LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài EPC là một hình thức mới trong triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Khái niệm này được hiểu là trong cùng một hợp đồng, nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện cả ba loại công việc: Tư vấn thiết kế, mua sắm hàng hóa (vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình) và thi công xây dựng công trình. Đây là một hình thức cụ thể của cách tiếp cận mới: Chủ đầu tư giao cho một nhà thầu thực hiện cả hai công việc – thiết kế và thi công xây dựng (được gọi là phương thức Thiết kế - Xây dựng, tiếng Anh là Design – Buid, viết tắt là DB); khác với cách tiếp cận truyền thống là chủ đầu tư thiết kế xong mới lựa chọn nhà thầu thi công (được gọi là phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng, tiếng Anh là Design – Bid – Build, viết tắt là DBB). Thuật ngữ EPC có nguồn gốc từ những hợp đồng xây dựng các toà nhà và tổ hợp công nghiệp trong ngành công nghiệp dầu khí ở Mỹ. Hợp đồng EPC là loại hợp đồng mà trong đó một nhà thầu được coi là tổng thầu chịu trách nhiệm về thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình trong một tổ hợp các nhà thầu. Với hợp đồng EPC, tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành dự án và chủ đầu tư chỉ cần nhận chìa khoá để sử dụng công trình. Vì thế, trong nhiều trường hợp, hợp đồng EPC cũng được gọi là hợp đồng Chìa khoá trao tay (Turnkey). Việc sử dụng hợp đồng EPC/Turnkey trong các dự án xây dựng hiện nay, đặc biệt là trong các dự án hạ tầng, đã trở thành phổ biến với các chủ đầu tư và định chế tài chính1. ỞViệt Nam, việc thực hiện dự án theo phương thức DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng còn khá mới mẻ. Thuật ngữ Hợp đồng EPC lần đầu tiên được nhắc đến trong pháp luật Việt Nam là tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ. Hiện nay, Hợp đồng EPC 1Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.5, Sweet and Maxwell, 2002 1 được quy định trong Luật Xây dựng (2014) và Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (2014), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 (2015) và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Hợp đồng Thiết kế-cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Sự thất bại của rất nhiều dự án EPC ở Việt Nam thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân về mặt cơ chế, chính sách và quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa phù hợp là một nguyên nhân rất quan trọng. Cho đến nay, một số vấn đề và nội dung liên quan đến hợp đồng EPC cần được tiếp tục nghiên cứu, như: Phạm vi áp dụng hợp đồng EPC; quy định về hồ sơ mời thầu EPC, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu EPC; quy định về các giai đoạn thiết kế, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với dự án, công trình áp dụng hình thức hợp đồng EPC; hướng dẫn về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của các bên (chủ đầu tư, tổng thầu EPC, thầu phụ) đối với việc quản lý và thực hiện dự án; việc vận dụng đa dạng các loại mẫu hợp đồng EPC và các công cụ hiện đại như BIM (Building Information Modeling)…, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, đặc biệt là mô hình Ban xử lý tranh chấp (Dispute Boards). Trong bối cảnh chung của thế giới cũng như xu thế phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện dự án bằng phương thức DB, trong đó hợp đồng EPC là một hình thức cụ thể của phương thức này, chắc chắn sẽ còn được phổ biến hơn nữa do những lợi thế mà phương thức này mang lại cho dự án như: Sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong việc thực hiện và quản lý dự án, cơ hội hoàn thành dự án với chi phí và thời gian như dự định ban đầu là rất cao - Đây chính là những tiêu chí căn bản để đánh giá thành công của một dự án đầu tư xây dựng. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu, đánh giá về mặt lý luận cũng như quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam còn rất hạn chế. 2 Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về hợp đồng Thiết kế-Cung cấp thiết bị công nghệ và Thi công xây dựng công trình (EPC) ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ của mình. Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận án xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC ở Việt Nam cũng như đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay. 2.Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 2.1.Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất các định hướng, giải pháp cụ thể, đồng bộ để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam; đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật với yêu cầu thực tiễn của việc giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC. 2.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đề ra và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: -Phân tích, làm rõ các đặc điểm của hợp đồng EPC, sự khác biệt của hợp đồng EPC so với một số loại hợp đồng xây dựng khác, đặc biệt là hợp đồng xây dựng truyền thống và các hợp đồng tương tự; xác định các nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng EPC trên cơ sở phù hợp với các vấn đề lý luận về hợp đồng EPC đã được chỉ ra. - Trình bày, nhận xét, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng EPC và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam trong những năm vừa qua; những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật; chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: 3 -Các quan điểm khoa học kinh tế - kỹ thuật và pháp lý về hợp đồng EPC thông qua các công trình khoa học đã được công bố ở trong nước và ngoài nước. -Các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC. -Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC. -Kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở một số quốc gia đã đạt được thành công trong việc áp dụng mô hình hợp đồng EPC. Tác giả luận án xác định phạm vi nghiên cứu như sau: - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của hợp đồng EPC và các nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng EPC liên quan đến năm nhóm quy định là: Quy định về chủ thể; quy định về giao kết hợp đồng; quy định về nội dung hợp đồng; quy định về hình thức hợp đồng và quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nội dung nghiên cứu về pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC được giới hạn trong phạm vi các dự án EPC sử dụng nguồn vốn đầu tư công. -Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC. -Về không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài nhằm khắc phục những thiếu sót, nhược điểm trong các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về hợp đồng EPC, tác giả luận án cũng nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của một số quốc gia trên thế giới. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác giả luận án nghiên cứu các đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng xây dựng nói chung, trong đó có pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam. 4 Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: -Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng EPC và những ưu điểm, nhược điểm, khiếm khuyết của pháp luật về hợp đồng EPC. Đó là căn cứ để đánh giá sự phù hợp của pháp luật hiện hành về hợp đồng EPC khi nó thi hành trong thực tiễn. -Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu về các dự án đã và đang được thực hiện theo mô hình EPC ở Việt Nam nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và những vướng mắc còn tồn tại khi thi hành các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC. -Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt luận án để liên hệ so sánh các quy định pháp luật về hợp đồng EPC của Việt Nam với các quy định tương ứng của một số quốc gia đã áp dụng thành công mô hình hợp đồng EPC trong các dự án xây dựng của họ. 5.Những đóng góp mới của luận án Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện đối với pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây: Thứ nhất, những nghiên cứu của luận án đã giải quyết khá đầy đủ và toàn diện những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC. Về phương diện lý luận, luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu hợp đồng EPC dựa trên các lý thuyết cơ bản là lý thuyết hợp đồng quan hệ (Relational Contract Theory) – một lý thuyết hợp đồng theo cách tiếp cận mới so với cách tiếp cận truyền thống; lý thuyết chia sẻ rủi ro (Theory of Risk Sharing) và nguyên tắc thiện chí (Good Faith). Từ cơ sở lý thuyết này, luận án đã làm rõ các đặc điểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu khác biệt về việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng EPC cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về hợp đồng EPC. Luận án cũng làm rõ cấu trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC bao gồm năm nhóm quy định là: Nhóm quy định về chủ thể hợp đồng, nhóm quy định 5 về giao kết hợp đồng, nhóm quy định về nội dung hợp đồng, nhóm quy định về hình thức hợp đồng và nhóm quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với mỗi nhóm quy định, luận án tập trung đưa ra các phân tích, luận giải về các điểm đặc thù trong việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng EPC. Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá một cách toàn diện thực trạng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng EPC dựa trên cấu trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ những điểm còn thiếu sót, chưa phù hợp của các quy định này khi điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC và những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, về kết quả nghiên cứu, luận án đã chỉ rõ các định hướng đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng như nâng cao khả năng thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay một cách đồng bộ và toàn diện. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án -Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện để giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi và thực tiễn về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC. -Với những kết quả của việc nghiên cứu, luận án là nguồn tài liệu hữu ích đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các quy định pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của luận án có giá trị tham khảo đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng EPC nói riêng ở Việt Nam. -Luận án còn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC. 6 7. Kết cấu của luận án Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài Lời nói đầu, Phần Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình và pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-* -ĐẶNG HOÀNG MAI
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNGCẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH (EPC) Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả được nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này.
Tác giả luận án
Đặng Hoàng Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Ngọc Dũng –Người hướng dẫn khoa học 1 và PGS.TS Vũ Thị Lan Anh – Người hướng dẫn khoahọc 2 đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện luận ánnày Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy, cô Trường Đạihọc Luật Hà Nội; các thầy, cô đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng –Trường Đại học Xây dựng cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạođiều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Đặng Hoàng Mai
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 4
5 Những đóng góp mới của luận án 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
7 Kết cấu của luận án 7
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8
1 Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về/liên quan đến đề tài luậnán 8
1.1 Các kết quả nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC, pháp luật về hợp đồng EPC 81.2 Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC 16
1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 32
2 Định hướng, hướng tiếp cận, nhiệm vụ, dự kiến nội dung nghiên cứu của luận ángắn với lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 33
2.1 Định hướng, hướng tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu 33
2.2 Những kết quả nghiên cứu cụ thể gắn với câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiêncứu và giả thuyết nghiên cứu 34
Kết luận phần tổng quan 37
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNGCẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ,THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 38
Trang 61.1 Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thicông xây dựng công trình 381.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ vàthi công xây dựng công trình 381.1.2 So sánh hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựngcông trình với một số hợp đồng xây dựng khác 471.1.3 Ưu điểm, nhược điểm và vai trò của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình 491.2 Những vấn đề lý luận của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình 551.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thicông xây dựng công trình 551.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình 561.2.3 Nguồn của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thicông xây dựng công trình 581.2.4 Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị côngnghệ và thi công xây dựng công trình 68Kết luận chương 1 99CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNGCẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀTHỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM 1012.1 Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ,thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành 1012.2 Quy định về giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi côngxây dựng công trình và thực tiễn thi hành 1102.3 Quy định về nội dung hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi côngxây dựng và thực tiễn thi hành 1222.4 Quy định về hình thức hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi côngxây dựng công trình và thực tiễn thi hành 136
Trang 72.5 Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị côngnghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành 138Kết luận chương 2 143CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTHI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNGNGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM 1453.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật vềhợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ởViệt Nam 1453.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị côngnghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam 1503.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấpthiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam 166KẾT LUẬN 177DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BIM Building Information Modeling
Trang 8Mô hình Thông tin Công trìnhBLDS Bộ luật Dân sự
DB Design – BuildThiết kế - Xây dựngDBB Design – Bid – Build
Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựngDBO Design – Build – Operate
NEC New Engineering Contract
Hợp đồng Kỹ thuật Xây dựng Mới
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
EPC là một hình thức mới trong triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựngcông trình Khái niệm này được hiểu là trong cùng một hợp đồng, nhà thầu chịutrách nhiệm thực hiện cả ba loại công việc: Tư vấn thiết kế, mua sắm hàng hóa (vậttư, thiết bị lắp đặt vào công trình) và thi công xây dựng công trình Đây là một hìnhthức cụ thể của cách tiếp cận mới: Chủ đầu tư giao cho một nhà thầu thực hiện cảhai công việc – thiết kế và thi công xây dựng (được gọi là phương thức Thiết kế -Xây dựng, tiếng Anh là Design – Buid, viết tắt là DB); khác với cách tiếp cậntruyền thống là chủ đầu tư thiết kế xong mới lựa chọn nhà thầu thi công (được gọi làphương thức Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng, tiếng Anh là Design – Bid – Build,viết tắt là DBB).
Thuật ngữ EPC có nguồn gốc từ những hợp đồng xây dựng các toà nhà và tổhợp công nghiệp trong ngành công nghiệp dầu khí ở Mỹ Hợp đồng EPC là loại hợpđồng mà trong đó một nhà thầu được coi là tổng thầu chịu trách nhiệm về thiết kế, muasắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình trong một tổ hợp các nhà thầu Vớihợp đồng EPC, tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành dự án và chủ đầu tư chỉ cần
nhận chìa khoá để sử dụng công trình Vì thế, trong nhiều trường hợp, hợp đồngEPC cũng được gọi là hợp đồng Chìa khoá trao tay (Turnkey) Việc sử dụng hợpđồng EPC/Turnkey trong các dự án xây dựng hiện nay, đặc biệt là trong các dự ánhạ tầng, đã trở thành phổ biến với các chủ đầu tư và định chế tài chính1.
Ở Việt Nam, việc thực hiện dự án theo phương thức DB nói chung và hợpđồng EPC nói riêng còn khá mới mẻ Thuật ngữ Hợp đồng EPC lần đầu tiên đượcnhắc đến trong pháp luật Việt Nam là tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư vàxây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ Hiện nay, Hợp đồng EPC
1 Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.5, Sweet and Maxwell, 2002
Trang 10được quy định trong Luật Xây dựng (2014) và Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Xây dựng (2014), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, Nghị định số50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 (2015) và đượchướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xâydựng hướng dẫn Hợp đồng Thiết kế-cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xâydựng công trình.
Sự thất bại của rất nhiều dự án EPC ở Việt Nam thời gian vừa qua có nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân về mặt cơ chế, chínhsách và quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa phù hợp là mộtnguyên nhân rất quan trọng Cho đến nay, một số vấn đề và nội dung liên quan đếnhợp đồng EPC cần được tiếp tục nghiên cứu, như: Phạm vi áp dụng hợp đồng EPC;quy định về hồ sơ mời thầu EPC, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu EPC; quyđịnh về các giai đoạn thiết kế, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với dựán, công trình áp dụng hình thức hợp đồng EPC; hướng dẫn về kiểm soát chất lượngthi công xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của các bên (chủ đầu tư, tổng thầuEPC, thầu phụ) đối với việc quản lý và thực hiện dự án; việc vận dụng đa dạng cácloại mẫu hợp đồng EPC và các công cụ hiện đại như BIM (Building InformationModeling)…, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, đặc biệt là mô hình Banxử lý tranh chấp (Dispute Boards) Trong bối cảnh chung của thế giới cũng như xuthế phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiệndự án bằng phương thức DB, trong đó hợp đồng EPC là một hình thức cụ thể củaphương thức này, chắc chắn sẽ còn được phổ biến hơn nữa do những lợi thế màphương thức này mang lại cho dự án như: Sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong việcthực hiện và quản lý dự án, cơ hội hoàn thành dự án với chi phí và thời gian như dựđịnh ban đầu là rất cao - Đây chính là những tiêu chí căn bản để đánh giá thànhcông của một dự án đầu tư xây dựng Trong khi đó, các công trình nghiên cứu, đánhgiá về mặt lý luận cũng như quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật vềhợp đồng EPC ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Trang 11Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về
hợp đồng Thiết kế-Cung cấp thiết bị công nghệ và Thi công xây dựng công trình(EPC) ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ của mình Nghiên cứu
đề tài này, tác giả luận án xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiệnpháp luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồngEPC ở Việt Nam cũng như đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay.
2 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất các định hướng, giải phápcụ thể, đồng bộ để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng như nâng cao hiệuquả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam; đảm bảo sự phù hợp giữapháp luật với yêu cầu thực tiễn của việc giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấphợp đồng EPC.
2.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đề ra và thực hiện các nhiệm vụcụ thể như sau:
- Phân tích, làm rõ các đặc điểm của hợp đồng EPC, sự khác biệt của hợpđồng EPC so với một số loại hợp đồng xây dựng khác, đặc biệt là hợp đồng xâydựng truyền thống và các hợp đồng tương tự; xác định các nội dung cơ bản củapháp luật về hợp đồng EPC trên cơ sở phù hợp với các vấn đề lý luận về hợp đồngEPC đã được chỉ ra.
- Trình bày, nhận xét, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hợpđồng EPC và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng EPC ở ViệtNam trong những năm vừa qua; những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tạitrong quá trình thi hành pháp luật; chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế,tồn tại đó.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là:3
Trang 12- Các quan điểm khoa học kinh tế - kỹ thuật và pháp lý về hợp đồng EPC thông qua các công trình khoa học đã được công bố ở trong nước và ngoài nước.
- Các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC.- Kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ởmột số quốc gia đã đạt được thành công trong việc áp dụng mô hình hợp đồng EPC.
Tác giả luận án xác định phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của hợpđồng EPC và các nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng EPC liên quan đếnnăm nhóm quy định là: Quy định về chủ thể; quy định về giao kết hợp đồng; quyđịnh về nội dung hợp đồng; quy định về hình thức hợp đồng và quy định về giảiquyết tranh chấp hợp đồng Nội dung nghiên cứu về pháp luật cũng như thực tiễn thihành pháp luật về hợp đồng EPC được giới hạn trong phạm vi các dự án EPC sửdụng nguồn vốn đầu tư công.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật thực địnhvề hợp đồng EPC ở Việt Nam Bên cạnh đó, để tham khảo kinh nghiệm của nướcngoài nhằm khắc phục những thiếu sót, nhược điểm trong các quy định của phápluật hiện hành ở Việt Nam về hợp đồng EPC, tác giả luận án cũng nghiên cứu cácquy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của một sốquốc gia trên thế giới.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện chứngduy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin Tác giả luận án nghiên cứu các đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam trongviệc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật điều chỉnh quanhệ hợp đồng xây dựng nói chung, trong đó có pháp luật về hợp đồng EPC ở ViệtNam.
Trang 13Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu những vấnđề lý luận cơ bản về hợp đồng EPC và những ưu điểm, nhược điểm, khiếm khuyếtcủa pháp luật về hợp đồng EPC Đó là căn cứ để đánh giá sự phù hợp của pháp luậthiện hành về hợp đồng EPC khi nó thi hành trong thực tiễn.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu vềcác dự án đã và đang được thực hiện theo mô hình EPC ở Việt Nam nhằm đánh giánhững kết quả đã đạt được và những vướng mắc còn tồn tại khi thi hành các quyđịnh của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt luận án để liên hệso sánh các quy định pháp luật về hợp đồng EPC của Việt Nam với các quy địnhtương ứng của một số quốc gia đã áp dụng thành công mô hình hợp đồng EPC trongcác dự án xây dựng của họ.
5 Những đóng góp mới của luận án
Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diệnđối với pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mớichủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những nghiên cứu của luận án đã giải quyết khá đầy đủ và toàn
diện những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC.
Về phương diện lý luận, luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiênnghiên cứu hợp đồng EPC dựa trên các lý thuyết cơ bản là lý thuyết hợp đồng quanhệ (Relational Contract Theory) – một lý thuyết hợp đồng theo cách tiếp cận mới sovới cách tiếp cận truyền thống; lý thuyết chia sẻ rủi ro (Theory of Risk Sharing) vànguyên tắc thiện chí (Good Faith) Từ cơ sở lý thuyết này, luận án đã làm rõ các đặcđiểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu khác biệt về việc điều chỉnh phápluật đối với quan hệ hợp đồng EPC cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnpháp luật về hợp đồng EPC.
Luận án cũng làm rõ cấu trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC baogồm năm nhóm quy định là: Nhóm quy định về chủ thể hợp đồng, nhóm quy định
Trang 14về giao kết hợp đồng, nhóm quy định về nội dung hợp đồng, nhóm quy định về hìnhthức hợp đồng và nhóm quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng Với mỗi nhómquy định, luận án tập trung đưa ra các phân tích, luận giải về các điểm đặc thù trongviệc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng EPC.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá một cách toàn diện thực
trạng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng EPC dựa trên cấutrúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ nhữngđiểm còn thiếu sót, chưa phù hợp của các quy định này khi điều chỉnh quan hệ hợpđồng EPC và những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về hợpđồng EPC ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, về kết quả nghiên cứu, luận án đã chỉ rõ các định hướng đối với việc
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợpđồng EPC cũng như nâng cao khả năng thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở ViệtNam hiện nay một cách đồng bộ và toàn diện.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có hệ thống và toàndiện để giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi và thực tiễn về hợp đồng EPC vàpháp luật về hợp đồng EPC.
- Với những kết quả của việc nghiên cứu, luận án là nguồn tài liệu hữu íchđối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá sự phù hợp, hiệuquả của các quy định pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay Đồng thời,các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng như nângcao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của luận án có giá trị tham khảođối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồngEPC nói riêng ở Việt Nam.
- Luận án còn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC.
Trang 157 Kết cấu của luận án
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài Lời nói đầu, PhầnTổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận án được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cungcấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựngcông trình ở Việt Nam
Trang 16PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về/liên quan đến
đề tài luận án
1.1 Các kết quả nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC, pháp luật về hợpđồng EPC
1.1.1 Các nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC
Từ trước đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về hợp đồng EPC và phápluật về hợp đồng EPC ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu được công bố chủyếu đề cập đến hợp đồng EPC ở phương diện kinh tế - kỹ thuật, trong đó chủ yếu làvề nội dung quản lý dự án trong một số lĩnh vực cụ thể như nhiệt điện, dầu khí…Đây là những lĩnh vực mà việc áp dụng loại hình hợp đồng EPC là phổ biến nhất ởViệt Nam từ trước tới nay.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan ở nhiều mức độkhác nhau đến nội dung lý luận về hợp đồng EPC như sau:
Trước hết, phải kể đến một số giáo trình và sách chuyên khảo về hợp đồng
như: Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung) của Ngô Huy Cương, Nhà xuất bảnĐại học Quốc gia, Hà Nội 2013; Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án của Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2017; Chế định hợp đồngtrong Bộ luật Dân sự Việt Nam của Nguyễn Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Tư pháp,
Hà Nội 2007; Sổ tay luật sư – Tập 3 – Chương 6: Tư vấn lĩnh vực xây dựng củaLuật sư Lê Nết, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2017; Pháp luật về
hợp đồng – Các vấn đề pháp lý cơ bản của Trương Nhật Quang, Nhà xuất bản Dân
trí, Hà Nội 2020.
Về khái niệm hợp đồng EPC: Kết quả của các công trình nghiên cứu trong
nước và ngoài nước đều thống nhất coi hợp đồng EPC là thoả thuận giữa chủ đầu tưvà tổng thầu EPC về việc thực hiện các công việc từ thiết kế đến cung cấp thiết bịcông nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng Hiệnnay, về phương diện lý luận, không có sự tranh luận hay bất đồng nào về khái niệmhợp đồng EPC được đưa ra.
Trang 17Về các ưu điểm/bất lợi của hợp đồng EPC so với hợp đồng xây dựng truyềnthống cũng như những yêu cầu đặt ra khi áp dụng hợp đồng EPC (phạm vi ápdụng): Vấn đề này được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về phương
thức thực hiện dự án DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng Trong tài liệu
“Điều kiện hợp đồng cho Dự án EPC/Chìa khoá trao tay” do FIDIC phát hành năm
1999 đã có việc chỉ rõ các trường hợp không thích hợp cho việc sử dụng Điều kiệnhợp đồng này.
Liên quan đến nội dung này có một số công trình nghiên cứu như: Bài viết
của tác giả Trương Văn Thiện đăng trên Tạp chí Dầu khí: “Cần hiểu và vận dụng
đúng bản chất loại hợp đồng EPC , Tạp chí Dầu khí số 9/2012 Bài viết này đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC, như: khái niệm, sự hình thành hợpđồng EPC; bản chất của hợp đồng EPC; một số vấn đề đặt ra khi áp dụng hình thứchợp đồng EPC ở Việt Nam như: Cơ sở lập hồ sơ “Các yêu cầu của chủ đầu tư , giágói thầu EPC, thời gian chuẩn bị hồ sơ chào thầu, trách nhiệm đối với thiết kế, sựtham gia của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng Đây đều là những điểmkhác biệt của việc thực hiện dự án theo mô hình DB (EPC) so với mô hình truyềnthống DBB Qua đó, tác giả bài viết đã chỉ rõ những điểm bất cập, chưa phù hợptrong quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC so với thông lệ quốc tế,mà cụ thể là “Điều kiện hợp đồng EPC mẫu của FIDIC Phạm vi nghiên cứu của bàiviết giới hạn ở sự so sánh quy định về hợp đồng EPC của Việt Nam với “Điều kiệnhợp đồng mẫu của FIDIC Nội dung của bài viết giới hạn ở một số vấn đề, chủ yếuliên quan đến việc ký kết hợp đồng EPC và quyền, nghĩa vụ của các bên trong quátrình thực hiện hợp đồng EPC mà chưa bao quát hết các vấn đề của quá trình từ kýkết, thực hiện đến giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.
Nhóm kỹ sư Ban quản lý dự án Cầu Rồng có bài viết “Nâng cao chất lượng
lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng EPC đăng trên trang web của Sở Giao thông
Vận tải Thành phố Đà Nẵng, sgtvt.danang.gov.vn (20/11/2012) Trong đó, các tácgiả của bài viết đã đề cập đến khái niệm, những lợi thế và bất lợi của hình
Trang 18thức hợp đồng EPC cũng như các trường hợp nên áp dụng EPC, các trường hợpkhông nên áp dụng EPC; thực trạng và nguyên nhân của các tồn tại trong quản lýhợp đồng theo hình thức EPC ở Việt Nam liên quan đến tiến độ, chất lượng, giáthành của dự án.
Những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC cũng được đề cập đến trong luận văn
thạc sỹ Luật học của nghiên cứu sinh với tiêu đề: “Một số nghiên cứu so sánh Hợp
đồng EPC theo quy định của FIDIC và của pháp luật Việt Nam được thực hiện tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004 Luận văn thạc sỹ Kinh tế học: “Một số giải
pháp đẩy mạnh việc áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị côngnghệ và thi công xây dựng (tổng thầu EPC) của Bùi Thị Bích Diệp, Trường Đại học
Xây dựng (2010) cũng là tài liệu có liên quan Trong luận văn thạc sỹ của mình, tácgiả luận án đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC, thí dụ như kháiniệm, các ưu điểm, nhược điểm của hình thức hợp đồng EPC đối với việc thực hiệndự án đầu tư xây dựng Tuy nhiên, luận văn chưa chỉ ra được đặc điểm của hợpđồng EPC và sự chi phối của những đặc điểm này đến quy định pháp luật về hợpđồng EPC so với các hợp đồng xây dựng thông thường cũng như cấu trúc của phápluật về hợp đồng EPC Đây chính là nhiệm vụ mà tác giả cần phải thực hiện trongluận án này Phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ của tác giả giới hạn ở việcnghiên cứu so sánh một số quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng EPC với“Điều kiện hợp đồng EPC mẫu của FIDIC Từ thời điểm viết luận văn thạc sỹ đếnnay đã hơn 10 năm, nên một số nội dung mà luận văn đặt ra cần được nghiên cứucập nhật theo quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng EPC.
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả Bùi Thị Bích Diệp (Trường Đại họcXây dựng năm 2010) cũng đã xây dựng cơ sở lý luận về hình thức tổng thầu EPCvới các nội dung như: khái niệm, điều kiện và phạm vi áp dụng hình thức tổng thầuEPC; đặc điểm quản lý dự án khi áp dụng hình thức tổng thầu EPC; quy trình thựchiện hình thức tổng thầu EPC Nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC cũngnhư các vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng EPC chưa được đề cập đến trong côngtrình nghiên cứu này.
Trang 19Phương thức thực hiện dự án DB (hợp đồng EPC là một dạng thức cụ thể củaphương thức thực hiện dự án này) đã được bàn đến trong bài viết của ThS Phạm
Quang Thanh và TS Nguyễn Thế Quân là: “Phân tích phương thức thực hiện dự án
Thiết kế - Xây dựng trong điều kiện Việt Nam , Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số
4/2014 ThS Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS Nguyễn Quốc Toản, ThS Nguyễn Hồng
Hải, ThS Hoàng Thị Khánh Vân đã viết bài “Phân tích ưu nhược điểm của các
phương thức thực hiện dự án hiện nay trên quan điểm quản lý tổng thể dự án” đăngtrong Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 4/2016 Trong hai bài viết này, các tác giả đã
làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng các phương thức thựchiện dự án trên quan điểm quản lý tổng thể dự án, trong đó có đề cập đến phươngthức chìa khoá trao tay; đánh giá việc việc áp dụng phương thức thiết kế - xây dựngtrong ngành xây dựng Việt Nam thông qua hai hình thức hợp đồng là EPC và EC,làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng phương thức, từ đó chỉra một số “rào cản và phương hướng giải quyết các “rào cản này để thúc đẩy việc ápdụng phương thức thiết kế - xây dựng trong các dự án phù hợp ở Việt Nam.
Về các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến nội dung lý luậnvề hợp đồng EPC: Hợp đồng EPC nói riêng và phương thức thực hiện dự án DB nói
chung đã có lịch sử tương đối lâu đời trên thế giới Vì vậy, các công trình nghiêncứu phương thức thực hiện dự án DB và hợp đồng EPC là tương đối dồi dào Tuyvậy, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn ápdụng phương thức thực hiện dự án/loại hợp đồng này dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật.Một số công trình có đề cập đến khía cạnh pháp lý của vấn đề nhưng không nhiều,không sâu.
Về phương diện lý luận, cần phải kể đến các cuốn sách viết về hợp đồng xâydựng nói chung Các công trình này không trực tiếp đề cập đến hợp đồng EPC,nhưng những vấn đề lý luận về hợp đồng xây dựng được đưa ra trong các nghiêncứu này chính là cơ sở cho việc nghiên cứu của tác giả luận án về hợp đồng EPC –một loại hợp đồng xây dựng cụ thể Có thể kể đến các cuốn sách rất có giá trị thamkhảo về hợp đồng xây dựng như:
Trang 20Tác giả John Adriaanse với cuốn “Construction Contract Law , 3rd Edition,Palgrave Macmillan, 2010, 404p Đây là cuốn sách tổng hợp các vấn đề lý luận vềhợp đồng xây dựng và luật hợp đồng xây dựng một cách chi tiết và rõ ràng Bắt đầuđi từ việc luận giải bản chất của hợp đồng xây dựng, bố cục của sách được cấu trúctheo các yếu tố cơ bản của tiến trình xây dựng từ việc ký kết hợp đồng xây dựng,vai trò của kiến trúc sư và kỹ sư, trách nhiệm chủ yếu của nhà thầu và chủ đầu tư;tiếp đến là nội dung liên quan đến tiến độ và quy định về việc chậm tiến độ, thanhtoán và chứng nhận thanh toán, các điều chỉnh và quyền được thanh toán, hợp đồngthầu phụ, vi phạm hợp đồng và trách nhiệm; cuối cùng là vấn đề giải quyết tranhchấp hợp đồng Ở mỗi nội dung, tác giả đều lý giải tầm quan trọng của nó đối vớithực tiễn thi hành luật hợp đồng và lý do đằng sau nó Các quy định pháp luật đượctrình bày trong cuốn sách là quy định của Vương quốc Anh, cụ thể là Luật Tái thiếtvà Xây dựng Nhà ở năm 1996.
Về hợp đồng xây dựng quốc tế, tác giả Lukas Klee trong cuốn International
Construction Contract Law, Wiley Blackwell Publishing, 2015 đã đề cập đến một
số vấn đề pháp lý của hợp đồng xây dựng trong các dự án xây dựng quốc tế Bêncạnh các nội dung về phương thức thực hiện dự án, hợp đồng xây dựng mẫu, phânchia rủi ro, các biến đổi, khiếu nại và giải quyết tranh chấp; đáng chú ý là tác giả cóđề cập đến những khác biệt trong một số quy định pháp luật về hợp đồng xây dựnggiữa hai truyền thống luật Common Law và Civil Law như các vấn đề liên quan đếnbồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng; giới hạn của trách nhiệm; phân chia rủi rođối với các rủi ro không thể lường trước và không thể kiểm soát được cho nhàthầu…
Trong các cuốn sách viết về hợp đồng xây dựng hiện đại, không thể không kể
đến cuốn Relational Contracting for Construction Excellence – Principles, Practicesand Case Studies của các tác giả Albert P.Chan, Daniel W.Chan và John F.Yeung.
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có hệ thống và rõ ràng, rành mạch về các khíacạnh khác nhau của lý thuyết hợp đồng quan hệ nói chung và áp dụng vào lĩnh vực xâydựng nói riêng Tác giả đã luận giải những thuận lợi, khó khăn và những
Trang 21nhân tố thành công cũng như những chỉ dẫn thực hiện quan trọng khi áp dụng lý thuyếthợp đồng quan hệ trong lĩnh vực xây dựng Qua sự nghiên cứu ban đầu của tác giả luậnán thì lý thuyết hợp đồng quan hệ là một cách tiếp cận mới trong hệ thống các lý thuyếtvề hợp đồng nói chung và vận dụng vào quan hệ hợp đồng xây dựng nói riêng, trong đócó hợp đồng EPC Đây là nội dung nghiên cứu chưa được tác giả nào
ở Việt Nam nghiên cứu và công bố Trong luận án của mình, tác giả dự định sẽnghiên cứu về lý thuyết hợp đồng này, làm cơ sở cho việc xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng quanhệ trong các dự án xây dựng, thí dụ như: Một số bài viết của hai tác giả Yan Ning
and Florence Yean Yng Ling (Hong Kong): “Reducing Hindrances to Adoption of
Relational Behaviors in Public Construction Projects , American Society of Civil
Engineers, 2013; “Boosting public construction project outcomes through relational
transactions , American Society of Civil Engineers, 2013; “The effects of projectcharacteristics on adopting relational transaction strategies , Internatioanal Journal
of Project Management 33 (2015) 998-1007 Các bài viết này đều đề cập đến nhữnglợi ích của việc áp dụng lý thuyết hợp đồng quan hệ vào các dự án xây dựng sử
dụng vốn nhà nước Theo các tác giả, “chất lượng mối quan hệ giữa các bên trong
một dự án có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành dự án đúng hạn và sựhài lòng của các bên” và “việc vận dụng lý thuyết hợp đồng quan hệ sẽ giúp mốiquan hệ giữa các bên trong dự án trở nên tốt hơn”.
Cần chú ý đến một số bài viết như: “Research on the Relational Governance
of Construction project transaction của Cheng Zusong, Applied Mechanics and
Materials Vols 368-370 (2013) 1922-1926; “Reducing opportunistic behavior
through a project alliance của Albertus Laan, Hans Voordijk and Geert Dewulf,
International Joural of Managing Projects in Business Vol 4 No.4, 2011 660-679;
“Building a relation contracting culture and integrated teams của M Motiar
Rahman, Mohan M.Kumaraswamy, and Florence Yean Yng Ling, Canadian Journal
of Civil Engineering, Jan 2007, 34,1; “Differentiating the Role of ante and
Trang 22Ex-post relational governance mechanisms in regulating client-contractorrelationships của Seyed Y.Banihashemi and Li Liu, 2014 Proceedings of
PICMET’14: Infrastructure and Service Integration; “Relational partnerships: the
importance of communication, trust and confidence and joint risk management inachieving project success của Hemanta Doloi, Construction Management and
Economics, (Nov 2009) 27, 1099-1109 Các bài viết này đã khẳng định tầm quantrọng của việc hợp tác, đối thoại giữa các bên dẫn đến thành công của một dự án.Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề này cũng có một số bài viết về việc vận dụng lýthuyết hợp đồng quan hệ trong dự án xây dựng ở một số nước như Trung Quốc,
Singapore, Úc: “Key relational contracting practices affecting performance of
public construction projects in China của Florence Y.Y Ling, Yongjian Ke, Mohan
M Kumaraswamy, M.ASCE and ShouQing Wang, 2013 American Society of Civil
Engineers; “Effect of adoption of relational contracting practices on relationship
quality in public projects in Singapore của Florence Y.Y.Ling, Peng Chong Tan,
Yan Ning, Albert Teo and Asanga Gunawansa, Engineering, Construction and
Architectural Management Vol.22 No.2, 2015 169-189; “Fuzzy Set Theory
Approach for measuring the performance of relationship-based constructionprojects in Australia của John F Y Yeung, Albert P C Chan and Daniel W M.
Chan, M.ASCE, 2012 American Society of Civil Engineers.
Liên quan đến vấn đề lựa chọn phương thức thực hiện dự án đã có nhiều côngtrình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, trong đó phải kể đến hai cuốn sách tiêu
biểu là: Preparing for Design-Built Projects – A primer for Owners, Engineers andContractor của Douglas D Gransberg, James A Koch, Keith R.Molenaar, ASCE PressPublishing, 2006 và Design-Built Planning through Development của Jeffrey L.Beard,
Michael C.Loulakis, Edward C Wundram, McGraw-Hill Global Education Holdings,2001 Đây là hai cuốn sách đề cập toàn diện các nội dung của phương thức thực hiệndự án DB từ lịch sử hình thành, các đặc trưng cơ bản, trường hợp áp dụng cho đến cácnội dung cụ thể như lựa chọn nhà thầu thực hiện, vai trò, trách nhiệm của các bên, cácbiến đổi, tiến trình thực hiện,
Trang 23hợp đồng, phương thức thanh toán, bảo hiểm… Các công trình nghiên cứu này sẽgiúp tác giả luận án có được những kiến thức cơ sở về mặt lý luận của phương thứcthực hiện dự án DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng.
Cũng cần phải kể đến các cuốn sách chuyên khảo về hợp đồng EPC như:
Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts của Joseph A.Huse,
Sweet and Maxwell, 2002 và Understanding and Negotiating EPC Contracts,
Volume 1: The Project Sponsor’s Perspective, của Howard M Steinberg, GowerPublishing Ltd, 2016 Cuốn thứ nhất, tác giả Joseph A.Huse đưa ra sự phân tích,đánh giá Điều kiện hợp đồng EPC của FIDIC (Silver Book) qua từng điều khoảncủa hợp đồng và hướng dẫn việc vận dụng các điều khoản này vào từng dự án cụthể Mặc dù không đề cập nhiều đến lý luận về hợp đồng EPC nhưng cuốn sách làtài liệu tham khảo hoàn chỉnh cho tác giả luận án về các quy định của FIDIC trong“Điều kiện hợp đồng EPC mẫu do FIDIC phát hành Trong cuốn sách thứ hai(Volume 1), tác giả Howard M Steinberg đã đưa ra các hướng dẫn toàn diện và thựctế về từng khía cạnh của hợp đồng EPC trong các dự án cơ sở hạ tầng Cùng với cácví dụ thực tế và phán quyết của toà án để minh hoạ, cuốn sách giúp người đọc hiểuvề hợp đồng EPC trong mối liên hệ với việc áp dụng và vận hành dự án cơ sở hạtầng Cuốn sách là tài liệu tham khảo về việc áp dụng hình thức hợp đồng EPCtrong một loại dự án cụ thể là dự án cơ sở hạ tầng.
Qua việc nghiên cứu một số công trình có đề cập đến nội dung lý luận về hợpđồng EPC, có thể thấy cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra nhữngđặc điểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu điều chỉnh pháp luật cho phùhợp đối với toàn bộ quá trình ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồngEPC Đây chính là nhiệm vụ quan trọng mà tác giả luận án phải làm rõ trong côngtrình nghiên cứu của mình vì đó chính là “gốc rễ của các quy định pháp luật về hợpđồng EPC.
1.1.2 Các nghiên cứu về lý luận pháp luật về hợp đồng EPC
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu đã được công bố ở trong nướcvà ngoài nước, có thể thấy những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệhợp đồng EPC là “khoảng trống nghiên cứu hiện nay Từ thực tế này, tác giả luận
Trang 24án cần xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về hợp đồng EPC, bao gồm: Khái niệm,đặc điểm của pháp luật về hợp đồng EPC; các yếu tố tác động đến nội dung phápluật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.Đây không chỉ là cơ sở để phân tích toàn diện thực trạng pháp luật về hợp đồngEPC ở Việt Nam, mà còn có ý nghĩa trong việc đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằmhoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật vềhợp đồng EPC ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2 Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC
Đánh giá một cách tổng quát, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoàinước đã được công bố chủ yếu nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC vànhững vấn đề đặt ra dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật Mặc dù vậy, những vấn đề phátsinh trong thực tiễn áp dụng hợp đồng EPC ở một số quốc gia, trong đó có ViệtNam, trong các công trình nghiên cứu đã công bố chính là cơ sở để tác giả đối chiếutìm ra những điểm bất cập, thiếu sót của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng này.Chính thực trạng áp dụng đó, những thành công và cả những bài học thất bại củacác dự án EPC ở các quốc gia trên thế giới là căn cứ xác đáng để tác giả rà soát lạicác quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam Đó chính là nộidung mà luận án của tác giả cần làm rõ.
Có thể phân loại các kết quả nghiên cứu về vấn đề này thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về giao kết hợp đồng EPC và việc vậndụng hợp đồng mẫu trong hoạt động xây dựng:
Có một số bài viết như: “Wetting Risk Premiums in EPC Bid Value UsingMonte Carlo Simulation của Pramendra Srivastava, OTMC European InternationalJournal, University of Croatia, Nov 2011; “An entropy-weight-based topsis method tobidding appraisal for EPC projects của Cui Herui and Liang Lihua, 2010 InternationalConference on Intelligent Computation Technology and Automation; “The applicationof excel VBA in the prequalification of EPC bid của Jun Liang and Tianyong Niu, 2010
3rd International Conference on Information Management, Innovation Managementand Industrial Engineering đề cập đến một số phương pháp đánh giá, lựa chọn nhà thầuEPC đem lại hiệu quả cao nhất Các bài viết này là tài
Trang 25liệu tham khảo của tác giả luận án khi nghiên cứu về phương pháp đánh giá, lựachọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
Về các công trình nghiên cứu ở trong nước, cần đề cập đến đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu và hình thức tổngthầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện bởi KS Nguyễn Anh Tuấn, Bộ Xây
dựng năm 2010 Đề tài này đã nghiên cứu tổng quan về lựa chọn nhà thầu và hình thứctổng thầu Đề tài cũng đánh giá thực trạng tình hình thực hiện hình thức tổng thầu tronghoạt động xây dựng ở Việt Nam và quy định về phương thức thực hiện hình thức tổngthầu theo thông lệ quốc tế, trong đó có đề cập đến hình thức tổng thầu EPC Từ đó, tácgiả đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiệnhình thức tổng thầu trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam Tuy nhiên, vì đề tài nàyđược thực hiện vào năm 2010 (trước thời điểm Luật Đấu thầu mới được ban hành) nêncó nhiều nội dung của đề tài không còn mang tính thời sự.
Về vấn đề vận dụng hợp đồng mẫu trong hoạt động xây dựng, có thể kể đến
cuốn The FIDIC Contracts: Obligations of the Parties của Andy Hewitt, Wiley
Blackwell, 2014 Cuốn sách này đã hệ thống hoá và giải thích quy định về tráchnhiệm của các bên trong các mẫu hợp đồng khác nhau của FIDIC, trong đó có Điềukiện hợp đồng mẫu EPC Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về hợp đồng NEC
do Hội Kỹ sư xây dựng Vương quốc Anh phát hành, có cuốn The NEC3
engineering and construction contract – A Commentary của Brian Eggleston,
Blackwell Science, 2006 và cuốn A Practical guide to the NEC3 Engineering and
Construction Contract của Michael Rowlinson, Wiley Blackwell Publishing, 2011.
Hai cuốn sách này có sự giải thích và bình luận chuyên sâu về Hợp đồng mẫu NEC3 - Mẫu hợp đồng có cách tiếp cận khác với mẫu hợp đồng truyền thống của FIDIC;Mẫu hợp đồng này đã và đang nhận được sự quan tâm và áp dụng ngày càng phổbiến trong hoạt động xây dựng trên thế giới.
Liên quan đến nội dung nêu trên, ở Việt Nam có bài “Hợp đồng kỹ thuật và
xây dựng (ECC) trong bộ hợp đồng NEC 3 của Vương quốc Anh của TS Nguyễn
Thế Quân đăng trên Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 1/2015, tr 44-51 Bài viết giới
Trang 26thiệu Mẫu hợp đồng kỹ thuật mới (NEC-New Engineering Contract) do Hội Kỹ sưxây dựng Vương quốc Anh phát hành lần đầu tiên vào năm 1993 Mẫu hợp đồngnày được coi là một thay đổi lớn so với các hợp đồng xây dựng và kỹ thuật cũ Nótập trung vào việc quản lý dự án, giảm thiểu đối đầu và thúc đẩy sự hợp tác giữa cácbên, từ đó giúp hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh Hiện nay, quy định phápluật cũng như thực tiễn hoạt động xây dựng ở Việt Nam đều chưa đề cập đến loạihợp đồng mẫu này Đây là loại hợp đồng mẫu với tiêu chí xác lập và nội dung rấtphù hợp với những yêu cầu của một hợp đồng EPC Do đó, đây cũng là một nộidung sẽ được tác giả luận án nghiên cứu.
Thứ hai, nhóm các nghiên cứu về nội dung hợp đồng EPC, về quản lý và thực hiện hợp đồng EPC.
Một là, các nghiên cứu về việc đánh giá và phân bổ rủi ro trong một dự án EPC Có rất nhiều bài viết liên quan đến nội dung này như: “Project execution
risks in EPC/Turnkeys contracts and the project manager’s roles and responsibilities của George E Baram, P.Eng CCE, AACE International
Transactions, 2005, RISK.05; “Case-base study method for risk assessment in EPC
project của Huaiping Feng, Jianmei Chang and Zhipeng Wang, Journal of Applied
Sciences 13(12): 2351-2354, 2013; “Analysis and solution of Procurement risk in
international EPC Projects của Zheng Yang & Shuibo Zhang, Business and
E-Government (ICEE), 2011 International Conference on; “Analysis of risk in EPC
project and the countermeasures của Hui An and Qin Shuai, Management Science
and Industrial Engineering (MSIE), 2011 International Conference on; “EPC
contractor risk early-warning model based on principal component analysis and neural network của Yunna Wu, Yisheng Yang and Heyun Dong,, Information
Science and Engineering (ICISE), 2010 2nd International Conference on; “The study
on risk assessment of EPC contractor based on Fuzzy analytic hierarchy process
của Xing BI, Hai-tao TAN, Industrial Engineering and Engineering Management (IE&EM), 2010 IEEE 17th International Conference on; “Application of Fuzzy
theory in contractor risk assessment under EPC model của Jun’e Liu, Song-yan
Trang 27Wu, Xiao-ying Zhao, Bing-wu Liu; “Enhancing EPC supply chain competitiveness
through procurement risk management của Enrico Cagno and Guido J.L Micheli,
Risk Management, Palgrave Macmilan Journals, No.3 (July 2011), pp 147-180 vàmột bài viết về việc lựa chọn mô hình bảo hiểm đối với điều kiện hợp đồng EPC
“The engineering insurance mode selection under the EPC contract conditions của
Weike Chen, Chun Wang, Applied Mechanics and Materials Vols 405-408 (2013)pp 3442-3446 Qua các tài liệu trên có thể thấy vấn đề nhận diện, căn cứ phân bổ rủiro trong một hợp đồng EPC là nội dung rất được các nhà khoa học quan tâm nghiêncứu Mặc dù đây là các nghiên cứu về phương diện kỹ thuật và các giải pháp phânbổ rủi ro về mặt kỹ thuật nhưng các bài viết này vẫn có giá trị tham khảo về mặt lýluận nhận diện rủi ro trong hợp đồng EPC đối với nghiên cứu của tác giả luận án.
Hai là, các nghiên cứu về việc sử dụng thầu phụ và mối quan hệ giữa chủ đầu tư, tổng thầu EPC và thầu phụ.
Một số bài viết đề cập đến vấn đề này là: “Construction contract – the
problem of offer and acceptance in the general contractor – subcontractorrelationship của Kenneth L.Schriber, Heionline 37 U Cin L Rev 798 1968;
“How safety leadership works among owners, contractors and subcontractors inconstruction projects của Chunllin Wu, Feng Wang, Patrick X.W.Zou andDongping Fang, International Journal of Project Management 34 (2016) 789-805;
“Trust influencing factors in main contractor and subcontractor relationshipsduring projects” của Emmanuel Manu, Nii Ankarah, Ezekiel Chinyio and David
Proverbs, International Journal of Project Management 33 (2015) 1495-1508; “The
study on Sub-contract management in EPC engineering của Weifang Li, Applied
Mechanics and Materials Vols 638-640 (2014) 2342-2345 Trong các bài viết này,chỉ có bài viết đăng trên Heionline là đề cập đến mối quan hệ giữa tổng thầu vớithầu phụ, theo đó tác giả bài viết nêu lên vấn đề pháp lý tồn tại trong mối quan hệnày là: Khi một nhà thầu phụ đưa ra một đề nghị đối với tổng thầu để làm một côngviệc, anh ta sẽ bị ràng buộc để thực hiện công việc phù hợp với đề nghị của mình.Nhưng anh ta không có khả năng ràng buộc tổng thầu về việc giao công việc đó cho
Trang 28anh ta Các tác giả đề cập đến hai học thuyết pháp lý khác nhau điều chỉnh vấn đềnày, đó là: Học thuyết đề nghị và chấp nhận đề nghị và học thuyết cấm phủ nhận lời
hứa Tác giả khẳng định “việc tổng thầu phải ràng buộc chặt chẽ để quản lý thầu
phụ thông qua hợp đồng là rất quan trọng” Trong bài viết, tác giả đã phân tích một
số nhược điểm liên quan đến vấn đề này ở cả giai đoạn giao kết và thực hiện hợpđồng cũng như đề xuất một số giải pháp, bao gồm chú ý các vấn đề kiểm tra nănglực chuyên môn của nhà thầu, thiết lập các hệ thống cảnh báo của hợp đồng thầuphụ, kiểm soát đánh giá rủi ro đối với những biến đổi của hợp đồng thầu phụ…
Về vấn đề nêu trên, ở Việt Nam có một công trình nghiên cứu là đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý hợp đồng thầu phụ quốc tế, vận dụng
vào điều kiện thực tế của Việt Nam được thực hiện bởi KS Hà Đức Thắng, Bộ Xây
dựng, năm 2013 Tác giả đề tài này nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp về cơ chếchính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hợp đồng thầu phụ ở Việt Nam, xâydựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở công bằng, minh bạch, bảo vệcác công ty trong nước, các công ty vừa và nhỏ, đồng thời nâng cao nâng cao nănglực cạnh tranh của các công ty trong nước trên thị trường thế giới.
Ba là, các nghiên cứu về chi phí và quản lý chi phí của hợp đồng EPC
Nghiên cứu vấn đề này, có một số bài viết đáng chú ý như: “Study on
Purchasing Process optimization of overseas EPC projects của Chao Wang and
Lingling Zhang, Contemporary Logistics 05(2011); “Hierarchy probability cost
analysis model incorporate MAIMS principle for EPC project cost estimation của
Xiangbai Gu, Zhiqiang Geng, Wenxing Xu and Qunxiong Zhu, Expert Systems
with Applications 38 (2011) 8087-8098; “An oder acceptance strategy under
limited engineering man-hours for cost estimation in Engineering – Procurement –Construction projects của Nobuaki Ishii, Yuichi Takano and Masaaki Muraki,
Internatiional Journal of Project Management 32 (2014) 519-528; “Reducing the
total cost of supply through risk-efficiency-based supplier selection in the EPCindustry” của Guido J.L Micheli, Enrico Cagno, Augusto Di Giulio, Journal of
Purchasing and Supply Management 15 (2009) 166-177; “Study on Cost
Trang 29Management of the General contractor in EPC project của Hui An and Qin Shuai,2010 3rd International Conference on Information Management, InnovationManagement and Industrial Engineering Các bài viết này cũng đề cập đến vấn đềquản lý chi phí của dự án EPC dưới góc độ kỹ thuật – đề xuất các mô hình quản lýchi phí hiệu quả đối với dự án EPC.
Về vấn đề thanh toán trong hợp đồng xây dựng, cuốn Payment underconstruction contracts legislation của Roderick Pettigrew, Thomas Telford
Publishing năm 2005 đã hệ thống hoá các nội dung liên quan đến vấn đề thanh toántrong hợp đồng xây dựng như vai trò của việc kiểm soát thanh toán, tiến trình thanhtoán, điều khoản về thanh toán trong các hợp đồng mẫu, vấn đề chậm thanh toán.Các quy định pháp luật được phân tích trong cuốn sách là các quy định của Vươngquốc Anh.
Bốn là, các nghiên cứu về việc thực hiện và quản lý hợp đồng EPC.
Có thể kể đến các bài viết đã được công bố như: “The core competencies of
effective project execution: the challenge of diversity của Joseph Lampel,
International Journal of Project Management 19(2001), 471-483; “Intergrating
supply chain and critical chain concepts in engineering – procure – construct (EPC) projects của K.T Yeo and J.H Ning, International Journal of Project
Management 20(2002) 253-262; “Managing an EPC contract của Mark T.Chen, PECCE, Transactions of AACE International, 1993; “Discussion on EPC project
management model của Wang Zhihong & Zhang Xiaoguang, 2013 Fourth
International Conference on Intelligen Systems Design and Engineering
Applications; “Effective Planning Techniques for the Execution of an EPC Project
của Hammad Ud Din Tahir, CCE, Cost Engineering, vol 46/No.4 Apr 2004;
“Sources of Changes in Design-Built Contracts for a Governmental Owner của
Robert A Perkins, PICMET 2007 Proceedings, 5-9 August, Portland Oregon, USA;
“Characteristic Analysis and Management of Human Resource in EPC Project của
Tao Hong, Haiyan Ju and Changtai Luo, Applied Mechanics and Materials Vol
638-640 (2014), 2319-2322; “Time-to-market vs time-to-delivery managing speed
Trang 30in Engineering, Procurement and Construction Projects của Sihem Ben
Mahmoud-Jouini, Christophe Midler, Gilles Garel, International Journal of Project
Management 22 (2014) 359-367; “Management of Procurement Uncertainties in
EPC Projects – Applying Supply Chain and Critical Chain Concepts của Ning
Jianhua and K T Yeo, Proceedings of the 2000 IEEE International Conference on;
“Contract strategy for design management in the design and build system của
Edwin H.W.Chan and Ann T.W.Yu, International Journal of Project Management23 (2005) 630-639…
Cuốn sách Construction Contract Administration của Greg Goldfayl, Second
Edition, University of New South Wales Press Ltd, 2004, 282p cũng đề cập đếnnhững nội dung chủ yếu của quản lý hợp đồng xây dựng theo tiến trình xây dựngphù hợp với quy định của “Điều kiện hợp đồng xây dựng mẫu tương ứng các nội
dung này “Điều kiện hợp đồng mẫu được sử dụng trong cuốn sách là ABIC MW -1
2003 Major Works Contract của Viện Kiến trúc sư và Nhà thầu xây dựng Hoàng gia
Úc và AS4000 1997 General conditions of contract do Hiệp hội Tiêu chuẩn Úc ban
hành Cuốn sách được chia làm bốn phần, bao gồm: Khái quát về hợp đồng, Quản lývà tranh chấp, Những biến đổi trong các thông số dự án, Thanh toán và hoàn thànhdự án.
Tiếp theo, cần phải kể đến cuốn sách về quản lý hợp đồng xây dựng là:
Construction Contracts: How to manage and control Disputes in a Volatile Industry
của Edward Whitticks, Gulf Publishing Company, 2005 Cuốn sách này đã đề cập đếnvấn đề quản trị và kiểm soát hợp đồng xây dựng trong một nền công nghiệp nhiều biếnđộng Tác giả đã đi vào các nội dung liên quan đến lựa chọn nhà thầu, kiểm soát cácbiến đổi, giảm thiểu việc khiếu kiện, xác định chi phí của việc chậm trễ và gián đoạn,chiến lược đàm phán giải quyết tranh chấp và vấn đề tất toán hợp đồng.
Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố là
các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ như: “Nghiên cứu xây dựng những chính
sách quản lý hợp đồng xây dựng được thực hiện bởi KS Hồ Ngọc Sơn, Bộ Xây
dựng năm 2013 Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm quản lý hợp
Trang 31đồng của Vương Quốc Anh, đề tài đã đề xuất những cơ chế chính sách cần được vận
dụng phù hợp vào thực tế quản lý hợp đồng tại Việt Nam; Đề tài“Nghiên cứu thựctrạng cơ chế chính sách quản lý hợp đồng xây dựng trong thời gian qua làm cơ sở soạnthảo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực hiện hợp đồng trong hoạt động xâydựng theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13” được thực hiện bởi ThS Trương Thị ThuThanh, Bộ Xây dựng, năm 2015 Đề tài này nghiên cứu thực trạng cơ chế chính sách
quản lý hợp đồng xây dựng trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 theo Nghị địnhsố 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xâydựng Trên cơ sở đó, công trình đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, sửa đổi, bổ sungcơ chế chính sách về quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng cho phù hợp với quy định
mới của Luật Xây dựng (2014); Đề tài“Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hợp đồngtrong các dự án đầu tư xây dựng của Trung Quốc vận dụng vào điều kiện thực tế củaViệt Nam” được thực hiện bởi ThS Trương Thị Thu Thanh, Bộ Xây dựng, năm 2015.
Đề tài này nghiên cứu thực trạng cơ chế chính sách quản lý hợp đồng xây dựng và kinhnghiệm quản lý hợp đồng xây dựng của Trung Quốc Trên cơ sở đó, công trình đã đềxuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các giải pháp về quản lý thực hiện hợp đồng xây dựngphù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Có thể nói vấn đề quản lý dự án xây dựng nói chung và quản lý hợp đồngEPC nói riêng là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định sự thành bại của một dựán xây dựng Cho đến nay, có thể thấy rất nhiều công trình nghiên cứu về nội dungnày đã được công bố Bên cạnh các bài viết về quản lý hợp đồng EPC nói chung,còn có các bài viết đề cập đến việc quản lý hợp đồng EPC từ các khía cạnh cụ thểnhư: quản lý nguồn nhân lực, quản lý thời gian, quản lý bất trắc, quản lý thiết kế.Trong số này, một số bài viết có đề cập đến khía cạnh pháp lý của nội dung quản lýnhưng ở mức độ rất hạn chế, chủ yếu là các kiến nghị, giải pháp về phương diệnkinh tế - kỹ thuật.
Năm là, các nghiên cứu về việc áp dụng một số công cụ và phương thứcquản lý dự án hiện đại, hiệu quả đối với dự án xây dựng nói chung và dự án thựchiện theo phương thức EPC nói riêng.
Trang 32Một số tác giả đã đề cập đến công nghệ BIM trong các công trình như: Lijia
Wang, Xu Huang and Rongyue Zheng, “The application of BIM in intelligent
construction , Applied Mechanics and Materials Vol 188 (2012) pp 236-241; Zhou
Yang and Li Wenhua, “The research and application of BIM technology in over
seas EPC project , 2014 sixth International Conference on Measuring Technology
and Mechatronics Automation; Zhu Jiong and Han Weigang, “Research on the
application of BIM in EPC delivery model , Applied Mechanics and Materials Vol
357-360 (2013) pp 2845-2848; phương thức “quản lý xây dựng tinh gọn (Lean
construction) áp dụng cho dự án EPC với bài viết của tác giả Yan Chen, “Study on
the application of Lean construction supply chain management in EPC project ,
Applied Mechanics and MaterialsVol 201-202 (2012) pp 1207-1212 và bài
“Effcient project delivery using Lean principles – An Indian case study đăng trên tạp
chí J Inst Eng India Ser A (2016) 97(1); 19-26 viết về việc sử dụng Lean
construction để làm tăng hiệu quả dự án với ví dụ là dự án ở Ấn Độ; hay hệ thống quản lý giá trị (Value Management-VM) với bài viết về những rào cản của việc áp dụng VM ở Việt Nam (cũng như các nước đang phát triển nói chung) của các tác giả Soo-Yong Kim, Yeon-San Lee, Viet Thanh Nguyen and Van Trương Luu,
“Barriers to applying Value Management in the Vietnamese construction industry
đăng trên tạp chí Jouranl of Construction in Developing Countries, 21(2), 55-80, 2016 Các bài viết này cũng đề cập đến ý nghĩa của việc áp dụng các công nghệ, giải pháp hiện đại này đối với dự án EPC Đây là những công nghệ/giải pháp đã được áp dụng ở các nước phát triển mang lại nhiều lợi ích cho các dự án xây dựng nói chung và dự án EPC nói riêng Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, tác giả luận án cần nghiên cứu để đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp nhằm sớm áp dụng và áp dụng rộng rãi, có hiệu quả các công nghệ/giải pháp này ở Việt Nam.
Thứ ba, nhóm các nghiên cứu về tranh chấp hợp đồng xây dựng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Nhóm tài liệu này có các cuốn sách tiêu biểu như: Building Contract Claims
(fifth edition) của David Chappell, Wiley Blackwell, 2011 đã trình bày cả các quy
Trang 33định pháp luật và thực tiễn khiếu nại trong xây dựng Tác giả đưa ra các nguyên tắcvà cách áp dụng các nguyên tắc đó vào trong hợp đồng mẫu Có nhiều loại hợpđồng mẫu liên quan đến những nội dung khiếu nại được khảo sát trong cuốn sách
này Cuốn Adjudication in construction contracts của John Redmond, NXB
Blackwell Science, 2001, 262p đã đề cập đến vấn đề hoà giải trong tranh chấp hợp
đồng xây dựng Với cuốn The Expert Witness in Construction, Wiley Blackwell,
2013, tác giả Robert Horne và John Mullen đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bảnvề Nhân chứng chuyên gia trong xây dựng như khái niệm, phân loại, vai trò, tínhchất, cách thức lựa chọn và trách nhiệm của Nhân chứng chuyên gia trong việc giảiquyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng Nhân chứng chuyên gia trong giải quyếttranh chấp hợp đồng xây dựng là một nội dung khá đặc thù, xuất phát từ tính chất
phức tạp liên quan đến các kiến thức chuyên môn sâu của lĩnh vực này Cuốn Chern
on Dispute Boards – Practice and Procedure của Cyril Chern Blackwell,
Publishing, 2008, đã hệ thống hoá các nội dung cơ bản về Ban xử lý tranh chấp –mô hình xử lý tranh chấp đặc thù trong tranh chấp hợp đồng xây dựng - từ kháiniệm, phân loại các mô hình, thành lập, hoạt động và quy định về Ban xử lý tranhchấp ở một số quốc gia.
Có thể kể đến các bài viết liên quan đến vấn đề này, như: N.B Chaphalkar
and Smita K Patil, “Decision support system for dispute resolution in construction
contracts , KSCE Journal of Civil Engineering (2012) 16(4): 499-504 viết về việc
thiết lập hệ thống hỗ trợ việc đưa ra các quyết định giải quyết tranh chấp trong hợpđồng xây dựng với trường hợp nghiên cứu cụ thể ở Ấn độ; Graham Taylor với bài
“How do construction claims happen? đăng trên Construction Law Journal 2016,
32(4), 466-469 Đây là bài báo cáo tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện bởiARCADIS (Công ty tư vấn và thiết kế hàng đầu thế giới) và EC Harris ContractSolution (một đơn vị thành viên của ARCADIS) dựa trên các tranh chấp xây dựngđược xử lý bởi các nhóm của họ trên toàn thế giới trong suốt năm 2014 với kết quảtổng hợp số liệu về các tranh chấp xây dựng và phương thức giải quyết tranh chấpchủ yếu được áp dụng ở Anh, có sự so sánh với các khu vực khác như Châu Á,
Trang 34Trung Đông; báo cáo “Expert witnesses update for 2104 của tác giả Jennifer
Charlson and James Smalley đăng trên tạp chí Construction Law Journal 2015,31(4), 210-219 nghiên cứu về ba văn bản có liên quan đến nhân chứng chuyên gia
được ban hành năm 2014 và bài “The study on EPC engineering contract dispute
and resolution mechanism của tác giả Li Weifang đăng trên tạp chí Applied
Mechanics and Materials Vols 584-586 (2014) pp 2581-2584 nghiên cứu về tranhchấp hợp đồng EPC và cơ chế giải quyết – theo đó tác giả chú ý vào các nguyênnhân của tranh chấp hợp đồng EPC và cơ chế giải quyết, đặc biệt phân tích tầmquan trọng của việc sử dụng cơ chế Ban xử lý tranh chấp (DAB) để giải quyết tranh
chấp; bài “Annual review of construction project dispute resolution in China (2015)
của tác giả Tan Jinghui đăng trên tạp chí Construction Law Journal 2016, 32(1), 86 viết về việc xem xét lại hàng năm việc giải quyết tranh chấp dự án xây dựng ở
43-Trung Quốc; tác giả Roberta Downey với bài “What documents are really needed in
order to resolve a construction dispute? đã làm rõ các loại văn bản và vai trò của
các loại văn bản là tài liệu hợp đồng để giải quyết tranh chấp xây dựng.
Ở Việt Nam, đáng chú ý về nội dung này, có bài viết của tác giả Nguyễn Mai Linh
“Phương thức giải quyết tranh chấp trong mẫu điều kiện Hợp đồng FIDIC và thực tiễnáp dụng tại Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (398), 11/2019.
Trong đó, tác giả đã giới thiệu về các phương thức giải quyết tranh chấp trong mẫu điềukiện hợp đồng FIDIC 2017 và một số thực trạng áp dụng mẫu điều kiện Hợp đồng
FIDIC về giải quyết tranh chấp tại Việt Nam Mới nhất, có bài viết “Ban xử lý tranhchấp – Áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC và kinh nghiệm cho Việt Nam của tác giảNguyễn Thị Hoa đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 02(141)/2021 Trong
bài viết này, tác giả đã làm rõ bản chất pháp lý của mô hình Ban xử lý tranh chấp theoquy định của hợp đồng mẫu FIDIC và theo pháp luật Việt Nam, chỉ rõ sự chưa thốngnhất trong quy định của pháp luật Việt Nam so với thông lệ quốc tế về tính pháp lý củamô hình giải quyết tranh chấp này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các chủ thểkinh doanh khi tham gia vào quan hệ hợp đồng xây dựng có điều khoản về Ban xử lýtranh chấp Đây đều là những tài liệu tham
Trang 35khảo quan trọng giúp tác giả luận án nghiên cứu một cách có hệ thống và đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC ở ViệtNam hiện nay.
Thứ tư, nhóm các nghiên cứu về bài học kinh nghiệm của việc áp dụngphương thức DB/hợp đồng EPC trong một số loại dự án và tại một số quốc gia,các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng áp dụng hợp đồng EPCtrong các dự án đầu tư xây dựng.
Phổ biến nhất là các bài viết trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng vì mô hìnhEPC được áp dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong lĩnh vực này Có thể kể đến một
số bài viết như: Arnold H.Olyan and John K Taylor, “The EPC contract and the
energy lawyer , Heionline 44 Alta L.Rev 539 2006-2007 Trong bài viết này, tác
giả khẳng định “Hợp đồng EPC có thể coi là một dạng đặc biệt của thoả thuận
thương mại… Đó là văn bản thoả thuận tập hợp của các loại công việc thiết kế,quản lý, cung ứng và thi công xây dựng… Chính vì vậy, yêu cầu về tính chính xáctrong thoả thuận về trách nhiệm của các bên rắc rối hơn bất kỳ một thoả thuậnthương mại phức tạp nào khác” Như vậy, theo tác giả thì hợp đồng EPC là loại
thoả thuận phức tạp nhất trong các thoả thuận thương mại Cũng theo tác giả bàiviết, những mong đợi của cả chủ đầu tư và nhà thầu trong thoả thuận EPC có thểthấy được thường là cao và các rủi ro mà cả hai bên phải gánh chịu có thể tăng lênnhiều lần cùng với mong đợi về lợi nhuận đạt được hoặc cái mà các bên tin rằng họnên thu được Vì lý do này, việc hiểu một cách đầy đủ cả ý định của mỗi bên, baogồm việc phân bổ rủi ro và kỹ năng thiết lập văn bản hợp đồng miêu tả đúng ý định
đó sẽ rất quan trọng Tác giả Fabio Solimene có bài “Use of FIDIC forms in the oil
and gas construction sector and possible amendments to the Yellow and SilverBooks đăng trên tạp chí Journal of Energy Law and Business, 2014, Vol 7, No.6 đề
cập đến việc sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC trong lĩnh vực xây dựng dầu khí và gasvà có thể bổ sung vào Sách Vàng và Sách Bạc của FIDIC Một số bài viết về phântích và quản lý rủi ro trong hợp đồng EPC như: Sajjad Mubin and Abdul Mannan,
“Innovative approach to risk analysis and management of oil and gas
Trang 36sector EPC contracts from a Contractor’s perspective , Journal of Business and
Economics, Vol 5, No.2 (2013) pp 149-170; Vincent Hooker, “Major oil and gas
projects – the real risks to EPC contractors and owners , Construction Law Journal
2010 26(2), 98-124 Một số bài viết khác như: Fakhrnaz Lotfian, Ali Mohammad
Kimiagari, Shahram Pejmannia and Mohsen Keivanloo, “Pricing Policy in EPC oil
and gas projects , International Journal of Trade, Economics and Finance, Vol 1,
No.2, 8/2010 về chính sách giá trong các dự án EPC dầu khí và gas; Jesus A.
Villanueva and Jamison V Kovach, “Reducing engineering/design time for EPC oil
and gas projects về giảm thời gian thiết kế trong các dự án EPC dầu khí và gas…
Về bài học kinh nghiệm ở Indonesia có bài của tác giả Adhi Cahyono và
Yanki Hartijasti: “Conflict approaches of effective project manager in the upstream
sector of Indonesian oil and gas industry , The South East Asian Journal of
Management, 10/2012, vol 6, No.2 Về bài học kinh nghiệm ở Đài Loan có bài:
“Factors causing design schedule delays in Turnkey projects in Taiwan: An
empirical study of power distribution substation projects của tác giả Nie-Jia Yau
and Jyh-Bin Yang đăng trên tạp chí Project Management Journal, vol 43, No, 3,
50-61, 2012 Về bài học kinh nghiệm ở Hàn Quốc có bài “A review of construction
delivery systems: Focus on the construction management at risk system in theKorean Public Construction Market của tác giả Young Cho đăng trên tạp chí KSCE
Journal of Civil Engineering (2016) 20(2): 530-537 Về bài học kinh nghiệm
ở Ấn Độ có bài “Improving EPC in India của tác giả R.R Gopinath và M.S.
Krishnaswamy đăng trên tạp chí Independent Energy, Jun 1997, 27, 5, pp 23 Về
bài học kinh nghiệm ở Congo có bài “The research of international EPC project
risk factors – A case study of Congo (Brazzaville), State Highway của các tác giả
Wancai Xu, Zhouya Wang, Cheng Shen and Xiaodong Li đăng trên tạp chí AppliedMechanics and Materials, Vol 438-439 (2013) pp 1958-1963 Về bài học kinh
nghiệm ở Canada có các bài “EPC project management – the SNC-Lavalin
Approach của các tác giả George E Baram và David M Barken đăng trên AACE
International Transactions, 2001, pp PM11 và bài “Project Planning and
Trang 37Scheduling and its impact to project outcome: A study of EPC projects in Canada
của các tác giả Janaka Y Ruwanpura, Tanveer Nabi Ahmed, Karim Kaba and Gerald Patrick Mulvany đăng trên AACE International Transactions, 2006, pp P201 Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về nội dung này ở Hong Kong như: Về những rào cản của việc áp dụng phương thức DB ở Hong Kong (Edmond W.M.Lam,
Albert P.C Chan and Daniel W.M Chan, “Barriers to applying the DB
procurement method in Hong Kong , Architectural Science Review, 49:2, 189-195),
về những bài học từ việc quản lý các dự án DB ở Hong Kong (Edmond W.M Lam,
Albert P.C Chan and Daniel W.M Chan, “Lessons from managing DB
construction projects in Hong Kong , Architectural Science Review 49:2, 133-142),
về căn cứ lựa chọn phương thức DB (Albert P.C Chan, Danny C.K Ho and C.M
Tam, “Why DB? Views from some major public clients in Hong Kong ,
Architectural Science Review 45:3, 253-263, về những nhận thức của việc áp dụng phương thức DB ở Hong Kong (Edmond W.M Lam, Albert P.C Chan and Daniel
W.M Chan, “Perceptions on the application of DB procurement system in Hong
Kong , Architectural Science Review: 46:4, 419-425), về việc phát triển hệ thống
DB ở Hong Kong (Edmond W.M Lam, Albert P.C Chan and Daniel W.M Chan,
“Development of the DB procurement system in Hong Kong , Architectural Science
Review, 47:4, 387-397) Một số bài viết về việc áp dụng mô hình ECP ở Trung
Quốc như: Zhang Jing-xiao, Bai Li and SU Chaun-chaun, “Empirical Study on the
performance of EPC contractor management module: A Chinese case , 2010
International Conference on E-Business and E-Government, 5157-5163, LI Yan and
WANG Lin, “Research on the benefit sharing model of financial leasing in EPC
Projects in China , Lei Du, Wenzhe Tang, Chunna Liu, Shuli Wang, Tengfei Wang,
Wenxin Shen, Min Huang and Yongzhi Zhou, “Enhancing
engineer-procure-construct project performance by partnering in international markets: Perspective from Chinese construction companies , International Journal of Project Management
34 (2016) 30-43.
Về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC ở Việt Nam có một số bài đăng trên tạp chí nước ngoài, như: “Schedule delays in engineering, procurement, and construction
Trang 38petrochemical projects in Vietnam – A qualitative research study của Linh Hong Pham
và Harimurti Hadikusumo trên tạp chí International Journal of Energy Sector
Management Vol 8 No.1, 2014, pp3-26; bài “Modification to the FIDIC Silver Book ina Buyer’s market context: A case study of the HaiPhong Power Plant II Project của các
tác giả Chuan CHEN, Canhui JIAN và Hongjjang LI đăng trên tạp chí Applied
Mechanics and Materials Vol 357-360 (2013) pp 2498-2504; bài “Research on DelayRisks Identification and Control in the Construction Progress of EPC HydropowerProjects in Viet Nam” của các tác giả Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh
đăng trên tạp chí Technical Bulletin, Vol 55, Issue 13, 2017, pp 610-623.
Về các nghiên cứu các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ápdụng hợp đồng EPC trong các dự án đầu tư xây dựng: Cũng tương tự như đối với
thực trạng áp dụng hợp đồng EPC, các kết quả nghiên cứu về kiến nghị và giải phápnhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng EPC còn rấthạn chế Các công trình nghiên cứu đã công bố các kết quả chủ yếu là các đề xuấtvề mặt giải pháp kỹ thuật hoặc dưới góc độ kinh tế Có thể kể đến các công trình
nghiên cứu với các giải pháp như: Vũ Ngọc Phương, “Hoàn thiện quản lý nhà nước
về hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước ở ViệtNam , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Xây dựng (2009); Bùi Hồng Minh,
“Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện theo hình
thức tổng thầu EPC tại Tổng công ty Sông Đà , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường
Đại học Xây dựng (2014); Nguyễn Ngọc Anh, “Giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý dự án tại các Ban quản lý dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện thuộc Tập đoànDầu khí Việt Nam (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Xây dựng;
Nguyễn Kim Tuấn, “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn
thực hiện dự án tại Ban quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch,Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học
Xây dựng (2015); Đỗ Gia Lương, “Giải pháp quản lý dự án đường ống dẫn khí
thuộc Ban quản lý dự án Dịch vụ, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro , Luận văn
thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, (2015) Trong đó, luận văn thạc sỹ của
Trang 39tác giả Vũ Ngọc Phương đã khái quát được những vấn đề lý luận về hợp đồng xâydựng và vai trò của nhà nước đối với quản lý hợp đồng xây dựng; chỉ ra nhữngchồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng xây dựng và nguyênnhân của những tồn tại này; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượngquản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng Luận văn cũng đề cập đến một số tồn tại,thiếu sót của pháp luật liên quan đến hợp đồng EPC như vấn đề thanh toán hợpđồng, hợp đồng mẫu Các luận văn của các tác giả Bùi Hồng Minh, Nguyễn NgọcAnh, Nguyễn Kim Tuấn, Đỗ Gia Lương đã đề cập trực tiếp đến hợp đồng EPCnhưng từ góc độ quản lý dự án gắn với lĩnh vực cụ thể là điện và dầu khí và gắn vớimột số đơn vị cụ thể là Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Mặc dùvậy các nghiên cứu này cũng đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPCcũng như thực trạng ký kết, thực hiện hợp đồng EPC trong các dự án cụ thể và đềxuất các giải pháp hoàn thiện việc quản lý dự án theo mô hình EPC tại những dự ánnày Tuy nhiên, những vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng EPC còn chưa được đềcập đến trong các công trình nghiên cứu này.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có luận án tiến sỹ của tác giả
Dominique R Williams, Critical factors leading to the success of large EPC
projects from the perspective of project personnel representing the contractor,
Dotor of Philosophy, Cappella University, Minnesota, USA, 2015 Với công trìnhnghiên cứu này, tác giả luận án đã kết luận những yếu tố đóng vai trò quyết địnhcho thành công của một dự án EPC quy mô lớn (trên 50 triệu USD) là: Con người,kế hoạch, giao tiếp, lịch trình, mối quan hệ với khách hàng, chất lượng, ngân sáchvà quản lý Trong đó, yếu tố con người là yếu tố nhận được sự đồng thuận cao nhấttrong kết quả phỏng vấn điều tra của tác giả Luận văn thạc sỹ của tác giả Tarek
Haggag, Tracking and Controlling of Engineering Deliverables for EPC Projects,
Master of Applied Science, Concordia University, Quebec, Canada, 2006 Qua côngtrình nghiên cứu này, tác giả cho thấy vai trò quan trọng của giai đoạn thiết kế trongquá trình thực hiện các dự án EPC – theo tác giả “ các sản phẩm thiết kế đóng vaitrò cốt yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình thực hiện một dự án EPC.
Trang 40Các sản phẩm thiết kế trong giai đoạn này cần được kiểm soát từng sản phẩm mộttheo tiến độ của dự án Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu thực trạng củaviệc kiểm soát các sản phẩm thiết kế và đưa ra phương pháp tăng cường việc theodõi và kiểm soát các sản phẩm thiết kế Đây là luận văn trong lĩnh vực khoa học ứngdụng nên giải pháp đề ra là giải pháp về mặt khoa học kỹ thuật chứ không phải vềphương diện pháp lý.
1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã được công bố ở trongnước và ngoài nước về hợp đồng EPC cũng như pháp luật về hợp đồng EPC, tác giảluận án đưa ra một số đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đềtài luận án như sau:
1.3.1 Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu giải quyết
- Về mặt lý luận: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC như: khái niệm,đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm, nội dung, so sánh hợp đồng EPC với một số hợpđồng xây dựng khác đã được nghiên cứu và đề cập đến trong một số công trình vớinhững mức độ và phạm vi khác nhau.
- Về thực tiễn áp dụng hợp đồng EPC và các giải pháp nâng cao khả năngvận dụng mô hình hợp đồng này trong hoạt động xây dựng đã được đề cập đếntrong nhiều công trình nghiên cứu Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đã đượccông bố đề cập đến vấn đề này từ góc nhìn kinh tế - kỹ thuật mà không phải là gócnhìn pháp lý.
1.3.2 Những vấn đề chưa được giải quyết
- Về mặt lý luận: Chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu hợp đồngEPC từ góc độ pháp lý cũng như đi sâu phân tích các đặc điểm cơ bản của hợp đồngEPC có ảnh hưởng và đặt ra yêu cầu gì đối với việc điều chỉnh pháp luật quan hệhợp đồng EPC.
Bên cạnh đó, các vấn đề lý luận của pháp luật về hợp đồng EPC là một“khoảng trống nghiên cứu cả ở trong nước và ngoài nước từ trước đến nay.
Vì vậy, tác giả luận án sẽ xây dựng cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh về hợp đồngEPC dưới góc độ pháp lý và pháp luật về hợp đồng EPC Đây là cơ sở cho việc