1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở việt nam

11 632 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 313 KB

Nội dung

Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động QLNN đối với tín dụng ngân hàng chưa đủ hiệu lực để đảm bảo các mục tiêu quản lý đã đề ra, còn có những vướng mắc về hành lang pháp lý cho đến... Trong qúa

Trang 1

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Trần Thúy An Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01

Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai

Năm bảo vệ: 2014

Keywords Ngân hàng thương mại; Quản lý nhà nước; Tín dụng; Quản lý kinh tế

Content

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm ở các quốc gia Sự phát triển hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ làm cho các Quốc gia sử dụng tối ưu tài nguyên và nguồn lực cho tăng trưởng Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Chính Phủ cần duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng so với GDP ở một mức ổn định nhât định Sự phát triển quá nóng của tín dụng cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát, rủi ro cho hệ thống NHTM và gây mất ổn định kinh tế vĩ mố, thậm chí dẫn đến khùng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế như ở Mỹ trong mấy năm gần đây

Ở cấp độ vi mô, tín dụng là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho các NHTM, vì vậy để tối

đa hoá lợi nhuận, các NHTM thường tìm mọi biện pháp mở rộng tín dụng quá nóng thậm chí trong một số trường hợp hạ thấp điều kiện tín dụng để mở rộng thị phần Sự phát triển tín dụng quá nóng trong khi các biện pháp quản lý rủi ro không theo kịp thậm chí bị nới lỏng làm gia tăng nợ quá hạn trong các NHTM Điều đó co nghĩa tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động Ngân hàng, thường xuyên là nguyên nhân chính gây nên sự thua lỗ mất khả năng thanh toán, dẫn tới phá sản ngân hàng

Như vậy ở cấp vĩ mô và vi mô, hoạt động tín dụng cần phải được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, thế nhưng vấn đề này còn bị buông lỏng ở nhiều quốc gia

Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động QLNN đối với tín dụng ngân hàng chưa đủ hiệu lực để đảm bảo các mục tiêu quản lý đã đề ra, còn có những vướng mắc về hành lang pháp lý cho đến

Trang 2

điều hành, thực thi các công cụ quản lý tín dụng Trong qúa trình điều hành còn thể hiện sự bị động, kém hiệu quả, chưa thực sự trở thành một lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và tương lai

Trong bối cảnh hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng, suy thoái toàn cầu và bất ổn vĩ mô trong nước, tác giả đã lựa chọn đề tài: “QLNN đối với các hoạt động tín dụng của NHTM ở Việt Nam”, để nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng được yêu cầu bức xúc về hoạt động quản lý tín dụng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Do nội dung nghiên cứu của luận văn khá rộng nên tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cho vay của các NHTM

Vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài này là:

1 QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn trong công tác QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam?

2 Giải pháp nào để hoàn thiện công tác QLNN đối hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam?

2 Tình hình nghiên cứu

Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động tín dụng của các NHTM và hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Một số công trình đề cập đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nói chung như: Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyên Văn Khách, 2006 “Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”; đề tài của TS.Vũ Thị Liên, 2004, “

Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”… Những đề tài này nghiên cứu đổi mới của NHNN trong quá trình hội nhập mà chưa làm rõ được cụ thể về các giải pháp của NHNN trong quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng

Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng của các NHTM: Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Dậu, đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh-25 (2009)

“Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả đánh giá thị trường tín dụng Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất và còn chịu sự can thiệp khá lớn của Chính phủ cả phía cung lẫn phía cầu tín dụng Việc hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng theo hướng tạo ra tính thống nhất và cạnh tranh cao trở thành đòi hỏi khách quan của nền kinh tế Tác giả nêu đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nói chung để gia tăng nguồn thu của các NHTM và hạn chế rủi ro lãi suất

Trang 3

Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh nào đó đối với các NHTM như:

Đề tài DA.2005.03 “ Xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc tế” của TS

Lê Xuân Nghĩa nghiên cứu cụ thể về xử lý nợ xấu, còn đề tài:“Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo thoả ước Basel”, 2004, TS Tô Ánh Dương lại tiếp cận khía cạnh đảm bảo an toàn nói chung cho hệ thống NHTM

Bên cạnh đó, nhóm các đề tài nghiên cứu về đảm bảo an ninh tài chính như: TS Trần Minh Tuấn, 2004, “Hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các NHTM Việt Nam”, Viện khoa học tài chính, 2000, “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính Việt Nam trong phát triển và hội nhập; PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2011,

“Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam”… Nghiên cứu này xác định về giải pháp an ninh tài chính Việt Nam trong quá trình hội nhập, đánh giá chung về an ninh tài chính quốc gia

Ngoài ra một số công trình nghiên cứu sâu hơn về việc điều hành chính sách tiền tệ có liên quan đến một phần đến hoạt động tín dụng như: Đề tài của TS Nguyên Đình Quang “Ổn định thị trường tiền tệ : Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”; đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, mã số: KNH 2009-05 hoặc luận án tiến sỹ của Tô Minh Ngọc, 2003, “Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất”… Các đề tài nghiên cứu nêu rõ hơn về việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam đặc biệt là các chính sách liên qua đến hoạt động tín dụng

Các nghiên cứu liên quan đến QLNN về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTM: Sách “Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế” (2003) của Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng Các tác giả tham gia

đã nêu ý kiến về thanh tra, kiểm soát; hoàn thiện khuôn khổ pháp luật ngân hàng và hành lang pháp lý cho các TCTD trong điều kiện hội nhập quốc tế; các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới hoạt dộng ngân hàng; hoàn thiện cơ chế bảo lãnh ngân hàng trong xu thế hội nhập

Sách “Quản lý nhà nước đối với tiền tệ, tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”(2008) của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Ty và Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường Các tác giả đã nêu một

số nội dung chung về QLNN đối với tiền tệ, tín dụng và các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với tiền tệ, tín dụng như hoàn thiện vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của NHNN, hoàn thiện

cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, đổi mới chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng xây dựng

tỷ giá hối đoái linh hoạt và tiếp tục cải cách hành chính đối với NHNN

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam Vì vậy cần phải có những nghiên cứu kỹ hơn cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM trong điều kiện

Trang 4

thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tín dụng của các NHTM ở Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam Thông qua việc hệ thống hóa, sâu sắc hóa cơ sở lý luận liên quan đến đối với các hoạt động cho vay của các NHTM, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong đối với các hoạt động cho vay của các NHTM, phân tích thực trạng và đánh giá kết quả đối với các hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam, làm nổi bật các kết quả đạt được, các hạn chế cần khắc phục trong quá trình đối với các hoạt động cho vay của các NHTM, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá một cách có hệ thống và khoa học về hoạt động tín dụng, QLNN đối với các hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án được tập trung vào:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về QLNN đối với hoạt động cho vay ngân hàng

- Đánh giá thực trạng và kết quả QLNN đối với hoạt động cho vay Xác định các nguyên nhân, các vấn đề còn hạn chế trong QLNN đối với hoạt động cho vay Đặc biệt, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM và xác định các yếu tố tác động đến kết quả QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

- Đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn chức năng QLNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động cho vay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM

Các đối tượng cụ thể bao gồm: (i) Lý luận và kinh nghiệm quốc tế đối với QLNN của đối với hoạt động cho vay của các NHTM, (ii) đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: QLNN đối với hoạt động tín dụng của các NHTM có

nội dung khá rộng do vậy tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cho vay của các NHTM thông qua ban hành cơ chế, chinh sách; sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong quản lý cho vay; Sử dụng công cụ thanh tra, giám sát đối với các hoạt động cho vay của các NHTM

Trang 5

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2013

Trong nghiên cứu, tác giả cập nhật thông tin đến năm 2013, cập nhật các thông tin và quy định pháp luật mới ban hành, nhằm phân tích và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cho phù hợp trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận đến hoạt động cho vay và QLNN đối với hoạt

động cho vay của các NHTM, tiếp thu kinh nghiệm các nước có điều kiện tương đồng, quan sát và nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp, công cụ nghiên cứu định tính, được tổng hợp Nghiên cứu các tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá thông tin thu thập được để làm sáng tỏ cơ sở lý luận Trong đó, bao gồm:

- Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua thu thập thông tin, số liệu các tài liệu thứ cấp từ NHNN, nghiên cứu sách, văn bản pháp luật, báo chí, internet, thông tin thống kê nhằm trình bày quá trình quản lý tín dụng của NHNN theo trình tự thời gian liên tục của các sự kiện, thiết lập các bảng thống kê về số lượng, xác định tốc độ tăng trưởng và vạch ra tính chất của vấn đề nghiên cứu Dựa vào nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng theo các tiêu chí cụ thể, xác định nguyên nhân và các yếu tố tác động đến QLNN về hoạt động tín dụng của các NHTM ở Việt Nam

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Từ thông tin, số liệu và khảo sát thực tế, tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp đối với QLNN về hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam trong những điều kiện cụ thể Qua đó đánh giá thực trạng và tìm nguyên nhân của các hạn chế cần khắc phục đối với QLNN về hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

6 Đóng góp mới của luận văn

- Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam Từ đó luận văn đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam Cụ thể các giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giải pháp đối với NHTM và giải pháp điều kiện

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN đối với hoạt động cho vay ngân hàng Chương 2: QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt

Nam

Reference

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Chính phủ (1999), Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/9/199 về tổ chức và hoạt động

của Thanh tra ngân hàng, Hà Nội

2 Chính phủ (2004), Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội

3 Chính phủ ( 2005), Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội

4.Chính phủ (2013), Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định chức năng

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội

5.Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về Tổ chức và hoạt động

của NHTM, Hà Nội

6 Vũ Thị Dậu (2009), Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng Việt Nam trong thời kỳ

hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh

doanh

7.Việt Dũng (2007), Mô hình tổ chức Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng, báo Thông

tin Ngân hàng Ngoại thương số 05

8 Tô Ánh Dương, Những giải pháp để hệ thông NHTM Việt Nam tiếp cận và áp dụng chuẩn

mực đánh giá ngân hàng an toàn theo thỏa ước Basel, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

ngành KNH 2004-2011

9 Hà Văn Dương, Trương Văn Khánh, Trầm Bích Lộc (2013), Phát huy vai trò hoạt động tín

dụng của các NHTM cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Đại học Sài

Gòn

10 Hà Văn Dương (2013), Các giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại các NHTM Việt Nam hiện

nay, Tạp chí công nghệ ngân hàng

11 Nguyễn Đăng Hồng (2010), Giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam

trong điều kiện hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng nhà nước

Việt Nam

12 Nguyễn Văn Khách (2006), Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ

13 Vũ Thị Liên (2004), Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam

phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài nghiên cứu

khoa học

Trang 8

14 Nguyễn Thị Loan (2012), Kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM Việt Nam –

Tác động và biện pháp, bài viết trao đổi

15 Tô Minh Ngọc (2003), Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ Việt

Nam thông qua cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất, Luận án tiến sỹ

16 Lê Xuân Nghĩa (2005), Xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam theo thông lệ quốc tế, Đề tài nghiên cứu

17 NHNN (2010), Thông tư số 03/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm

bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM, Hà Nội

18 NHNN (2012), Thông tư số 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 quy định xử lý sau thanh

tra, giám sát đới với các NHTM, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Hà Nội

19 NHNN (2006), Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 ban hành các quy định

về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, Hà Nội

20 NHNN( 2012), Công văn số 2056/NHNN-CSTT ngày 10/4/2012 về hoạt động tín dụng,

Hà Nội

21 NHNN (2007), Quyết định số 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 ban hành các quy chế

hoạt động thông tin tín dụng, Hà Nội

22 NHNN (2012), Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/3/2012 về công tác thanh tra, giám sát,

phòng chống tham nhũng, sai phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng

23 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012

24.Ngân hàng Nhà nước, (21/01/2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại

tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ,Hà Nội

25 Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc

ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng,

Hà Nội

26 Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi

một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Hà

Nội

27.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2009), Quyết định 1647/QĐ-NHNN ngày 14/7/2009 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước, Hà Nội

28 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm

2010,2011,2012, Hà Nội

Trang 9

29.Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm

2010,2011,2012, Hà Nội

30.Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm

2010,2011,2012, Hà Nội

31 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam, Báo cáo thường niên năm

2010,2011,2012, Hà Nội

32 Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên năm

2010,2011,2012, Hà Nội

33.Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam, Báo cáo thường niên năm

2010,2011,2012, Hà Nội

34 Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội

TS Trần Minh Tuấn (2004), Hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các NHTM

Việt Nam, Viện khoa học tài chính

35 GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình QLNN về kinh tế,

tr.21-236, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

36 Trần Đình Ty, Nguyễn Văn Cường (2008), QLNN đối với tiền tệ, tín dụng-Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, TP.HCM

37 Phạm Đăng Tuấn (2007), Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM, báo Thông tin

Ngân hàng Ngoại thương số 05

Website:

38 Lệ Chi, “Hành trình 2 năm tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém”, Tin nhanh Việt Nam,

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/hanh-trinh-2-nam-tai-co-cau-9-ngan-hang-yeu-kem-2884626.html, 16/12/2013

39 Tô Ánh Dương, “Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế”, Tạp

chí cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/

Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2013/20370/He-thong-ngan-hang-Viet-Nam-trong-boi-canh-tai-co-cau.aspx,

28/06/2013

40 Phạm Hồng Điệp, “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ một số học thuyết

kinh tế cận, hiện đại và vận dụng vào Việt Nam”, Trường Đại học tài nguyên môi

trường TP.HCM Khoa quản lý đất đai, http://land

hcmunre.edu.vn/data/file/Tai%20lieu/Kinh%20te%20%20Xa%20hoi/vai%20tro%20cua

%20nha%20nuoc%20trong%20nen%20kinh%20te.pdf., 17/09/2013

41.Nguyễn Hằng, “Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013: 12%; 9%; 5% và 23%?”, Công

ty cổ phần truyền thông Việt Nam, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chi-tieu-tang-truong-tin-dung-nam-2013-12-9-5-va-23-201304301420324132ca34.02/06/2013

Trang 10

42 Trường Nam, “Giám sát ngân hàng: Những lỗ hổng nguy hiểm”, Diễn đàn kinh tế Việt

Nam, http://vef.vn/2012-07-23-giam-sat-ngan-hang-nhung-lo-hong-nguy-hiem,

02/06/2013

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w