1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích và tạo điều kiện ngày một thuận lợi để tham gia kinh doanh trên thị trường. Từ đó, cạnh tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh thì những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh cũng gia tăng theo, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh và làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Chính vì vậy mà ngày 03/12/2004 Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2005. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, các hành vi như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá cũng như thu hút hàng nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường rộng mở như vậy đặt Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, trong đó có hiện tượng áp dụng quá nhiều, thậm chí lạm dụng các biện pháp bảo đảm công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. Các biện pháp chế tài trong thương mại quốc tế (Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) là một trong những hàng rào thương mại hợp pháp được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công nhận nhằm hạn chế các hành vi không công bằng xét trên bình diện quốc tế. Đứng trước yêu cầu đó, Quốc hội đã thông qua 3 Pháp lệnh có liên quan, đó là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh về chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Để thực thi Luật cạnh tranh và 03 Pháp lệnh nói trên, ngày 9/1/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh và Nghị định số 05/2006/NĐ-CP thành lập và quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh. Theo Nghị định này, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chủ trì phối hợp với các hội, Hiệp hội ngành hàng giải quyết các tranh chấp về bán phá giá. Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình nhằm đúc kết kinh nghiệm và các bài học của một số nước trên thế giới, đặc biệt là một số nước phát triển, để đưa ra các giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam trong thời gian tới.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trươngđổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Theo đó, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích và tạo điều kiện ngàymột thuận lợi để tham gia kinh doanh trên thị trường Từ đó, cạnh tranh ngàycàng phát triển mạnh mẽ trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế, gópphần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng ngày một tốt hơn
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh thì những hành vicạnh tranh không lành mạnh, hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh cũng giatăng theo, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh và làm ảnh hưởng đếnnhững doanh nghiệp làm ăn chân chính Chính vì vậy mà ngày 03/12/2004Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày01/07/2005 Theo quy định của Luật Cạnh tranh, các hành vi như thoả thuậnhạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền vàtập trung kinh tế cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều chịu
sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh
Ngoài ra, cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá cũng như thu hút hàng nhậpkhẩu từ các nước trên thế giới Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường rộng mởnhư vậy đặt Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, trong đó có hiện tượng ápdụng quá nhiều, thậm chí lạm dụng các biện pháp bảo đảm công bằng trongquan hệ thương mại quốc tế
Các biện pháp chế tài trong thương mại quốc tế (Chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ) là một trong những hàng rào thương mại hợp phápđược Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công nhận nhằm hạn chế các hành
vi không công bằng xét trên bình diện quốc tế
Đứng trước yêu cầu đó, Quốc hội đã thông qua 3 Pháp lệnh có liên quan,
đó là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam,Pháp lệnh về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam vàPháp lệnh về chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
Để thực thi Luật cạnh tranh và 03 Pháp lệnh nói trên, ngày 9/1/2006,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2006/NĐ-CP quy định về chức năng
Trang 2nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh và Nghịđịnh số 05/2006/NĐ-CP thành lập và quy định về chức năng nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh Theo Nghị định này, CụcQuản lý cạnh tranh là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thươngmại (nay là Bộ Công thương) thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh,chống độc quyền, chống bán phá giá; chủ trì phối hợp với các hội, Hiệp hộingành hàng giải quyết các tranh chấp về bán phá giá.
Trong bối cảnh đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại
ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ luật học của
mình nhằm đúc kết kinh nghiệm và các bài học của một số nước trên thế giới,đặc biệt là một số nước phát triển, để đưa ra các giải pháp nhằm từng bướchoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của các cơ quan quản lý nhànước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt Namtrong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu ở trong nước về các lĩnhvực chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng nhập khẩu vào ViệtNam và về lĩnh vực cạnh tranh như:
- Đề tài nghiên cứu của Vụ CSTM đa biên năm 2001 về “Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu thương mại năm
2004 về “Cơ sở khoa học xác định mức độ hạn chế cạnh tranh của các thoả thuận và các tiêu chí cho phép hướng miễn trừ trong luật cạnh tranh”.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trường Đại học Ngoại thương
năm 2006 về “Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn”.
- Đề tài của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương về “Các vấn
đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Cục quản lý cạnh tranh về
“Xây dựng mô hình cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá
Trang 3giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế Kinh nghiệm quốc tế và
đề xuất cho Việt Nam”.
- Sách “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” TS.Lê Danh Vĩnh, HoàngXuân Bắc, Ths.Nguyễn Ngọc Sơn NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006
- Sách “Phân tích và lý giải các quan điểm của Luật Cạnh tranh” PGSTS.Nguyễn Như Phát, Ths.Nguyễn Ngọc Sơn NXB Tư pháp, Hà Nội năm
2006
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về các cơ quan cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp
và tự vệ ở Việt Nam là lĩnh vực mới và phức tạp, do hiện nay, Việt Nam đangđẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác phát triển kinh tếvới các nước trên thế giới; do đó mà có rất nhiều các vấn đề lý luận và thựctiễn cần giải quyết Tuy nhiên, trong bản luận văn này, tác giả không có thamvọng tìm hiểu tất cả các quy định về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp và tự vệ như việc điều tra, thủ tục tiến hành giải quyết các vụ việc cạnhtranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, mà chỉ chủ yếu đi vàonghiên cứu mô hình các cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ thương mại của một số nước trên thế giới để từ đóphân tích, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng các cơquan này của Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước và pháp luật và sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích,tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, gắn lý luận với thực tiễn để giảiquyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đặt ra
5 Mục tiêu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về các khía cạnh:
- Làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng mô hình cơ quan quản lýNhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trongthương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước tahiện nay
- Phân tích thực trạng và kinh nghiệm của một số nước trong việc xâydựng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ
Trang 4- Thực trạng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ của Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chếhoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc tế ở nước ta trong thời giansắp tới
6 Những đóng góp mới của luận văn
Đây là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và cómột cái nhìn toàn diện về cả bốn cơ quan cạnh tranh, chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam Luận văn đã có những đónggóp sau đây:
a Phân tích và đánh giá được tương đối đầy đủ và có hệ thống nhữngvấn đề lý luận cơ bản về các cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bánphá giá, chống trợ cấp và tự vệ ở Việt Nam cũng như thực tiễn hoạtđộng của các cơ quan này
b Đi sâu nghiên cứu về cơ sở khoa học của việc xây dựng mô hình cơquan quản lý nhà nước về các lĩnh vực này
c Rút ra các kinh nghiệm và bài học để Việt Nam có thể xây dựng đượcmột mô hình cơ quan quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời góp phầnthực thi hiệu quả các văn bản pháp quy trong lĩnh vực này
7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm
vụ và phạm vi nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm
có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, chống bán phá
giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại và mô hình cơ quan cạnh tranh, chốngbán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động của cơ quan
cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về cơ quan cạnh
tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH,
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP, TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
VÀ MÔ HÌNH CƠ QUAN CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ,
CHỐNG TRỢ CẤP, TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP, TỰ VỆ THƯƠNG MẠI 1.1.1 Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh với tích chất là một hiện tượng xã hội chỉ xuất hiện dướinhững tiền đề kinh tế và pháp lý cụ thể Cạnh tranh với tính chất là động lựcphát triển nội tại của mỗi nền kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong điều kiệnkinh tế thị trường Có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, songnhìn chung, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganh đua của các thànhviên của một thị trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo vềphía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần
Từ điển kinh doanh Oxford 1992 đã định nghĩa: cạnh tranh là sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giànhcùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phíamình [18] Từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thông” cũng giải thích:cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thươngnhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất,tiêu thụ và thị trường có lợi nhất [17]
Như vậy, cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường, nơi mà cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh
là linh hồn sống của thị trường Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thếgiới đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnhtranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung,thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, tăng hiệuquả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lànhmạnh mối quan hệ xã hội [21, tr 296]
1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Trang 6* Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào đời sống kinh tế, cạnh tranh gồm có cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước
Cạnh tranh tự do là hình thái thị trường thoát khỏi mọi sự can thiệp củaNhà nước Đây là quy luật đặc thù của phương thức sản xuất tư bản thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX, khi mà giá cả tự do vận động lên xuống theo sự chi phốicủa quan hệ cung cầu, của các thế lực trên thị trường
Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước là hình thái thị trường của cácnền kinh tế thị trường hiện đại, nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XX Tự do cạnhtranh trong hình thái thị trường này được bảo vệ, nuôi dưỡng và giới hạn bởithể chế, chính sách và pháp luật của nhà nước
* Căn cứ vào cơ cấu doanh nghiệp và mức độ tập trung trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường, trong đó giá cả và sảnlượng của một hàng hoá được hoàn toàn xác định bởi cung và cầu trên thịtrường về hàng hoá đó Theo cách hiểu trên, cạnh tranh hoàn hảo là hình tháithị trường trong đó có nhiều người bán và nhiều người mua một sản phẩm.Bất kỳ người bán và người mua nào đều là quá nhỏ so với quy mô thị trường
do vậy không có khả năng để tác động tới giá của sản phẩm Như vậy, cạnhtranh hoàn hảo chỉ có thể diễn ra khi hội đủ các điều kiện sau:
- Một là, sản phẩm của mỗi doanh nghiệp trong thị trường phải trùng hợpvới sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào khác đến mức không thể phân biệtđược;
- Hai là, mỗi doanh nghiệp trong ngành phải chiếm một thị phần rất nhỏ;
- Ba là, mọi yếu tố đầu vào của sản xuất đều tự do dịch chuyển để phảnứng nhanh chóng với những thay đổi để không có một đầu vào nào là sảnphẩm độc quyền Về mặt lâu dài, các sản phẩm, hàng hóa đều có thể gia nhập
và đi khỏi thị trường một cách dễ dàng
- Bốn là, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có kiến thức hoàn hảo vềgiá hiện tại, giá tương lai, chi phí và những cơ hội kinh tế
Trên thực tế, không thể có cạnh tranh hoàn hảo vì năng lực thực tế, điềukiện chủ quan và cả các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp khó có thểđồng nhất Hơn nữa, sức mạnh của mỗi doanh nghiệp, bắt nguồn từ tiềm lực
Trang 7về tài chính, về quản lý, về cơ cấu thị trường và rủi ro cũng không thể nhưnhau.
Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trongcác ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất cósức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thịtrường [21, tr 301]
Trong cạnh tranh không hoàn hảo thường dẫn đến sự tập trung kinh tế
mà đỉnh cao của nó là độc quyền, bao gồm độc quyền và độc quyền nhóm
Độc quyền nhóm là một hình thái thị trường trong đó chỉ có một số ítcác nhà sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả của mình khôngchỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động củacác đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó
Độc quyền là một hình thái thị trường trong đó có một doanh nghiệp
duy nhất bán một sản phẩm mà không có một sản phẩm thay thế gần giốngvới nó (được gọi là độc quyền bán - monopoly), hoặc chỉ có một người mua(được gọi là độc quyền mua - monopsony)
* Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh người ta phân nhóm các hành vi cạnh tranh trên thị trường gồm cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh đẹp và trong sáng, cạnhtranh bằng những tiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp Đó là nhữnghoạt động nhằm thu hút khách hàng mà pháp luật không cấm và phù hợp vớitập quán thương mại và đạo đức kinh doanh
Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể của một chủ thểkinh doanh nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh, và
vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay bạn hàng cụ thể
1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế và xã hội
* Cạnh tranh là điều kiện góp phần thoả mãn mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng qua đó đem lại lợi ích cho họ.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệpphải tham gia vào quá trình cạnh tranh và để giành được chiến thắng trongquá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp phải biết cách thoả mãn tốt nhất mọinhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm
Trang 8của thị trường, họ được các bên tham gia vào quá trình cạnh tranh cung phụng
như những “thượng đế” Họ có thể nhận được mọi thứ mà họ muốn vì nếu
một ai đó không đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của họ thì ngay lập tức sẽ
có người khác thay thế Lợi ích mà người tiêu dùng luôn mong muốn là muađược sản phẩm với chất lượng tốt mà lại giá rẻ Sự mong muốn không bao giờdừng lại này của người tiêu dùng sẽ được đáp ứng nhờ có cạnh tranh Bằngphương thức cạnh tranh kinh điển là cạnh tranh qua giá mà nhờ đó, giá cả củasản phẩm ngày càng giảm
* Cạnh tranh là động lực để thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao trong kinh doanh.
Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đã thúc đẩy các doanh nghiệp khôngngừng phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ caotrong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất qua
đó hạ giá thành sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng, từ đó giành được ưu thế trên thị trường và thu được lợinhuận cao nhất Điều này, khiến các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loạimuốn tồn tại được trên thị trường cũng phải quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã
và chất lượng sản phẩm bằng việc phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật và công nghệ cao Cứ như vậy, cuộc chạy đua giữa các doanhnghiệp sản xuất các sản phẩm cùng loại sẽ thúc đẩy sự phát triển khôngngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao trong kinh doanh
* Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới liên tục trong kinh doanh
Trong môi trường cạnh tranh, để tồn tại và giàng được chiến thắng, cácdoanh nghiệp phải luôn tìm cách vượt lên và đi trước một bước so với các đốithủ cạnh tranh Chính cạnh tranh đã tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phảiluôn luôn có sự sáng tạo và đổi mới về ý tưởng, về phương thức kinh doanh,
về công nghệ sản xuất, về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm
* Cạnh tranh là nhân tố góp phần phân bổ lại các nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn.
Cạnh tranh là một quy luật đào thải tự nhiên, những doanh nghiệp nàokhông đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thì sẽ bịđào thải Quy luật đào thải tự nhiên những doanh nghiệp không có khả năngcạnh tranh, làm ăn yếu kém chính là phá sản Phá sản không hoàn toàn mộthiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực mà xét dưới góc độ toàn cục, phá sản sẽ
Trang 9góp phần giúp nền kinh tế phần phân bổ lại các nguồn lực theo hướng có hiệuquả hơn Phá sản không phải sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạobởi lẽ nếu tiếp tục duy trì những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì còn gâynhiều lãng phí cho nền kinh tế - xã hội hơn là phá sản.
1.1.1.4 Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật cạnh tranh
Pháp luật về cạnh tranh là một trong những công cụ điều tiết cạnh tranhcủa Nhà nước để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành
vi gây hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền Xuất phát từ tính hai mặtcủa cạnh tranh: ở mặt tích cực được biểu hiện thông qua vai trò như đã phântích ở trên cần được Nhà nước phát hiện, thừa nhận và khuyến khích, cạnhtranh cũng tồn tại những tiêu cực nhất định cần được kiểm soát và ngăn chặn
Đó là hiện tượng những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lànhmạnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp đã để lại tác động tiêu cực cho nềnkinh tế (như hiện tượng phá sản, nạn thất nghiệp và sự phân hoá giàunghèo ) Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách điều tiếthiệu quả để khắc phục những khuyết tật của thị trường do môi trường cạnhtranh mang lại Bên cạnh các chính sách mang tính hành chính - kinh tếđiều tiết cạnh tranh như chính sách kiểm soát giá cả, điều chỉnh độc quyền,chính sách thuế, chính sách quốc hữu hoá các doanh nghiệp độc quyền ởmột số lĩnh vực trong nền kinh tế, Nhà nước cần phải sử dụng công cụ hữuhiệu nhất để can thiệp, điều tiết cạnh tranh có hiệu quả - đó là ban hành phápluật về cạnh tranh để điều chỉnh những mặt trái của hành vi cạnh tranh, loại
bỏ những cản trở đối với quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp qua đó hướngtới việc xây dựng và hoàn thiện thị trường cạnh tranh lành mạnh
Tuỳ theo lịch sử từng quốc gia, tên gọi pháp luật về cạnh tranh cũngkhác nhau Luật chống tờ-rớt của Mỹ, Luật các-ten và chống cạnh tranhkhông lành mạnh của Đức, Luật cạnh tranh của Anh, Bungari, Ba Lan,Cộng hoà Séc…Tuy nhiên, khi xem xét các yếu tố cấu thành pháp luật vềcạnh tranh thì hầu hết các nước đều chia hệ thống pháp luật về cạnh tranhthành hai lĩnh vực chủ yếu là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
và pháp luật về chống hạn chế hạn cạnh tranh và kiểm soát độc quyền Sở
dĩ có sự phân biệt như vậy là như đã phân tích ở trên, do mục đích, mức độnguy hại của chúng đối với thị trường và mức độ can thiệp của Nhà nước đối
Trang 10với hai nhóm hành vi này là khác nhau Cho dù chúng đều là mặt trái củahành vi cạnh tranh.
Xét về lịch sử phát triển, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh rađời sớm hơn pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.Những quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh được ra đời đầutiên ở Pháp trong Bộ luật Dân sự năm 1804 tại điều 1382 và 1383 Sau đó, ởItalia các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh cũng được quy địnhtại các điều 1151 và 1152 của Bộ luật Dân sự năm 1865 và sau đó được sửađổi, bổ sung chi tiết hơn trong các điều 2598 đến điều 2601 của Bộ luật Dân
sự mới năm 1942 Cho đến năm 1990, nước này đã ban hành Luật cạnh tranh
và kinh doanh bình đẳng trên cơ sở các nguyên tắc về cạnh tranh của Cộngđồng kinh tế Châu Âu (EC) quy định tại Hiệp ước Roma về thành lập EC ỞĐức, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh ban hành năm 1909 thay thếLuật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1896 Luật này điều chỉnh tất cảcác hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, bảo hộ người sảnxuất, người tiêu dùng và công chúng Nước Anh với truyền thống CommonLaw, mãi tới năm 1980, Luật Cạnh tranh của nước này mới có hiệu lực Tuynhiên, nội dung chủ yếu của nó lại đề cập vấn đề chống hạn chế cạnh tranh(chống độc quyền) còn chống cạnh tranh không lành mạnh chưa được Luậtnày đề cập chi tiết Hiện nay, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnhngày càng phát triển và khẳng định được vị trí trong hệ thống pháp luật củanhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Do nhiều nguyên khác nhau vàđặc thù của lĩnh vực pháp luật này nên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ vẫnchú trọng xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh với nhữngđạo luật riêng như Thuỵ Sỹ, Hungary, Bungari (1990), BaLan (1990), NhậtBản (1991), Trung Quốc (1993)… [9, tr 62]
Pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền ra đờisau pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh Như đã phân tích, chỉkhi sự tích tụ tư bản tăng lên, hình thành các tập đoàn tư bản độc quyền vàchủ nghĩa độc quyền ra đời thì các nhà nước tư bản mới thấy cần thiết phảixây dựng những luật lệ để hạn chế và kiểm soát sự lũng đoạn của độc quyền
Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Đạo luật chống Tờ - rớt, đầu tiên
là Bang Alahama năm 1883 Sau đó, năm 1890, Hạ viện Mỹ lại thông quaĐạo luật Sherman Đạo luật Sherman được coi là Đạo luật đầu tiên trên thế
Trang 11giới về chống độc quyền Sau đó hàng loạt các Đạo luật chống Tờ-rớt của cácBang khác trên nước Mỹ ra đời nhằm bổ sung cho Đạo luật Sherman mà điểmhình là Đạo luật Clayton năm 1914 Ngoài các văn bản pháp luật nói trên, Mỹcòn sử dụng các án lệ để điều chỉnh hiện tượng độc quyền trên thị trường Vìvậy, việc đấu tranh chống hạn chế cạnh tranh và độc quyền ở Mỹ tương đối
có hiệu quả Ngày nay, trong cơ cấu pháp luật về cạnh tranh của các nước vàvùng lãnh thổ, ngoài các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh, cácquy định về chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền luôn có một vịtrí quan trọng không thể thiếu để bảo vệ và điều tiết cạnh tranh
Pháp luật về cạnh tranh dù có sự phân chia thành hai lĩnh vực là phápluật về chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về chống hạn chếcạnh tranh và kiểm soát độc quyền nhưng cả hai lĩnh vực pháp luật này đềuhướng tới chung mục đích là góp phần tạo lập và thúc đẩy môi trường kinhdoanh bình đẳng và tự do; Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh đểbảo đảm cho hoạt động cạnh tranh được diễn ra bình thường và đúng quyluật; Bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh, của người tiêudùng và của Nhà nước; Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa chúng, pháp luật về chống hạn chếcạnh tranh và kiểm soát độc quyền có vai trò xoá bỏ cản trở để hoạt độngcạnh tranh được diễn ra bình thường, tức là nó bảo vệ quy luật cạnh tranh, cơcấu và tương quan thị trường nhờg đó môi trường cạnh tranh không bị triệttiêu Khi môi trường cạnh tranh tồn tại thì các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh mới có “cơ hội” xuất hiện và nếu chúng xuất hiện thì chúng sẽ bị pháp
luật về chống cạnh tranh không lành mạnh sẽ xử lý Hai lĩnh vực pháp luậtnày bổ sung cho nhau và tạo thành khung pháp luật về cạnh tranh trong nềnkinh tế thị trường Trên thế giới có nhiều nước ban hành hai đạo luật quy định
về hai lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật vềchống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát độc quyền nhưng cũng có nước banhành một đạo luật về cạnh tranh điều chỉnh cả hai nhóm hành vi nói trên Việcban hành một đạo luật hay hai đạo luật về cạnh tranh tuỳ thuộc vào điều kiện
và hoàn cảnh kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu cụ thể của việc điều tiết cạnhtranh của từng quốc gia và nó chỉ có ý nghĩa phần nhiều về mặt kỹ thuật lậppháp
Trang 12Ở Việt Nam, trước năm 1986, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kếhoạch hoá tập trung với hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể Thành phần kinh tế tư nhân không được thừa nhận và bị liệt vàodạng phải cải tạo và xoá bỏ Do không có sự bình đẳng giữa các thành phầnkinh tế, toàn bộ nền kinh tế cũng như từng đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa đềuphải thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh đã được phân bổ từ trước, ký kết hợpđồng kinh tế là kỷ luật của Nhà nước nên thời kỳ này không có môi trườngcho cạnh tranh tồn tại và phát triển Chính vì lẽ đó, pháp luật về cạnh tranhchưa được biết đến
Sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế theo hướngphát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đại hội Đảng VI (12/1986) khởixướng, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhaucùng tồn tại bình đẳng Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận tại Hiến pháp(1992) với sự đa dạng về các thành phần kinh tế được thừa nhận và được tạođiều kiện để phát triển đã tạo ra và thúc đẩy môi trường cạnh tranh phát triển.Cạnh tranh không còn là một hiện tượng mới mẻ trong nền kinh tế Thực tiễn
đó, buộc Nhà nước ta phải ban hành các văn bản pháp luật về điều tiết nó.Bên cạnh những nguyên tắc chung về cạnh tranh được quy định tại Hiến pháp(1992) và Bộ luật dân sự (1995), theo đó, cạnh tranh trong kinh doanh phảituân thủ các nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, tôn trọng lợi ích côngcộng, tôn trọng quyền và lợi ích của người khác, tôn trọng đạo đức, truyềnthống tốt đẹp, tôn trọng quyền nhân thân, vi phạm quyền nhân thân, lợi dụng
uy tín, gièm pha, ép buộc trong kinh doanh… gây thiệt hại cho người khác lànhững hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm các nguyên tắc cơ bảncủa Bộ luật dân sự Luật thương mại (1997) là văn bản pháp luật đầu tiên quyđịnh trực tiếp về quyền cạnh tranh của thương nhân trong hoạt động thương
mại, tại Điều 8 quy định: “Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại; Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây: a) Đầu cơ để lũng đoạn thị trường; b) Bán phá giá để cạnh tranh; c) Dèm pha thương nhân khác; d) Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác; đ) Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác; e) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác” Ngoài ra, Điều 9 Luật thương mại (1997) còn cấm các hành vi cạnh
Trang 13tranh không lành mạnh xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng như lừa dốikhách hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng, quảng cáo dối trá, khuyến mại bấthợp pháp… Ngoài Hiến pháp (1992), Bộ luật dân sự (1995) và Luật thươngmại (1997), các quy định liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh còn đượcquy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật hình sự (1999),Pháp lệnh bảo về quyền lợi người tiêu dùng (1999), Pháp lệnh quảng cáo(2001), Pháp lệnh giá (2002), Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhậpkhẩu vào Việt Nam (2004)….Tuy nhiên những quy định về cạnh tranh ởnhững văn bản nói trên không phát huy được nhiều hiệu quả trong đời sốngkinh tế - xã hội ở nước ta, bởi vì còn thiếu các quy định cụ thể về bộ máy thựcthi, cơ chế áp dụng cũng như chế tài xử lý đối với các thương nhân vi phạm.Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết, gia nhậpnhiều hiệp định thương mại, đầu tư song phương hoặc đa phương và là thànhviên của nhiều tổ chức, diễn đàn trong khu vực và quốc tế như ASEAN,AFTA, ASEM, APEC, WTO Các công ty đa quốc gia xuất hiện ở Việt Namngày càng nhiều và với những tiềm lực kinh tế vượt trội, các công ty này cókhả năng tạo lập được vị trí thống lĩnh và độc quyền, gây không ít khó khăncho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, nhất làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Đứng trước đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh
tế - xã hội trong nước và đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, sau nhiều năm khởi xướng xây dựng cơ chế kinh tế thị trường và thực thichính sách cạnh tranh, ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội khoá XI
đã thông qua Luật cạnh tranh Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2005
1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chống bán phá giá, chống trợ cấp
và tự vệ thương mại
1.1.2.1 Khái niệm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại
* Khái niệm chống bán phá giá
Theo Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại 1994 (ADA) đã định nghĩa: “ , một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm
từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”.
Trang 14Theo định nghĩa trên, bán phá giá là hành động mang sản phẩm củamột nước sang bán ở một nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trịthông thường của sản phẩm đó khi được bán ở thị trường trong nước Quanniệm về bán phá giá này vừa phản ánh được sự phân biệt giá cả mang tínhquốc tế vừa phản ánh được bản chất phi kinh tế của hành vi bán phá giá trongthương mại quốc tế Để xác định hành vi bán phá giá hàng hóa phải xác địnhđược giá xuất khẩu và giá trị thông thường của hàng hóa đó Sau đó, so sánhhai mức giá này với nhau để xác định biên độ bán phá giá.
Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT)cho phép các nước áp dụng các biện pháp chống lại việc bán giá Hiệp địnhnày cho phép các nước đưa ra biện pháp ngăn chặn nhưng với điều kiệnkhông được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại Thường thì cácbiện pháp chống bán phá giá là biện pháp tính thêm một khoản thuế bổ sungđối với một hàng hóa cụ thể từ một nước xuất khẩu để đưa giá của hàng hóa
đó tiến gần đến “giá trị thông thường” hoặc loại bỏ thiệt hại đối với ngành
công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu Các biện pháp chống bán phá giáchỉ có thể được áp dụng nếu như việc bán phá giá gây thiệt hại cho ngànhcông nghiệp của nước nhập khẩu Do đó, trước hết cần phải tiến hành mộtcuộc điều tra chi tiết theo các quy định cụ thể Cuộc điều tra phải đánh giá tất
cả các nhân tố kinh tế liên quan đến tình trạng của ngành Nếu cuộc điều tracho thấy việc bán phá gía đã diễn ra và ngành công nghiệp nội địa bị thiệt hạithì công ty xuất khẩu có thể thỏa thuận để tăng mức giá tới một mức nhất địnhnhằm tránh thuế chống bán phá giá
* Khái niệm về chống trợ cấp
Thuật ngữ Trợ cấp có thể có rất nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo các
tiếp cận Dưới góc độ kinh tế, có quan niệm cho rằng trợ cấp là “lợi ích dành cho một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm thông qua hành động của Chính phủ” [15, tr 636] Trong khuôn khổ WTO, lần đầu tiên định nghĩa chính thức
về trợ cấp được đưa ra tại Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng(SCM) Theo quy định tại Điều 1 Hiệp định này, để được coi là trợ cấp thìmột biện pháp phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: (i) là khoản đónggóp về tài chính do Chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước công cung cấp;hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá; (ii) phải mang lại lợi ích chođối tượng nhận được sự đóng góp tài chính, hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá đó
Trang 15Hiệp định SCM được đưa ra nhằm hai mục đích Thứ nhất, hiệp địnhnày quy định về việc sử dụng trợ cấp Thứ hai, nó quy định các biện pháp màcác nước có thể sử dụng để ngăn chặn ảnh hưởng của trợ cấp Một nước cóthể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để loại bỏ trợ cấp hoặcloại bỏ tác động tiêu cực của trợ cấp Tất nhiên, một nước cũng có thể tiếnhành một cuộc điều tra và tính thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩuđược trợ cấp mà gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước của nướcnhập khẩu [12, tr 35].
Cũng giống như các quy định của Hiệp định ADA, một nước chỉ được
áp đặt thuế chống bán phá giá sau khi tiến hành một cuộc điều tra chi tiết.Hiệp định SCM cũng quy định chi tiết về việc liệu một hàng hóa có được trợcấp hay không, tiêu chí để kết luận việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp cógây thiệt hại đối với ngành công nghiệp trong nước, thủ tục tiến hành điều tra
và các quy định về thời hạn của các biện pháp đối kháng Nhà xuất khẩu cũng
có thể thỏa thuận tăng giá xuất khẩu nhằm tránh thuế đối kháng
* Khái niệm về các biện pháp tự vệ thương mại
Trong khuôn khổ WTO, khi thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại,các thành viên WTO có thể gặp phải những tình huống khó khăn và buộc phảilựa chọn hoặc là tạm thời áp dụng những biện pháp mang tính hạn chế thươngmại, hoặc là rút khỏi những cam kết về tự do hóa của mình để bảo vệ nềnkinh tế nội địa Để giải quyết tình huống này, WTO cho phép các nước thànhviên được áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
Biện pháp tự vệ thương mại được quy định tại Điều XIX GATT vàHiệp định về tự vệ thương mại (SA) Một nước thành viên WTO có thể tạmthời hạn chế nhập khẩu một hàng hóa nếu như ngành công nghiệp nội địa bịthiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại do sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu,thiệt hại ở đây phải là thiệt hại nghiêm trọng Các biện pháp tự vệ không được
sử dụng thường xuyên, nhiều chính phủ thích áp dụng các biện pháp khác đểbảo vệ ngành công nghiệp nội địa của mình như thông qua các thỏa thuậnsong phương về hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đại diện các ngành hoặc các doanh nghiệp nội địa có thể yêu cầu Chỉnhphủ áp dụng biện pháp tự vệ Hiệp định của WTO đưa ra các điều kiện đốivới các cuộc điều tra tự vệ của cơ quan chính phủ Các cơ quan tiến hành điềutra phải thông báo công khai về địa điểm diễn ra phiên điều trần và cho phép
Trang 16các bên liên quan có cơ hội để đưa ra chứng cứ Chứng cứ phải bao gồm cáclập luận để chứng minh tự vệ là cần thiết để bảo đảm lợi ích cộng đồng.
Hiệp định này cũng đưa ra tiêu chí để đánh giá “thiệt hại nghiêm trọng” và các nhân tố khác cần phải xem xét khi xác định tác động của hàng
nhập khẩu đối với ngành công nghiệp nội địa Một biện pháp tự vệ chỉ nên ápdụng trong phạm vi cần thiết nhằm ngăn cản hoặc khắc phục thiệt hại nghiêmtrọng và để giúp ngành công nghiệp trong nước điều chỉnh
Khi một nước hạn chế nhập khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất nội địacủa mình, về nguyên tắc nước đó phải bù đắp thiệt hại cho nước xuất khẩu.Hiệp định quy định nước xuất khẩu có thể nhận bồi thường thông qua thươnglượng Nếu bên áp dụng biện pháp tự vệ và các nước xuất khẩu không đạt đượcthỏa thuận thì nước xuất khẩu có thể có những hành động trả đũa thích hợp
Tóm lại, trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp bảođảm công bằng thương mại (trade remedies) và được áp dụng để bảo vệ thịtrường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác Về bản chất, biệnpháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vicạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu.Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sảnphẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đốithủ cạnh tranh, thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác độngtiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ cácchính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu
Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự
vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóatương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấpnhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng chosản xuất trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhậpkhẩu Như vậy, biện pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tácthương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không có tình trạngbán phá giá hoặc trợ cấp Chính vì vậy, biện pháp tự vệ được áp dụng mộtcách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn lại Nếu như yêu cầu về điều kiện
để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp chỉ dừng lại ở mức cơquan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợ cấp và việc
Trang 17bán phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuất hàng
hóa tương tự trong nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự
vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa
* Tác động tới các dòng thương mại hiện có
Khi một cuộc điều tra được tiến hành thì ngay lập tức nó sẽ gây ra sự bất ổn đối với các mặt hàng xuất khẩu là đối tượng điều tra từ các nước xuất khẩu Để tránh rủi ro về mức thuế cao, hạn ngạch, hoặc các điều kiện phức tạpkhác, các nhà nhập khẩu có thể chuyển sang các nguồn cung cấp khác Do vậy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sẽ bị sụt giảm, dòng thương mại sẽ chuyển dịch sang các thị trường khác Thông thường, các cuộc điều tra sẽ kéodài trên dưới một năm, và ngay cả trong trường hợp tại kết luận cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết luận là không có bán phá giá, trợ cấp hay không áp dụng biện pháp tự vệ hoặc mức thuế đưa ra không cao, thì vào thời điểm đó, các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đã phải chịu khá nhiều thiệt hại liên quan đến chiến lược đầu tư, vay vốn ngân hàng, các thủ tục chứng minh Dòng thương mại (của mặt hàng bị kiện) hiện có sẽ có nguy cơ dẫn đếnbất ổn định mà kéo theo đó là khả năng bị mất thị trường
Hơn nữa, các mặt hàng thường là đối tượng của biện pháp chống bán phá giá chống trợ cấp và tự vệ thường liên quan đến sản phẩm kim loại, hoá chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt, nhựa và hàng nông sản Những sản phẩm này đều là những sản phẩm quan trọng và có lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp
và kinh tế [12, tr 37]
* Ảnh hưởng đến mở rộng thương mại
Nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế về ảnhhưởng của các biện pháp chống bán phá giá đối với các nước xuất khẩu cho
Trang 18thấy mặc dù sau khi kết thúc điều tra vụ việc và đi đến kết luận là không cầnthiết phải áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì thị phần của hàng xuấtkhẩu bị điều tra bán phá giá đã bị giảm từ 15 – 20% [23, tr 158] Các nướcđang phát triển ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều các vụ chống bánphá giá, và với những tác động tiêu cực cơ bản nêu trên, các nước đang pháttriển đang có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng bất ổn về triển vọng xuất khẩu củamình hoặc bị gạt bỏ ra khỏi thị trường tiềm năng Ví dụ như EU đã tiến hànhbiện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ các nước đang phát triển bằngcách đưa ra hàng loạt các biện pháp chống bán phá giá với các mặt hàng này.
Họ liên tục áp đặt các biện pháp chống bán phá giá lên cùng một sản phẩmcủa một nước Ngay sau khi cuộc điều tra này kết thúc, thì họ lại bắt đầu ngaycuộc điều tra khác
* Chệch hướng thương mại
Khi xảy ra một vụ kiện và trong trường hợp biện pháp phòng vệ được
áp dụng (thuế theo tỷ lệ phần trăm và thường cao hơn nhiều lần so với mứcthuế tối huệ quốc) làm cho giá trong nước của sản phẩm tăng lên, giảm tiêuthụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước Các nhà sản xuất trong nướcđược hưởng lợi khi giá trị thặng dư của họ được gia tăng Và như vậy, cácmặt hàng xuất khẩu là đối tượng của biện pháp chống bán phá giá sẽ giảm sứccạnh tranh so với các mặt hàng tương tự từ các nước không bị kiện (do hàngrào thuế quan được nâng lên)
1.1.2.3 Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại
Ngày 10/8/1904, các quy định đầu tiên về chống bán phá giá đã đượcCanada thông qua Những quy định chống bán phá giá này được hình thành từviệc sửa đổi Đạo luật thuế hải quan năm 1897 của nước này Tiếp theo đó,vào năm 1905 và năm 1906, các quy định chống bán phá giá đã lần lượt đượcNew Zealand và Australia áp dụng
Nãm 1890, Hoa Kỳ áp dụng một mức thuế chống trợ cấp chung đối vớiđường nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp vào Hoa Kỳ Sau đó, năm 1897,Hoa kỳ ban hành quy định theo đó tất cả các mặt hàng nhập khẩu được nướcngoài trợ cấp đều có thể bị đánh thuế chống trợ cấp Các quy định về thuếchống trợ cấp sau đó được thay thế bởi Mục 303 Luật Thuế Fordney –McCumber năm 1922 (mở rộng diện điều chỉnh với cả trợ cấp sản xuất), và
Trang 19sau đó được thay thế bởi Mục 303 Luật Thuế quan năm 1930 Tiếp sau HoaKỳ, đã có nhiều nước khác có quy định về áp dụng thuế chống trợ cấp.
Năm 1947, với sự ra đời của GATT (General Agreement of Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại), vấn đề chống bán phá
và tự vệ mới được đặt dưới sự chi phối của luật quốc tế, thông qua Điều 6 vàĐiều 19 của Hiệp định này Hiệp định chung về thuế quan và thương mại lúc
ấy chưa đề cập đến vấn đề trợ cấp Tại thời điểm đó, hai chủ đề chống bán phágiá và tự vệ chưa được đưa ra tranh cãi nhiều mà chỉ về sau này, khi các dòngchảy thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng trở nêngay gắt hơn và khốc liệt hơn và các nước thành viên của GATT cũng đông hơnthì các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế mới thực sự trởthành mối quan tâm chính, ngày càng lớn qua các vòng thương thảo tiếp nốinhau
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) được ký kết từnăm 1947 và ngay sau đó, năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiếtlập Điều 6 và Điều 19 GATT đã có quy định liên quan đến trường hợp mộtngành công nghiệp cho rằng việc bán phá giá đã gây thiệt hại cho ngành sảnxuất của họ hoặc việc nhập khẩu quá mức gây thiệt hại nghiêm trọng đối vớingành sản xuất nội địa Những điều khoản này cho phép chính phủ được áp đặt
“thuế chống bán phá giá” hoặc “thuế tự vệ” lên hàng hóa nhập khẩu nhằm loại
bỏ tác động tiêu cực
Hiệp định GATT 1947 không có các quy định về thủ tục áp dụng biệnpháp chống bán phá giá và tự vệ Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quyền tự docủa các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục điều tra, áp dụng thuế chốngbán phá giá và áp dụng biện pháp tự vệ Tình trạng này là nguyên nhân chủyếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá và tự vệ như
là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa
Kết thúc vòng đàm phán Tokyo các bên cũng đã cho ra đời Hiệp địnhTokyo (có hiệu lực từ năm 1980) và Hiệp định này đã cho thấy một sự tiến
bộ, thể hiện ở việc cung cấp khá nhiều hướng dẫn chi tiết cụ thể hoá hiệp địnhchung Hiệp định đã đưa ra quy trình, thủ tục tiến hành và các vấn đề cầnđược hoàn thiện trong giai đoạn điều tra Tuy nhiên, Hiệp định cũng vẫn chỉ
là một khuôn khổ chung để các nước tuân theo khi tiến hành điều tra Nó cònnhiều điểm mơ hồ, gây tranh cãi và do đó, khá hạn chế trong việc thực thi
Trang 20Sau vòng đàm phán Uruguay (Uruguay Round), cùng với sự ra đời của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thiĐiều 6 của GATT 1994, thường được gọi với tên Hiệp định về Chống bánphá giá của WTO; Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng; Hiệpđịnh thực thi Điều 19 của GATT về tự vệ
Trong xu thế tự do hoá mậu dịch ngày càng trở nên phổ biến, việc từngbước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan buộc nhiều nước phải ápdụng các biện pháp chế tài đơn phương để bảo hộ sản xuất trong nước Nóicách khác, biện pháp chống bán phá, chống trợ cấp và tự vệ là rào cản phithuế quan cho phép một nhóm các nhà sản xuất giành được sự bảo hộ, thậmchí trong khi các chính sách thương mại quốc gia tổng thể đang hướng vềthương mại tự do
Bên cạnh đó, dưới sức ép mạnh mẽ từ ngành công nghiệp nội địa và vớiđộng cơ chính trị nhằm giành được sử ủng hộ của cử tri trong ngành côngnghiệp nội địa then chốt, chính phủ nhiều nước ngày càng coi trọng các biệnpháp bảo hộ ngành công nghiệp nội địa trong bối cảnh tự do hoá thương mạiđang diễn ra mạnh mẽ thông qua việc sử dụng các biện pháp đảm bảo thươngmại công bằng
Chính vì vậy, xu thế chung trên thế giới là các quốc gia thành viênWTO đều sửa nội luật của mình cho phù hợp với quy định liên quan củaWTO hoặc đối với nhiều nước đang phát triển là xây dựng mới luật điềuchỉnh phù hợp với các Hiệp định và quy định của WTO, những văn kiệnnày được coi như một bộ phận của hệ thống pháp lý quốc gia Để áp dụngcác nguyên tắc đó trong thực tế, mỗi nước có thể có thêm một số điềukhoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể chế pháp luật riêng của mình Nhưvậy, về nguyên tắc chung thì luật các quốc gia phải phù hợp với các quyđịnh của WTO nhưng về mặt áp dụng thực tiễn thì có thể có những điểmkhác nhau [12, tr 32 – 33] Nhận thức được sâu sắc vấn đề này, khi còn chưaphải là thành viên của WTO, Nhà nước ta đã từng bước thể chế hóa chế địnhchống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại của WTO vào luậtpháp Việt Nam bằng việc từng bước ban hành các văn bản pháp luật để điềuchỉnh những vấn đề này Cụ thể là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lần lượtban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào ViệtNam năm 2002, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Trang 21Nam năm 2004 và Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào ViệtNam năm 2004.
1.2 MÔ HÌNH CƠ QUAN CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP VÀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Mô hình cơ quan cạnh tranh của một số nước trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình cơ quan cạnh tranh, theo đó cơquan cạnh tranh có thể thuộc Quốc hội, thuộc Chính phủ hoặc thuộc Bộ
1.2.1.1 Mô hình cơ quan cạnh tranh thuộc Quốc hội
- Cơ quan cạnh tranh Italia [32]
Cơ quan cạnh tranh Italia thuộc nhóm “Các cơ quan cạnh tranh độclập” thực hiện các hoạt động và ra quyết định độc lập với Chính phủ
Tính độc lập của cơ quan này còn được đảm bảo nhiều hơn bởi thủ tục
bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên, và bởi những tiêu chí lựa chọn cácthành viên: họ được bổ nhiệm bởi cả hai người đứng đầu Hạ viện và Thượngviện và không được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ hai
Cơ quan chống độc quyền Italia có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh
và Thương mại công bằng số 287 năm 1990 và do đó có nhiệm vụ kiểm soátcác thoả thuận ngăn cản cạnh tranh; các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh;sáp nhập, mua lại nhằm tạo ra hay tăng cường vị trí thống lĩnh và loại bỏ hayhạn chế cạnh tranh trên thị trường Cơ quan sẽ báo cáo trực tiếp lên Quốc hội
và Chính phủ, đồng thời có trách nhiệm tư vấn cho hai cơ quan này Cơ quancạnh tranh còn được trao quyền yêu cầu Quốc hội và Chính phủ phải cân nhắcđầy đủ tới yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng khi soạn thảo và banhành văn bản quy phạm pháp luật Cơ quan chống độc quyền của Italia là một
cơ quan độc lập được thành lập bởi Luật số 287 ngày 10/10/1990 (Luật Cạnhtranh và Thương mại công bằng)
- Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ [36]
Các cơ quan tham gia xử lý vụ việc cạnh tranh ở Hoa Kỳ bao gồm Uỷban thương mại Liên bang Hoa Kỳ (viết tắt là US - FTC) và Vụ Chống độcquyền thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (viết tắt là US - DOJ)
US - FTC xử lý các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế của phần lớnngười Mỹ Trên thực tế, cơ quan đã có một truyền thống về duy trì một môi
Trang 22trường cạnh tranh cho cả người tiêu dùng và cho các hoạt động kinh doanh.Bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và các doanh nghiệp,đòi hỏi Bộ Tư pháp phải có một lực lượng chuyên biệt trong lĩnh vực LuậtChống độc quyền nhằm đối phó với tình hình ngày càng phức tạp của thịtrường Do vậy, năm 1933, Vụ Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp đã đượcthành lập.
FTC là một cơ quan độc lập báo cáo trực tiếp cho Quốc hội Ủy banhoạt động dưới sự chỉ đạo của 5 ủy viên có nhiệm kỳ 7 năm, được bổ nhiệmbởi Tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng nghị viện Tổng thống chỉđịnh một ủy viên đảm trách Chủ tọa Không quá 3 ủy viên là thành viên củamột Đảng Hoạt động của FTC được thực hiện bởi các Cục gồm Cục Bảo vệngười tiêu dùng, Cục Cạnh tranh, Cục Kinh tế và các Văn phòng: Văn phòngcác vấn đề cộng đồng, Văn phòng quan hệ Quốc hội, Văn phòng giám đốcđiều hành, Văn phòng Tổng thanh tra, Văn phòng Tổng tham vấn (Office ofGeneral Counsel) và 7 văn phòng khu vực có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện cáchoạt động này
1.2.1.2 Mô hình cơ quan cạnh tranh thuộc Chính phủ
- Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc [33]
Cơ quan có trách nhiệm liên quan tới những quy định cạnh tranh trongLuật Thực tiễn thương mại Úc 1974 bao gồm Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêudùng Úc (ACCC), Tòa Cạnh tranh Úc (Australian Competition Tribunal) vàHội đồng cạnh tranh quốc gia (National Competition Council)
ACCC được thành lập năm 1995 thay thế cho Ủy ban Thực tiễn thươngmại (Trade Practices Commission) sau khi có Luật Cải cách chính sách cạnhtranh năm 1995
Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC)là một cơ quan ngang Bộthuộc Chính phủ, hoạt động độc lập và được thành lập theo luật Liên bang Úc.ACCC thúc đẩy cạnh tranh và thương mại công bằng trên thị trường nhằmđảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, các nhà kinh doanh và cộng đồng.ACCC cũng quản lý các dịch vụ về cơ sở hạ tầng của quốc gia ACCC là cơquan duy nhất của Úc giải quyết các vấn đề chung liên quan đến cạnh tranh vàcũng là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thực thi Luật Thương mại và luậtứng dụng của bang và lãnh thổ Trong thương mại công bằng và bảo vệ ngườitiêu dùng, vai trò của ACCC là bổ sung cho các cơ quan phụ trách các vấn đề
Trang 23tiêu dùng của bang và lãnh thổ quản lý những quy định thuộc thẩm quyền củamình và phòng Chính sách Cạnh tranh và Tiêu dùng của Bộ Tài chính Liênbang.
Tòa Cạnh tranh Úc có chức năng xem xét kháng nghị các quyết địnhcủa ACCC liên quan tới việc cho phép (Authorizations) hoặc thông báo(Notifications) và quy định tiếp cận nguồn lực (access regime) Ngoài ra, Tòacạnh tranh còn xem xét các vụ tập trung kinh tế diễn ra ở ngoài nước Úcnhưng lại có ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh tại Úc và nếu có thì liệu những lợiích đối kháng lại với công chúng cần bỏ qua không
Hội đồng cạnh tranh quốc gia được thành lập vào năm 1995 theo LuậtCải cách chính sách cạnh tranh 1995 Hội đồng cạnh tranh quốc gia chịu tráchnhiệm tư vấn về những vấn đề thuộc luật cạnh tranh [12, tr 64]
- Ủy ban Thương mại lành mạnh Đài Loan [34]
Trên cơ sở Luật Cạnh tranh Đài Loan, Uỷ ban Thương mại lành mạnh
đã được thành lập ngày 27/1/1992 để thực thi luật Uỷ ban Thương mại lànhmạnh là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi Luật Thương mại lành mạnh vàhoạch định chính sách cạnh tranh và là một cơ quan độc lập Khi một vấn đềđược Luật Thương mại lành mạnh quy định liên quan đến các cơ quan liênquan khác, Uỷ ban có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đó để xử lý vụviệc Uỷ ban cũng đồng thời chịu trách nhiệm điều chỉnh hay giám sát việcthực thi Luật Thương mại lành mạnh của các cơ quan có thẩm quyền khác ởcấp địa phương
Để đảm bảo việc thực thi luật, Uỷ ban có quyền ra quyết định đình chỉ
và buộc chấm dứt hành vi, để yêu cầu người bị khiếu nại sửa chữa nhữnghành vi bất hợp pháp của mình, quyền ấn định mức phạt hành chính lên đến
50 triệu đô la Đài Loan (khoảng 1.450.000 USD) Uỷ ban có quyền điều tra
để phát hiện những hành vi bất hợp pháp, với những chức năng và thẩmquyền bán tư pháp nhất định (semi-judicial power) Mặc dù, toà án và công tốviên (kiểm sát viên) có đầy đủ thẩm quyền trong những vấn đề này Tuynhiên, việc thực thi luật cạnh tranh chủ yếu do Uỷ ban thực hiện Các vi phạmhình sự sẽ được đưa sang Cơ quan công tố (Viện kiểm sát) nếu người vi phạmkhông chấp hành quyết định của Uỷ ban Các chế tài hình sự có thể là phạt tùhay phạt tiền (tối đa là 100 triệu đô la Đài Loan) hoặc cả hai
1.2.1.3 Mô hình các cơ quan cạnh tranh thuộc Bộ
Trang 24- Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản [35]
Uỷ ban thương mại lành mạnh Nhật Bản (sau đây gọi là Ủy ban) đượcthành lập như là một cơ quan quản lý của Chính phủ để đạt được mục tiêu củaLuật Chống độc quyền Bên cạnh Luật Chống độc quyền, Uỷ ban còn thihành Luật chống tặng phẩm phi lý và trưng bày gây nhầm lẫn, Luật chốngthanh toán chậm trong hợp đồng gia công phụ đối với người sản xuất phụ, đây
là những luật đặc biệt bổ sung cho Luật Chống độc quyền Uỷ ban có vị trínhư là một cơ quan cấp bộ thuộc sự chỉ đạo của Bộ trưởng các bộ: Bộ quản lýcông cộng, Bộ nội vụ, Bộ bưu chính viễn thông
Tuy nhiên, Uỷ ban có đặc điểm của một tổ chức quản lý theo hệ thốnghội đồng, bao gồm một chủ tịch và bốn uỷ viên Trong việc thực thi LuậtChống độc quyền, Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ của nó một cách độc lập,không chịu sự chỉ đạo hay giám sát của bất cứ một ai
Một lý do khác để thành lập Uỷ ban là, giống như toà án, việc giảiquyết các vi phạm Luật Chống độc quyền yêu cầu sự trung lập và công bằng.Hơn nữa, kể từ khi các luật trên được áp dụng với những tình huống liên tụcthay đổi, việc thi hành chúng yêu cầu những chuyên gia có kinh nghiệm,những người giàu kiến thức về luật và kinh tế
Với tư cách là một cơ quan quản lý độc lập, một chức năng đặc biệtcủa Uỷ ban là nó có quyền tương đương quyền lập pháp trong việc ban hànhcác quy định nội bộ, có quyền tương đương quyền tư pháp trong việc tiếnhành các phiên toà và quyền hạn của một cơ quan hành chính
Trang 25Quyền hành chính: Quyền hành chính có thể phân loại vào nhómquyền hạn chung, được thi hành thông qua việc thực thi Luật Chống độcquyền và các luật hỗ trợ, và vào nhóm quyền hạn xoá bỏ các vi phạm.
Quyền tương đương quyền lập pháp: Uỷ ban có quyền chỉ định những
hành vi thương mại không lành mạnh Nó cũng có quyền ban hành các quyđịnh nội bộ, các quy định liên quan tới thủ tục giải quyết cùng với báo cáo vàgiấy phép
Quyền tương đương quyền tư pháp: Trong một vài trường hợp, Uỷ ban
tiến hành một thủ tục giải trình trước khi ra một quyết định Một thủ tục giảitrình giống với một phiên toà mở được thực hiện bởi Uỷ ban để đảm bảo sựcông bằng của thủ tục
- Cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp [12, tr 72 – 73]
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp bao gồm 2 bộ phận là Hội đồngcạnh tranh và Tổng vụ cạnh tranh, tiêu dùng và trấn áp gian lận
Hội đồng cạnh tranh Pháp được thành lập vào năm 1986, là cơ quan
hoàn toàn độc lập, có quan hệ về mặt hành chính với Bộ Tài chính Kinh tế vàcông nghiệp Hội đồng cạnh tranh là cơ quan chuyên trách xử lý các hoạtđộng cạnh tranh trên thị trường Hội đồng có chức năng điều tra và xử lý cácthoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc lạmdụng tình trạng lệ thuộc về kinh tế của các doanh nghiệp khác cũng như cáchành vi áp đặt mức giá bán quá thấp Hội đồng cạnh tranh có thể tiến hànhđiều tra trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài chính kinh tế và công nghiệp,đơn khiếu nại của người tiêu dùng, của hiệp hội và các doanh nghiệp Ngoài
ra, Hội đồng còn có một chức năng quan trọng khác đó là chức năng tư vấn.Với chức năng này, Hội đồng có thể tham gia cho ý kiến về mọi vấn đề liênquan đến cạnh tranh như: về các dự thảo luật, các dự thảo văn bản quy phạmpháp luật về giá cả, hạn chế cạnh tranh cũng như các hoạt động tập trung kinh
tế của các doanh nghiệp Tuy nhiên, việc hỏi ý kiến tư vấn của Hội đồng cóthể là bắt buộc hoặc không bắt buộc
Tổng Vụ cạnh tranh, tiêu dùng và trấn áp gian lận được thành lập vàonăm 1985 là đơn vị trực thuộc Bộ tài chính kinh tế và công nghiệp Tổng Vụ
có chức năng chính là điều tiết thị trường, đảm bảo cho các hoạt động thịtrường vận hành một cách tối ưu nhằm mang lại lợi ích của doanh nghiệpcũng như cho người tiêu dùng Về cạnh tranh, Tổng Vụ là cơ quan chịu trách
Trang 26nhiệm điều tra phát hiện các thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel), lạm dụng
vị trí độc quyền trong thương mại, kiểm soát việc tập trung kinh tế, chống lại cáchành vi gian lận trong thương mại Ngoài ra, Tổng Vụ còn là đại diện của Chínhphủ Pháp trước các tổ chức quốc tế về cạnh tranh như Uỷ Ban Châu Âu
1.2.2 Mô hình cơ quan chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại của một số nước trên thế giới
Hiệp định GATT 1947 đã đưa ra các quy định về chống bán phá giá tạiĐiều VI dù các quy định này còn rất chung chung và mới chỉ mang tínhnguyên tắc Tuy nhiên, tầm quan trọng của những biện pháp này và nhữngảnh hưởng của nó đến thương mại đã khiến các bên phải cụ thể hóa Điều VInày thành Luật Chống bán phá giá (Anti-dumping Code) sau vòng đàm phánKenedy và đến khi kết thúc vòng đàm phán Tokyo năm 1979, các Hiệp định
về Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ chính thức ra đời [30] Kể từ đó,nhiều nước trên thế giới đã thành lập các cơ quan chuyên trách về các vấn đềchống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ
Tuy nhiên, mô hình hoạt động của các cơ quan xử lý các vụ kiện chốngbán phá giá, trợ cấp và tự vệ trên thế giới rất đa dạng Nhìn chung không có
mô hình nước nào giống hoàn toàn nước khác mà mỗi nước đều xây dựng môhình phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện của nước mình Chính vìvậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng phương phápphân tích, so sánh giữa các mô hình cơ quan các nước để qua đó tìm hiểuđược những ưu, nhược điểm của từng mô hình
1.2.2.1 Căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại
Các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại (bao gồm chống bán phágiá, chống trợ cấp và tự vệ) tuy có ý nghĩa giống nhau nhưng bản chất và quytrình điều tra lại khác nhau nên có nhiều nước giao cho cùng một cơ quanthực thi cả ba biện pháp nói trên như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cananda, EU, Úc,New Zealand, Nhật Bản, Achentina, Mehico, trong khi một số nước lại táchthành 2 hoặc 3 cơ quan riêng biệt (Ấn Độ, Philippines, ) [12, tr 82]
Việc giao ba biện pháp trên cho một cơ quan thực thi sẽ có ưu điểm là tiếtkiệm nhân lực, thuận tiện trong việc tiến hành nghiên cứu và dễ dàng cho cácnhà sản xuất trong nước khi muốn được bảo vệ khỏi những tác động bất lợi từcác nước xuất khẩu vì họ chỉ phải liên lạc với một cơ quan duy nhất Tuy vậy
Trang 27một số nước lại tách riêng các biện pháp này cho từng cơ quan khác nhau thựcthi (chủ yếu là tách cơ quan xử lý việc áp dụng các biện pháp tự vệ - vì biệnpháp này liên quan đến việc đền bù cho các nước bị áp thuế).
- Mô hình một cơ quan quản lý chung về chống bán phá giá, chống trợcấp và tự vệ thương mại của Trung Quốc
Theo pháp luật Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý các vụviệc chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ là Cục Thương mại lành mạnh Xuấtnhập khẩu Cục Thương mại lành mạnh Xuất nhập khẩu (Bureau of FairTrade for Imports and Exports) được thành lập vào ngày 26/11/2001, trựcthuộc Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (nay là Bộ Thương mại -MOFCOM) Cục ra đời trong bối cảnh những tranh chấp thương mại giữaTrung Quốc với nước ngoài ngày càng gia tăng, Trung Quốc cần phải có một
cơ quan thống nhất để xử lý những vụ việc liên quan đến các vụ kiện chốngbán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài, đồng thời xử lý những vụviệc tương tự đối với hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc
Cục thương mại lành mạnh XNK hoạt động trên cơ sở các luật: Luậtchống cạnh tranh không lành mạnh ban hành năm 1993, Luật Ngoại thương
1994 và Quy chế về Thuế Chống bán phá giá (13/3/2002) [3]
Cục Thương mại lành mạnh xuất nhập khẩu có chức năng, nhiệm vụchủ yếu sau :
+ Phối hợp với Uỷ ban quốc gia về kinh tế và thương mại (StateEconomic and Trade Commission - SETC) tiến hành điều tra đối với hànghoá nhập khẩu để xem xét và xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Mô hình cơ quan quản lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự
vệ riêng biệt của Ấn Độ
Trang 28Ấn Độ là một trong những nước tuy thành lập cơ quan xử lý các vụkiện thương mại khá muộn nhưng đã nhanh chóng trở thành người đi đầutrong việc sử dụng thứ vũ khí lợi hại này (với 339 vụ kiện chống bán phá giáchỉ trong vòng 10 năm, từ năm 1995 đến 2004) [28]
Việc giải quyết các vụ việc liên quan đến biện khác khắc phục thươngmại của Ấn Độ được giao cho hai cơ quan:
+ Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (DGAG - DirectorateGeneral of Anti-Dumping & Allied Duties) thuộc Bộ Thương mại và Côngnghiệp: phụ trách xử lý các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp Đứngđầu cơ quan này là một lãnh đạo do Chính phủ bổ nhiệm
+ Vụ tự vệ thuộc Tổng vụ Thu nhập của Bộ Tài Chính: phụ trách xử lýcác vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ
Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp được chính thức thànhlập vào tháng 4/1998 (trước đó cơ quan này trực thuộc một cơ quan cấp Vụ)thuộc Bộ Thương mại Ấn Độ Theo Luật Ấn Độ, cơ quan này có trách nhiệmđiều tra và đưa ra các khuyến nghị nhằm khắc phục thiệt hại cho các ngànhsản xuất nội địa trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp theoLuật Thuế quan 1975 (Customs Tariff Act) (Luật này đã được sửa đổi năm2002)
Còn cơ quan xử lý các vụ tự vệ lại là Vụ Tự vệ thuộc Tổng vụ Thunhập của Bộ Tài chính [29]
Hai cơ quan này thực thi chức năng xử lý các vụ kiện chống bán phágiá, chống trợ cấp và tự vệ dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
+ Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994;
+ Hiệp định Tự vệ của WTO;
+ Luật Thuế quan năm 1995 - Mục 9A, 9B (liên quan đến bán phá giá
và trợ cấp), Mục 8B (liên quan đến tự vệ)
Tổng Vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp phối hợp cùng với một cơquan chuyên trách (cơ quan này do Bộ Thương mại và Cộng nghiệp lập ra) cónhiệm vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp Trên cơ sở điều tra, Vụnày đề xuất các biện pháp xử lý và ấn định thuế với Bộ Tài chính Điều đánglưu ý ở đây là chức năng điều tra xử lý các vụ việc chống bán phá giá vàchống trợ cấp là thuộc Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nhưng chức
Trang 29năng xử lý các vụ việc liên quan đến tự vệ sẽ thuộc thẩm quyền của Vụ Tự vệ
- Bộ Tài chính Ấn Độ
1.2.2.2 Căn cứ trên nội dung điều tra
Theo quy định của WTO, để có thể áp dụng biện pháp chống bán phágiá, chống trợ cấp đối với các hàng hoá nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyềnphải chứng minh được hai nội dung là hàng hoá nhập khẩu có bán phá giáhoặc có trợ cấp và việc bán phá giá, trợ cấp gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệthại đến ngành sản xuất trong nước
Căn cứ vào hai nội dung này, một số nước sử dụng mô hình gồm hai cơquan độc lập và mỗi một cơ quan sẽ chịu trách nhiệm về một nội dung nóitrên, theo đó sẽ có hai cơ quan độc lập:
- Cơ quan điều tra để xác định mức độ bán phá giá, mức trợ cấp và mứctăng trưởng nhập khẩu từ các nước xuất khẩu
- Cơ quan điều tra mức độ thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa
và mối liên hệ giữa những hành vi nêu trên với thiệt hại
Những nước áp dụng mô hình này thường là các nước có lịch sử ápdụng các biện pháp này từ rất lâu như Hoa Kỳ, Canada (gần 100 năm), Việc áp dụng mô hình này có ưu điểm là tính chuyên môn hóa cao Phươngpháp điều tra cũng rất quy củ và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều tradồi dào và có nhiều kinh nghiệm Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là
bộ máy rất cồng kềnh, yêu cầu cao về mặt nhân sự và tài chính để duy trì các
cơ quan này cũng là một vấn đề đáng phải cân nhắc
Do đó, có một số nước lại theo mô hình thành lập một cơ quan duy nhất
để thực hiện cả hai nội dung đó
- Mô hình gồm hai cơ quan độc lập và mỗi một cơ quan sẽ chịu tráchnhiệm về một nội dung điều tra của Hoa Kỳ
Theo pháp luật Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các biệnpháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế gồm có hai cơ quan là BộThương mại (Department of Commerce - DOC) và Uỷ ban thương mại quốc
tế (International Trade Commission – ITC)
DOC là cơ quan hành pháp có trách nhiệm và vai trò điều tra, xem xét
là liệu hàng nhập khẩu có bị bán phá giá hay trợ cấp hay không và nếu có thìbiên độ phá giá (trong các vụ chống bán phá giá) và mức trợ cấp (trong các vụchống trợ cấp) là bao nhiêu ITC là một cơ quan độc lập, được Quốc hội thành
Trang 30lập năm 1916 dưới tên gọi Uỷ ban Thuế quan Hoa Kỳ (U.S TariffCommission) Sau đó Luật thuế thương mại năm 1974 đã đổi tên cơ quan nàythành Uỷ ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ như hiện nay ITC có nhiệm vụđiều tra, xem xét, phân tích về việc liệu hàng nhập khẩu bị bán phá giá cóphải là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành sảnxuất trong nước hay không.
- Mô hình thành lập một cơ quan duy nhất để thực hiện cả hai nội dungđiều tra của Hàn Quốc
Cơ quan xử lý các vấn đề về chống bán phá giá, chống trợ cấp và ápdụng các biện pháp tự vệ của Hàn Quốc là Uỷ ban Thương mại Hàn Quốc(Korean Trade Commission) trực thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Nănglượng (MOCIE – Ministry of Commerce, Industry and Energy) Ủy ban nàyđược thành lập vào tháng 7 năm 1987 theo Điều 38 của Luật Thương mại quốc tế
Theo quy định của “Luật Điều tra các hành vi thương mại quốc tếkhông lành mạnh và các biện pháp khắc phục thiệt hại đối với ngành sảnxuất”, Uỷ ban Thương mại Hàn Quốc hiện nay gồm 1 Chủ tịch và 7 ủy viêntrong đó có một ủy viên thường trực Chủ tịch và các ủy viên do Tổng thổng
bổ nhiệm dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp vàNăng lượng Chủ tịch và các ủy viên có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bổnhiệm lại
Uỷ ban Thương mại Hàn Quốc có các chức năng sau :
+ Thực thi các biện pháp để đối phó với thiệt hại cho ngành sản xuấtnội địa gây ra bởi việc bán phá giá hoặc trợ cấp cũng như sự gia tăng nhậpkhẩu từ các nhà xuất khẩu nước ngoài;
+ Thực hiện các biện pháp chống lại các hành vi thương mại quốc tếkhông lành mạnh như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Điều tra các tác động lên cạnh tranh đối với ngành sản xuất trongnước do các hành vi nhập khẩu gây ra;
+ Điều tra và nghiên cứu các hành vi thương mại khác
Giúp việc cho Ủy ban là 4 Ban chức năng như Ban điều hành, Banđiều tra bán phá giá, Ban điều tra thiệt hại và Ban điều tra thương mạikhông lành mạnh
Trang 31Như vậy có thể thấy mô hình của Hoa Kỳ và Hàn Quốc khác nhau chủyếu ở việc hai bộ phận điều tra bán phá giá, trợ cấp và bộ phận điều tra thiệthại nằm ở hai cơ quan độc lập hay nằm chung trong một cơ quan Đa số các
cơ quan được thành lập sau này đều đi theo mô hình ghép chung hai bộ phậntrong cùng một cơ quan vì sẽ thuận tiện hơn cho quá trình điều tra và phốihợp Còn mô hình tách riêng hai cơ quan chủ yếu được áp dụng cho các nướcphát triển và đã thành lập những cơ quan này từ lâu (chủ yếu thành lập trướckhi có Hiệp định GATT 1947)
Trang 321.2.2.3 Căn cứ trên quy trình xử lý vụ việc
Một số nước lại chia cơ quan xử lý các vụ việc đảm bảo công bằngthương mại thành hai cơ quan độc lập là cơ quan điều tra mức độ bán phá giá,mức trợ cấp, mức tăng trưởng nhập khẩu và cả điều tra thiệt hại do các hành
vi trên gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và cơ quan ra quyết định xử
lý vụ việc dựa trên cơ sở điều tra của cơ quan trên Chẳng hạn như mô hìnhcủa Liên minh Châu Âu
Trước đây các quốc gia Châu Âu đều có luật pháp và cơ quan riêng xử
lý những vụ kiện thương mại như chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ Tuynhiên vào tháng 3/1957, 6 quốc gia đầu tiên (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luc-xam-bua,Đức, Ý) đã ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế chung châu Âu (EEC).Trên cơ sở đó, tháng 2/1992, Liên minh Châu Âu (EU) được thành lập với 12nước sáng lập và đến nay đã có 25 thành viên [31]
Việc thành lập EEC là một bước ngoặt trong chính sách chống bán phágiá, trợ cấp và tự vệ của các thành viên vì đây là một liên minh thuế quan vàthương mại Theo đó hàng hoá giữa các quốc gia thành viên được miễn thuế
và có một hệ thống thuế quan chung đối với thị trường các quốc gia ngoàiLiên minh Chính vì vậy, EU đã phải thành lập một cơ quan chuyên trách xử
lý các vụ kiện thương mại đại diện cho cả 25 thành viên Cơ quan đó chính làTổng vụ Thương mại châu Âu, thuộc Ủy ban Châu Âu (EC)
Tổng vụ Thương mại Châu Âu trực thuộc Uỷ ban Châu Âu là cơ quanthực thi những công việc liên quan đến biện pháp khắc phục thương mại,trong đó chịu trách nhiệm chính là Vụ Bảo vệ Thương mại (Trade Defense)
Vụ Bảo vệ Thương mại (Vụ B) thuộc Tổng vụ Thương mại là nơi tiến hànhcác cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (bao gồm cả điềutra biên độ phá giá, mức trợ cấp và điều tra thiệt hại)
Sau khi Tổng Vụ Thương mại hoàn tất quá trình điều tra sẽ chuyển toàn
bộ hồ sơ sang Uỷ Ban Châu âu (European Council) và Uỷ ban Châu Âu sẽ lànơi quyết định mức thuế và các biện pháp áp dụng với hàng nhập khẩu từ cácnước vào EU Mô hình này tương đương với mô hình hiện nay của Việt Nam.Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh lànơi tiến hành điều tra, sau đó sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho Hội đồng xử lý vụviệc chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ để tư vấn và trình Bộ trưởng BộThương mại ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA
CƠ QUAN CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ
CẤP VÀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN CẠNH TRANH, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP VÀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Trong nỗ lực chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật của mình để tương thích hơn với các hệ thống phápluật trên thế giới nhằm tạo tiền đề cho việc hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tếquốc tế Trong đó phải kể đến các quy định của pháp luật về cơ quan quản lýcạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại Các vănbản đó cụ thể như sau:
2.1.1 Luật Cạnh tranh
Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua tháng 12/2004 và có hiệu lực
từ ngày 1/7/2005 Luật Cạnh tranh đã khẳng định quyền tự do cạnh tranhtrong khuôn khổ pháp luật của doanh nghiệp và Nhà nước bảo hộ quyền cạnhtranh hợp pháp trong kinh doanh Thông qua việc điều chỉnh các hành vi hạnchế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, Luật Cạnh tranh góp phần xâydựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp phát triển và bảo vệ lợi ích chính đáng cho ngườitiêu dùng
Để thực thi Luật cạnh tranh, đặc biệt là hướng dẫn bộ máy thực thi Luậtcạnh tranh, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành như:
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thihành một số điều của Luật cạnh tranh
- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý viphạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
- Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập, quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnhtranh
Trang 34- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập, quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnhtranh.
Trên cơ sở, Luật cạnh tranh và các nghị định hướng dẫn, Thủ tướngChính phủ, Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) đã ban hành nhiều quyếtđịnh và thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định của pháp luật cạnhtranh như:
- Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/6/2006
về việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng cạnh tranh
- Quyết định số 1808/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại ngày6/12/2004 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Cục Quản lý cạnh tranh
- Quyết định số 1378/2006/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại ngày28/8/2006 về thành lập Ban thư ký Hội đồng Cạnh tranh…
2.1.2 Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lệnh chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam(Pháp lệnh Chống trợ cấp) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vàongày 20/08/2004 quy định về các biện pháp chống trợ cấp, thủ tục, nội dungđiều tra để áp dụng các biện pháp đó đối với các hàng hóa được trợ cấp nhậpkhẩu vào Việt Nam
Pháp lệnh Chống trợ cấp là công cụ pháp lý đảm bảo sự cạnh tranhcông bằng giữa các hàng hóa sản xuất trong nước với các hàng hóa tương
tự nhập khẩu vào Việt Nam thông qua việc loại bỏ các khoản hỗ trợ về tàichính của Chính phủ nước xuất khẩu Để thực thi Pháp lệnh này, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chitiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩuvào Việt Nam
2.1.3 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam(Pháp lệnh chống bán phá giá) được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông quavào ngày 29/04/2004 quy định các biện pháp chống bán phá giá, thủ tục, nội
Trang 35dung điều tra để áp dụng các biện pháp đó đối với các hàng hóa nhập khẩubán phá giá vào Việt Nam
Pháp lệnh chống bán phá giá ra đời nhằm hỗ trợ các ngành sản xuấttrong nước ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực do các hành vi thươngmại quốc tế không công bằng gây ra Pháp lệnh Chống bán phá giá là công cụpháp lý quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất trong nước bảo vệ quyền vàlợi ích chính đáng của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh Để thực thiPháp lệnh này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bánphá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
2.1.4 Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam(Pháp lệnh tự vệ) được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày25/05/2002 quy định các biện pháp tự vệ, điều kiện và thủ tục áp dụng cácbiện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Namgây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước
Pháp lệnh tự vệ tạo điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả vàhạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sảnxuất trong nước Để thực thi Pháp lệnh này,Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 150/2003/NĐ-CP ngày 08/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự
vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
Để thực thi Pháp lệnh chống trợ cấp, Pháp lệnh chống bán phá giá vàPháp lệnh tự vệ, Chính phủ còn ban hành Nghị định số 04/2006/NĐ-CP ngày09/01/2006 về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
2.1.5 Luật bảo vệ người tiêu dùng
Luật bảo vệ người tiêu dùng được Quốc hội thông qua vào ngày17/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 Luật bảo vệ người tiêu dùng quyđịnh quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhânkinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổchức xã hội trong bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người