1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012

94 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Mă ̣t khác, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến danh mục thuốc bệnh viện thường có quá nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt châ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH HOA ̣T ĐỘNG LỰA CHỌN VÀ SỬ

DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2008-2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH HOA ̣T ĐỘNG LỰA CHỌN VÀ SỬ

DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2008-2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

TS Phạm Minh Hưng – Trưởng khoa Dược Bê ̣nh viê ̣n Saint Paul đã tận tình

hướng dẫn và chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn

TS Nguyễn Thi ̣ Thanh Hương – Giảng viên bộ môn Tổ chức quản lý dược –

Người thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiê ̣n luận văn Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:Các thầy cô giáo trong bộ môn Tổ chức quản lý dược đã truyền đạt cho tôi phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quý báu

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Khoa Dược; Phòng Kế hoạch, nghiê ̣p vụ Y; Phòng Kế toán cùng các bác sĩ, cán bộ công nhân viên

bê ̣nh viê ̣n đa khoa Đông Anh đã nhiê ̣t tình giúp đỡ và tạo điều kiê ̣n cho tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013

Học viên

Vũ Thị Thúy

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Lựa chọn thuốc 3

1.1.1.1 Mô hình bê ̣nh tâ ̣t ở Viê ̣t Nam 4

1.1.1.2 Mô hình bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n 5

1.1.2 Hướ ng dẫn điều tri ̣ chuẩn (HDĐT) 6

1.1.3 Chủ trương, chính sách của nhà nước: 7

1.1.3.1 Danh mục thuốc thiết yếu 7

1.1.3.2 DMT chủ yếu ta ̣i cơ sở khám, chữa bê ̣nh 8

1.1.4 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n thuốc 9

1.1.5 Hội đồng thuốc và điều tri ̣ (HĐT&ĐT) 10

1.1.5.1 Mục tiêu và mục đích của HĐT&ĐT 10

1.1.5.2 Chứ c năng và nhiê ̣m vu ̣ của HĐT&ĐT 11

1.1.5.3 Tổ chứ c và hoa ̣t đô ̣ng của HĐT&ĐT 11

1.1.6 Danh mục thuốc bê ̣nh viê ̣n 12

1.2 Hoạt động sử dụng thuốc 13

1.2.1 Chu trình sử du ̣ng thuốc 13

1.2.2 Những trường hơ ̣p sử du ̣ng thuốc không hơ ̣p lý thường gă ̣p 14

1.2.3 Giám sát sử dụng thuốc 15

1.2.4 Tình hình tiêu thụ thuốc trên thế giới những năm gần đây 17

1.3 Thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam hiện nay 18

1.4 Bê ̣nh viê ̣n Đa khoa Đông Anh 21

1.4.1 Mô hình tổ chức 21

1.4.2 Tình hình bệnh nhân đến khám và điều trị giai đoạn 2008-2012 22

1.4.3 Vài nét về khoa dược bệnh viện đa khoa Đông Anh 23

1.4.3.1 Chứ c năng, nhiê ̣m vu ̣ 23

Trang 5

1.4.3.2 Mô hình tổ chức của khoa Dươ ̣c 24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Đi ̣a điểm, thời gian nghiên cứu 25

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 25

2.2.2 Thờ i gian nghiên cứu 25

2.3 Phương pha ́ p nghiên cứu 25

2.3.1 Phương pháp mô tả hồi cứu 25

2.3.2 Phân ti ́ch và xử lý số liê ̣u 26

2.3.2.1 Phân tích hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n thuốc của bê ̣nh viê ̣n giai đoa ̣n 2008-2012………… 26

2.3.2.2 Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thu ̣ ta ̣i bê ̣nh viê ̣n giai đoa ̣n 2008-2012 27 2.3.2.3 Một số hoa ̣t đô ̣ng giám sát sử du ̣ng thuốc 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1 Hoạt động lựa chọn thuốc của BVĐK Đông Anh giai đoạn 2008 – 2012 30

3.1.1 Mô tả hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n thuốc ta ̣i BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 30

3.1.1.1 Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT của BVĐK Đông Anh 30

3.1.1.2 Mô hình bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n Đa khoa Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012………… 31

3.1.1.3 Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) của bệnh viê ̣n…… 32

3.1.1.4 Hoạt động dự trù thuốc của các khoa/phòng 34

3.1.1.5 Một số thông tin khác liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n thuốc… 35

3.1.1.6 Lựa cho ̣n thuốc trong đấu thầu 37

3.1.1.7 Danh mục thuốc sử du ̣ng ta ̣i bê ̣nh viê ̣n 41

Trang 6

3.1.2.2 Cơ cấu DMTBV theo quy chế chuyên môn 43

3.1.2.3 Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMTBV 44

3.2 Cơ cấu thuốc tiêu thu ̣ ta ̣i bê ̣nh viê ̣n ĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 44

3.2.1 Giá trị tiêu thụ thuốc so năm 2008 44

3.2.2 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc 45

3.2.3 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nhóm tác du ̣ng dược lý 46

3.2.4 Thuốc mang tên gốc và mang tên thương ma ̣i 47

3.2.5 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên thương ma ̣i theo nguồn gốc 48

3.2.6 Cơ cấu tiêu thụ thuốc khi sử du ̣ng phương pháp phân tích ABC 49

3.2.7 Cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc trong nhóm A từ năm 2008-2012 50

3.2.7.1 Cơ cấu tiêu thụ nhóm A theo nhóm tác du ̣ng dược lý 50

3.2.7.2 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc A theo nguồn gốc 51

3.2.7.3 Thuốc mang tên gốc và mang tên thương ma ̣i trong nhóm A 52

3.2.7.4 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên thương ma ̣i trong nhóm A theo nguồn gốc 53

3.2.7.5 Cơ cấu tiêu thụ thuốc trong nhóm A theo phân tích VEN 54

3.3 Mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng giám sát sử dụng thuốc ta ̣i BVĐK Đông Anh 56

3.3.1 Giám sát thực hiện Danh mục thuốc 56

3.3.1.1 Quản lý danh mục thuốc bằng phần mềm 56

3.3.1.2 Quản lý sử dụng các thuốc đặc biệt trong danh mục 57

3.3.2 Một số chỉ số kê đơn và thực hiê ̣n quy chế chuyên môn trong chỉ đi ̣nh thuốc trong Hồ Sơ Bê ̣nh Án 58

3.3.2.1 Một số chỉ số kê đơn cho bê ̣nh nhân điều tri ̣ ngoa ̣i trú có thẻ BHYT……… 58

3.3.2.2 Thực hiê ̣n quy chế chuyên môn đối với chỉ đi ̣nh thuốc trong HSBA…… 59

3.3.2.3 Một số chỉ số về sử du ̣ng thuốc trong Hồ Sơ Bệnh Án 60

Trang 7

3.3.3 Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc 61

3.3.3.1 Hoạt động thông tin thuốc 61

3.3.3.2 Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc 63

Chương 4: BÀN LUẬN 64

4.1 Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện ĐK Đông Anh giai đoạn 2008-2012 64

4.2 Cơ cấu thuốc tiêu thu ̣ ta ̣i BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 69

4.3 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc 73

4.3.1 Giám sát thực hiện Danh mục thuốc 73

4.3.2 Một số chỉ số kê đơn và viê ̣c thực hiê ̣n quy chế chuyên môn trong chỉ đi ̣nh thuốc trong HSBA 74

4.3.3 Hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc 76

4.4 Những mă ̣t ha ̣n chế của đề tài 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ̣ 78

KẾT LUẬN 78

1.Về hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n thuốc của BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 78

2 Cơ cấu thuốc tiêu thu ̣ ta ̣i bê ̣nh viê ̣n ĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 78

3.Hoạt động giám sát sử dụng thuố c 79

KIẾN NGHI ̣ 80

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Phản ứng có hại của thuốc

BVĐK Bê ̣nh viê ̣n đa khoa

DMTBV Danh mu ̣c thuốc bê ̣nh viê ̣n DMTCY Danh mu ̣c thuốc chủ yếu DMTTY Danh mu ̣c thuốc thiết yếu HDĐT Hướng dẫn điều tri ̣ chuẩn HĐT&ĐT Hô ̣i đồng thuốc và điều tri ̣ HSBA Hồ sơ bê ̣nh án

TTY Thuốc thiết yếu

WHO Tổ chức y tế thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 MHBT chung ở Viê ̣t Nam từ năm 1976-2010 5

2 Bảng 1.2 Mười bê ̣nh có tỷ lê ̣ mắc cao nhất của Viê ̣t Nam năm

2003,2006, 2010

5

3 Bảng 1.3 Giá trị tiêu thụ thuốc toàn thế giới giai đoạn 2007-2012 17

4 Bảng 1.4 Số lươ ̣ng bê ̣nh nhân đến khám và điều tri ̣ giai đoa ̣n

2008-2012

22

5 Bảng 1.5 Tình hình bệnh nhân điều trị nội trú giai đoạn 2008-2012 22

6 Bảng 3.1 MHBT của BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 31

8 Bảng 3.2 Số lươ ̣ng thuốc đươ ̣c bổ sung/ loại bỏ khỏi DMTBV 34

9 Bảng 3.3 Tỷ lệ thuốc trong DMTBV được sử dụng 36

10 Bảng 3.4 Các thông tin khác liên quan đến hoạt động lựa chọn 36

11 Bảng 3.5 Tỷ lệ hoạt chất mời thầu trong DMTBV 40

12 Bảng 3.6 Cơ cấu nhóm thuốc trong DMTBV giai đoa ̣n 2008 –

2012

42

13 Bảng 3.7 Cơ cấu DMTBV theo quy chế chuyên môn 43

14 Bảng 3.8 Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMTBV 44

16 Bảng 3.10 Mười nhóm thuốc có giá tri ̣ tiêu thu ̣ cao nhất giai đoa ̣n

2008-2012

45

17 Bảng 3.11 Cơ cấu tiêu thu ̣ thuốc theo nguồn gốc giai đoa ̣n 2008-2012 46

18 Bảng 3.12 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và mang tên biệt dược 47

19 Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên biê ̣t dược theo

nguồn gốc

48

20 Bảng 3.14 Cơ cấu tiêu thu ̣ thuốc theo phân tích ABC 49

21 Bảng 3.15 Mười nhóm thuốc có giá tri ̣ tiêu thu ̣ cao nhất trong nhóm

A giai đoa ̣n 2008-2012

50

22 Bảng 3.16 Cơ cấu tiêu thu ̣ nhóm A theo nguồn gốc 51

Trang 10

23 Bảng 3.17 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và mang tên biệt dược trong

nhóm A

52

24 Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên biê ̣t dược trong

nhóm A theo nguồn gốc

53

25 Bảng 3.19 Cơ cấu tiêu thu ̣ nhóm A theo phân tích VEN 54

26 Bảng 3.20 Cơ cấu tiêu thu ̣ của nhóm thuốc “N” trong nhóm A năm

31 Bảng 3.25 Mô ̣t số chỉ số về sử du ̣ng thuốc trong HSBA 60

32 Bảng 3.26 Những nô ̣i dung Thông tin thuốc của BVĐK Đông Anh 61

33 Bảng 3.27 Hoạt động thông tin thuốc tại BVĐK Đông Anh năm 2012 62

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

2 Hình 1.2 Mô hình bê ̣nh tâ ̣t của hê ̣ thống bê ̣nh viê ̣n 6

5 Hình 1.5 Mô hình tổ chức của khoa Dược BVĐK Đông Anh 24

6 Hình 3.1 Quy trình các bước xây dựng DMT bê ̣nh viê ̣n 30

7 Hình 3.2 Quy trình bổ sung, thay thế, loại bỏ thuốc khỏi

9 Hình 3.3 Quy trình đấu thầu thuốc ta ̣i BVĐK Đông Anh 38

Trang 12

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, thị trường dược phẩm rất phong phú , tính đến hết năm 2011 có 28.820 số đăng ký thuốc còn hiê ̣u lực tương ứng với khoảng 15000 hoạt chất [12] Tiền thuốc bình quân đầu người đã tăng từ 7.6 USD năm 2003 đến năm 2006 là 11.23 USD, năm 2010 là 22.25 USD, năm 2011 là 27.6 USD và dự báo tăng lên 33.8 USD vào 2014[12] Tuy nhiên viê ̣c sử du ̣ng thuốc còn chưa hơ ̣p lý Điều đó thể hiê ̣n rất rõ ở viê ̣c: người dân tự mua thuốc điều tri ̣; kê quá nhiều thuốc trong mô ̣t đơn thuốc; lạm dụng kháng sinh , vitamin hoă ̣c tình tra ̣ng kê đơn thuốc ngoa ̣i , thuốc biê ̣t dươ ̣c còn phổ biến Mă ̣t khác, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến danh mục thuốc bệnh viện thường có quá nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc tăng cường miễn dịch Điều này khiến bác sĩ gặp khó khăn cho việc kê đơn cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn Thêm vào đó , nó cũng khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng thuốc, kê quá nhiều thuốc cho người bệnh dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị, tình trạng kháng thuốc cũng như tốn kém chi phí y tế

Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh Cũng là nơi đưa ra các hướng dẫn và thực hành sử dụng thuốc hợp lý Chính vì vậy công tác cung ứng thuốc đầy đủ , kịp thời đồng thời đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý luôn là nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm của khoa Dược mỗi bê ̣nh viê ̣n Nhiệm vụ đó đòi hỏi tổ chức và hoạt động công tác dược bệnh viện cần thường xuyên đổi mới và cập nhâ ̣t Trong đó hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc chiếm giữ một vai trò quan trọng

Bệnh viện Đa khoa Đông Anh là một bệnh viện đa khoa khu vực hạng 2 với 240 giường 17 khoa, phòng chức năng Bệnh viện đã không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Trong bối cảnh quỹ Bảo hiểm y tế còn eo hẹp, thu nhâ ̣p người dân chưa cao thì viê ̣c lựa cho ̣n và sử du ̣ ng thuốc sao cho đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u quả cao nhất về điều tri ̣ và phù hợp với mức chi trả của người

bê ̣nh luôn đươ ̣c Bê ̣nh viê ̣n quan tâm Để góp phần tăng cường sử dụng thuốc

Trang 13

2

hợp lý, an toàn và hiệu quả tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh nói riêng cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung chúng tôi tiến hành đề tài:

Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa khoa Đông

Anh giai đoạn 2008-2012”

Với ba mục tiêu nhƣ sau:

1 Phân ti ́ch hoạt động lựa chọn thuốc tại bê ̣nh viê ̣n giai đoạn 2008-2012

2 Phân ti ́ch cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bê ̣nh viê ̣n giai đoạn 2008-2012

3 Phân ti ́ch một số hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bê ̣nh viê ̣n giai đoạn 2008-2012

Từ đó đƣa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc nói riêng cũng nhƣ trong hoạt động cung ứng thuốc nói chung ta ̣i bê ̣nh viê ̣n

Trang 14

3

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Lựa chọn thuốc

Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện dựa trên 4 nhiệm vụ cơ bản là lựa chọn thuốc, mua thuốc, phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc như trong sơ đồ dưới đây:

Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc [4]

Cung ứng thuốc là mô ̣t chu trình khép kín Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan tro ̣ng và ta ̣o tiền đề cho các bước tiếp theo [4] Lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về chủng loại thuốc , làm cơ sở để bảo đảm tính chủ động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong quá trình điều trị Trong bê ̣nh viê ̣n , chủng loại thuốc được thể hiện trong Danh m ục thuốc (DMT) bệnh viê ̣n

Hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT thuốc trong bệnh viện cần căn cứ vào một số yếu tố chủ yếu: Mô hình bê ̣nh tâ ̣t bê ̣nh viê ̣n ; Hướng dẫn điều tri ̣ chuẩn ; Danh mu ̣c thuốc thiết yếu ; Danh mu ̣c thuốc chủ yếu ; Nguồn ki nh phí của bê ̣nh viê ̣n…

Mô hình bệnh tật Phác đồ điều trị Ngân sách

LỰA CHỌN

MUA THUỐC

CẤP PHÁT

SỬ DỤNG

Thông tin

Công Khoa nghệ học

Kinh tế

Mô hình bê ̣nh tâ ̣t Phác đồ điều trị Ngân sách

Trang 15

4

1.1.1 Mô hình bệnh tật của bệnh viện:

Nhu cầu về thuốc của một người bệnh phụ thuộc vào bệnh tật , sức khỏe, của

họ Còn nhu cầu về thuốc của một cộng đồng nào đó sẽ phụ thuộc vào tình trạng

bê ̣nh tâ ̣t của cô ̣ng đồng đó : tình trạng bệnh tật , sức khỏe cô ̣ng đồng trong nhữ ng điều kiê ̣n ngoa ̣i cảnh nhâ ̣t đi ̣nh , ở những khoảng thời gian nhất định được khái quát dưới da ̣ng mô hình bê ̣nh tâ ̣t (MHBT)

MHBT của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau , xuất hiê ̣n trong cộng đồng đó , xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất đi ̣nh.[4]

1.1.1.1 Mô hi ̀nh bê ̣nh tâ ̣t ở Viê ̣t Nam

Viê ̣t Nam là mô ̣t quốc gia đang phát triển và là mô ̣t nước nhiê ̣t đới Vì thế Việt Nam có một mô hình bệnh tật đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát triển [4] Bảng 1.1 sẽ cho ta thấy rõ hơn về MHBT ở Việt Nam [10]:

Bảng 1.1 MHBT chung ở Viê ̣t Nam từ năm 1976-2010

Đơn vi ̣: tỉ lệ %

Chương bê ̣nh Năm 1976 Năm 1986 Năm 1996 Năm 2006 Năm 2010

Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết

xu hướng gia tăng Sau đây là 10 bê ̣nh có tỉ lê ̣ mắc cao nhất ở Viê ̣t Nam trong các năm 2003, 2006 và 2010 [1], [5],[10]:

Trang 16

5

Bảng 1.2 Mười bê ̣nh có tỷ lệ mắc cao nhất của Viê ̣t Nam năm 2003,2006, 2010

Đơn vi ̣ tính: trên 100000 dân

Tên bê ̣nh

Số

lần mắc Tên bê ̣nh

Số

lần mắc Tên bê ̣nh

Số lần mắc

Các bệnh viêm phổi 418

Viêm ho ̣ng và amidan

Viêm phế quản và

viêm tiểu phế quản 193

Viêm phế quản

và viêm tiểu phế

quản 294 Các bệnh viêm phổi 470 Tiêu chảy, viêm dạ

dày-ruô ̣t non có

nguồn gốc nhiễm

khuẩn 168

Tăng huyết áp nguyên phát 222 Tai na ̣n giao thông 354 Cúm 139

Tai na ̣n giao thông 167

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản 354 Tai na ̣n giao thông 167

Viêm da ̣ dày , tá tràng 158 Viêm da ̣ dày, tá tràng 321 Tăng huyết áp

nguyên phát 138 Cúm 135

Các tổn thương khác do chấn thương xác đi ̣nh ở

nhiều nơi 315 Viêm da ̣ dày , tá

Bê ̣nh của ruô ̣t thừa 110

Tổn thương do chấn thương trong so ̣ 87

Tiêu chảy, viêm da ̣ dày ruô ̣t non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 250

-Đu ̣c thủy tinh thể ,

tổn thương khác của

thủy tinh thể 22 Sỏi tiết niệu 79

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp khác 194

Qua bảng trên ta thấy , trong 10 bê ̣nh có tỷ lê ̣ mắc cao nhất thì chủ yếu là các bê ̣nh nhiễm khuẩn , tuy nhiễn các bê ̣nh do không lây nhiễm cũng ngày càng tăng Điều này cho thấy tại sao trong DMT bê ̣nh viê ̣n tỷ lê ̣ thuốc kháng sinh la ̣i cao nhất

1.1.1.2 Mô hình bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n

Bê ̣nh viê ̣n là nơi khám và chữa bê ̣nh cho người mắc bê ̣nh trong cô ̣ng đồng Mỗi bệnh viện được xây dựng trên các địa bàn khác nhau, ứng với đặc trưng nhất định về cấu trúc dân cư, địa lý, môi trường, yếu tố văn hóa, kinh tế xã hội cũng như sự

Trang 17

6

phân công chức năng nhiệm vụ theo tuyến Từ đó dẫn đến mỗi mô hình bệnh tật của bệnh viện cũng khác nhau, chủ yếu được phân làm 2 loại là mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa và mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa [4]

Hình 1.2 : Mô hình bê ̣nh tâ ̣t của hê ̣ thống bê ̣nh viê ̣n

MHBT là căn cứ quan trọng, không chỉ trong quá trình lựa chọn xây dựng danh mục thuốc mà còn giúp bệnh viện dự báo và hoạch định hướng phát triển trong tương lai [24]

1.1.2 Hươ ́ ng dẫn điều tri ̣ chuẩn (HDĐT)

Hướng dẫn điều tri ̣ chuẩn (HDĐT) là văn bản chuyên môn hướng dẫn thầy thuốc đưa ra những quyết đi ̣nh điều tri ̣ phù hợp cho từng tình huống lâm sàng cu ̣ thể [23],[24],[28] HDĐT có tác dụng:

 Hướng dẫn nhân viên y tế chuẩn đoán và điều trị một số bệnh cụ thể

 Đi ̣nh hướng cho nhân viên mới về các tiêu chuẩn thống nhất trong điều tri ̣

 Là cơ sở giúp cho thầy thuốc kê đơn đưa ra các quyết định liên quan tới điều trị

 Là tài liệu tham khảo để dựa vào đó đánh giá chất lượng kê đơn

 Giúp đánh giá hiệu quả các nhu cầu sử dụng thuốc và đặt ra những ưu tiên trong khâu mua và dự trữ thuốc

Theo Tổ chức Y tế thế giới, một hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc phải bao gồm đủ cả 4 thông số: hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế [24][26],[27]

 Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng

Mô hình bê ̣nh tâ ̣t

Trang 18

1.1.3 Chủ trương, chính sách của nhà nước:

Trong quá trình lựa chọn thuốc , bệnh viện cần bám sát với Danh mục thuốc thiết yếu và DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y Tế ban hành

1.1.3.1 Danh mu ̣c thuốc thiết yếu

“Thuốc thiết yếu là những thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa ̣i đa số nhân dân, được đảm bảo bằng Chính sách thuốc quốc gia , gắn liền nghiên cứu , sản xuất, phân phối thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏ e của nhân dân luôn sẵn có bất cứ lúc nào với chất lượng đảm bảo , đủ số lượng cần thiết, dưới da ̣ng bào chế phù hợp, an toàn, giá cả hợp lý”[3]

Năm 1975, khái niệm thuốc thiết yếu được hình thành từ đại hội lần thứ 28 của WHO, đến năm 1977 thì danh mục TTY lần đầu tiên được biên soạn và xuất bản gồm 200 loại thuốc Tháng 3/2007 ủy ban chuyên gia của WHO đã ban hành danh mục TTY lần thứ 15 Hiê ̣n nay có trên 150 quốc gia trên thế giới có danh mu ̣c TTY Số lươ ̣ng tên thuốc có trong danh mu ̣c TTY của mỗi quốc gia trung bình là 300 thuốc Tổ chức Y tế thế giới năm 1999 đã xây dựng mô ̣t số tiêu chí lựa cho ̣n thuốc như sau [24],[26],[27]:

Trang 19

8

 Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin câ ̣y về hiê ̣u quả điều tri ̣, đô ̣ an toàn

thông qua các thử nghiê ̣m lâm sàng và trên thực tế sử du ̣ng rô ̣ng rãi ta ̣i các cơ sở khám chữa bệnh

 Thuốc đươ ̣c cho ̣n phải sẵn có ở da ̣ng bào chế đảm bảo sinh khả du ̣ng , cũng như

sự ổn đi ̣nh về chất lươ ̣ng trong những điều kiê ̣n bảo quản và sử du ̣ng nhất đi ̣nh

 Khi có hai hoă ̣c nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về tiêu chí trên cần phải lựa cho ̣n trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiê ̣u q uả điều trị , đô ̣ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng

 Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho toàn bô ̣ quá trình điều trị chứ không phải chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc Khi mà các thuốc không hoàn toàn giống nhau thì khi chọn cần phải tiến hành phân tích hiệu quả – chi phí

 Trong mô ̣t số trường hợp , sự lựa cho ̣n còn phu ̣ thuô ̣c vào mô ̣t số yếu tố khác

như các đă ̣c tính dược đô ̣ng ho ̣c hoă ̣c cân nhắc những đă ̣c điểm ta ̣i đi ̣a phương như trang thiết bi ̣ bảo quản, hê ̣ thống kho chứa hoă ̣c nhà sản xuất, cung ứng

 Thuốc thiết yếu nên đươ ̣c bào chế dưới da ̣ng đơn chất Những thuốc ở da ̣ng đa

hoạt chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều l ượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều tri ̣ của mô ̣t nhóm đối tượng cu ̣ thể và có lợi thế vượt trô ̣i về hiê ̣u quả, đô ̣ an toàn hoă ̣c tiê ̣n du ̣ng so với thuốc ở da ̣ng đơn chất

 Thuốc ghi tên gốc hoă ̣c tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên biệt dược hoă ̣c nhà sản xuất cu ̣ thể

Tại Việt Nam, hiê ̣n nay danh mu ̣c TTY còn hiê ̣u lực là danh mu ̣c TTY Viê ̣t Nam lần thứ V được ban hành kèm quyết đinh 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế gồm 335 tên thuốc của 314 hoạt chất tân dược ; 94 chế phẩm y ho ̣c cổ truyền ; Danh mu ̣c cây thuốc nam; Danh mu ̣c vi ̣ thuốc gồm 215 vị thuốc

1.1.3.2 DMT chủ yếu ta ̣i cơ sở khám, chữa bê ̣nh

DMT chữa bê ̣nh chủ yếu là căn cứ để các cơ sở khám, chữa bê ̣nh lựa cho ̣n, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh , bao gồm cả người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)

Trang 20

9

Hiê ̣n ta ̣i, DMT chủ yếu ta ̣i cơ sở khám chữa bê ̣nh có hiê ̣u lực là danh mu ̣c được ban hành kèm theo thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 bao gồm 900 hoạt chất tân dươ ̣c , 57 thuốc phóng xa ̣ và hoa ̣t chất đánh dấu Thông tư này có hiê ̣u lực thi hành từ ngày 25/8/2011, thay thế cho Quyết đi ̣nh số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh và thông tư số 02/2010/TT-BYT ngày 15/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc bổ sung sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi thuô ̣c pha ̣m vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế

Căn cứ phân tuyến kỹ thuâ ̣t , mô hình bê ̣nh tâ ̣t và kinh phí của bê ̣nh viê ̣n , Giám đốc bê ̣nh viê ̣n chỉ đa ̣o Hô ̣i đồng thuốc và điều tri ̣ xây dựng Danh mu ̣c thuốc sử dụng tại đơn vị và có kế hoạch tổ chức cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều

trị.Viê ̣c lựa cho ̣n thuốc thành phẩm theo nguyên tắc sau : ưu tiên lựa cho ̣n thuốc generic, thuốc đơn chất , thuốc sản xuất trong nước , thuốc của các do anh nghiê ̣p dươ ̣c đa ̣t tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)[7]

1.1.4 Mô ̣t số yếu tố khác ảnh hưởng tới hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n thuốc

Mô ̣t trong những yếu tố góp phần quan tro ̣ng không kém chi phối hoa ̣t đô ̣ng lựa chọn thuốc chính là nguồn tài chính của bệnh viện Nguồn tài chính của bệnh viện có thể đến từ nguồn đầu tư của nhà nước, nguồn thu của bệnh viện thông qua các hoạt động như khám chữa bệnh, nguồn kinh phí từ BHYT hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước Đây cũng là căn cứ quan trọng để lựa chọn và quyết định danh mục thuốc sao cho thật hợp lý

Ngoài ra, các yếu tố về trình độ chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện, lịch sử

dùng thuốc của bệnh viện ở kỳ trước và các nguồn thông tin về thuốc cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn thuốc đưa vào danh mục thuốc bệnh viện

Tóm lại , lựa chọn thuốc là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện Việc xây dựng được một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, đảm bảo cho bệnh nhân được sử dụng các

Trang 21

1.1.5 Hô ̣i đồng thuốc và điều tri ̣ (HĐT&ĐT)

Viê ̣c sử du ̣ng thuốc thiếu hiê ̣u quả và bất hợp lý trong bê ̣nh viê ̣n là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh Sự kém hiê ̣u quả có thể là do thiếu mô ̣t diễn đàn hiê ̣u quả mà ở đó các dược sĩ , nhà lâm sàng , và nhà quản lý bàn bạc với nhau tìm biê ̣n pháp nhằm cân bằng giữa yêu cầu chất lượng chăm sóc với những eo hẹp về tài chính HĐT&ĐT là một diễn đàn để tập hợp tất cả các bên có liên quan nhằm đưa ra quyết đi ̣nh về sử du ̣ng thuốc [24]

1.1.5.1 Mục tiêu và mục đích của HĐT&ĐT

Mục đích của một HĐT&ĐT là nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua viê ̣c xác đi ̣nh xem loa ̣i thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng như thế nào

Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đích như trên , mô ̣t HĐT&ĐT cần phải đa ̣t được những mu ̣c tiêu sau [24],[26]:

 Xây dựng và thực hiê ̣n mô ̣t hê ̣ thống danh mu ̣c thuốc có hiê ̣u quả cả về mă ̣t

điều tri ̣ cũng như giá thành trong đó bao gồm các hướng dẫ n điều tri ̣ thống nhất, mô ̣t danh mu ̣c thuốc và cẩm nang hướng dẫn danh mu ̣c thuốc

 Đảm bảo chỉ sử du ̣ng những thuốc thỏa mãn các tiêu chí về hiê ̣u quả điều tri ̣,

đô ̣ an toàn, hiê ̣u quả – chi phí và chất lượng

 Đảm bảo an toàn thuốc thông qua công tác theo dõi,đánh giá và trên cơ sở đó

ngăn ngừa các phản ứng có ha ̣i (ADR) và sai sót trong điều trị

 Xây dựng và thực hiê ̣n những can thiê ̣p để nâng cao thực hành sử du ̣ng thuốc

của các thầy thuốc kê đơ n, dươ ̣c sĩ cấp phát và người bê ̣nh ; điều này đòi hỏi phải thực hiện công tác điều tra và giám sát sử dụng thuốc

Trang 22

11

1.1.5.2 Chức năng và nhiê ̣m vụ của HĐT&ĐT

Bô ̣ Y tế đã ban hành thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy đi ̣nh về tổ chư ́ c và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều tri ̣ trong bê ̣nh viê ̣n trong đó có quy

đi ̣nh rõ chức năng của HĐT&ĐT như sau: “Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám

đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh

viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện” [11]

Hô ̣i đồng thuốc và điều tri ̣ có nhiê ̣m vu ̣ chính sau đây [24]:

 Xây dựng các quy đi ̣nh về quản lý và sử du ̣ng thuốc trong bê ̣nh viê ̣n : Quy

đi ̣nh cu ̣ thể về : các tiêu chí lựa chọn thuốc trong xây dựng danh mục thuốc

bê ̣nh viê ̣n; Lựa cho ̣n các hướng dẫn điều tri ̣ (phác đồ điều trị) làm cơ sở cho viê ̣c xây dựng DMT ; Quy trình và tiêu chí bổ sung hay loa ̣i bỏ thuốc ra khỏi DMT; Các tiêu chí để lựa cho ̣n thuốc trong đấu thầu mua thuốc…

 Xây dựng DMT dùng trong bê ̣nh viê ̣n

 Xây dựng và thực hiê ̣n các hướng dẫn điều tri ̣

 Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc : xác định các vấn đề liên quan đến thu ốc trong suốt quá trình từ tồn trữ , bảo quản, kê đơn đến cấp phát, sử du ̣ng

 Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị

 Thông báo, kiểm soát về thông tin thuốc

1.1.5.3 Tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của HĐT&ĐT

Để mô ̣t HĐT&ĐT hoạt động tốt cần có đủ số lượng thành viên đại diện cho các bên liên quan trong Hô ̣i đồng bao gồm đa ̣i diê ̣n cho các khoa lâm sàng , bô ̣ phâ ̣n quản lý

và khoa dược Theo quy đi ̣nh ta ̣i điều 10 của Thông tư 21/2013/TT-BYT thì HĐT&ĐT phải có ít nhất 5 thành viên trở lên bao gồm các thành phần sau đây [13]:

 Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;

 Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;

Trang 23

12

 Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;

 Ủy viên gồm:

- Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện;

- Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;

- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán

1.1.6 Danh mu ̣c thuốc bê ̣nh viê ̣n

Căn cứ vào danh mục TTY, danh mu ̣c thuốc chủ yếu và các quy định về sử dụng DMT do Bộ Y tế ban hành, Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ giúp giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc: ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) [7]

“ Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh Những loại thuốc này trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”

Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện

Trang 24

13

1.2 Hoạt động sử dụng thuốc

1.2.1 Chu tri ̀nh sử du ̣ng thuốc

Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khái niệm “Yêu cầu về sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân nhận được thuốc thích hợp với bệnh cảnh , với liều dùng thích hợp với từng cá nhân, trong thời gian thích hợp và với giá cả thấp nhất với người đó và

cộng đồng”.(WHO 1985) Như vậy thuật ngữ “ sử dụng thuốc hợp lý” bao gồm các

tiêu chuẩn sau [28]:

 Chỉ định phù hợp: là sự kê đơn dựa trên tình trạng bệnh lý

 Thuốc phù hợp, liên quan đến hiệu quả, độ an toàn, phù hợp cho bệnh nhân

và vấn đề chi phí

 Phù hợp về liều dùng, đường dùng và thời gian điều trị

 Phù hợp với bệnh nhân: là không nằm trong diện chống chỉ định và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ

 Giao phát đúng thuốc cho người bệnh bao gồm cả các thông tin về sử dụng thuốc đã được kê

 Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Chu trình sử dụng thuốc hợp lý được thể hiện ở hình sau [28]:

Hình 1.4: Chu trình sử dụng thuốc

Bắt đầu vớ i viê ̣c ch ẩn đoán tình hình bệnh tật của bệnh nhân và xác định mục tiêu điều tri Bác sỹ phải xác định phác đồ điều trị nào dựa trên sự cập nhật thông tin về

Kê đơn Chẩn đoán

Giao phát thuốc cho người bê ̣nh Tuân thủ hướng dẫn

điều tri ̣ Quản lý sử dụng thuốc

Trang 25

14

thuốc và hướng dẫn điều tri ̣ để đạt được kết quả mong muốn cho từng bê ̣nh nhân Khi quyết đi ̣nh điều tri ̣ bằng thuốc cho bê ̣nh nhân , người thầy thuốc cần lựa cho ̣n thuốc “tốt nhất” cho bê ̣nh nhân dựa trên tiêu chí : hiê ̣u quả, an toàn, phù hợp và chi phí Sau đó sẽ xác định liều dùng, đường dùng và thời gian dùng dựa vào tình trạng của bệnh nhân Khi kê đơn cho bê ̣nh nhân , bác sỹ nên cung cấp các thông tin cho

bê ̣nh nhân cả về thông tin thuốc lẫn tình tra ̣ng bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh nhân Sau đó , thuốc đươ ̣c giao phát đến cho ng ười bệnh một cách an toàn và vệ sinh và đảm bảo rằng bê ̣nh nhân hiểu đươ ̣c liều dùng và mu ̣c đích điều tri ̣, sau đó bê ̣nh nhân sẽ dùng thuốc Nếu bê ̣nh nhân hiểu đươ ̣c giá tri ̣ của mỗi loa ̣i thuốc cu ̣ thể cho mỗi triê ̣u

chứng bê ̣nh thì bê ̣nh nhân sẽ tuân thủ điều tri ̣ [28]

1.2.2 Như ̃ng trường hơ ̣p sử du ̣ng thuốc không hơ ̣p lý thường gă ̣p

Thuốc đem la ̣i những lợi ích to lớn không thể chối bỏ nhưng hiê ̣n nay tình hình sử dụng thuốc không hợp lý đã đem lại những hậu quả xấu Những trường hợp thường

gă ̣p của viê ̣c sử du ̣ng thuốc không hợp lý như sau [25],[29],30],[23]:

Lạm dụng thuốc : lạm dụng thuốc xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc

hơn Viê ̣c la ̣m du ̣ng thuốc thường được đánh giá bởi chỉ số : số thuốc trung bình trên mô ̣t đơn Theo tổ chức Y tế thế giới thì số lượng tối ưu của mô ̣t lần kê đơn

là 1-2 thuốc Bên ca ̣nh sự có lợi do sự phối hợp giữa các thuốc thì hiê ̣n tượng phát sinh các tai biến phản ứng có ha ̣i cho người dùng thuốc tăng, cũng theo một nghiên cứu thì tỉ lê ̣ tai biến thường tỉ lê ̣ thuâ ̣n với số thuốc đã phối hợp Nếu phối hơ ̣p 8 loại thuốc thì tỉ lệ đó là 10%, còn nếu dùng 16 loại thuốc thì phản

ứng đó là 40%

Sử dụng những thuốc không cần thiết : trong nhiều trường hợp viê ̣c sử du ̣ng

thuốc không nhằm mu ̣c đích điều tri ̣ Mô ̣t ví du ̣ điển hình là viê ̣c la ̣m du ̣ng trong sử du ̣ng kháng sinh xảy ra không chỉ ở cá c nước đang phát triển mà còn ở các nước phát triển Ở Pháp, sử du ̣ng nhiều kháng sinh gấp 3 lần trong chăm sóc y tế ban đầu so với ở Hà Lan

Sử dụng sai thuốc : có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến việc kê

đơn và cấp phát sai thuốc Theo như tổ chức y tế thế giới năm 2010 thì có ít hơn

Trang 26

15

40% bệnh nhân ở các nước phát triển được điều tri ̣ tuân theo hướng dẫn điều tri ̣ chuẩn

Thuốc không hiê ̣u quả hoă ̣c hiê ̣u quả còn nghi ngờ : những thuốc không hiê ̣u

quả thường được kê cho bệnh nhân vì tính phổ biến hoă ̣c là được kê vì bê ̣nh nhân nghĩ sẽ tốt hơn khi nhâ ̣n được nhiều thuốc Viê ̣c sử du ̣ng vitamin và thuốc bổ không cần thiết quá mức chính là ví du ̣ của da ̣ng kê đơn này Theo mô ̣t nghiên cứu về chất lượng kê đơn thuốc ở Ấn Đô ̣ thì có 40% đơn thuốc bao gồm vitamin và thuốc bổ được kê trong mô ̣t tuần

Ít sử dụng những thuốc hiệu quả sẵn có : một nghiên cứu đa quốc gia bởi WHO cho thấ y rất nhiều người có triê ̣u chứng rối loa ̣n tâm thần nhưng không nhâ ̣n đươ ̣c bất cứ sự điều tri ̣ nào mă ̣c dù có rất nhiều thuốc có hiê ̣u quả sẵn có Ở những nước phát triển, tỉ lệ bệnh nhân tâm thần không được điề u tri ̣ là 1/2 trong khi đó con số này ở nước kém phát triển lên tới 85%

Sử dụng thuốc không đúng cách : mô ̣t ví du ̣ điển hình của viê ̣c sử du ̣ng thuốc

không đúng cách là bê ̣nh nhân chỉ uống kháng sinh 1 đến 2 ngày thay vì uống đủ mô ̣t đợt điều tri ̣ Những bê ̣nh nhân này chỉ uống cho đến khi triê ̣u chứng

bê ̣nh giảm đi và ho ̣ thấy khá hơn Phần thuốc còn la ̣i ho ̣ tự dùng cho lần bê ̣nh sau; hoặc nhiều bê ̣nh nhân tự mua kháng sinh về điều tri ̣ ở những hiê ̣u thuố c;

mô ̣t ví du ̣ điển hình khác chính là viê ̣c la ̣m du ̣ng viê ̣c sử du ̣ng thuốc theo đường tiêm trong khi đường uống la ̣i dễ dàng và an toàn hơn

Việc sử du ̣ng thuốc không hợp lý đem la ̣i cho không chỉ cho người bê ̣nh mà cả

cô ̣ng đồng những hê ̣ lu ̣y về chi phí y tế , chất lượng thuốc và di ̣ch vu ̣ y tế cũng như góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tỉ lệ kháng thuốc

1.2.3 Giám sát sử dụng thuốc

Nhằm mu ̣c đích phát hiê ̣n những vấn đề về sử du ̣ng thuốc không hợp lý an toàn, các nhà nghiên cứu , quản lý y tế cần phải thường xuyên giám sát việc sử dụng thuốc Hoạt động quản lý sử dụng thuốc giúp thúc đẩy thực hiện tốt các quy chế chuyên môn về Dược, nâng cao hiệu quả điều trị, tính an toàn trong sử dụng thuốc cũng như làm giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm nguồn ngân sách

Trang 27

16

Phương pháp thường được áp dụng để theo dõi tình hình sử dụng thuốc là phương pháp phân tích ABC, nhằm phân tích mối tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hằng năm và chi phí Từ đó phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách đồng thời kết hợp với phân tích VEN để có thể xem xét phương án lựa chọn những loại thay thế tương đương, có chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cần thiết

Mô ̣t số nhóm chỉ số sử du ̣ng thuốc thường dùng để đánh giá khuynh hướng hành

vi của các cơ sở y tế được Tổ chức y tế khuyến cáo bao gồm 4 nhóm chỉ số chính [31]: - Các chỉ số kê đơn

Số thuốc kê trung bình trong mô ̣t đơn

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên gốc

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu

- Các chỉ số chăm sóc người bệnh

Thời gian khám bê ̣nh trung bình

Thời gian phát thuốc trung bình

Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế

Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng

Hiểu biết của bê ̣nh nhân về liều lượng

- Các chỉ số cơ sở

Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoă ̣c thuốc trong danh mu ̣c cho bác sĩ

kê đơn

Sự sẵn có của các phác đồ điều tri ̣ chuẩn

Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu

- Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân được điều trị không dùng thuốc

Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh

Trang 28

17

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm

Tỷ lệ phần trăm kê đơn phù hợp với phác đồ điều tri ̣

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan

1.2.4 Tình hình tiêu thụ thuốc trên thế giơ ́ i những năm gần đây

Trong những năm gần đây, giá trị sử dụng thuốc trên thế giới càng ngày càng tăng, từ năm 2003 đến 2010 tỷ lệ tăng hàng năm từ 6.4%-7.8%, tuy nhiên từ năm

2010 đến năm 2012 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tỷ lê ̣ tăng hàng năm giảm xuống còn 5.5% vào năm 2010, 5.3% vào năm 2011 và chỉ còn 2.4% vào năm

2012 [32],[33] Theo thống kê củ a IMS Health, năm 2003 tổng giá tri ̣ sử du ̣ng thuốc của thế giới là 502,2 tỉ đô la, đến năm 2012 con số này là 962.1 tỉ đô la [32],[33]

Bảng 1.3: Giá trị tiêu thụ thuốc toàn thế giới giai đoạn 2007-2012

Vùng Tổng giá

trị năm

2012 (tỉ đô)

Tỷ lệ tăng so năm

2011

Tỷ lệ tăng trung bình giai đoạn 2007-2012

Dự báo tỷ lê ̣ tăng năm

2013

Dự báo tỷ lê ̣ tăng giai đoa ̣n 2012-2017

Toàn thế

giới 962.1 2.40% 5.30% 3.3% 5.3% Bắc Mỹ 348.7 -1.00% 3.00% -2.7 - 0.3% 0.7 - 3.7% Châu Âu

(Nguồn IMS Health)

Tuy nhiên sự phân bố tiêu thu ̣ thuốc và mức tăng trưởng không đều trên thế giới giữa cá c nước phát triển và các nước đang phát triển Mức tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm mạnh nhất là ở Châu Á, Châu Phi và châu Úc lên tới trung bình 15%/năm giai đoa ̣n 2007-2012 và dự báo 11.4-14.4%/năm trong giai đoa ̣n 2012-2017 Tiếp theo sau là các nước Nam Mỹ tăng hàng năm trung bình 12%

Trang 29

18

giai đoa ̣n 2007-2012, dự báo trong giai đoa ̣n 2012-2017 tăng 10-13%/năm Các nước Bắc Mỹ và Châu Âu có mức tăng trưởng chậm không đáng kể thậm chí theo dự báo của IMS Health có thể giảm

1.3 Thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua, Ngành Dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh và hết sức cơ bản Ngành Dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh , chữa bệnh của nhân dân , thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm Tính đến hết năm 2011, tổng số đăng ký thuốc còn hiê ̣u lực là 28820 số đăng ký tương ứng khoảng 15000 hoạt chất [12].Từ những cơ sở sản xuất, cung ứng nhỏ bé, đến nay Ngành Dược đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận người bệnh Những thay đổi trong hệ thống cung ứng thuốc đã tạo điều kiện cho thầy thuốc và người bệnh được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu của nhân loại, được sử dụng những loại thuốc mới phát minh, những thuốc chuyên khoa đặc trị dùng để chẩn đoán và chữa trị những bệnh nan y

Trong đó không thể phủ nhâ ̣n vai trò của hoa ̣t đô ̣ng cung ứng thuốc trong

bê ̣nh viê ̣n cũng như các cơ sở điều tri ̣ Theo báo cáo của Cu ̣c quản lý Dược , tổng giá trị tiền thuốc đã mua trong năm 2011 của các bệnh viện khoảng 18500 tỷ đồng tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2010 [12] Trong đó tổng tiền thuốc cho thuốc ngoại là 11310 tỷ đồng ( chiếm 61,2% so với tổng tiền thuốc) và tăng 22,7% về giá trị so với năm 2010 Mă ̣c dù tiền mua thuốc sản xuất trong nư ớc năm 2010 là 5079 tỷ đồng (chiếm 34,8%) tăng lên 6776 tỷ đồng năm 2011 (chiếm 36,8%) [12] tuy nhiên vẫn cho thấy xu hướng sử du ̣ng thuốc ngoa ̣i ở các bê ̣nh viê ̣n còn cao Theo khảo sát tại bệnh viện Hữu Nghị tỷ lệ sử dụng thuố c ngoa ̣i năm 2010 là 79,65%, năm 2009 là 78,5%, năm 2008 là 77,63% [18], tỷ lệ cũng tương ứng ở bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009 với giá tri ̣ sử du ̣ng thuốc ngoa ̣i cao gấp 4 lần thuốc nô ̣i [13], con số này đối với bê ̣nh viê ̣n Xanh Pôn năm 2008 và giá trị tiêu thụ thuốc ngoại gấp 2 lần thuốc nô ̣i [14] Điều này cũng tương tự với bê ̣nh viê ̣n Phu ̣ sản

Trang 30

19

Trung ương (thuốc ngoa ̣i chiếm 78,9% giá trị năm 2006) [ 16]và bệnh viện Châm cứu Trung Ương (thuốc ngoa ̣i chiếm 63,4% năm 2006 và 65,6% năm 2007) [17] Tình trạng thích sử dụng thuốc ngoại làm tăng thêm gánh nặng về chi phí y tế đối với cả hê ̣ thống y tế cũng như người dân khi mà chi phí y tế năm 2010 là 7%GDP cao hơn mức tăng trưởng kinh tế [12] Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng thuốc hơ ̣p lý đă ̣c biê ̣t trong các bê ̣nh viê ̣n

Đặc biệt, trong năm 2012 Bô ̣ Y tế đã có quyết đi ̣nh thành lâ ̣p ban chỉ đa ̣o thành lập cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dù ng thuốc Viê ̣t Nam” với ba nhóm mục tiêu chính là tác động tới việc kê đơn của thầy thuốc góp phần giảm tỷ lệ tiền thuốc/ chi phí điều tri ̣, tác động tới việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn , hiê ̣u quả

và mục tiêu thứ ba là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước nâng cao năng lực ca ̣nh tranh Trong đó đưa ra mu ̣c tiêu cu ̣ thể đến năm

2015 là tăng tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước trên tổng tiền mua thuốc đối với bệ nh viê ̣n tuyến Trung Ương tăng 3-5%/năm (trừ các bê ̣nh viê ̣n chuyên khoa ), đối với

bê ̣nh viê ̣n tuyến tỉnh , thành phố tăng 4-7%/năm, bê ̣nh viê ̣n tuyến huyê ̣n tăng 10%/năm Tăng tỷ lê ̣ kê đơn , cấp phát thuốc sản xuất trong nước cho bê ̣nh n hân điều tri ̣ ngoa ̣i trú hàng năm tăng 10%[12]

5-Qua báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, hầu hết các bê ̣nh viê ̣n đã xây dựng DMT sử du ̣ng căn cứ theo DMT chủ yếu do Bô ̣ Y tế ban hành Theo khảo sát tại bệnh viện Phổi Trung Ươn g năm 2009, tỷ lệ thuốc trong DMT bệnh viện chiếm 91,55% thuốc trong DMT chủ yếu [13], ở bệnh viện Xanh Pôn năm 2008 tỷ lệ này

là 97,8% [14], bê ̣nh viê ̣n Da Liễu Trung Ương năm 2009 là 94,9% [20], bê ̣nh viê ̣n Phụ Sản Hà Nội năm 2012 là 98,6% [15] Nhưng ở bê ̣nh viê ̣n Hữu Nghi ̣ năm 2008 tỷ lệ là 61,4%, đến năm 2010 là 55,6% [18] Điều này cho thấy tỷ lê ̣ thuốc chủ yếu trong DTM bê ̣nh viê ̣n tuy cao nhưng có sự khác nhau lớn giữa các bê ̣nh viê ̣n

Từ kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu cũng như sử dụng thuốc tại bệnh viê ̣n cho thấy có nhiều bất câ ̣p Đặc biệt, viê ̣c sử du ̣ng kháng sinh luôn chiếm tỷ lê ̣ cao trong các bê ̣nh viê ̣n do viê ̣c sử du ̣ng tràn lan , lạm dụng khá ng sinh phổ rô ̣ng , điều tri ̣ bao vây dẫn đến gia tăng các tác du ̣ng không mong muốn và tình tra ̣ng

Trang 31

20

kháng kháng sinh Theo báo cáo của cu ̣c Quản lý dược , kháng sinh vẫn là mặt hàng đươ ̣c sử du ̣ng nhiều nhất trong bê ̣nh viê ̣n , chiếm khoảng 1/3 trong tổng kinh phí mua thuốc, năm 2010 tỷ lệ tiền kháng sinh chiếm 34,2% giảm xuống còn 31% năm

2011 Năm 2010, trong cơ cấu tiền chi cho kháng sinh , tỷ lệ tiền kháng sinh ở các

bê ̣nh viê ̣n tuyến Trung Ương là thấp nhất chiếm 22,3%, tuyến tỉnh / thành phố 38,1%, tuyến huyện là 35% [12] Theo khảo sát ở bê ̣nh viê ̣n Phổi Trung Ương năm

2009, tỷ lệ số lượng thuốc kháng sinh trong DMT là 25,34% [13], còn ở bệnh viện

Da liễu Trung Ương năm 2009 là 23,3% về số lươ ̣ng danh mu ̣c và 52,25% về giá tri ̣ tiêu thu ̣ thuốc kháng sinh [20] Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012, nhóm thuốc tri ̣ ký sinh trùng , chống nhiễm khuẩn chiếm 24,34% trong DMT và tỉ lê ̣ đơn thuốc có kê kháng sinh là 44,4% [15] Mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn tới chi phí cho nhóm kháng sinh cao là viê ̣c kê đơn sử du ̣ng kháng sinh tràn lan và la ̣m du ̣ng thuốc kháng sinh Ở bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, tỷ lệ đơn có kháng sinh chiếm tỷ

lê ̣ khá cao (49,5%) [14], ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương 34,5% [16]

Cùng với một số sai phạm trong việc thực hiện quy chế kê đơn hay chỉ định thuốc trong HSBA khiến cho chi phí cho thuốc tăng cao cũng như làm gia tăng nguy cơ mất an toàn trong sử du ̣ng t huốc Ở bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2009, chỉ có 40,64% bê ̣nh nhân đươ ̣c thử phản ứng trước khi tiêm [13], viê ̣c này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra ADR Tình trạng kê đơn theo tên biệt dược còn xảy ra phổ biến ở các bê ̣nh viê ̣n tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc thấp, ở bệnh viện Đa khoa Hà Tây là 2,9%, ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là 4,42%, bê ̣nh viê ̣n Xanh Pôn là 12,5%, bện viê ̣n Phổi Trung Ương là 15,75%, bê ̣nh viê ̣n E là 30,86% trong khi đó ở

bê ̣nh vi ện Bạch Mai do đã ứng dụng phần mềm quản lý kê đơn nên tỷ lệ kê đơn theo tên gốc chiếm 100% - đây là mô ̣t con số rất đáng hoan nghênh [22] Mô ̣t số sai phạm khác như đơn thuốc không có hướng dẫn đầy đủ , ở bệnh viện Xanh Pôn tỷ lê ̣ này là 75,8% [15], ở bệnh viện Phổi Trung Ương là 50,88% [14] Thêm vào đó, do sự phong phú , đa da ̣ng về chủng loa ̣i cũng như nguồn cung cấp và do ảnh hưởng tiêu cực của mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng Marketing không lành ma ̣nh nên cũng khiến cho người kê đơn dễ dàng la ̣m du ̣ng thuốc , kê quá nhiều thuốc cho người bê ̣nh dẫn đến nhiều tương tác khi điều tri ̣, tình trạng kháng thuốc cũng như tốn kém chi phí y tế

Trang 32

21

Ngoài ra việc sử dụng thuốc ở các bệnh viện cò n nhiều bất câ ̣p như viê ̣c sử dụng vitamin, dịch truyền còn cao Đặc biệt theo báo cáo của cục Quản lý dược , giá trị tiền thuốc cho dịch truyền trong các bệnh viện năm 2011 cao gấp 4,78 lần so năm 2010, tăng từ 258,6 tỷ đồng năm 2010 (chiếm 1,9%) lên 1236,3 tỷ đồng năm

2011 (chiếm 6,7%) [12] Đây được xác đi ̣nh là mô ̣t vấn đề đáng lo nga ̣i trong viê ̣c sử du ̣ng thuốc ta ̣i các bê ̣nh viê ̣n hiê ̣n nay

1.4 Bê ̣nh viê ̣n Đa khoa Đông Anh

1.4.1 Mô hi ̀nh tổ chức

Dưới đây là mô hình tổ chức Bệnh viện đa khoa Đông Anh:

Hình 1.4: Mô hình tổ chức bê ̣nh viê ̣n Đa Khoa Đông Anh

Ban giám đốc

Khối câ ̣n lâm sàng

Khối lâm sàng Khối phòng ban

Khoa khám bê ̣nh

Khoa nhi

Khoa sản

Khoa phẫu thuâ ̣t, gây mê Khoa nô ̣i

Khoa ngoa ̣i

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa dược Khoa xét nghiê ̣m Khoa chuẩn đoán hình ảnh

Trang 33

khu vực huyê ̣n Đông Anh với đa số bê ̣nh nhân khám có thẻ bảo hiểm y tế

1.4.2 Tình hình bệnh nhân đến khám và điều trị giai đoa ̣n 2008-2012

Bảng 1.4 Số lươ ̣ng bê ̣nh nhân đến khám và điều tri ̣ giai đoa ̣n 2008-2012

bê ̣nh, đă ̣c thù bê ̣nh nhân có thẻ BHYT chiếm tới khoảng 70% tổng số bê ̣nh nhân , đây là mô ̣t thách thức với bê ̣nh viê ̣n trong viê ̣c cung ứng đủ thuốc điều tri ̣ trong khi nguồn ngân sách ha ̣n he ̣p

 Tình hình bệnh nhân điều trị nội trú

Bảng 1.5: Tình hình bệnh nhân điều trị nội trú giai đoạn 2008-2012

Nô ̣i dung

Số lươ ̣t bê ̣nh nhân điều tri ̣

Tỷ lệ so năm 2008 (%) 100,00 105,45 89,95 96,93 110,67 Tổng số ngày điều tri ̣ 102402 106892 100264 108448 125867 Ngày điều trị trung bình 4,97 4,92 5,41 5,43 5,52

Trang 34

23

Số bê ̣nh nhân điều tri ̣ nô ̣i trú từ năm 2008 đến 2012 có xu hướng tăng từ

20604 bệnh nhân đến 22802 bê ̣nh nhân Năm 2009 tăng 5.45% so năm 2008, tuy nhiên đến 2010 và 2011 lại giảm xuống còn 89.95% và 96.93% so năm 2008 Đến năm 2012 số lươ ̣t bê ̣nh nhân điều tri ̣ nô ̣i trú la ̣i tăng trở la ̣i đa ̣t 110.67% so năm

2008 Trong năm năm vừ a qua , số ngày điều tri ̣ trung bình của bê ̣nh viê ̣ n có xu hướng tăng nhe ̣ từ 4,97 ngày năm 2008 đến 5,52 ngày vào năm 2012

1.4.3 Vài nét về khoa dươ ̣c bê ̣nh viê ̣n đa khoa Đông Anh

Khoa Dược là khoa cận lâm sàng có chức năng: Cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế tiêu hao phục vụ điều trị nội, ngoại trú, phòng chống dịch và chi viện cho tuyến dưới theo yêu cầu của Bộ Y tế Giám sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bê ̣nh viê ̣n

2 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

3 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

4 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

5 Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc

từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện

6 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

Trang 35

10 Tham gia chỉ đạo tuyến

11 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu

12 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

13 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

14 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm

vụ

1.4.3.2 Mô hi ̀nh tổ chức của khoa Dươ ̣c

Tổ chức khoa Dược theo mô hình trực tuyến chức năng, chia thành các tổ như sơ đồ sau:

Hình 1.5: Mô hình tổ chức của khoa Dược bê ̣nh viê ̣n ĐK Đông Anh

Trưởng khoa Dươ ̣c

Tổ dươ ̣c

chính thống

Tổ kho và

cấp phát thông tin Tổ DLS,

thuốc

Nhà thuốc

Trang 36

25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động lựa chọn thuốc tại BVĐK Đông Anh giai đoạn 2008-2012: hoạt động

xây dựng DMTBV, lựa cho ̣n thuốc đấu thầu, hoạt động đấu thầu

- Cơ cấu thuốc được tiêu thu ̣ tại BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012

- Hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại BVĐK Đông Anh giai đoạn 2008-2012

2.2 Đi ̣a điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1 Đi ̣a điểm nghiên cứu

Bê ̣nh viê ̣n Đa khoa Đông Anh

2.2.2 Thơ ̀i gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2013

2.3 Phương pha ́ p nghiên cứu

2.3.1 Phương pha ́ p mô tả hồi cứu

Hồi cứu các số liê ̣u về hoa ̣t đô ̣ng lựa chọn và sử dụng thuốc giai đoa ̣n 2008-2012 của BVĐK Đông Anh, cụ thể: Biên bản ho ̣p DTC các năm 2008 – 2012; Danh mu ̣c thuốc các năm 2008 – 2012 của bệnh viện đa khoa Đông Anh ; Các số liệu thống kê về thuốc ( tên hoạt chất, tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, nước sản xuất, nhà sản xuất) thuốc được sử dụng tại bệnh viện; Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu thuốc và các tài liệu văn bản liên quan; DMT trúng thầu tại bệnh viê ̣n năm 2008-2012;

- Bệnh án điều tri ̣, đơn thuốc cấp phát ngoa ̣i trú cho bê ̣nh nhân có thẻ BHYT từ năm 2008 – 2012;

- Thu thập các thông tin về số lượng bê ̣ nh nhân đến khám có và không có thẻ BHYT, số bệnh nhân nhâ ̣p viê ̣n , tổng số ngày điều tri ̣ ;số lượt bê ̣nh theo phân loại bệnh ICD-10

Trang 37

26

Đối với bệnh án và đơn thuốc cấp phát ngoại trú cho bệnh nhân có thẻ

BHYT, đề tài tiến hành lấy mẫu như sau:

Cỡ mẫu nghiên cứu tính theo công thức sau:

𝑁 = (𝑍 1−∝

𝑑 )2𝑝(1 − 𝑝) N: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu

𝑍 1−∝ = 1,96 (Hệ số tin câ ̣y với mức ý nghĩa α = 0,05) d: khoảng sai lệch cho phép không quá 5%

p = 0,5 (cỡ mẫu tối đa) Như vâ ̣y số hồ sơ bê ̣nh án, đơn thuốc cần thu thâ ̣p là 384 mẫu

- Đối với hồ sơ bệnh án : bệnh án toàn viê ̣n được phân loa ̣i thành bê ̣nh án ngoa ̣i khoa, bệnh án Nô ̣i khoa , bê ̣nh án Lây, bê ̣nh án Sản phu ̣ khoa , bê ̣nh án Hồi sức cấp cứu, bê ̣nh án Nhi khoa , bê ̣nh án Mắt , bê ̣nh án Tai mũi ho ̣ng , bê ̣nh án Y ho ̣c cổ truyền Mỗi loa ̣i bê ̣nh án lấy ngẫu nhiên 50 hồ sơ Như vâ ̣y cỡ mẫu bê ̣nh án là 450 trong 5 năm từ 2008 đến 2012 Sử du ̣ng kỹ thuâ ̣t rút ngẫu nhi ên để tiến hành lấy mẫu Rút ngẫu nhiên từng loại bệnh án trong phòng chứa bệnh án trong năm năm 2008-2012 cho đến khi đủ số lươ ̣ng

- Đối với đơn thuốc chọn cỡ mẫu là làm tròn là 400 đơn trong 5 năm từ 2008 đến

2012 Sử du ̣ng kỹ thuâ ̣t rút ngẫu nhiên để tiến hành lấy mẫu Rút ngẫu nhiên từng đơn thuốc trong quần thể đơn thuốc đươ ̣c lưu ta ̣i khoa Dươ ̣c BVĐK Đông Anh trong 5 năm từ 2008 đến 2012 cho đến khi đủ 400

3.3.2 Phân tích và xử lý số liê ̣u

Đối với từng nô ̣i dung nghiên cứu đề tài tiến hành phân tích và xử lý các dữ liê ̣u thu thâ ̣p đươ ̣c như sau:

2.3.2.1 Phân ti ́ch hoạt động lựa chọn thuốc của bệnh viện giai đoạn 2008-2012

- Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT

Trang 38

27

- Mô tả các hoạt độ ng cu ̣ thể trong xây dựng DMT : hoạt động của HĐT &ĐT, hoạt động đóng góp ý kiến của khoa /phòng; Thu thâ ̣p các thông tin khác liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng lựa cho ̣n của khoa Dược ; Hoạt động lựa chọn thuốc trong đấu thầu của tổ chuyên gia đấu thầu

- Các số liệu sau khi thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Exel để xử lý và

phân tích:

 Xếp theo nhóm tác du ̣ng dược lý

 Xếp theo DMT chủ yếu, thiết yếu

 Xếp theo DMT gây nghiê ̣n, hướng thần/ thuốc thường

- Tính tổng số lượng danh mục, tỷ lệ phần trăm của biến số

- Xử lý các số liê ̣u về mô hình bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n (phân loại bê ̣nh theo mã ICD-10) bằng các hàm trong Exel

2.3.2.2 Phân ti ́ch cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viê ̣n giai đoạn 2008-2012

- Đề tài tổng hơ ̣p tất cả những dữ liê ̣u về báo cáo xuất , nhâ ̣p, tồn kho để đưa ra những dữ liê ̣u về cơ cấu sử du ̣ng thuốc từ năm 2008-2012 trên bản tính Exel với các thông tin : tên hoa ̣t chất ; tên biê ̣t dươ ̣c (nếu có); nồng đô ̣,hàm lượng; dạng bào chế ; quy cách đóng gói ; nhà sản xuất ; nước sản xuất ; số lượng; đơn giá; thành tiền

- Dùng các hàm trong exel để tổng hợp dữ liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu :

 Xếp theo nhóm tác dụng dược lý

 Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lê ̣ thuốc nô ̣i/thuốc ngoa ̣i

 Xếp theo tên gốc, biê ̣t dươ ̣c

 Tính giá trị từng biến số theo: Giá trị tiêu thụ (GTTT) là giá trị tiền thuốc được tính cho từng nhóm , đơn vi ̣ VNĐ ; Số lươ ̣ng danh mu ̣c (SLDM) là số lượng thuốc trong danh mu ̣c

Phân tích ABC : Phương pháp thường được áp dụng để theo dõi tình hình sử

dụng thuốc , nhằm phân tích mối tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hằng năm và chi phí Các bước tiến hành trong phân tích ABC như sau:

Trang 39

Bước 3: Tính tổng giá trị tiêu thụ của tất cả các sản phẩm đó

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy giá trị tiêu thụ của từng sản phẩm chia cho tổng giá trị tiêu thụ

Bước 5: Dựa vào giá trị sắp xếp các thuốc theo thứ tự giảm dần

Bước 6: Tính giá trị % tích lũy k cho mỗi sản phẩm, bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm dựa vào giá trị % tích lũy k

Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80% tổng giá trị tiền (k từ 0 – 80%) Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20% tổng giá trị tiền (k từ 80 – 95%) Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền ( k >95%)

Thông thường các sản phẩm thuộc hạng A chiếm khoảng 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 – 20%, và hạng C là từ 60 – 80%

 Phân tích VEN :

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loa ̣i thuốc như mong muốn Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho viê ̣c lựa cho ̣n những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bê ̣nh viê ̣n Các thuốc được phân chia thành các ha ̣ng mục sống còn, thiết yếu và không thiết yếu Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiê ̣u lực điều tri ̣ và khả năng sử du ̣ng khác nhau

- Các thuốc tối cần (V): gồm các thuốc dùng để cứu sống n gười bê ̣nh hoă ̣c các thuốc thiết yếu cho các di ̣ch vu ̣ chăm sóc sức khỏe cơ bản

- Các thuốc thiết yếu (E): gồm các thuốc dùng để điều tri ̣ cho những bê ̣nh nă ̣ng nhưng không nhất thiết phải có cho các di ̣ch vu ̣ chăm sóc sức khỏe cơ bản

Trang 40

29

- Các thuốc không thiết yếu (N): gồm các thuốc dùng để điều tri ̣ những bê ̣nh nhẹ, có thể có hoặc không có trong danh mục thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho

So sánh đi ̣nh gốc : lấy chỉ tiêu của mô ̣t nă m nào đó làm số liê ̣u gốc , trên cơ sở đó so sánh tình hình thay đổi số liê ̣u qua từng năm , có thể so sánh bằng giá trị tuyê ̣t đối hoă ̣c giá tri ̣ tương đối , song mỗi kiểu so sánh đôi khi có sự chênh lê ̣ch

So sánh đi ̣nh gốc cho ta biết xu hướng thay đổi trong cả giai đoa ̣n của chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.2.3 Mô ̣t số hoạt động giám sát sử dụng thuốc

 Mô tả hoa ̣t đô ̣ng giám sát thực hiê ̣n Danh mu ̣c thuốc

 Mô tả hoa ̣t đô ̣ng đơn vi ̣ Thông tin thuốc

 Về chỉ số kê đ ơn và thực hiê ̣n quy chế chuyên môn trong chỉ đi ̣nh thuốc trong HSBA:

- Đối với đơn thuốc : tổng hợp tất cả các thông tin thu thâ ̣p được từ đơn thuốc trên cùng mô ̣t bảng tính Excel : Số lượng thuốc trong mô ̣t đơn , Số lượng thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm trong mô ̣t đơn ; đơn chỉ ghi tên biê ̣t dươ ̣c (có đánh số 1, không đánh số 0); số tiền kháng sinh trong đơn có kháng sinh; số tiền thuốc củ a cả đơn thuốc Dùng các hàm sum , count… để đưa ra

mô ̣t số chỉ số kê đơn

- Đối với HSBA : tổng hợp các thông tin thu thâ ̣p được trên bảng excel : ghi đầy đủ ho ̣ tên, tuổi, giới tính; ghi đầy đủ đi ̣a chỉ ; ghi đầy đủ tên thuốc , nồng

đô ̣, hàm lương; ghi đầy đủ liều dùng ; thời gian dùng; đường dùng; ra y lê ̣nh đúng trình tự; có phiếu thử phản ứng thuốc với kháng sinh tiêm ; phiếu theo dõi truyền dịch ; đánh số thứ tự ngày sử du ̣ng kháng sinh ; có phiếu xét nghiê ̣m vi sinh ; ghi rõ ngày , tháng, năm, ký tên, ghi rõ ho ̣ tên Tất cả các trường trên khi nhâ ̣p liê ̣u có : đánh số 1; không có : đánh số 0 Dùng hàm count để đưa ra các chỉ tiêu về thực hiê ̣n quy chế chuyên môn trong chỉ đi ̣nh thuốc trong hồ sơ bê ̣nh án

Ngày đăng: 26/07/2015, 07:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2 Mười bê ̣nh có tỷ lệ mắc cao nhất của Viê ̣t Nam năm  2003,2006, 2010 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 1.2 Mười bê ̣nh có tỷ lệ mắc cao nhất của Viê ̣t Nam năm 2003,2006, 2010 (Trang 16)
Bảng 1.3: Giá trị tiêu thụ thuốc toàn thế giới giai đoạn  2007-2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 1.3 Giá trị tiêu thụ thuốc toàn thế giới giai đoạn 2007-2012 (Trang 28)
Bảng 1.4 Số lươ ̣ng bê ̣nh nhân đến khám và điều tri ̣ giai đoa ̣n  2008-2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 1.4 Số lươ ̣ng bê ̣nh nhân đến khám và điều tri ̣ giai đoa ̣n 2008-2012 (Trang 33)
Bảng 3.1: MHBT của BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.1 MHBT của BVĐK Đông Anh giai đoa ̣n 2008-2012 (Trang 42)
Bảng 3.4:  Các thông tin khác liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng lƣ̣a cho ̣n - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.4 Các thông tin khác liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng lƣ̣a cho ̣n (Trang 47)
Bảng 3.3 : Tỷ lệ thuốc trong DMTBV được sử dụng - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.3 Tỷ lệ thuốc trong DMTBV được sử dụng (Trang 47)
Bảng 3.6: Cơ cấu nhóm thuốc trong DMTBV  giai đoa ̣n  2008 – 2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.6 Cơ cấu nhóm thuốc trong DMTBV giai đoa ̣n 2008 – 2012 (Trang 53)
Bảng 3.7: Cơ cấu DMTBV theo quy chế chuyên môn - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.7 Cơ cấu DMTBV theo quy chế chuyên môn (Trang 54)
Bảng 3.8: Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMTBV - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.8 Tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong DMTBV (Trang 55)
Bảng 3.9: Giá trị tiêu thụ thuốc so năm  2008 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.9 Giá trị tiêu thụ thuốc so năm 2008 (Trang 55)
Bảng 3.10: Cơ cấu tiêu thu ̣ thuốc theo nguồn gốc giai đoa ̣n  2008-2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.10 Cơ cấu tiêu thu ̣ thuốc theo nguồn gốc giai đoa ̣n 2008-2012 (Trang 56)
Bảng 3.11: Mười nhóm thuốc có giá tri ̣ tiêu thụ cao nhất  giai đoa ̣n 2008-2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.11 Mười nhóm thuốc có giá tri ̣ tiêu thụ cao nhất giai đoa ̣n 2008-2012 (Trang 57)
Bảng 3.13: Cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên  thương ma ̣i theo nguồn gốc - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và mang tên thương ma ̣i theo nguồn gốc (Trang 59)
Bảng 3.15: Mười nhóm thuốc có giá tri ̣ tiêu thụ cao  nhất trong nhóm A giai đoa ̣n  2008-2012 - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.15 Mười nhóm thuốc có giá tri ̣ tiêu thụ cao nhất trong nhóm A giai đoa ̣n 2008-2012 (Trang 61)
Bảng 3.17: Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và mang tên  thương ma ̣i  trong nhóm A  Năm  Nhóm thuốc - Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa đông anh giai đoạn 2008 đến 2012
Bảng 3.17 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và mang tên thương ma ̣i trong nhóm A Năm Nhóm thuốc (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w