1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc

73 2,7K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong bối cẩnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),kinh doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế nóiriêng luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập khẩu, nóphục vụ cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc gia trênthế giới Đây là loại dịch vụ Thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợinhuận thu được lại tương đối ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước pháttriển nhịp nhàng, cân đối, mở rộng các mối quan hệ về nhiều mặt (chính trị, luậtpháp văn hoá – xã hội…) với các quốc gia khác nhau Có thể nói giao nhận vận tảihàng hóa quốc tế là nhịp cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giaonhận vận tải quốc tế là một khâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trìnhkinh doanh xuất nhập khẩu và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhậpkhẩu là rất lớn

Ngày nay xuất khẩu là hoạt động quan trọng để thúc đẩy quá trình hội

nhập - Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển Cùng với xu thế toàn cầu hóa,

Việt Nam đang trong quá trình tham gia sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy vấn đề xuất khẩu hiện nay rất được nhà nước ta quan tâm, khuyến khích và vai trò của các công ty giao nhận vận tải hàng hóa càng không thể nào thiếu trong vấn đề quyết định sự thành công của việc xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.

Hoạt động giao nhận vận tải tại nước ta trong thời gian gần đây có nhữngbước phát triển vượt bậc Đó là sự gia tăng về số lượng của các công ty giao nhận,

sự cải tiến về chất lượng dịch vụ phần nào đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch vụLogistics của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước

Nước ta với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như: hệ thống sông ngòi đadạng, cảng sông cảng biển nhiều rất thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa đườngbiển Tuy nhiên một hạn chế lớn nhất đối với việc giao nhận hàng hóa là nước ta

Trang 2

hầu như là cảng sông, cảng biển nhỏ, chưa thể trở thành cảng biển quốc tế hay trungchuyển hàng hóa quốc tế Các công ty giao nhận của Việt Nam vẫn chưa có khảnăng vận chuyển các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng lẻ Đồngthời nước ta đã gia nhập vào WTO nên các nhà cạnh tranh nước ngoài đã xâm nhậpvào thị trường giao nhận với mức cạnh tranh rất cao trong đó có rất nhiều đại gia cótên tuổi ở nước ngoài: DHL express, FedEx express, TNT Logistics…, các công tytrong nước không còn được nhà nước bảo hộ nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa Thương mại quốc tế, giaonhận vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt với nhau.Hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có gân 400 doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động rộng khắptrong cả nước, tiêu biểu là Vietrans, Vietfract, Vinalines… và nhiều doanh nghiệp

cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác Nhưng lĩnh vực hoạt động giao nhận quốc

tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt động giao nhận quốc tếlại là một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến yếu tố nước ngoài như luậtpháp- văn hóa của các nước bạn hàng, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các thông lệquốc tế… Do đó có nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình độnghiệp vụ lên ngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và cáchoạt động kinh tế đối ngoại khác Công ty TNHH Nhất Phong Vận là một trongnhững doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoáquốc tế Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặthạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh

Đứng trước đòi hỏi ngày càng khắc khe của các khách hàng buộc các nhàcung ứng dịch vụ giao nhận trong đó có công ty Nhất Phong Vận buộc phải cải tiếnchất lượng dịch vụ nhằm mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh

2 Mục đích nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay mọi công ty giao nhận của ViệtNam đều cần phải có những chiến lược để nhận biết những cơ hội và nắm bắt các

Trang 3

mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Do đó, mục tiêu chính của bài này là:

Tình hình hoạt động của công ty, cũng như quy trình xuất, nhập hànghóa và khai Hải quan đối với hàng nhập và hàng xuất

Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tạicông ty, tìm ta những khiếm khuyết để có thể cải thiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đánh giá lại quy trình cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và khai Hảiquan của công ty để tìm ra thị trường tiềm năng, khả năng đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng

Vì thời gian, năng lực và trình độ có hạn nên em chỉ nghiên cứu dựa trênnhững tài liệu của công ty, sách và internet

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế, hiện trường

Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của tổ chức, các

niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, internet và các nghiên cứu trước đây

Phương pháp so sánh, tổng hợp:

So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các thông số thị trường,các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác

5 Kết cấu chuyên đề

Bài chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics

Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ logistics

của công ty TNHH Nhất Phong Vận trong những năm qua

Trang 4

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ logistics của công ty

TNHH Nhất Phong Vận đến năm 2015

Mặc dù đã cố gắng bổ sung, tu chỉnh nhiều lần nhưng chuyên đề này chắcchắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Thầy Cô xem xét sửa chữa đểbài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn

Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010

Trang 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1 Khái quát chung về dịch vụ Logistics

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Logistics

1.1.1.1 Khái niệm về Logistics

Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ

“Marketing”, từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác.Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thểtruyền tải được hết ý nghĩa của nó

Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cungứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá…

Vậy Logistics Là Gì?

Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này:

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữnguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêudùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Trong lĩnh vực sản xuất, Logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảmbảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổchức/ doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đócòn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới

Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vịtrí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên

là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùngcuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Logistics anh Supply ChainManagement, tác giả Ma Shuo, 1999)

Theo hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (CLM), Logistics là quá trình

Trang 6

nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thôngtin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đền điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mụcđích đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưuthông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thànhphẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kếtthúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng

Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu khonguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liênquan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng Hiểumột cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (Nguồn:UNESCAP )

Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chuchuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơixuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (WorldMarintime Unviersity‐ Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert 1998)

Một số định nghĩa khác về Logistics cũng khá phổ biến:

 Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kếhoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn… nóbao gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệthống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay

 Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối/ sắp xếp và thay thếnguồn nhân lực và nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc…

 Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soátquá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ … từ điểm xuất phát đầu tiên đếnnơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng

 Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản

lý các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Trang 7

 Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiệnnhững lợi ích và công dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạtđộng của toàn bộ hệ thống…

1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển Logistics

Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của conngười lại vô hạn Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng cácnguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu cầungày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất Thời kỳ trước đây, do bịngăn trở bởi khoảng cách địa lý và điều kiện truyền thông chưa cho phép, nên người

ta chỉ có thể áp dụng Logistics trong phạm vi hẹp: công ty, ngành, địa phương, quốcgia Còn giờ đây, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, không bao lâu nữa,mạng điện tử sẽ cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian và khônggian, tạo điều kiện cho Logistics toàn cầu ra đời và phát triển

Trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lạikết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như: Hà Lan, Thuỵ Điển,Đan Mạch, Hoa Kỳ… Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữLogistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt pháttriển ở Singapore; và ở Việt Nam thì thuật ngữ này còn mới mẻ

1.1.1.3 Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp

Để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốcgia, các công ty đủ mạnh đã và đang nổ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm đượcnguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụm môitrường kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển

Trước đây, để đi từ cơ sở của người sản xuất đến tay người tiêu dùng (đặcbiệt trong giao nhận hàng từ nước này tới nước khác) hàng hóa thường phải qua taynhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau, phải chịu nhiều rủi ro

Trang 8

mất mát, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng ngườivận tải, theo đó trách nhiệm với mỗi người vẫn tải chỉ giới hạn trong chặng đườnghay dịch vụ do người đó đảm nhận mà thôi Từ đó, container hóa đã ra đời, là tiền

đề cho sự phát triển vận tải đa phương thức Theo phương thức này, người gửi hàngchỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người, người này sẽ chịu trách nhiệm tổ chứcthực hiện toàn bộ vận chuyển hàng hóa bằng một hợp đồng duy nhất mặc dù đókhông phải là người vận chuyển thực sự

Trong doanh nghiệp thì Logistics là làm tối ưu hóa quá trình về vị trí và thờigian, lưu chuyển và lưu trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứngcho đến tay người tiêu dùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

1.1.2 Đặc điểm,vai trò và tác dụng của Logistics

1.1.2.1 Đặc điểm của Logistics

Thực ra Logistics được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành không chỉtrong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trong sản xuấttiêu thụ, giao thông vận tải…

Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạtđộng logistics thành Supply Chain Managment Logistics – Logistics quản lý chuỗicung ứng; Transportation Management Logistics ‐ Logistics quản lý vận chuyểnhàng hóa; Warhousing/ Inventery Management Logistics – Logistics về quản lý lưukho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi

Như vậy quản lý Logistics là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hopạt độngcủa nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làmtất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi,thủ tục hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụlogistics Xét về điều kiện này thì hầu như chưa có công ty Việt Nam nào có thể làmđược, chỉ một số rất it các công ty nước ngoài và cũng chỉ đếm trên đầu ngón taynhư: DHL Danzas, TNT Logistics…

Trang 9

Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạnkhác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt độngLogistic như sau:

Second Party Logistics (2PL)

Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay khovận Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuêngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ

cơ bản Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư

Third Party Logistics (TPL) hay Logistics theo hợp đồng.

Phương thức này có ý nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiệncác hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc một sốhoạt động có chọn lọc Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công

ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểubao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất một năm cóhoặc không có hợp đồng hợp tác Đây được coi là một liên minh chặt chẽ giữa mộtcông ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạtđộng Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo hợp đồng dài hạn

Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối

FPL là một khái name phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp

Trang 10

hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát

và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics FPL bao gồm lĩnhvực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin, vàcác quản lý tiến trình kinh doanh FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơithực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPLtrong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược vàmối quan hệ bền lâu

1.1.2.2 Vai trò của Logistics

Vai trò của logistics đối với nền kinh tế

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau,tác động qua lại lẫn nhau Ở góc độ tổng thể ta thấy logistics gần như là mối liên kếtkinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hànghóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhấtđịnh

Hình 1.1: Mô hình và đường nối điểm nút

Trang 11

 Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quantrọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉ

có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt động liêntục, nhịp nhàng

Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics, theo

đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trịtăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗingười

Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập củanền kinh tế Việc giảm chi phí Logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lượcthúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng trưởng của mỗi quốc gia

Đầu vào của

Khách hàng

Định hướng thị trường (lợi thế cạnh tranh) Tiện lợi về thời gian và địa điểm Vận chuyển hiệu quả đến khách hàng Tài sản sở hữu

Đầu ra của Logistics

Hình 1.2: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản

Nguồn: Lamber, Strategic Logistics management, page 3

Trang 12

Hoạt động Logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh cho một quốc gia trêntrường quốc tế Trình độ phát triển và chi phí Logistics của một quốc gia còn đượcxem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt… sẽ thuhút được đầu tư từ các công ty hay các tập đoàn lớn trên thế giới.

Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn Logistics giúp giảiquyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thayđổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vậtliệu, hàng hóa, dịch vụ, logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh chodoanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược vàhoạt động đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chíthất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ:chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chứcvận chuyển không hiệu quả

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong việc chọnnguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thịtrường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…; chủ động trong việclên kế hoạch sản xuất, sản xuất hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian vớitổng chi phí thấp nhất

Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.Giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vậnchuyển Thông qua dịch vụ Logistics, các công ty Logistics sẽ đứng ra đảm nhiệmviệc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tài để đưahàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng

Trang 13

Logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu

dài về sự khác biệt hóa và tập trung

Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động

marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P – Right

Product, Right Price, Proper Promotion, anh Right Place)

Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm

đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản

to change the formatting of the pull quote text box.]

Chi phí giải quyết đơn hàng

và thông tin

Hình 1.3: Sơ đồ cân đối chi phí trong marketing và logistics

Trang 14

Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển vịtrí của hàng hoá và bản thân con người từ nơi này đấn nơi khác bằng các phươngtiện vận tải.

Trong nền kinh tế thì vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, với các đặcđiểm sau:

- Quá trình sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt khônggian lên đối tượng chuyên chở chứ không phải là quá trình tác động về mặt kinh tếlên đối tượng lao động

- Sản phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng, kích thước cụthể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêuthụ ngay trong quá trình sản xuất Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm cũngđược thiêu thụ ngay

- Vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm Các ngành sản xuất vậtchất khác có thể sản xuất ra một số sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên độtxuất, còn trong sản xuất vận tải để thoả mãn nhu cầu tăng lên đột xuất người ta chỉ

có thể dự trữ năng lực chuyên chở của phương tiện chuyên chở như dự trữ thêm toa

xe, đầu máy, ôtô…

1.1.3.2 Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

Người cung cấp Logistics có thể cung cấp các phương thức vận tải: đườngbiển, đường sông, đường hàng không, đường bộ, đường sắt hoặc kết hợp hai haynhiều phương thức lại với nhau – vận tải đa phương thức Mỗi phương thức vận tải

có những ưu, nhược riêng Muốn kinh doanh Logistics cần phải hiểu được nhữngđặc điểm riêng đó

Trang 15

Vận tải đường thuỷ

Vận tải đường thủy nội bộ có đặc điểm:

- Là loại hình có chi phí tương đối thấp: không phải đầu tư cho xây đường để đi,

dễ dàng gia nhập hay ra khỏi ngành

- Thường vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, dạng hàng khối như khoáng sản,sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp với cự ly vận chuyển dài

- Chi phí vận tải thấp nhưng thời gian trung chuyển dài

- Mức độ tiếp cận thấp nhưng năng lực vận tải thì lớn

Vận tải đường thủy quốc tế có đặc điểm:

- Tàu vận chuyển hàng hóa thông dụng: Có sức chứa hàng hóa lớn; Vận tảithường được thực hiện dưới dạng hợp đồng; Có nhiều tàu có luôn cần cẩu để bốcxếp hàng

- Tàu vận chuyển hàng khối: Thiết kế đặc biệt để chở khoáng sản; Có thể dùng

để chở nhiều loại hàng hóa

Vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ có đặc điểm:

- Mức độ tiếp cận cao

- Thời gian trung chuyển nhanh hơn đường sắt và đường thủy

- Độ tin cậy bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết

- Kích cỡ của xe vận tải nhỏ phù hợp với chiến lược hàng tồn kho thấp và nhanhchóng nạp lại hàng vào kho

- Chi phí vận tải hơi cao so với đường sắt và thủy nhưng đổi lại là nhanh hơn

Vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt có đặc điểm:

- Khả năng vận chuyển nhiều loại hàng khác nhau hơn so với các loại hình khác

Trang 16

- Số lượng nhà cung cấp dịch vụ này là không nhiều.

Việt Nam: 1 nhà vận tảiMỹ: một vài nhà vận tải

- Tàu hỏa là hệ thống vận tải đường dài, với khối lượng lớn (chi phí cố định cao)

- Mức độ tiếp cận không cao

- Thời gian trung chuyển không đều và thường dài

Vận tải hàng không

Vận tải đường không có đặc điểm:

- Bất cứ hãng vận tải hàng không nào cũng có thể chở hàng hóa, mặc dù vậy cómột vài hãng không chở gì khác ngoài hàng hóa

- Cấu trúc giá với chi phí biến đổi cao so với chi phí cố định

- Thời gian trung chuyển là nhanh nhất trong các loại hình vận tải, nhưng giácước vận tải thì cao nhất

- Thường vận chuyển hàng có giá trị cao, khối lượng thấp

- Mức độ tiếp cận và năng lực là thấp

- Độ tin cậy phụ thuộc vào thời tiết nhiều hơn so với các loại hình khác

Vận tải đường ống

Vận tải đường ống có đặc điểm:

- Thường dùng để vận chuyển dầu, khí

- Không phù hợp cho vận tải thông thường

- Mức tiếp cận thấp

- Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp

- Lợi ích chính là giá cước vận tải thấp

So sánh các loại hình vận tải

Trang 17

1.1.3.4 Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính

Máy vi tính và những thành tựu của công nghệ thông tin đã có những đónggóp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của Logistics

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó là vũ khí cạnhtranh lợi hại, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, kể cả Logistics

Muốn quản trị Logistics thành công thì trước hết phải quản lý được hệ thốngthong tin rất phức tạp trong quá trình này Hệ thông thong tin Logistics bao gồmthông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng củadoanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kỹ thuật, kế toán– tài chính, marketing, sản xuất…), thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cungứng (kho hàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phậncông đoạn trên

Công nghệ thông tin là chìa khoá vạn năng để giải quyết vấn đề sống còn củaLogistics Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi thông tinđược nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp hoạt động Logistics trêntoàn bộ hệ thống với công cụ không thể thay thế - máy vi tính

Máy vi tính dùng để lưu trữ các dữ liệu của đơn đặt hàng, quá trình thực hiệnđơn hàng, quản lý thành phẩm, theo dõi dự trữ, quá trình sản xuất, thanh toán và

Trang 18

quản lý kho bãi, vận tải… Máy vi tính giúp lưu trữ, xử lý thông tin nhanh chóng,chính xác và khi các máy được kết nối sẽ giúp cho trao đổi thông tin diễn ra chínhxác, kịp thời.

Hệ thống thông tin (máy tính và mạng) là yếu tố không thể thay thế trongviệc hoạch định và kiểm soát hệ thống Logistics, với hệ thống xử lý đơn hàng làtrung tâm Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho người ta đưa ranhững quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất

Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng chính là trung tâm thần kinh của toàn bộ

hệ thống Logistics Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin để xử lý đơn hàng tácđộng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình Nếu thông tin đượctrao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động Logistics sẽ tiến hành hiệu quả,ngược lại sẽ làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm ch việc giao hàng diễn rakhông đúng thời hạn và làm mất khách hàng sẽ là điều không thể tránh khỏi.Nghiêm trọng hơn nữa thông tin không chính xác, kịp thời có thể làm cho quá trìnhsản xuất kém hiệu quả do phải thường xuyên thay đổi kế hoạch, quy mô để đáp ứngyêu cầu thực tế; nếu tình trạng đó kéo dài sẽ đẩy doanh nghiệp tới thua lỗ, thậm chíphá sản

1.1.3.5 Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua – người bán và bênthứ ba – các nhà thầu phụ; kết quả của quá trình này là tạo ra giá trị gia tăng cho sảnphẩm hay dịch vụ được trao đổi

Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt,chúng không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng cũ mà có thể lôi kéo,thu hút thêm được khách hàng mới Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanhnghiệp đứng vững trên thương trường và thành công

Trang 19

Hình 1.5: vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics

1.2.1 Điều kiện địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh

có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc

và 106°22' – 106°54' Đông,

phía Bắc giáp tỉnh Bình

Dương, Tây Bắc giáp tỉnh

Tây Ninh, Đông và Đông Bắc

giáp tỉnh Đồng Nai, Đông

Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu, Tây và Tây Nam giáp

tỉnh Long An và Tiền Giang

Nằm ở miền Nam Việt Nam,

Thành phố Hồ Chí Minh cách

Hà Nội 1.730 km theo đường

bộ, trung tâm thành phố cách

cách bờ biển Đông 50 km

theo đường chim bay Với vị

trí tâm điểm của khu vực

Đông Nam Á, Thành phố Hồ

Chí Minh là một đầu mối giao

thông quan trọng về cả đường

bộ, đường thủy và đường

không, nối liền các tỉnh trong

vùng và còn là một cửa ngõ

quốc tế

Trang 20

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sôngCửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25mét Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9.Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độcao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét Các khu vực trung tâm, mộtphần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ caotrung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - SàiGòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng SôngSài Gòn với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km SôngSài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng

225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sôngĐồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa củaThành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông ĐồngNai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong

đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạchchằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, CầuBông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Hệthống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển trong vận tải đườngsông

1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Cả nước có hơn 150 cảng, trong đó có 49 cảng được phân loại là cảng biểnbao gồm 166 bến, 332 cầu tàu với tổng chiều dài hơn 40 km Phần lớn cảng ở ViệtNam là cảng nhỏ, chỉ có 14 cảng được xem là mức trung bình của quốc tế như HảiPhòng, Cát Lái hay VICT… nhưng đều là “cảng biển ở trên sông Các cảng biểnđang gánh nhiều hàng hoá nhất Việt Nam ở TPHCM là một điển hình, vì đều nằmtrên sông

Trang 21

Ngoài ra, các dịch vụ logistics khác ngoài vận tải biển ở Việt Nam cũng đắt

đỏ (kẹt đường, kẹt cầu, thời gian vận chuyển đường bộ cao và chi phí vận chuyểncũng cao), đã làm chi phí logistics của Việt Nam cao so với nhiều nước, trở thànhgánh nặng cho các doanh nghiệp và giao thương hàng hoá Ở Mỹ chi phí logisticbằng 9,5% GDP, Nhật là 11%, Hàn Quốc 16%, Trung Quốc 21,6% còn Việt Namchiếm tới 25% GPD, tức 17-18 tỉ đô la Mỹ mỗi năm

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất giải thích tại sao chi phí logistics củadoanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam cao là hạ tầng cảng biển, thiếu cảng nướcsâu cho tàu lớn, tàu mẹ nhưng thừa cảng nhỏ Trong khi đó, giao thương hàng hoáthì tăng 20-25% mỗi năm

Ngoài hạ tầng cảng, logistics ở Việt Nam còn yếu kém cả đường bộ, đườngkhông, cầu cống, nhân lực là những vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt

Hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho logistics còn yếu kém, lạc hậu,thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bịnhư xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệthống đường ống, đèn chiếu sáng nói chung còn thô sơ; hệ thống vận tải đườngkhông, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế, ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics Đây cũng chính là thực trạngchung của cả nước bao gồm cả Tp Hồ Chí Minh

1.2.3 Môi trường pháp lý

Bên cạnh đó, cũng phải nói đến cơ sở hạ tầng về vận tải, kho hàng còn yếukém, hành lang pháp lý không rõ ràng đã cản trở sự phát triển logistics ở Việt Nam.Loại hình dịch vụ tổng hợp này có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ ngành nhưgiao thông vận tải, thương mại, hải quan, đo lường và kiểm định Việc mỗi bộ banhành một quy định riêng, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, gây ra những trở ngạikhông nhỏ cho ngành logistics Do vậy, để hỗ trợ cho ngành này, Nhà nước có thểđầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, điều chỉnh hành lang pháp lý để tránh tình

Trang 22

trạng chồng chéo, gây ra những ách tắc không đáng có cho hoạt động của doanhnghiệp.

1.2.4 Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Tp.Hồ Chí Minh

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầumối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Khác với HàNội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng Tính riêngvận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20%tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tạihàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách Về giao thông đường không,Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích vàcông suất nhà ga Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấnhàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng Toàn thành phố hiệnnay có khoảng 340.000 xe hơi và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận

-do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạnđường chuyên dụng Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn.Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp

Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nêngiao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách

Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ởcác cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - TâyNinh, Ký Thủ Ôn Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyểngần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 23

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, BếnNghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn ThấtThuyết, Bình Lợi, Bình Phước Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giaothông hành khách Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam,chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước CảngBến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528

m, Có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến Tuy năng lực của cáccảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thôngđường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn Tại hầu hết các cảng đườngsông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công

Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệthống đường xá nhỏ khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc Thànhphố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nêngây khó khăn cho các phương tiện giao thông Không những thế, một phần các câycầu có trọng tải thấp hay đang trọng tình trạng xuống cấp Tại các huyện ngoạithành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá Trong khi đó, hệ thốngđường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa Để giải quyết vấn đềgiao thông đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thôngcông cộng

Trang 24

đến khu chế xuất Tân Thuận bởi vì một lý do hết sức quan trọng đó là việc vậnchuyển hàng hoá thuận tiện thông qua cảng VICT.

1.2.5 Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện

tử ở Tp Hồ Chí Minh

Về hạ tầng thông tin, đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics ViệtNam Mặc dù các doanh nghiệp logisitics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụngCNTT vào hoạt động kinh doanh của mình những điều này vẫn còn kém xa so vớicác công ty logisitics nước ngoài Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thìphần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, vềdịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụtrack and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ … Chúng

ta nên biết visibility (khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng) là một yếu tố đượccác chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logisitics chomình Ví dụ: Bản thân các công ty như APL Logisitics, Maersk Logisitics đượcNike chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho mình là họ có thể cung cấp cho Nike công

cụ visibility – trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của Nikecũng có thể nắm bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơnhàng của mình đã, đang và sẽ được thực hiện bởi các công ty trên Điều này sẽ giúpNike tính toán tốt những dự báo, kiểm soát hàng tồn, đáp ứng kịp thời yêu cầu củakhách hàng ở chi phí tối ưu nhất

1.2.6 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics

Ngành dịch vụ logistics (giao nhận - kho vận) tại Việt Nam thời gian gần đây

đã phát triển khá nhanh về tốc độ và số lượng

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 - 700doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 - 900 trên cảnước Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có

Trang 25

một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức nănglogistics.

Việc phát triển nóng của ngành logistics là điều đáng lo ngại, do các doanhnghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số ) vẫn rất nhỏ

bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần là tương đối lớn (từ

200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện,

cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lýkhai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng khôngnhiều Nói chung, hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độcông nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á

VIFFAS cũng cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lựcphục vụ trong ngành Nếu chỉ tính riêng các công ty thành viên của VIFFAS (cóđăng ký chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5.000 người Đây là lực lượngđược coi là chuyên nghiệp Ngoài ra ước tính có khoảng 4.000 - 5.000 người thựchiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác, nhưngchưa tham gia hiệp hội

Các nguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau Laođộng ở trình độ đại học thì được đào tạo chủ yếu từ trường các đại học kinh tế vàngoại thương Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạokhác như hàng hải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động liên quan đến logistics,đều khiếm khuyết, nếu không nói là chưa có đội ngũ nhân lực chuyên về logicticshoặc hiểu về logictics còn chung chung

Trong các doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được

Bộ, ngành chủ quản điều động về điều hành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miềnNam là thời gian sau ngày giải phóng Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủyếu các doanh nghiệp tương đối lớn về quy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng

Trang 26

hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải, kho vận, đa số đạt trình độ đại học Hiện thànhphần này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Tuy nhiên,vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môitrường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại.

Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệphàng ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình

độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiềuvào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng vàphát triển ngành nghề

Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, côngviệc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tạitác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc

Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao độngchuyên môn

1.3 Những nội dung cơ bản về dịch vụ logistics

có chất lượng có thể khác nhau, đồng thời giá bán cũng có sự khác biệt Thôngthường sản phẩm có chất lượng cao hơn thì có giá bán cao hơn và ngược lại Ngoài

ra doanh nghiệp còn phải cân nhắc việc lựa chọn nhà cung cấp nào để cung cấphàng hóa cho mình dựa trên các yếu tố, chỉ tiêu khác như: chế độ bảo hành, dịch vụhậu mãi hay các phương thức chiết khấu giảm giá

Trang 27

Nói tóm lại, việc đánh giá các nhà cung cấp phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu

mà doanh nghiệp đưa ra chứ không thể chỉ dựa trên một chỉ tiêu duy nhất Có nhàcung cấp có thế mạnh ở tiêu chuẩn này nhưng lại kém thế ở tiêu chuẩn khác, vì vậyđịnh nguồn sẽ đưa ra phương pháp dùng để đánh giá các nhà cung cấp dựa trên cáctiêu chuẩn khác nhau đó

1.3.2 Lập kế hoạch sản xuất tối ưu

Trước khi tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường phải dự báo nhu cầu củathị trường đối với sản phẩm do mình sản xuất ra

Giả sử doanh nghiệp X dự báo nhu cầu về sản phẩm của mình trong 3 thángcuối năm (10, 11, 12) như sau:

Dự báo nhu cầu sản phẩm của công ty X

Như vậy nếu chu kỳ sản phẩm nhỏ hơn một tháng thì chúng ta cũng có rất nhiều kếhoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu trên Ví dụ:

Các kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu đã được dự báo

Trang 28

Ở bảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng đượcnhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2 Ở kế hoạch thứ nhất người ta sản xuất mỗi thángmột lượng đúng bằng nhu cầu của tháng đó Kế hoạch thứ 2 người ta sản xuất 2 sảnphẩm ở tháng 10; tháng 11 sản xuất 7 sản phẩm để bán ở tháng 11, 12; tháng 12không sản xuất Kế hoạch thứ 3 là sản xuất cả 9 sản phẩm ở tháng 10 để cung cấp ởcác tháng 10, 11, và 12; tháng 11, 12 không sản xuất

Trong thực tế các kế hoạch sản xuất khác nhau yêu cầu những chi phí khác nhau, vàngười làm công tác Logistics phải xác định được kế hoạch sản xuất nào cho chi phí

ít nhất Điều đó cần có một thuật toán để xác định

1.3.3 Dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá

Trong sản xuất, dự trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng Nó nhằm hạn chếviệc gián đoạn sản xuất và cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch

vụ một cách nhanh nhất

Tuy nhiên người làm công tác Logistics phải xác định được chi phí cho việc

dự trữ, bảo quản bao nhiêu là tối ưu Nó liên quan tới việc xác định loại kho hàng và

tổ chức các đợt nhập hàng

Nếu trong năm việc nhập hàng được chia làm nhiều lần thì sẽ giảm được chiphí dự trữ, chi phí vốn nhưng điều đó cũng sẽ làm phát sinh thêm chi phí vận tải.Ngược lại nếu số lần nhập hàng trong năm là ít thì sẽ giảm được chí phí vận tảinhưng sẽ làm tăng chi phí lưu kho, đồng thời chi phí vốn cũng tăng thêm Ngoài ra

số lượng hàng hóa cần mua trong một lần đặt hàng còn phụ thuộc vào khả năng tàichính của doanh nghiệp, chính sách chiết khấu giảm giá của người bán và dunglượng của kho hàng

Vì vậy việc xác định số lần đặt hàng và số lượng đặt hàng tối ưu trong năm làmột điều hết sức cần thiết và đòi hỏi phải có căn cứ khoa học

1.3.4 Tổ chức hệ thống phân phối

Trang 29

Tổ chức hệ thống phân phối liên quan đến việc tổ chức di chuyển phươngtiện, phân bổ nguồn hàng tới các thị trường, xác định số lượng kho hàng tối ưu.

Việc di chuyển phương tiện và hàng hóa từ kho đến các khách hàng có thểthực hiện trên nhiều tuyến đường khác nhau Chi phí trên mỗi tuyến đường cũng cóthể khác nhau do phụ thuộc vào quãng đường di chuyển, phí cầu đường, thậm chí làcác khoản “tiêu cực phí” nếu có Vì vậy một trong các chức năng của Logistics làphải chỉ ra việc phân bổ hàng hóa tối ưu cho các thị trường và con đường vậnchuyển có chi phí thấp nhất

Ngoài ra người làm Logistics còn phải xác định được số lượng kho hàng tối ưutrong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Nếu số lượng kho hàng lớn sẽ làm giảmchi phí vận chuyển từ các kho đến các khách hàng, tuy nhiên nó làm phát sinh thêmchi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến các kho và phát sinh thêm các chi phí dự trữcũng như chi phí quản lý kho

Trang 30

- Ngăn ngừa rủi ro.

- Điều hòa sản xuất

Các hoạt động cơ bản của kho hàng.

Các hoạt động trong kho hàng được mô tả và sắp xếp như trong hình dướiđây:

Trang 31

Hình 1.8: Các hoạt động cơ bản của kho hàng

- Tối thiểu đường đi trong kho

- Sử dụng tối đa độ cao của nhà kho

- Sử dụng hiệu quả mặt bằng kho

Kết cấu của hệ thống kho.

Trang 32

Hình 1.9: Kết cấu của hệ thống kho 1.3.6 Bao gói hàng hoá

Bao gồm việc thiết kế các bao bì sao cho hợp lý để dễ dàng trong việc vậnchuyển cũng như sắp xếp tối ưu trên các xe nâng hàng

Ngoài ra còn đề cập tới vấn đề nhận dạng, quản lý hàng hóa trong kho saothuận tiện và nhanh chóng

Trong thực tế một kho hàng dù lớn hay nhỏ cũng đều chứa nhiều loại hànghóa khác nhau, thậm chí cùng một loại hàng hóa cũng có thể được chia thành nhiềuloại nhỏ hơn, phụ thuộc vào chất lượng, hình thức, hoặc một vài tính chất khác Nhưvậy để dễ dàng cho việc gọi tên, phân loại và sắp xếp hàng hóa trong kho người tađặt cho mỗi hàng hóa một tên gọi Tên gọi này phải thỏa mãn điều kiện đồng nhất

Trang 33

về mặt cấu trúc, phân biệt các hàng hóa khác nhau một cách dễ dàng Việc gán cho

mỗi hàng hóa trong kho một tên gọi như vậy người ta gọi là mã hóa hàng hóa.

Mã hóa hàng hóa có thể thực hiện theo một trong ba phương pháp: mã hóatuần tự, mã hóa phân tích, hoặc mã hóa hỗn hợp

Mã hóa phân tích tức là mã hóa các đối tượng dựa trên một vài tính chất

của đối tượng đó, nói một cách khác là người ta có thể phân tích bộ mã để biết mộtvài tính chất của đối tượng được mã hóa

Ví dụ như quần áo bán ở siêu thị được mã hóa: XL, L, M, và S Đó là mãtheo kích cỡ của chiếc áo, tương ứng với các cỡ: siêu rộng, rộng, trung bình, và nhỏ.Hoặc nếu ai đi máy bay thì đều biết tên gọi các sân bay được mã hóa theo kiểu này

Ví dụ:

Mã hóa tuần tự là kiểu mã hóa không phụ thuộc vào đặc điểm của đối

tượng được mã hóa mà chỉ phụ thuộc và thời điểm được mã hóa Đối tượng được

mã hóa trước sẽ nhận mã có số thứ tự nhỏ, đối tượng được mã hóa sau sẽ nhận được

mã có số thứ tự lớn hơn

Bộ mã tuần tự thì chúng ta thường được gặp mỗi khi phải lấy phiếu (hoặccòn gọi là lấy số) khi vào khám bệnh, khi xếp hàng mua vé máy bay, vé tàu hoặckhi đợi được phục vụ tại các ngân hàng Rõ ràng là việc lấy được phiếu có số thứ tựnhỏ (sẽ được phục vụ trước những người lấy phiếu có số thứ tự lớn hơn) là phụthuộc vào thời điểm chúng ta lấy phiếu tại các địa điểm đó, không phụ thuộc vàobệnh tình (trong bệnh viện) hay giới tính, tuổi tác, địa vị công tác (trong quầy vé,ngân hàng)

Kiểu mã hóa thứ 3 là kiểu mã hóa hỗn hợp, đây là kiểu kết hợp giữa mã hóa

tuần tự và mã hóa phân tích Trong mã hỗn hợp gồm có 2 phần, phần tuần tự vàphần phân tích Kiểu mã hóa này chúng ta thường gặp hơn cả

1.3.7.Quản lý mạng cung cấp và phân phối hàng hoá

Trang 34

Bao gồm việc quản lý toàn bộ hệ thống phân phối đã được thiết lập sao chochúng hoạt động thực sự có hiệu quả và khoa học.

Mỗi hệ thống phân phối hàng hóa thì có nhiều kho hàng, mỗi kho có năng lực cung cấp khác nhau và có nhiều địa điểm cần nhận hàng, mỗi địa điểm lại có

nhu cầu về hàng hóa khác nhau Mục tiêu là phải phân phối hàng hóa từ các kho đếncác địa điểm sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất

Tuy nhiên khi phân phối hàng cho các địa điểm đã định với khối lượng đãđược xác định thì phương tiện vận tải có các cách di chuyển khác nhau, mỗi cáchcho một chi phí có thể khác nhau Mục tiêu là các phương tiện vận tải sẽ di chuyểnnhư thế nào khi được phân công chuyên chở hàng hóa đến các địa điểm đã định vớikhối lượng xác định với tổng chi phí là nhỏ nhất và nhanh nhất

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH NPV TRONG

NHỮNG NĂM QUA.

Trang 35

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Nhất Phong Vận

2.1.1 Vấn đề pháp lý của đơn vị.

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Nhất Phong Vận

- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: NPV express company limited

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên

- Chủ sở hữu: Huỳnh Duy Linh

- Người đại diện theo pháp luật: Huỳnh Duy Linh

Trang 36

Hình 2.1: Logo công ty Nhất Phong Vận.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Nhất Phong Vận

Hòa nhập cùng xu hướng toàn cầu hóa của thế giới, Việt Nam đã từng bướcgia nhập các tổ chức quốc tế Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia các sân chơi quốc

tế đã góp phần tạo nên những bước tiến rực rỡ của Việt Nam trong hơn một thập kỷqua Sự tăng trưởng sôi động của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu cũng chính làyếu tố tạo nên sự náo nhiệt cho các khu vực cảng biển, cảng hàng không và kéotheo sự phát triển của lĩnh vực giao nhận, vận tải… Công ty TNHH Nhất PhongVận ra đời từ đó

Xuất phát từ công ty chuyên về dịch vụ chuyển phát chứng từ trong và ngoàinước, đồng thời nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường xuất nhập khẩu,đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải đã thành lậpcông ty TNHH Nhất Phong Vận vào năm 2004 Công ty hoạt động theo chứng nhậnđăng ký kinh doanh số: 4102026141 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp HCM cấpngày 12 tháng 11 năm 2004

Địa chỉ trụ sở chính tại: 55/1A Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình,Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác dịch vụ khách hàng,công ty đã mở thêm một văn phòng tại Bình Dương và một văn phòng chi nhánh tạiThành phố Vũng Tàu Sau đây là danh sách các thành viên góp vốn thành lập công

ty được liệt kê theo bảng sau với vốn điều lệ là 500.000.000 VNĐ

Bảng 1.1: Danh sách thành viên góp vốn vào công ty.

Ngày đăng: 23/09/2012, 11:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình và đường nối điểm nút - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.1 Mô hình và đường nối điểm nút (Trang 10)
Hình 1.1: Mô hình và đường nối điểm nút - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.1 Mô hình và đường nối điểm nút (Trang 10)
Hình 1.2: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.2 Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản (Trang 11)
Hình 1.2: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.2 Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản (Trang 11)
- Sản phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ  ngay trong quá trình sản xuất - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
n phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dạng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ ngay trong quá trình sản xuất (Trang 14)
- Khả năng vận chuyển nhiều loại hàng khác nhau hơn so với các loại hình khác - Số lượng nhà cung cấp dịch vụ này là không nhiều. - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
h ả năng vận chuyển nhiều loại hàng khác nhau hơn so với các loại hình khác - Số lượng nhà cung cấp dịch vụ này là không nhiều (Trang 16)
Hình 1.5: vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.5 vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh (Trang 19)
Hình 1.5: vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.5 vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh (Trang 19)
Ở bảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2 - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
b ảng trên ta có thể thấy có ít nhất 3 kế hoạch sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm ở bảng 1.2 (Trang 27)
Hình 1.6: Tập hợp hàng để vận chuyển Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa - Tập hợp hàng hóa để vận chuyển. - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.6 Tập hợp hàng để vận chuyển Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa - Tập hợp hàng hóa để vận chuyển (Trang 29)
Hình 1.6: Tập hợp hàng để vận chuyển      Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.6 Tập hợp hàng để vận chuyển Hình 1.7: Cung cấp và trộn hàng hóa (Trang 29)
Các hoạt động trong kho hàng được mô tả và sắp xếp như trong hình dưới đây: - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
c hoạt động trong kho hàng được mô tả và sắp xếp như trong hình dưới đây: (Trang 30)
Hình 1.8: Các hoạt động cơ bản của kho hàng - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.8 Các hoạt động cơ bản của kho hàng (Trang 30)
Hình 1.9: Kết cấu của hệ thống kho - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.9 Kết cấu của hệ thống kho (Trang 31)
Hình 1.9: Kết cấu của hệ thống kho 1.3.6. Bao gói hàng hoá - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 1.9 Kết cấu của hệ thống kho 1.3.6. Bao gói hàng hoá (Trang 31)
Bảng 1.1: Danh sách thành viên góp vốn vào công ty. - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Bảng 1.1 Danh sách thành viên góp vốn vào công ty (Trang 36)
Bảng 1.1: Danh sách thành viên góp vốn vào công ty. - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Bảng 1.1 Danh sách thành viên góp vốn vào công ty (Trang 36)
• Hình 2.2: Bộ máy tổ chức: - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 2.2 Bộ máy tổ chức: (Trang 38)
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức (Trang 38)
Bảng 2.1: Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Bảng 2.1 Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD (Trang 46)
Bảng 2.1: Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Bảng 2.1 Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD (Trang 46)
Bảng 2.2: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Bảng 2.2 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD (Trang 48)
Bảng   2.2    : Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
ng 2.2 : Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD (Trang 48)
Căn cứ trên các giá trị tính được trên bảng 1.3, ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 có 88 đồng giá vốn bán hàng và 11 đồng lãi gộp về hàng bán và  cung cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 1 triệu đồng - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
n cứ trên các giá trị tính được trên bảng 1.3, ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2008 có 88 đồng giá vốn bán hàng và 11 đồng lãi gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 1 triệu đồng (Trang 49)
Bảng 2.3: Doanh thu, chi phí của công ty qua các năm ĐVT: VNĐ - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Bảng 2.3 Doanh thu, chi phí của công ty qua các năm ĐVT: VNĐ (Trang 49)
Hình 2.1: Vị trí Công ty TNHH Nhất Phong Vận - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 2.1 Vị trí Công ty TNHH Nhất Phong Vận (Trang 51)
Hình 2.1: Vị trí Công ty TNHH Nhất Phong Vận - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
Hình 2.1 Vị trí Công ty TNHH Nhất Phong Vận (Trang 51)
Dịch vụ phổ biến của công ty là hình thức giao nhận vận tải - đây là hình thức khá đơn giản - Phân tích hoạt động và quy trình cung ứng dịch vụ xuất nhập hàng tại Công ty TNHH Nhất Phong Vận.doc
ch vụ phổ biến của công ty là hình thức giao nhận vận tải - đây là hình thức khá đơn giản (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w