian sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản trong năm mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều năm mà phải lấy giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian sử dụng đó gọi là khấu hao

* Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: Tính theo công thức:

Khấu hao hàng năm = Chi phí - Giá trị thu hồi

Thời gian sử dụng

Ví dụ: Giá trị của một máy cày là 10.000 000 đ, giá trị thu hồi ấn định là 2.000000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm?

Bảng 5.3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định

TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành

tiền Thời gian sử dụng Khấu hao /năm 1 Máy bơm 2 Máy cày 3 Máy phay 4 ………

b. Chí phí cho nguyên vật liệu:

Đó là các vật tư giống, phân bón, phân chuồng để sử dụng trồng cây rau

Bảng 5.3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu

TT Tên vật tư Số lượng

(kg)

Đơn giá (đồng) Thành tiền

(đồng) 1 Giống 2 Phân chuồng 3 4 5 6 7 8 Khác

c, Chi phí nhân công

Chi phí công lao động cho 1 diện tích trồng rau nhất định

Bảng 3.3. Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ

Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền

Làm đất Nhổ cỏ ……….

d. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm

Bảng: 5.3.4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh Các công việc phục

vụ tiêu thụ sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung

- Vận chuyển - Bốc xếp Quảng bán sản phẩm

……….

e. Chi phí tiền vay

Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng rau

Bảng 5.3.5. Thanh toán tiền vay/1chu kỳ kinh doanh

Ngày/tháng/năm Tổng tiền

vay

Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han …..

Bảng 5.3.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú

1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công

3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay

5 Khấu hao tài sản

4.3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ kinh doanh

Khi doanh thu được nhận dạng tiền mặt cho một loại rau được trồng và bán trong cùng một thời điểm thì việc xác định sẽ dễ dàng và chính xác

* Công thức tính doanh thu cho một loại rau được tính theo công thức:

Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá

Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại rau phải căn cứ vào rất nhiều thông tin

+ Thời tiết + Dịch bệnh

+ Giá cả thị trường

+ Nhu cầu người tiêu dùng + Thời điểm tiêu thụ……….

Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại rau cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể

Ví dụ: Tính doanh thu của rau cà chua vụ thu đông/sào: Cà chua năng suất dự kiến 1800 kg/sào. Với giá bán 10.000 đồng/kg

Doanh thu = 1.800 x 10.000 = 18.000.000 đồng

* Công thức tính doanh thu cho nhiều loại rau được tính theo công thức:

Tổng doanh thu = Doanh thu rau cải + Doanh thu cà chu + Doanh thu dưa chuột…

Một phần của tài liệu Giáo trình MD5 thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nghề trồn rau công nghệ cao (Trang 52)