1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển – Hà Nội

90 4,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển của con người không phải lúc nào đời sống của họ cũng diễn ra êm đềm phẳng lặng. Trong mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời, con người đều gặp những lo âu, căng thẳng. Gặp những khó khăn này, con người luôn mong muốn có sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của người khác để thoát ra khỏi chúng. Chia sẻ trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn bè, người thân cũng giúp chúng ta giải tỏa được những lo âu, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy nghành tham vấn đã ra đời nhằm giúp con người vượt qua những khó khăn tâm lý để thích ứng với cuộc sống.Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp. Trong đó, người trợ giúp (nhà tham vấn) đã được đào tạo về chuyên môn, vận dụng các lý thuyết tâm lý và kỹ năng giao tiếp để can thiệp một cách có chủ ý vào đời sống tinh thần của đối tượng (thân chủ) nhằm hỗ trợ họ giải quyết và vượt qua các khó khăn bằng chính năng lực của bản thân. Nhờ các chức năng trên mà tham vấn có thể giúp con người giải quyết được những vướng mắc tâm lý trong đời sống tình cảm, trong các mối quan hệ xã hội và có thể tạo ra khả năng để con người độc lập quyết định cuộc sống của mình theo chiều hướng tốt hơn.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển của con người không phải lúc nào đời sống của họ cũng diễn ra êm đềm phẳng lặng. Trong mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời, con người đều gặp những lo âu, căng thẳng. Gặp những khó khăn này, con người luôn mong muốn có sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của người khác để thoát ra khỏi chúng. Chia sẻ trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn bè, người thân cũng giúp chúng ta giải tỏa được những lo âu, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy nghành tham vấn đã ra đời nhằm giúp con người vượt qua những khó khăn tâm lý để thích ứng với cuộc sống. Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp. Trong đó, người trợ giúp (nhà tham vấn) đã được đào tạo về chuyên môn, vận dụng các lý thuyết tâm lý và kỹ năng giao tiếp để can thiệp một cách có chủ ý vào đời sống tinh thần của đối tượng (thân chủ) nhằm hỗ trợ họ giải quyết và vượt qua các khó khăn bằng chính năng lực của bản thân. Nhờ các chức năng trên mà tham vấn có thể giúp con người giải quyết được những vướng mắc tâm lý trong đời sống tình cảm, trong các mối quan hệ xã hội và có thể tạo ra khả năng để con người độc lập quyết định cuộc sống của mình theo chiều hướng tốt hơn. Hiện nay trên thế giới nghành tham vấn tâm lý đang rất được quan tâm và là một hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên ở Việt Nam thì tham vấn hoàn toàn là một nghề mới mẻ, còn ít được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Việt Nam đang trên con đường hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Xu thế hội nhập đã đem lại cho con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc làm, đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm… Học sinh THCS là giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Điều này làm nảy sinh trong các em cảm giác mới lạ, độc đáo, cảm giác mình đã thành người lớn. Học sinh THCS rất tò mò muốn khám phá thế giới, muốn độc lập và bình đẳng với người lớn, muốn được người lớn tôn trọng và công nhận vị thế của mình trong xã hội. Nhưng trên thực tế các em vẫn là học sinh, chưa thực sự là người lớn, vẫn phải phụ thuộc vào cha mẹ và thầy cô, các em vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong mọi mặt của đời sống. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu vươn lên làm người lớn và địa vị thực tế của học sinh THCS đã tạo lên những khó khăn tâm lý trong tâm hồn các em. Vậy thì học sinh THCS có nhu cầu được tham vấn tâm lý hay không? Nhu cầu đó ở mức độ cao hay thấp? Nguyên nhân nào khiến các em có hoặc không có nhu cầu tham vấn tâm lý? Rất nhiều những câu hỏi được đặt ra và đây là những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển – Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường THCS thị trấn Văn Điển, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của các em. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển. 3.2. Khách thể nghiên cứu: 167 học sinh của 4 khối: 6; 7; 8; 9 đang học tại trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển. Trong đó khối lớp 6 có 40 em học sinh; khối lớp 7 có 42 em; khối lớp 8 có 44 em; khối lớp 9 có 41 em. 4. Gỉa thuyết khoa học - Đa số học sinh của trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển có nhu cầu tham vấn tâm lý ở mức độ cao. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của các em, trong đó nguyên nhân khách quan chiếm vị trí quan trọng hơn. - Có sự khác nhau về nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các học sinh ở các khối lớp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lý. 5.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển và các nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng trên. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn của các em. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Mục đích: Thu thập và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài. - Nội dung: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý - Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Mục đích: Phát hiện, khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của các em học sinh và nguyên nhân của thực trạng đó. - Nội dung: Xây dựng phiếu hỏi gồm các câu hỏi đóng và mở, cấu trúc của bảng hỏi gồm 16 câu (xem phụ lục) điều tra thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý và nguyên nhân của thực trạng đó. - Cách tiến hành: Phát phiếu và nói rõ mục đích của cuộc điều tra, hướng dẫn các em trả lời câu hỏi. 6.3. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Tìm hiểu, thu thập và bổ sung một số thông tin liên quan đến đề tài. - Nội dung: Phỏng vấn một số học sinh và giáo viên trong trường. - Cách tiến hành: Đầu tiên là xác định đối tượng phỏng vấn, sau đó đặt vấn đề, nêu mục đích trao đổi. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp qua điện thoại. 6.4. Phương pháp toán thống kê. - Mục đích: Xử lý số liệu điều tra để định lượng về mặt kết quả nghiên cứu. - Nội dung: Hệ thống hóa các công thức để xử lý các số liệu điều tra. - Cách tiến hành: Tất cả các số liệu được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ 1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề nhu cầu tham vấn 1.1.Trên thế giới Nhu cầu là vấn đề mà từ lâu đã được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. ● Quan niệm về nhu cầu trong tâm lý học phương tây. Trong tâm lý học phương tây, vấn đề nhu cầu được nghiên cứu trước tiên ở động vật. Vào thế kỷ thứ XIX, V. Koller, E. Thondike, N.E. Miler… nghiên cứu các kiểu hành vi động vật được thúc đẩy bởi nhu cầu. Họ đã đưa ra thuật ngữ “luật hiệu ứng” để giải thích sự liên hệ giữa kích thích và phản ứng của cơ thể. Trên cơ sở đó, họ đề xướng lý thuyết nhu cầu có thể quyết định hành vi. Theo hướng này, có thể kể đến một số trường phái tâm lý học sau: + Phân tâm học, đại diện là S. Freud (1856 – 1939) – bác sỹ người Áo, đã đưa các quan điểm cơ bản mà được coi như là hệ phương pháp luận để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý khác nhau như: Mọi hiện tượng tâm lý đều cần có năng lượng nuôi dưỡng, có nghĩa là yêu thương, ghét sợ, tài năng, ý chí phải được nuôi dưỡng bằng vật chất. S. Freud và U.Mc. Dougall đã đề cập tới vấn đề nhu cầu trong lý thuyết bản năng của con người. Có thể khái quát quan niệm của các tác giả trên như sau: Mọi nhu cầu của con người, mà đặc biệt là nhu cầu tình dục, được thỏa mãn bằng nhiều cách thật, giả (giả là trong giấc mơ), và chỉ có như vậy con người mới tiêu hết năng lượng sinh lý. Phân tâm học chủ trương coi trọng nhu cầu tự do cá nhân, như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Theo đó việc thỏa mãn nhu cầu này là giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế tự do cá nhân mới thực sự được tôn trọng. Việc kìm hãm tình dục sẽ dẫn tới mọi hành vi mất định hướng của con người. Lý thuyết Động cơ hệ, do K. Levin đề xướng, tiếp theo là các công trình của các đại diện do trường phái tâm lý học nhân văn như A. Maslow, G. Allport, K.Rodzere và một số người khác. + Trường phái tâm lý học hành vi do nhà tâm lý học hành vi người Mỹ J. Wason (1878 – 1985) khởi xướng, chủ trương không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể. Với công thức S – R, các nhà tâm lý học hành vi đã đồng nhất phản ứng với nội dung phản ánh bên trong, làm mất tính chủ thể, tính hội của tâm lý con người. Về sau này các nhà tâm lý học hành vi mới bổ sung vào công thức S – R những biến số trung gian và những hành vi tạo tác. + Trường phái tâm lý học nhân văn với đại diện là nhà tâm lý học A. Maslow (1908 – 1966). Với lý thuyết phân cấp nhu cầu, trường phái này đã nhìn nhận nhu cầu của con người theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ nhu cầu thấp đến nhu cầu cao nhất. Sự phân cấp đó như sau: Nhu cầu thể chất (hay còn gọi là nhu cầu sinh lý); nhu cầu an toàn; nhu cầu giao lưu, tình cảm ( còn gọi là nhu cầu xã hội); nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự hoàn thiện. Theo A. Maslow, tuy phân chia các mức độ như vậy song vị trí của chúng trên tháp nhu cầu không phải là cố định mà nó linh hoạt thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể. Trong quá trình phát triển của cá nhân, các nhu cầu đó tạo nên một kiểu dạng tháp có thứ bậc. Tuy nhiên, việc đề cập đến nguyên nhân phát sinh cơ và mức độ thứ bậc của ông rất đáng nghi ngờ. Theo A. Maslow, những nhu cầu thuộc về sinh lý (đói, khát, tình dục…) nằm ở đáy tháp, một số trong chúng tuân thủ nguyên tắc cân bằng trạng thái. Trong tác phẩm những vấn đề lý luận và phương pháp tâm lý học, tác giả B.Ph. Lomov (1927 – 1989) – nhà tâm lý học Nga đã nhận xét rằng: Tháp Maslow bao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội. Nhưng, đặc điểm của các mức độ trên nên hết sức vô định. Vroom, đại diện cho hướng tiếp cận nhu cầu với tư cách là động cơ thúc đẩy đã đưa ra một lý thuyết đáng chú ý là: Lý thuyết động cơ thúc đẩy theo hy vọng. Vroom cho rằng: Động cơ thúc đẩy con người làm việc được quy định bởi giá trị mà họ đặt vào kết quả cố gắng của họ (dù là tích cực hay tiêu cực), được nhân thêm bởi niềm tin mà họ cho rằng sự cố gắng của họ sẽ được hỗ trợ thực sự để đạt được mục tiêu. Theo ông, động cơ thúc đẩy là sản phẩm của giá trị mong đợi mà con người đặt vào mục tiêu và những cơ hội mà họ thấy sẽ hoàn thành được mục tiêu đó. Quan điểm của Vroom đã khắc phục được tính đơn giản trong cách tiếp cận của Maslow và Herzberg, nó có thể lý giải được động cơ hành động của con người trong những trường hợp khác nhau. Về các nghiên cứu nhu cầu của các nhà tâm lý học phương tây chắc chắn sẽ có nhiều điểm cần bàn luận, nhưng nhìn chung có chung một quan niệm là: Nhu cầu con người là những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể, cần được thỏa mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ. ● Nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học Nga. + Người đầu tiên đề cập một cách sâu sắc đến vấn đề nhu cầu là D.N. Unatze. Trong cuốn “Tâm lý học đại cương”, ông cho rằng: “ Không có gì có thể đặc trưng cho một cơ thể sống hơn là sự có mặt ở nó các nhu cầu …Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩ này thì khái niệm nhu cầu rất rộng… Các nhu cầu phát triển và điều không thể phủ nhận là con người ở giai đoạn phát triển cao nhất có vô số nhu cầu mới, chúng không những không có ở động vật mà còn không có ở con người trong giai đoạn phát triển sơ khai” [4, 12]. + Nhà tâm lý học người Nga R.S. Nhemov đã đánh giá: Ở giai đoạn này của sự phát triển khoa học tâm lý, các lý thuyết về động cơ hóa đã cố gắng giảm tới mức tối thiểu về sự khác biệt giữa người và động vật. + A.G. Kovaliov trong lý luận bàn về nguồn gốc của tính tích cực bên trong của con người đã đưa ra khái niệm nhu cầu như sau: Nhu cầu là đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển…Theo ông, một nhu cầu khách quan nào đó trước khi trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực của con người đã được con người ý thức. + A.N. Leonchiev (1903 – 1979), người đề xuất nguồn gốc lý thuyết hoạt động của phạm vi động cơ hóa của con người, quan niệm rằng: Nhu cầu cũng như các đặc điểm tâm lý khác của con người có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó và “ hoạt động và duy nhất chỉ có trong đó mà thôi, các nhu cầu mới có được tính cụ thể về mặt tâm lý học” [11, 221]. Ông mô tả nguồn gốc của nhu cầu – cũng như mối quan hệ của nó với hoạt động bằng sơ đồ: Hoạt động – nhu cầu – hoạt động. Theo ông, đây là luận điểm có ý nghĩa quan trọng đối với tâm lý học. + Trong khi phân tích bản chất nhu cầu, A.A. Xmirnov cho rằng, nhu cầu của con người được thực hiện dưới dạng các ước ao và ý nghĩa của chủ thể. Theo ông, mang ý nghĩa báo hiệu sự xuất hiện của nhu cầu hay sự thỏa mãn nhu cầu, mà các ước ao và ý hướng đó điều chỉnh hoạt động của con người bằng cách làm cho hoạt động ấy xuất hiện, tăng cường hay làm yếu nó đi. + X.L. Rubin đã bàn nhiều về nhu cầu. Theo ông, con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩm của xã hội, vì thế cần phải xem xét đồng thời nhu cầu với các vấn đề cơ bản của con người. Khi nói đến nhu cầu, sẽ xuất hiện hai hệ thống mà ta dễ nhận ra đó là: Thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Hay nói cách khác, đó là mối quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt động thỏa mãn nhu cầu. + B.Ph. Lomov tuy không đặt nhu cầu như một vấn đề riêng biệt, nhưng trong các nghiên cứu của mình về nhân cách ông đã đề cao và coi nhu cầu như một thuộc tính căn bản của nó. Theo ông: Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào trong suốt cả đời sống của mình. Ông còn chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu và động cơ hoạt động của mỗi cá nhân. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp của nhân cách trong xã hội. Ngoài các tác giả kể trên còn có nhiều người tiếp cận vấn đề nhu cầu ở các góc độ khác nhau như nhà tâm lý học L.I. Bojowich, R.S. Nhemo… Các ông không chỉ vận dụng lý luận nhu cầu vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn mà họ còn bổ sung, làm phong phú hơn lý luận về các loại nhu cầu đặc trưng của con người. Trong phong trào đổi mới trợ giúp xã hội vào những năm cuối của thế kỷ XIX với phương pháp làm việc cá nhân, người ta đã chú trọng sử dụng việc trao đổi trực tiếp với cá nhân nhằm tìm hiểu những nhu cầu cụ thể để giúp đỡ các cá nhân và gia đình. Các quá trình can thiệp để giúp đỡ những người bị tâm thần của các nhà tâm thần học cũng như các cách tiếp cận nhân đạo trong giáo dục cuối thế kỷ XIX là một trong những cơ sở quan trọng làm tiền đề cho tham vấn ra đời với tư cách là một nghề chuyên nghiệp. Sự ra đời và phát triển của tham vấn hướng nghiệp gắn liền với tên tuổi Frank Parsons đã tạo ra sự phát triển nở rộ của các công trình nghiên cứu sau đó. Qúa trình tham vấn hướng nghiệp này là những tiền đề cần thiết cho tham vấn ra đời. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về trắc nghiệm tâm lý, lý thuyết tâm lý cũng đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tham vấn tâm lý. Các lý thuyết tâm lý học, đặc biệt là các lý thuyết trị liệu tâm lý đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định sự ra đời đồng thời là nền tảng lý luận cho việc thực hiện các kỹ năng, thao tác trên thực tế của tham vấn tâm lý. Đó là các nghiên cứu lý thuyết tâm lý: + Tâm lý học đặc điểm và nhân tố. + Tâm lý học phân tâm với trị liệu bằng phương pháp phân tâm do S.Freud sáng lập. + Tâm lý học nhân văn do Carl Roger và Maslow xây dựng. + Từ những năm 1950 các lý thuyết của tâm lý học được phát triển rộng rãi và nghiên cứu ứng dụng và tham vấn – trị liệu tâm lý như lý thuyết phát triển con người của Erikson (1950) và của Piaget (1954) đã cung cấp cho các nhà tham vấn những kiến thức hiểu biết về đặc điểm tâm lý của từng giai đoạn phát triển của con người làm nền tảng cho sự tương tác với đối tượng và môi trường; Các nghiên cứu của Albert Ellis về phép trị liệu hành vi cảm xúc (1957) nhằm giúp đối tượng xóa bỏ những niềm tin phi lý của mình từ đó xóa bỏ hành vi tiêu cực như là hậu quả của những niềm tin phi lý; Virginia Axline với phép trị liệu bằng trò chơi cho trẻ em; Frederick Perls với phép trị liệu tâm lý học cấu trúc tập trung vào kinh nghiệm hiện tại và việc nâng cao tự nhận thức của đối tượng. [...]... được Nội dung nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình rất phong phú, đa dạng, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường của các em Còn nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tuyền về Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành – Hà Nội cho thấy, có đến 99,16 % học sinh có nhu cầu tham vấn tâm. .. vực như: Tham vấn tình yêu tuổi học đường, tham vấn sức khỏe học đường, tham vấn sức khỏe vệ sinh thân thể, tham vấn giao tiếp ứng xử, tham vấn thời trang thẩm mĩ, tham vấn hướng nghiệp, tham vấn các phương pháp học tập, tham vấn các vấn đề xã hội Năm 2003, hội thảo Nhu cầu tư vấn học đường tại Tp HCM” được Viện Nghiên cứu giáo dục, trường ĐHSP Tp HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý, giáo... cầu tham vấn tâm lý ở các mức độ khác nhau và có sự khác nhau về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường giữa các khối lớp trong trường Học sinh khối lớp 6 và khối lớp 9 có nhu cầu tham vấn tâm lý cao hơn cả Có thể nói các đề tài này đã phần nào phản ánh về nhu cầu tham vấn tâm lý của thanh thiếu niên, sinh viên, đặc biệt các vấn đề tâm lý hay gặp phải của họ cũng như các hình thức tham vấn phù hợp Thời...Từ những lý thuyết tâm lý có tính chất tạo nền tảng về cơ sở lý luận và nhu cầu của xã hội về tham vấn đòi hỏi phải có những nhà tham vấn chuyên nghiệp đã dẫn đến việc các trường học, trung tâm đào tạo về tham vấn được thành lập Cho đến nay tham vấn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người và xã hội loài người Tham vấn chính thức thức trở thành một nghề chuyên môn, có khoa học lý thuyết... lý của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân” cho thấy, có 91,43 % số khách thể có nhu cầu tham vấn Những vấn đề tham vấn được tập trung vào nhóm học tập, rèn luyện, quan hệ với bạn bè, cha mẹ, người thân… Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mùi và cộng sự trong đề tài Nhu cầu tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, sự “ rất hài lòng và rất yên tâm của các... chủ được bảo đảm Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trung tâm tham vấn qua điện thoại như: Trung tâm tư vấn HPGĐ”, Trung tâm tư vấn SKSS”, Trung tâm tư vấn kỹ năng cuộc sống”, Trung tâm tư vấn Linh Tâm , đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em của Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em Việt Nam… - Tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn Trong loại hình này, nhà tham vấn và thân chủ đối thoại trực tiếp với nhau... hoạt động là nhu cầu tâm lý, nhu cầu lao động, nhu cầu học tập, nhu cầu giao lưu… 2.1.5 Các mức độ của nhu cầu Mức độ của nhu cầu được thể hiện tăng dần, từ ý hướng lên ý muốn và cuối cùng là ý định Ý hướng, ý muốn và ý định là các mức độ cụ thể biểu hiện mức độ của nhu cầu + Ý hướng: Ý hướng là khởi đầu của nhu cầu Ở mức độ này nhu cầu chưa được phản ánh đầy đủ, rõ ràng vào trong ý thức của con người... có những cá nhân gặp phải vấn đề xã hội, tâm lý, quan hệ gia đình, bạn bè, công việc Điều đó đang đặt ra cho chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu, phát triển tham vấn trên mọi phương diện 2 Lý luận tâm lý học về nhu cầu và nhu cầu tham vấn tâm lý 2.1 Nhu cầu 2.1.1 Khái niệm nhu cầu Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin thì Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những... hiệu trưởng các trường Xuất phát từ thực tiễn, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nhu cầu tham vấn tâm lý Chúng tôi có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu sau như “Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh – sinh viên ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị Xuân Mai Nghiên cứu này cho biết, có trên 90% số người được hỏi cho là rất cần và cần dịch vụ tham vấn Có rất nhiều vấn đề được... thức tồn tại của đối tượng của nhu cầu, có thể chia thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần - Cách thứ hai: Dựa vào hình thức vận động của vật chất, có thể chia thành nhu cầu sinh lý học và nhu cầu xã hội - Cách thứ ba: Dựa vào chủ thể của nhu cầu, có thể chia thành nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân… Henry Murray đã xây dựng bảng phân loại nhu cầu Đây là một trong những bảng phân loại phổ biến nhất . cứu: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển. 3.2. Khách thể nghiên cứu: 167 học sinh của 4 khối: 6; 7; 8; 9 đang học tại trường trung học cơ sở thị trấn Văn. cứu của tác giả Lê Thanh Tuyền về Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành – Hà Nội cho thấy, có đến 99,16 % học sinh có nhu cầu tham vấn tâm lý. đến vấn đề nghiên cứu như nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lý. 5.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển và các nguyên nhân ảnh hưởng

Ngày đăng: 28/01/2015, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w