PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì cạnh tranh luôn là một điều kiện và là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu để tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các thủ đoạn nhằm kìm hãm quá trình cạnh tranh sẽ đưa lại những hệ quả không mong muốn về mặt kinh tế và xã hội, thị trường bị bóp méo, thay đổi cấu trúc xã hội về sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo. Do đó, yêu cầu kiểm soát và điều chỉnh đối với quá trình cạnh tranh là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các thiết chế quản lý nền kinh tế thị trường. Những thủ đoạn cạnh tranh tiêu cực trên thị trường rất đa dạng, trong đó, các hành vi hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh và cấu trúc thị trường. Nếu như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng xã hội, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh còn gây thiệt hại và ảnh hưởng đến một ngành hay lĩnh vực kinh tế, phá vỡ cấu trúc thị trường. Bởi vậy, nếu không được điều tiết, kiểm soát một cách thỏa đáng và phù hợp, thì các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế sẽ loại trừ khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng, kéo theo đó là sự trì trệ, thậm chí thụt lùi của nền kinh tế. Cho nên, pháp luật các nước trên thế giới đều chú trọng xây dựng pháp luật để điều chỉnh vấn đề này với những chế tài rất nghiêm khắc. Hiểu được vai trò của việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, năm 2004, Việt Nam đã ban hành Luật Cạnh tranh, trong đó có các quy định nhằm điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và đặt ra chế tài để xử vi phạm để răn đe và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy, chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh chưa đủ mạnh, thủ tục xử lý chưa phù hợp, các chế tài được quy định rải rác trong nhiều văn bản luật và các bất cập khác đã gây khó khăn cho việc tổ chức thực thi pháp luật trên thực tế. Trong khi đó, sự tồn tại với vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước, sự gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các thủ đoạn nhằm hạn chế cạnh tranh ở nước ta vốn đã phức tạp lại ngày càng tinh vi hơn, đã gây nhiều tổn hại đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ những phân tích ở trên, việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của các chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh nói riêng đang là những yêu cầu rất cấp thiết. Với ý nghĩa như vậy, nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Các biện pháp chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Trên thế giới, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều rất quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng. Các nước như Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản… đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc, cũng như các án lệ liên quan đến xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có rất nhiều các nghiên cứu về các hành vi hạn chế cạnh tranh như: "Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam" của ThS. Hồ Thị Duyên; "Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam" của ThS. Mai Duy Phước; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh" của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay" của ThS. Nguyễn Thị Bảo Nga; "Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam" của ThS. Nguyễn Ngọc Quý; "Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam" của ThS. Phạm Thị Ngoan… Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài báo liên quan đến pháp luật cạnh tranh nói chung và những phản ánh về thực tế hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào phân tích, làm rõ các vấn đề pháp lý đối với từng nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, còn các vấn đề về chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh, thì chưa có nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào đề cập nghiên cứu, bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật các chế tài này ở Việt Nam cũng chưa nhiều. Bởi vậy, nếu nghiên cứu và bảo vệ thành công, có thể xem đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ luật học về đề tài "Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam". 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh; bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế, để từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả của các biện pháp chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu ở trên, đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về hạn chế cạnh tranh, bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành về các chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh, cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. - Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, các biện pháp chế tài, trình tự áp dụng chế tài, thẩm quyền xử lý xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh..., được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với thực tế áp dụng chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các biện pháp chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh và các vấn đề có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam từ thời điểm Luật Canh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề này chỉ nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh pháp luật... để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài. 6. Những đóng góp mới của đề tài Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đưa lại các đóng góp mới như sau: - Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh; bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh. - Góp phần đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật và hiệu quả áp dụng các chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. - Góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam, từ đó, xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về hạn chế cạnh tranh và chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
THÂN VĂN MẠNH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI HẠN CHẾ
CẠNH TRANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trang 3HÀ NỘI - 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Thân Văn Mạnh
Trang 5Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo Sauđại học, Viện Đại học Mở Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tậphoàn thành khóa học.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo của cơ quan đã tạo điều kiệnhết sức giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luônbên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứucủa mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Thân Văn Mạnh
Trang 6b) Những đặc trưng cơ bản 7
1.1.2 Sự cần thiết áp dụng chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh8
a) Ảnh hưởng của các hành vi hạn chế cạnh tranh đối với phát triển nền kinh tế 8b) Yêu cầu bảo vệ cấu trúc thị trường và môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong kinh doanh 9
1.1.3 Các hình thức chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh 10
a) Chế tài hành chính 10
b) Chế tài hình sự 12
c) Chế tài dân sự 13
d) Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài 14
1.2 Kinh nghiệm pháp luật các nước về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh 141.2.1 Kinh nghiệm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) 14
1.2.2 Kinh nghiệm của Canada và Mỹ 18
1.2.3 Kinh nghiệm của một số nước Châu Á 20
Trang 7a) Chế tài hành chính 24
b) Chế tài dân sự 28
c) Chế tài hình sự 29
2.1.2 Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
2.2.2 Điều tra, xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền
38
2.2.3 Điều tra, xử lý hành vi tập trung kinh tế 40
2.3 Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hạn chếcạnh tranh ở Việt Nam 412.3.1 Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh của Luật Cạnh tranh 2004 so với Luật Cạnh tranh 2018 42
2.3.2 Đánh giá thực tiễn xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh 44
a) Hạn chế về nguồn nhân lực 44
b) Khó khăn trong việc thu thập thông tin45
Trang 83.2.1 Xu hướng pháp luật và việc sử dụng các chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh của các nước trên thế giới 49
3.2.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
50
a) Xây dựng hệ thống chế tài đầy đủ, đồng bộ và thống nhất 51
b) Các chế tài phải đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm hạn chế cạnh tranh
51
c) Đảm bảo sự phù hợp của quy định về chế tài với thực tiễn xử lý 52
d) Hoàn thiện chế tài hạn chế cạnh tranh cần phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế
3.3.2 Các giải pháp bổ trợ khác 68
a) Tăng cường tính kiểm soát của nhà nước trong các hoạt động kinh tế 68b) Nâng cao nhân lực trong xử lý vi phạm hạn chế cạnh tranh 70
c) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 101 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì cạnh tranh luôn là mộtđiều kiện và là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúcđẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xãhội Tuy nhiên, nếu để tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các thủ đoạnnhằm kìm hãm quá trình cạnh tranh sẽ đưa lại những hệ quả không mong muốn vềmặt kinh tế và xã hội, thị trường bị bóp méo, thay đổi cấu trúc xã hội về sở hữu củacải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo Do đó, yêu cầu kiểm soát và điều chỉnh đối vớiquá trình cạnh tranh là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các thiết chế quản lý nềnkinh tế thị trường Những thủ đoạn cạnh tranh tiêu cực trên thị trường rất đa dạng,trong đó, các hành vi hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới môi trường kinhdoanh và cấu trúc thị trường Nếu như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gâythiệt hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng xã hội, thì các hành
vi hạn chế cạnh tranh còn gây thiệt hại và ảnh hưởng đến một ngành hay lĩnh vựckinh tế, phá vỡ cấu trúc thị trường Bởi vậy, nếu không được điều tiết, kiểm soát mộtcách thỏa đáng và phù hợp, thì các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thống lĩnhthị trường, tập trung kinh tế sẽ loại trừ khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềmnăng, kéo theo đó là sự trì trệ, thậm chí thụt lùi của nền kinh tế Cho nên, pháp luậtcác nước trên thế giới đều chú trọng xây dựng pháp luật để điều chỉnh vấn đề nàyvới những chế tài rất nghiêm khắc
Hiểu được vai trò của việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnhtrong phát triển kinh tế xã hội nói chung, năm 2004, Việt Nam đã ban hành LuậtCạnh tranh, trong đó có các quy định nhằm điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnhtranh và đặt ra chế tài để xử vi phạm để răn đe và phòng ngừa chung Tuy nhiên,thực tiễn áp dụng đã cho thấy, chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh chưađủ mạnh, thủ tục xử lý chưa phù hợp, các chế tài được quy định rải rác trong nhiềuvăn bản luật và các bất cập khác đã gây khó khăn cho việc tổ chức thực thi pháp luậttrên thực tế Trong khi đó, sự tồn tại với vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhànước, sự gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài
Trang 11chính mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế, các thủ đoạn nhằm hạn chế cạnh tranh ở nước ta vốn đã phứctạp lại ngày càng tinh vi hơn, đã gây nhiều tổn hại đến quyền và lợi ích của cácdoanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Từ những phân tích ở trên, việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung
và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của các chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh nóiriêng đang là những yêu cầu rất cấp thiết Với ý nghĩa như vậy, nên tôi đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài “Các biện pháp chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh
theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều rấtquan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật nhằm chống lạinhững hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh, tạo ra môi
trường kinh doanh công bằng, bình đẳng Các nước như Mỹ, Cộng hòa Liên bang
Đức, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản… đã có những công trìnhnghiên cứu sâu sắc, cũng như các án lệ liên quan đến xử lý các hành vi hạn chế cạnhtranh
Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có rất nhiều các nghiên cứu về
các hành vi hạn chế cạnh tranh như: "Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh
theo pháp luật Việt Nam" của ThS Hồ Thị Duyên; "Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam" của ThS Mai Duy Phước; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh" của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008;
"Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay" của ThS Nguyễn Thị Bảo Nga; "Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam" của ThS Nguyễn Ngọc
Quý; "Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam" của ThS.
Phạm Thị Ngoan… Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài báo liên quan đến pháp luật cạnh
Trang 12tranh nói chung và những phản ánh về thực tế hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam nóiriêng
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào phân tích, làm rõcác vấn đề pháp lý đối với từng nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, còn các vấn đề vềchế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh, thì chưa có nghiên cứu khoa học chuyên sâunào đề cập nghiên cứu, bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật các chế tài này ởViệt Nam cũng chưa nhiều Bởi vậy, nếu nghiên cứu và bảo vệ thành công, có thểxem đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ luật học về
đề tài "Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam"
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu ở trên, đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về hạn chế cạnh tranh, bảnchất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành về các chế tàiliên quan tới hạn chế cạnh tranh, cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp chế tài
xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất, kiến nghị các giải pháp gópphần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, cũng như nâng cao hiệu quảáp dụng các biện pháp chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới chế tài đối vớicác hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm các quy định về hành vi hạn chế cạnhtranh, các biện pháp chế tài, trình tự áp dụng chế tài, thẩm quyền xử lý xử lý hành vihạn chế cạnh tranh , được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành như:Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Hìnhsự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng vớithực tế áp dụng chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các biện pháp chế tài xử lý các hành
vi hạn chế cạnh tranh và các vấn đề có liên quan theo quy định của pháp luật ViệtNam từ thời điểm Luật Canh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành
Bên cạnh đó, việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thếgiới về vấn đề này chỉ nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu và rút ra bài học kinhnghiệm góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các biệnpháp chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụngphương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin;chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh pháp luật đểlàm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
6 Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn nếu được thực hiện và bảo vệ thành công sẽ đưa lại các đóng gópmới như sau:
Trang 14- Góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát và xử lý cáchành vi hạn chế cạnh tranh; bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài
xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh
- Góp phần đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật và hiệuquả áp dụng các chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạnchế cạnh tranh tại Việt Nam, từ đó, xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranhbình đẳng, công bằng ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luậnvăn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về hạn chế cạnh tranh và chế tài
xử lý hạn chế cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hạn
chế cạnh tranh ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý
hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm và nội dung chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh
a) Khái niệm
Chế tài theo quan niệm chung là: “Cách thức áp đặt đối với một người, mà tạiđó một quyền được thi hành hoặc được làm thỏa mãn bởi tòa án khi ai đó bị thiệt hạihay tổn thương mà xã hội thừa nhận đó là một hành vi sai trái” [29, tr.6]
Tóm lại, chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi mà người có hành vi vi phạm phảigánh chịu Nó biểu hiện thái độ của Nhà nước và của người bị vi phạm đối vớingười vi phạm và là điều kiện đảm bảo cần thiết cho việc tuân thủ pháp luật, tuânthủ hợp đồng Đây là những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể có hành vi
vi phạm các yêu cầu của bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
Theo tính chất của sự phản ứng pháp lý đối với vi phạm, chế tài bao gồm: (i)Chế tài hình phạt là sự phản ứng gay gắt nhất của Nhà nước đối với các hành vi viphạm pháp luật như chế tài hình sự, chế tài hành chính…; (ii) Chế tài khôi phụcpháp luật hướng tới biện pháp xử phạt đến việc khôi phục trạng thái trước đây, phụchồi lại trật tư pháp luật đã bị xâm hại; (iii) Chế tài phủ nhận pháp luật là sự phản ứngtiêu cực của nhà nước đối với việc thực hiện không đúng các quy định pháp luật.[51, tr 387] Chế tài này thể hiện sự không thừa nhận tính chất pháp lý của các quanhệ xã hội mới phát sinh
Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh,chế tài được phân chia thành nhiều loại: Chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hànhchính
Đối với các vi phạm về hạn chế cạnh tranh, pháp luật các nước đều quy địnhtrách nhiệm pháp lý mà chủ thể vi phạm phải chịu, bao gồm: Đình chỉ hành vi, công
Trang 16bố công khai về hành vi vi phạm, phạt tiền, bồi thường thiệt hại hoặc phạt tù….Dù
bị áp dụng biện pháp gì để phản ứng trước các hành vi hạn chế cạnh tranh thì cácbiện pháp đó đều có đặc điểm chung, đó là sự đánh giá tiêu cực của Nhà nước và xãhội về hành vi và chủ thể thực hiện hành vi đó, buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịunhững hậu quả bất lợi do đã thực hiện hành vi gây hạn chế, kìm hãm cạnh tranh
Hiện nay, khoa học pháp lý không đưa ra khái niệm chế tài đối với hành vihạn chế cạnh tranh, nhưng căn cứ vào khái niệm chế tài nói chung, có thể hiểu:
“Chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là những hình thức trách nhiệmpháp lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đóphải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã có hành vi hạn chế cạnh tranh gây thiệthại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác”
Chế tài cạnh tranh tác động đến hoạt động của người vi phạm để thiết lập lạihoặc bảo vệ môi trường cạnh tranh
b) Những đặc trưng cơ bản
Ngoài những đặc điểm chung của chế tài như: chỉ áp dụng khi có vi phạmpháp luật xảy ra; là hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm; chủthể vi phạm phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nhất định, chế tài đối với hành vi hạnchế cạnh tranh còn có những đặc điểm riêng:
- Chủ thể bị áp dụng chế tài là các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề TheoĐiều 2 Luật Cạnh tranh Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam, trong tất cả các ngành nghề kinhtế, các khâu, các công đoạn của quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, nếu các chủthể đó vi phạm các quy định về hạn chế cạnh tranh thì sẽ bị áp dụng chế tài xử lý
- Chủ thể bị áp dụng chế tài có hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh
về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền,tập trung kinh tế Các hành vi này có thể đã, đang hoặc có thể gây ra hậu quả ngăncản hay hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường
Trang 17- Chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định trong nhiều vănbản pháp luật khác nhau, thuộc các ngành luật khác nhau Luật Cạnh tranh phá vỡbiên giới giữa luật công và luật tư, nó là sự xâu chuỗi của hầu hết các ngành luật dânsự, thương mại hành chính, hình sự…Đây là nét đặc trưng của Luật Cạnh tranh, nókhông có chế tài riêng mà sử dụng chế tài của các ngành luật khác, bao gồm: Chế tàidân sự (chủ yếu là bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm), chế tàihành chính (chủ yếu là phạt tiền), và chế tài hình sự (áp dụng đối với các hành vi viphạm Luật Cạnh tranh đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm) [34, tr 27] Tương tự nhưvậy, pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng quy định về chế tài hạn chế cạnh tranh trongnhiều văn bản luật khác nhau như Luật Cạnh tranh, Luật Xử lý vi phạm hành chính,Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại…
1.1.2 Sự cần thiết áp dụng chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh
a) Ảnh hưởng của các hành vi hạn chế cạnh tranh đối với phát triển nền kinh tế
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, làđộng lực phát triển của các thành phần, chủ thể kinh tế cùng tham gia kinh doanh.Góp phần đào thải các chủ thể kinh doanh kém hiệu quả, giữ lại những chủ thể kinhdoanh sử dụng hiệu quả nguồn vốn Cạnh tranh như một bàn tay vô hình dẫn dẵn cácchủ thể kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, khôngngừng cải tiến thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để ứng dụng công nghệ tiêntiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hànghóa và doanh nghiệp của mình Cạnh tranh định hướng cho việc kinh doanh sảnphẩm dịch vụ, điều tiết quan hệ cung cầu của xã hội, thông qua cạnh tranh các nhàsản suất sẽ không ngừng sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn với giá thànhhợp lý hơn, nhờ vậy người tiêu dùng được lựa chọn các loại hàng hóa, sản phẩmdịch vụ mà họ mong muốn Đồng thời, cạnh tranh giúp cho việc sử dụng các nguồntài nguyên hiệu quả nhất, phân phối nguồn lực và điều hòa thu nhập
Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị tríđộc quyền hoặc tập trung kinh tế diễn ra khi doanh nghiệp sử dụng bằng mọi cáchthức, thủ đoạn để tiến hành cạnh tranh với mục đích chiếm được ưu thế cạnh tranh,
Trang 18gây thiệt hại hoặc bất lợi cho chủ thể cạnh tranh, thậm chí thủ tiêu cạnh tranh, loại
bỏ và tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh Hậu quả là nó xóa bỏ cạnh tranh, các doanhnghiệp sẽ không còn phải chịu sức ép của cạnh tranh và từ đó có thể tha hồ đưa ranhững điều kiện giao kết bất lợi cho khách hàng Đặc biệt, khi xuất hiện độc quyền,người tiêu dùng không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận hàng hóa, dịch
vụ và các điều kiện kèm theo của doanh nghiệp độc quyền
Tuy nhiên, tác động nguy hiểm của các hành vi hạn chế cạnh tranh đó chính
là ảnh hưởng tới cấu trúc thị trường và sự phát triển của nền kinh tế Sự lạm dụng vịtrí thống lĩnh, độc quyền sẽ tác động đến quy luật cung - cầu và các quy luật cạnhtranh tự nhiên trên thị trường, khiến cho các nguồn lực kinh tế không thật sự tậptrung vào các doanh nghiệp có khả năng thực sự Điều này làm sai lệch sự vận độngvốn có của thị trường, gây ra sự hỗn loạn và làm thị trường mất đi sự ổn định, nhịpnhàng vốn có Các hành vi hạn chế cạnh tranh còn gây hao phí nguồn lực kinh tế,ngăn cản, kìm hãm việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật, mở rộng sản xuất… nên cácnguồn lực kinh tế của xã hội và của chính doanh nghiệp không được sử dụng mộtcách hiệu quả và hợp lý Hạn chế mức độ đầu tư làm giảm đi khả năng phát triển thịtrường liên quan, từ đó khả năng cạnh tranh và quy mô kinh doanh sẽ bị kìm hãm,gây tổn hại không thể phục hồi cho sự tăng trưởng kinh tế Để loại trừ được nhữngnguy cơ ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh làcông cụ cần thiết để Nhà nước điều tiết những hành vi gây nguy hại cho thị trường
và đặc biệt cho sự phát triển của nền kinh tế
b) Yêu cầu bảo vệ cấu trúc thị trường và môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong kinh doanh
Như phân tích ở trên, có thể thấy hậu quả của cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến cácthủ đoạn, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranhnhằm kìm hãm, hạn chế sự phát triển của thị trường Điều này không chỉ gây thiệthại cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chânchính mà còn cả kinh tế - xã hội đất nước Do vậy, cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường là nhu cầu: Bảo vệ và điều tiết quy luật cạnh tranh, bảo vệ cấu trúc
Trang 19của thị trường; bảo vệ các chủ thể kinh doanh (chủ thể tham gia cạnh tranh trên thịtrường); bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội.
Để hạn chế hậu quả tiêu cực do hành vi cạnh tranh gây ra, cũng như bảođảm chủ thể cạnh tranh không lạm dụng quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, ởmức độ nào đó, Nhà nước tác động vào các hành vi cạnh tranh của họ Sự tác độngđó có thể làm cho doanh nghiệp hiểu được khuôn khổ, quy tắc của hành vi kinhdoanh, từ đó có những ứng xử trên thị trường cho phù hợp Luật Cạnh tranh ra đời là
để bảo vệ quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các quy phạm của luậtcạnh tranh có mục tiêu tìm cách phát huy cạnh tranh hiệu quả và không bị bóp méotrên thị trường Thông qua khung pháp lý về cạnh tranh được thiết lập, Nhà nướccũng có thể can thiệp vào các hành vi cạnh tranh bằng cách áp dụng biện pháp đìnhchỉ hành vi, phạt tiền, bồi thường thiệt hại đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh Chế tài hạn chế cạnh tranh ra đời nhằm: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácdoanh nghiệp, chống lại hành vi cản trở, kìm hãm cạnh tranh của các doanh nghiệpđối thủ; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng); là công cụ góp phần tạolập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công bằng
Như vậy, chế tài có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ nhằm đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia thị trường và người tiêudùng, nó còn có chức năng ngăn ngừa và hạn chế vi phạm các quy định về cạnhtranh, nâng cao đạo đức kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần bảo vệquyền tự do kinh doanh của chủ thể trên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh vàcác quan hệ thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế…
1.1.3 Các hình thức chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh
Căn cứ vào tính chất của nhóm các quan hệ xã hội được pháp luật cạnh tranhđiều chỉnh, chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh gồm: Chế tài hành chính, chếtài dân sự và chế tài hình sự
a) Chế tài hành chính
Chế tài hành chính là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do các cơ quan vàngười có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi
Trang 20phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngănchặn hay phòng ngừa, vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia Chế tàihành chính được áp dụng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công mà cònbảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống yên bình cho cư dân Ngoàitính trừng phạt, chế tài hành chính nhằm ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ranguy hiểm hơn.
Chế tài hành chính luôn luôn chứa trong nó tính trừng trị Điều đó có nghĩa
là, chế tài hành chính phải bao gồm các hình thức chế tài nghiêm khắc và thi hànhnghiêm minh Các hình thức chế tài hành chính ở các nước có thể kể đến như cáchình thức như phạt tiền, tước giấy phép, thu hồi hay huỷ bỏ, xử phạt về thuế, đình chỉhay tạm đình chỉ Quan trọng nhất là đảm bảo cho các hình thức xử phạt nêu trênđược áp dụng đúng đối với chủ thể, mức độ vi phạm và không để những hành vitham nhũng, hối lộ xảy ra trong quá trình xử lý [44, tr 39]
Pháp luật cạnh tranh các nước trên thế giới đều sử dụng các biện pháp chế tàihành chính nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, các hình thức xửphạt hành chính đối với vi phạm pháp luật chống hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Phạt tiền là một trong những hình thức xử phạt hành chính chủ yếu đốitrong xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
- Ngoài phạt tiền, các vi phạm hạn chế cạnh tranh còn bị áp dụng các biệnpháp xử lý hành chính khác như: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đểthực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được
từ việc thực hiện hành vi vi phạm; cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thốnglĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hay bác bỏ (đối vớinhững vụ sáp nhập, mua lại và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh); buộc bán lại phầndoanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm phápluật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật
Cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan tư pháp cũng có thể ra các quyết địnhvĩnh viễn hay có thời hạn dài để nới lỏng, dỡ bỏ hay để điều chỉnh việc vi phạm bởi
Trang 21hành vi khắc phục hậu quả, công bố ra công chúng hay xin lỗi công khai… được cho
là cần thiết
Áp dụng các biện pháp chế tài hành chính đối với các hạn chế cạnh tranh nóiriêng và các vi phạm cạnh tranh nói chung, là biện pháp quan trọng nhằm tác độngvào chủ thể vi phạm nhằm răn đe, phòng ngừa và khôi phục lợi ích của đối thủ cạnhtranh và khách hàng Pháp luật mỗi nước có quy định về việc áp dụng và mức xử phạtkhác nhau tùy thuộc vào chính sách cạnh tranh và nhu cầu điều chỉnh của quốc gia đó
b) Chế tài hình sự
Chế tài hình sự (hay hình phạt) là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất củaNhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối vớingười hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợiích của người, pháp nhân thương mại [1, Điều 30] Hình phạt là hậu quả pháp lý củatội phạm Bản chất của chế tài hình sự là sự lên án của Nhà nước đối với người đã cólỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Mục đích của các hình phạt khôngchỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thứctuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáodục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranhchống tội phạm [1, Điều 31]
Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 không quy định về chế tài hình sự, tuynhiên nếu hành vi hạn chế cạnh tranh cấu thành tội phạm thì sẽ có thể bị xử lý theoquy định của Bộ luật Hình sự Việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật ViệtNam đối với hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 217 “Tội vi phạmquy định về cạnh tranh” của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).Hình phạt áp dụng đối với tội danh vi phạm về cạnh tranh thường là phạt tiền, cảitạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện phápnhư: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đối vớichủ thể thực hiện hoặc tham gia hành vi và cấm kinh doanh, hoạt động trong một sốlĩnh vực, cấm huy động vốn đối với pháp nhân thương mại
Trang 22Luật mẫu về cạnh tranh đã quy định tại Chương XIII về việc bồi thường thiệthại “để cho phép một người, hay một quốc gia nhân danh người hay doanh nghiệp bịthiệt hại hay thua lỗ vì hành vi hay tắc trách của doanh nghiệp hay của cá nhân tráiquy định của luật, được quyền hưởng bồi thường thiệt hại (gồm cả chi phí và lãisuất) thông qua việc khởi kiện tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền Theo pháp luậtcạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếuđến pháp luật dân sự Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vicạnh tranh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng, tại Chương XX của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sửa đổi , bổ sungnăm 2017) và pháp luật có liên quan.
Trang 23Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừanhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh Vì vậy, chế tàibồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.
d) Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài
Các chế tài có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể ápdụng đồng thời Các chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh có tính độc lậpnhất định, trừ một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hànhchính Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi
và các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể
Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồngthời với các chế tài khác Điều 117 Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định: “Tổ chức,cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật” Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi hạnchế cạnh tranh gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì tất yếu phải chịu trách nhiệmbồi thường dân sự Nghĩa là, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thờivới chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự
1.2 Kinh nghiệm pháp luật các nước về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh
Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh của các nước đều có mục đích bảo vệ tự
do cạnh tranh cũng như bảo vệ cơ cấu và tương quan thị trường Các chế tài được ápdụng để xử lý những hành vi vi phạm mang tính đặc thù của các biện pháp hànhchính kinh tế, có thể ở những dạng như: Đình chỉ hành vi, tuyên bố thỏa thuận vôhiệu, tái cấu trúc công ty, phạt tiền… Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách cạnhtranh của mỗi quốc gia mà việc quy định chế tài áp dụng đối với các vi phạm về hạnchế cạnh tranh có sự khác nhau
1.2.1 Kinh nghiệm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)
Vi phạm các quy định cạnh tranh của EU có thể phải chịu trách nhiệm thôngqua áp đặt phạt tiền tương đối nặng Chế tài đối với cá nhân được quy định tại Quy
Trang 24chế 17 ban hành ngày 6/2/1962 của Hội đồng kinh tế châu Âu quy định thi hànhĐiều 85 và 86 của Hiệp ước Rome và Quy chế 1/2003 ban hành ngày 16/12/2002quy định thi hành Điều 81 và 82 của Hiệp ước Rome Theo Điều 15 của Quy chế 17,phạt tiền được xem là chế tài hành chính, Luật Cạnh tranh châu Âu không quy định
về chế tài hình sự Chế tài chủ yếu mà Ủy ban châu Âu áp dụng đối với các vi phạmcạnh tranh của EU là các biện pháp phạt tiền hoặc biện pháp hành vi Chế tài nàyđược quy định tại điểm a khoản 2 Điều 83 Hiệp ước Rome, theo đó: “Bảo đảm sựtôn trọng các điều khoản cấm được quy định tại Điều 81, khoản 1 và Điều 82 bằngcác chế tài phạt tiền hoặc hạn chế” [58, tr 214] Ủy ban châu Âu, tự mình hoặc theo
đề nghị của một quốc gia thành viên, phối hợp với các cơ quan công quyền của cácquốc gia thành viên có đề nghị Ủy ban hỗ trợ để hướng dẫn việc áp dụng các chế tàidự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm các nguyên tắc nêu trên Nếu Ủy ban pháthiện thấy có vi phạm, Ủy ban sẽ đề nghị áp dụng các biện pháp để chấm dứt các viphạm đó Nếu các vi phạm đó vẫn không chấm dứt, Ủy ban sẽ xử lý vi phạm đóbằng một quyết định Ủy ban có thể công bố quyết định đó và cho phép các quốc giathành viên áp dụng các biện pháp cần thiết mà Ủy ban xác định các điều kiện vàphương thức áp dụng để xử lý tình huống đó (Điều 85, Hiệp ước Rome) [58, tr.215] Theo Điều 15 của Quy chế 17 thì những vi phạm Điều 81 hoặc 82 của Hiệpước Rome cũng như vi phạm các nghĩa vụ đối với các miễn trừ cá nhân thì có thể bịphạt từ 1000 Euro tới 1 triệu Euro, hoặc phạt tiền không quá 10% doanh thu trongnăm kinh doanh mà có vi phạm (khoản 2, Điều 15) Việc áp đặt phạt tiền khôngđược chấp nhận nếu những thỏa thuận liên quan tới quy định của Ủy ban có mụcđích miễn trừ cá nhân (điểm a khoản 5 Điều 15) Thêm vào đó, các biện pháp phạttiền được áp đặt đối với hành vi cố ý hoặc vô ý Để quyết định mức phạt, thời gian
và tính chất nghiêm trọng của vi phạm được đưa ra xem xét
a) Ở Cộng hòa Pháp
Luật Cạnh tranh của Pháp quy định cả chế tài hình sự, dân sự, hành chính.
Hội đồng cạnh tranh có thể ban hành các lệnh mang tính quy định, khi nào cần thiếtáp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng, ngay lập tức của nền kinh tế hoặc củamột khu vực kinh tế liên quan, lợi ích của người tiêu dùng hoặc người khiếu nại
Trang 25(Điều 464-1 Luật Thương mại của Pháp) Có thể áp dụng đồng thời chế tài hình sự
và chế tài hành chính
Bộ luật Hình sự năm 1810 của Pháp quy định hai tội danh: Tội cạnh tranh bấthợp pháp và tội lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh Hình phạt tù là hãn hữu và thờigian cũng rất ngắn Hình phạt chủ yếu là phạt tiền ở mức rất nặng nhằm vào hai đốitượng: doanh nghiệp và người lãnh đạo doanh nghiệp Theo các quy định của phápluật về cạnh tranh thì không những người lãnh đạo công ty bị phạt, mà công ty với
tư cách là một pháp nhân (bị xử lý là đồng phạm) cũng phải chịu những hình phạtnhư phạt tiền Đây là một ngoại lệ vì pháp luật hình sự của Pháp có nguyên tắc baogiờ cũng phải cá thể hóa trách nhiệm hình sự Theo đó, hình phạt có thể là phạt tù tới
4 năm hoặc phạt tiền tới 75000 Euro (Theo Điều L420-6 Luật Thương mại Pháp).Ngoài ra, Hội đồng Cạnh tranh cũng có thể áp đặt biện pháp phạt tiền (Điều L.464-2Luật Thương mại Pháp) Khi Hội đồng Cạnh tranh cũng có thẩm quyền áp dụngĐiều 81 và 82 của Hiệp ước Rome trong việc thực thi các quy định cạnh tranh củaquốc gia, nó cũng có thể áp dung chế tài đối với các vi phạm luật cạnh tranh củaChâu Âu (Điều L.470-6 Luật Thương mại Pháp) Liên quan đến việc xác định mứcphạt, Hội đồng cạnh tranh đã có thông báo về tính chất nguy hiểm của hành vi viphạm và thiệt hại do hành vi đó gây ra đối với nền kinh tế thông qua thực tiễn hạnchế cạnh tranh Mức phạt tối đa có thể được giảm một nửa nếu những thỏa thuậnkhông liên quan tới vi phạm bị cáo buộc và có cam kết chấm dứt hành vi vi phạm.Một đặc điểm nữa của Luật Cạnh tranh Pháp đó là các chương trình khoan hồng,Điều L.464-2 III Luật Thương mại Pháp quy định: “Có thể miễn trừ toàn bộ hay mộtphần các chế tài phạt tiền đối với doanh nghiệp hay tổ chức đã cùng với doanhnghiệp hay tổ chức khác thực hiện hành vi bị cấm theo quy định tại Điều L.420-1,nếu doanh nghiệp hay tổ chức đó đã góp phần vào việc xác minh các hành vi bị cấm
và xác định người đã thực hiện hành vi, bằng cách cung cấp các thông tin mà hộiđồng hay Tổng cục chưa nắm được… nếu các điều kiện quy định trong văn bảnthông báo về chính sách khoan hồng được đáp ứng, Hội đồng có thể áp dụng mộtmức miễn giảm phạt tiền tương ứng với đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức đótrong việc xác minh hành vi vi phạm”
Trang 26Chế tài dân sự đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Pháp được áp dụngtheo quy định của Bộ luật Dân sự của Pháp (Code civil – 1804), Điều 1382 và 1383quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng [53, tr 776] Từ đó, những tráchnhiệm phát sinh cho các thương nhân trong cạnh tranh được án lệ của nước Pháp coi
là một loại hình mới của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
b) Ở Cộng hòa Liên bang Đức
Luật Chống hạn chế cạnh tranh Đức ra đời năm 1957 và đã được sửa đổi, bổsung nhiều lần Luật Cạnh tranh Đức quy định áp dụng phạt tiền đối với vi phạm vềcác quy định về hình thức và nội dung, trong đó quy định về hành vi cố ý hoặc vô ý(Điều 81 Luật Chống hạn chế cạnh tranh của Đức) Chế tài được xây dựng nhưnhững vi phạm hành chính, và do đó áp dụng các quy định của Luật vi phạm hànhchính để xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
Trên cơ sở quy định mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cụ thể, hành
vi chống cạnh tranh có thể được chia thành vi phạm nghiêm trọng và ít nghiêmtrọng, trong đó vi phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tiền lên tới 500.000 Euro, vàmức phạt này có thể gấp ba lần số tiền có được do hành vi vi phạm Các vi phạmkhác có thể bị phạt tới 25.000 Euro (Điều 81(2) Luật Chống hạn chế cạnh tranh củaĐức) Đến nay, các hướng dẫn về hình phạt vẫn chưa được ban hành Các quy địnhchung về xác định mức phạt tiền đối với những vi phạm hành chính được áp dụng
Do đó, các hành vi vô ý có thể chỉ bị áp dụng mức phạt bằng một nửa mức phạt tối
đa (Điều 17 Luật Vi phạm hành chính) Ngoài ra, Văn phòng độc quyền Liên bang
đã ban hành chương trình khoan hồng Theo đó, các doanh nghiệp tiết lộ các hành viđộc quyền bị cấm có thể sẽ không bị áp đặt phạt tiền hoặc được giảm mức phạt.Điều 298 Luật Hình sự quy định về áp dụng hình phạt tù tới 5 năm hoặc phạt tiềnđối với hành vi thông thầu Tuy nhiên, chế tài hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhânbởi Luật hình sự Đức không cho phép áp dụng chế tài hình sự đối với pháp nhân
Trang 271.2.2 Kinh nghiệm của Canada và Mỹ
a) Ở Canada
Các hành vi vi phạm quy định về hạn chế cạnh tranh ở Canada cũng bị ápdụng nhiều biện pháp xử lý như phạt tiền, hành chính và thậm chí chịu trách nhiệmhình sự, đặc biệt trách chế tài hình sự còn được quy định trực tiếp trong Luật Cạnhtranh Điều 45 Luật Cạnh tranh Canada năm 1985 có quy định:
“Tất cả những người thông đồng, liên kết hoặc thỏa thuận với người khác(i) Nhằm hạn chế quá mức việc vận chuyển, chế tạo, sản xuất, cung cấp, lưutrữ hoặc buôn bán một loại hàng hóa,
(ii) Nhằm ngăn cản, hạn chế hoặc làm giảm quá mức việc sản xuất hoặc chếtạo một hàng hóa hoặc nhằm tăng giá hàng hóa bất hợp lý,
(iii) Nhằm ngăn cản hoặc làm giảm giá quá mức cạnh tranh trong chế tạo, sảnxuất, mua, đổi hàng, bán, lưu trữ, cho thuê, vận chuyển hoặc cung cấp một hàng hóahoặc với giá của bảo hiểm về người hoặc tài sản, hoặc
(iv) Nhằm gây hạn chế hoặc thiệt hại quá mức khác tới cạnh tranh, đều làhành vi vi phạm có thể bị truy tố và kết án tù với thời hạn không quá 5 năm hoặcchịu phạt tiền không quá 10 triệu đô la hoặc cả 2 hình phạt”
Các hình phạt do vi phạm luật cạnh tranh còn được quy định cụ thể trong cáctrường hợp vi phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Đấu thầu, tài chính, hoạtđộng kinh doanh… “Người là một bên của đấu thầu thông đồng bị coi là vi phạm vàphải chịu phạt tiền theo quyết định của tòa án hoặc phạt tù có thời hạn không quá 5năm hoặc cả hai hình phạt” Hoặc hành vi của tổ chức tài chính liên bang thỏa thuậnvới tổ chức tài chính liên bang khác về lãi suất tiền gửi, lãi suất hoặc chi phí tiềnvay; trị giá và loại chi phí của một dịch vụ được cung cấp cho khách hàng, trị giá vàloại tiền cho khách hàng vay… thì tất cả các giám đốc, nhân viên hoặc người làmcông của tổ chức tài chính liên bang mà có biết về thỏa thuận này thay mặt cho tổchức tài chính liên bang này bị coi là hành vi vi phạm và phải chịu phạt tiền khôngquá 10.000.000 đôla hoặc phải chịu phạt tù không quá 5 năm hoặc cả hai hình phạt
Trang 28Phạt tiền là hình thức xử lý vi phạm chủ yếu trong hầu hết pháp luật các nước, ngaycả EUchỉ áp dụng chế tài phạt tiền và một số hình phạt bổ sung, việc áp dụng chế tàihình sự là rất hạn chế Tuy nhiên, đa số các điều luật trong xử lý vi phạm cạnh tranhcủa Canada đều đề cập đến chế tài hình sự, thậm chí có vi phạm chỉ quy định vềphạt tù mà không áp dụng chế tài dân sự Như hành vi “thực hiện một chính sáchbán hàng với mức giá thấp hơn một cách bất hợp lý, có ảnh hưởng hoặc có xu hướnglàm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc loại bỏ một đối thủ cạnh tranh, hoặc được thiết kếnhằm đạt mục tiêu này” sẽ bị coi là vi phạm và phải chịu phạt tù với thời hạn khôngquá hai năm Điều 183 Luật Hình sự Canada còn quy định về 3 hành vi vi phạmthuộc Luật Cạnh tranh bao gồm: Âm mưu ấn định giá, hoặc thị phần, thông đồngtrong đấu thầu và các hành vi bán hàng qua điện thoại mang tính lừa dối
Mặc dù trách nhiệm căn bản đối với việc thi hành Luật Cạnh tranh thuộc về
cơ quan Nhà nước, nhưng Điều 36 Luật Cạnh tranh Canada cũng quy định về quyềnhành động của tư nhân ở mức hạn chế Theo đó, trong trường hợp một người phảichịu thiệt hại gây ra do hành vi mang tính hình sự theo Luật này hay do vi phạmmệnh lệnh của tòa án hay Tòa Cạnh tranh, người bị thiệt hại có thể thực hiện mộthành động dân sự đối với người có hành vi vi phạm để đòi bồi thường thiệt hại
b) Ở Mỹ
Hiện nay, hệ thống pháp luật cạnh tranh của Mỹ bao gồm: Đạo luật Shermannăm 1890 (nội dung chủ yếu là cấm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh), Đạo luật Claytonnăm 1914 (bổ sung Luật Sherman thêm bốn hành vi: Cấm phân biệt đối xử về giá,cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc; cấm việcchiếm vốn giữa các công ty; cấm kiêm nhiệm chức vụ), Đạo luật về Uỷ ban Thươngmại Liên bang - thành lập Cơ quan cạnh tranh tại Mỹ năm 1914 (Trước đây, các vụcạnh tranh ở Mỹ do Cục Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp thực hiện Sau khi thànhlập Uỷ ban Thương mại Liên bang, Uỷ ban này giám sát việc thực thi luật cạnh tranhthuộc mảng dân sự và bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như làmhàng giả, quảng cáo gian dối), Đạo luật Robinson-Patman (bổ sung Luật Clayton vềhành vi bán phá giá hàng hoá trong nước - predatory pricing chứ không phải là anti -
Trang 29dumping), Đạo luật Wheeler-Lea (bổ sung những hành vi cạnh tranh không lànhmạnh), Đạo luật Celler-Kefauver (quy định việc kiểm soát sáp nhập, mua lại).
Tại Mỹ, việc áp dụng các biện pháp thích hợp đối với các hành vi hạn chếcạnh tranh như thỏa thuận cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độcquyền… được đặc biệt coi trọng Các nhà lập pháp Mỹ đã nhấn mạnh vai trò của chếtài một cách ấn tượng rằng: “Nếu không có một biện pháp chế tài thích hợp, thìthắng một phán quyết đối với hành vi vi phạm như thắng một trận đánh và thua cảcuộc chiến” Tại Mỹ, mục đích áp dụng chế tài gồm ba mục tiêu trọng tâm quy địnhtại Mục 2 Đạo luật Sherman, đó là: (i) Chấm dứt hành vi sai trái của người vi phạm;(ii) Ngăn ngừa vi phạm; và (iii) Tái lập các cơ hội cạnh tranh trên thị trường Ngoàicác chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, thì bồi thường thiệt hạicũng được coi là một trong những công cụ quan trọng Các biện pháp chế tài ápdụng đối với hành vi hạn chế cạnh tranh ở Mỹ có thể được phân loại thành chế tàihành vi và chế tài cấu trúc, chế tài phạt tiền và phạt tù
1.2.3 Kinh nghiệm của một số nước Châu Á
a) Ở Nhật Bản
Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng đã quy định đầy đủcác biện pháp chế tài để chống lại các hành vi hạn chế cạnh tranh như: Phạt hành chínhtương đối nghiêm khắc cũng như phạt tiền hình sự đối với các công ty, áp dụng phạt tù vàtrách nhiệm hình sự khác đối với cá nhân, cùng trách nhiệm bồi thường thiệt hại Cơ chếchính cho việc áp đặt lệnh chế tài theo Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranhcông bằng năm 1991 là hệ thống phạt tiền hành chính Doanh nghiệp bị phát hiện có cáchành vi hạn chế kinh doanh hoặc áp đặt giá sẽ là đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền hànhchính Phạt tiền hành chính không áp dụng đối với cá nhân Mức phạt được tính bằng mức
tỷ lệ phần trăm (1% - 6%) doanh số bán hàng của công ty tham gia vào hạn chế cạnh tranh,với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào thành phần và vào việc công ty được coi là một doanhnghiệp hoặc nhỏ và vừa
Trang 30Bên cạnh chế tài hành chính, Nhật Bản cũng áp dụng chế tài hình sự chốnglại hành vi phản cạnh tranh Cá nhân có thể bị truy tố khi vi phạm luật chống độcquyền, và bị áp dụng phạt tù lên tới 3 năm và phạt tiền tới 5 triệu yên Luật Chốngđộc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng cũng quy định phạt tiền hình sựđối với các công ty, hiệp hội kinh doanh khi các đại lý, nhân viên hay đại diện củahọ có hành vi phạm pháp khi hoạt động nhân danh công ty hay hiệp hội Mức phạttối đa đối với công ty có thể lên tới 1 tỷ Yên.
b) Ở Trung Quốc
Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh Trung Quốc có điểm tương đồng vớicách quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam là dành riêng một chương đểquy định về trách nhiệm pháp lý Các hành vi vi phạm về thông thầu, tùy trường hợp, cơquan có thẩm quyền kiểm soát và điều tra có thể phạt tiền từ 10.000 đến 200.000 Nhândân tệ Với đặc thù tồn tại các doanh nghiệp nhà nước, Điều 23 Luật Chống cạnh tranhkhông lành mạnh của Trung Quốc đã quy định rằng: “Trường hợp doanh nghiệp côngích hoặc các người sản xuất kinh doanh khác có địa vị độc quyền theo luật buộc nhữngngười khác phải mua hàng hóa của những người sản xuất kinh doanh do mình chỉ địnhnhằm để ngăn ngừa các người sản xuất kinh doanh khác cạnh tranh lành mạnh, cơ quankiểm soát và điều tra cấp tỉnh sẽ buộc người sản xuất kinh doanh nói trên phải chấm dứthành vi bất hợp pháp và có thể phạt tiền, tùy trường hợp, từ 50.000 đến 200.000 Nhândân tệ” Đặc thù của pháp luật cạnh tranh Trung Quốc là quy định cả việc xử lý đối vớiđộc quyền hành chính, theo đó, chính quyền địa phương và các tổ chức trực thuộc cóhành vi buộc những người khác phải mua hàng hóa của những người sản xuất kinh doanh
do chính quyền và các tổ chức này chỉ định, hạn chế các hoạt động kinh doanh chínhđáng của người sản xuất kinh doanh khác, hoặc hạn chế luồng lưu thông hàng hóa bìnhthường giữa các khu vực, các cơ quan có thẩm quyền cao hơn có quyền ra lệnh chấm dứthành vi vi phạm, tiến hành kỷ luật đối với những người có trách nhiệm trực tiếp, tịch thuphần thu nhập bất hợp pháp đối với doanh nghiệp được lợi từ độc quyền hành chính hoặcphạt tiền nhiều hơn từ hai đến ba lần so với phần thu nhập bất hợp pháp [Error: Referencesource not found, Điều 30] Ngoài ra, tùy mức độ vi phạm cụ thể, doanh nghiệp có thể bị
Trang 31áp dụng các chế tài hành chính (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục những thiệthại xảy ra…) hoặc chế tài hình sự (phạt tù đối với người quản lý, lãnh đạo công ty).
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cạnh tranh là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, cạnhtranh tự do sẽ dẫn đến các thủ đoạn, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cáchành vi hạn chế cạnh tranh nhằm kìm hãm, bóp méo, hạn chế sự phát triển của thịtrường Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất, kinh doanh chân chính mà còn cả kinh tế - xã hội đất nước Chính vìvậy, hiện nay pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh về cạnh tranh,đặc biệt là đối với chống độc quyền, tập trung kinh tế Các nước can thiệp vào cáchành vi hạn chế cạnh tranh thông qua pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền.Quy định về chế tài là biện pháp hiệu quả, cần thiết nhằm chấm dứt, trừng trị, ngănngừa và giảm các vi phạm về hạn chế cạnh tranh Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế -
xã hội, chính sách cạnh tranh và nhu cầu điều chỉnh của mỗi quốc gia mà các biệnpháp chế tài, tính nghiêm khắc của chế tài có sự khác nhau Tuy nhiên, nhìn chungcác nước đều áp dụng các biện pháp chế tài hành chính (như phạt tiền, chấm dứthành vi vi phạm, cấu trúc lại doanh nghiệp vi phạm, công bố vi phạm…), chế tài dânsự (bồi thường thiệt hại) và chế tài hình sự (như phạt tiền hình sự, phạt tù), trong đóphạt tiền được xem là biện pháp chế tài hiệu quả và được quy định đối với hầu hếtcác hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh
Trang 33CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HẠN CHẾ
CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam
2.1.1 Khái quát về các biện pháp chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy địnhchủ yếu trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày21/7/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật Cạnh Tranh về xử lý vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực cạnh tranh Luật Cạnh tranh năm 2004 cơ cấu gồm có 6 chương, 123Điều, trong đó Chương II quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (điềuchỉnh về các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế của doanh nghiệp) và Chương V quyđịnh về điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh (điều chỉnh về trình tự, thủ tục, thẩmquyền của tố tụng cạnh tranh và các biện pháp xử lý đối với vi phạm cạnh tranh).Nghị định số 71/2014/NĐ-CP được đánh giá là quy định đầy đủ các biện pháp chếtài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, với những quy định khá chi tiết, cụ thể vềcác biện pháp xử lý hành chính và có dẫn chiếu đến việc áp dụng chế tài dân sự (bồithường thiệt hại), chế tài hình sự (trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm)
Ngoài ra, chế tài cạnh tranh còn được quy định trong các văn bản luật khácnhư: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự vàcác văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan (Luật Doanh nghiệp, LuậtThương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Sở hữu trí tuệ, chứng khoán, đầu tư,bưu chính viễn thông, điện lực, xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng…) Những quy địnhđó là nguồn quan trọng về chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm cụ thể, trong từnglĩnh vực cụ thể mà Luật Cạnh tranh không điều chỉnh trực tiếp Tuy nhiên, cạnhtranh xuất hiện trong mọi lĩnh vực của kinh tế thị trường, vì thế các quy định liênquan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực pháp luậtkhác nhau Việc áp dụng các chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh phải đặt
Trang 34trong mối quan hệ giữa những quy định của Luật Cạnh tranh với các văn bản phápluật có liên quan Trong trường hợp có xung đột giữa Luật Cạnh tranh và các lĩnhvực pháp luật khác, thì ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh Như vậy, Luật Cạnh tranh
là nguồn mang tính nguyên tắc chung, điều chỉnh quan hệ cạnh tranh cũng như việcáp dụng chế tài cho các hành vi hạn chế cạnh tranh
Theo quy định của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh Việt Nam, các biệnpháp chế tài đối với hành vi vi phạm hạn chế cạnh tranh bao gồm:
a) Chế tài hành chính
Lý luận cạnh tranh đã cho thấy, một vụ việc cạnh tranh cho dù liên quan đếnchủ thể nào thì cũng đều nằm trong phạm vi quản lý kinh tế của Nhà nước, thuộcchức năng của Nhà nước Do đó, xử lý vi phạm về cạnh tranh là một hoạt độngmang bản chất của quá trình thực thi chức năng điều tiết của Nhà nước đối với thịtrường cạnh tranh Các biện pháp xử lý vi phạm chủ yếu mang tính hành chính,mệnh lệnh, thủ tục xử lý cũng có tính đặc thù Cơ quan nhà nước tiến hành thủ tụcđiều tra, xử lý đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh; thủtục tiến hành lại dựa trên những nguyên tắc tố tụng tư pháp (nghĩa vụ chứng minh,quyền khiếu kiện…) Chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định cơbản tại Luật Cạnh tranh và Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, ngoài ra Luật Xử lý viphạm hành chính cũng có những quy định liên quan Đó là các quy định cụ thể vềhình thức xử phạt, mức tiền cụ thể đối với các vi phạm thuộc các lĩnh vực khácnhau, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như thủ tục áp dụng các chế tài cho đốitượng vi phạm
Chế tài hành chính đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam gồm:Hình thức xử phạt chính, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậuquả Những hình thức phạt chính được áp dụng một cách độc lập, nghĩa là đối vớimỗi vi phạm có thể áp dụng một hình thức phạt chính mà không nhất thiết phải ápdụng các hình thức phạt bổ sung kèm theo Những hình thức phạt bổ sung khôngđược áp dụng một cách độc lập, mà bao giờ cũng được áp dụng kèm theo một hìnhthức phạt chính nào đó Khi xác định mức độ xử lý đối với từng hành vi vi phạm
Trang 35quy định về hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào một hoặc một sốyếu tố quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP như: Mức độ gâyhạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạmgây ra, khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, thời gian thựchiện hành vi vi phạm, phạm vi thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được
từ việc thực hiện hành vi vi phạm, các yếu tố cần thiết khác trong từng vụ việc
Ngoài các yếu tố trên, cơ quan có thể quyền xử lý có thể xem xét các tình tiếtgiảm nhẹ và tăng nặng theo quy định tại Mục 6 Chương III Nghị định số 116/2005/NĐ-CP và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể:
- Tình tiết giảm nhẹ bao gồm: Tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước
khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện; đối tượng vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớttác hại của hành vi vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;đối tượng vi phạm tự nguyện cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến hành vi viphạm mà cơ quan có thẩm quyền trước đó chưa biết; tác động tích cực của hành vi
vi phạm đối với việc phát triển nền kinh tế
- Tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc
tái phạm trong cùng lĩnh vực; thực hiện hành vi vi phạm sau khi nhận được quyếtđịnh không chấp thuận được hưởng miễn trừ hoặc quyết định bãi bỏ quyết định chohưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền; tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc
dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sau khi thực hiện hành vi
vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm
- Hình thức xử phạt chính
Luật Cạnh tranh quy định hai hình thức xử phạt chính, đó là: Cảnh cáo và
phạt tiền Đối với các vi phạm hạn chế cạnh tranh thì không áp dụng hình thức phạtcảnh cáo, điều này xuất phát từ tính chất nguy hiểm của hành vi hạn chế cạnh tranh
so với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Do vậy, việc áp dụng chế tài cảnhcáo đối với hành vi này không đảm bảo được tính răn đe, trừng trị của chế tài, cầnthiết áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc và nặng hơn đối với các vi phạm
về hạn chế cạnh tranh Phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng trong quá trình điều tra, xử lý
Trang 36vụ việc hạn chế cạnh tranh mà bên vi phạm thiếu thái độ hợp tác như: không cungcấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu mà mình biết theo yêu cầu của cơquan có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầucủa cơ quan có thẩm quyền; cố tình cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sailệch thông tin, tài liệu; cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;che dấu, tiêu huỷ các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
Phạt tiền là hình thức phạt chủ yếu đối với các hành vi vi phạm hạn chế cạnhtranh, biện pháp phạt tiền được áp dụng trên tỉ lệ phần trăm trên doanh thu củadoanh nghiệp vi phạm Cụ thể, khoản 1 Điều 118 Luật Cạnh tranh quy định “đối vớihành vi vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thốnglĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩmquyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân
vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm” Từ trước tớinay, các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đều được xử lý theo các khungphạt tiền đã được định trước Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ dàng áp dụng trênthực tế, tuy nhiên, nhược điểm lớn là khung phạt tiền thường nhanh chóng lạc hậutheo thời gian nên trong nhiều trường hợp mức phạt tiền không còn tác dụng răn đeđối tượng có hành vi vi phạm Do vậy, quy định mức phạt tiền trên cơ sở tỉ lệ doanhthu đảm bảo rằng biện pháp xử lý của Nhà nước sẽ không bị lạc lậu theo thời gian,công bằng trong việc áp dụng Quan trọng hơn, việc Quốc hội quy định mức trầnphạt tiền là 10% sẽ đảm bảo tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm pháp luậtcạnh tranh, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung Pháp luật cạnh tranhViệt Nam đã quy định cụ thể về chế tài xử phạt hành chính đối với các vi phạm vềhạn chế cạnh tranh Theo đó, phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chínhtrước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp về thỏa thuận hạn chế cạnhtranh, lạm dụng ví trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinhtế và của từng doanh nghiệp nếu các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cóthị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với các hành vi thỏathuận hạn chế liên quan đến ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cungcấp, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch
Trang 37vụ, phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư và hành vi thỏa thuận áp đặt chocho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặcbuộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đốitượng của hợp đồng …[10]
+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh,bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi viphạm Hình thức xử phạt này được áp dụng với tất cả các hành vi vi phạm về thỏathuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnhthị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
- Các biện pháp khắc phục hậu quả
Doanh nghiệp có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnhhình thức xử phạt chính và phạt bổ sung, bao gồm: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạmdụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất;buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điềukhoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; các biện phápcần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm như:Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp
đã mua nhưng không sử dụng, buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãmdoanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, buộc khôi phục
Trang 38các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở (đối vớihành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trởsự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng); buộc khôi phục cácđiều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở, buộc loại bỏcác điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng, buộc khôi phục lại các điều khoảnhợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng, buộc khôi phục lại hợp đồng đãhuỷ bỏ mà không có lý do chính đáng (theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số71/2014/NĐ-CP).
b) Chế tài dân sự
Như đã phân tích ở trên, nguồn chung điều chỉnh các quan hệ giao dịch vàgiải quyết các tranh chấp trên thị trường là pháp luật dân sự Các hành vi hạn chếcạnh tranh xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể cạnh tranh Với tưcách là một trong những nguồn của pháp luật về hạn chế cạnh tranh, chế định bồithường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Dân sự đã góp phần điều chỉnh cáchành vi vi phạm về cạnh tranh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể
bị xâm hại Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh không quy định chi tiết về vấn đề bồithường thiệt hại đối với những thiệt hại do hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra, màviện dẫn pháp luật dân sự Điều 117 Luật Cạnh tranh đã quy định rằng “Tổ chức, cánhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật” Do đó, khi xảy ra thiệt hại từ hành vi hạn chế cạnhtranh, chủ thể bị hại có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông quaquyền đòi bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự Biện phápdân sự được áp dụng để xử lý theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành
vi vi phạm pháp luật chống hạn chế cạnh tranh gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang
bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự
Biện pháp dân sự cho phép bên bị vi phạm có quyền khởi kiện yêu cầu Tòaán buộc người có hành vi hạn chế cạnh tranh vi phạm mà gây thiệt hại cho chủ thểkhác phải bồi thường Nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại
Trang 39theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp luật cạnh tranh Việt Nam yêu cầu các tổchức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh và, qua đó gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân hợp pháp khác, phải bồi thườngthiệt hại đó theo quy định của pháp luật dân sự, có nghĩa rằng về nguyên tắc thiệt hạiphải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận vềmức bồi thường, hình thức bồi thường, bằng tiền mặt, hiện vật, hoặc bằng việc thựchiện một nhiệm vụ, và chế độ bồi thường Trong trường hợp có nhiều người cùnggây ra sự mất mát, tức là nhóm các doanh nghiệp có thoả thuận hạn chế cạnh tranhhoặc cùng ở một vị trí thống trị, họ cùng phải bồi thường cho bên bị thiệt hại Tráchnhiệm bồi thường của từng doanh nghiệp trong nhóm được xác định liên quan đếnmức độ lỗi của mỗi doanh nghiệp và được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế Nếumức độ lỗi không xác định được, các doanh nghiệp phải bồi thường cho những thiệthại với số lượng bằng nhau
c) Chế tài hình sự
Thực tiễn cho thấy, hành vi hạn chế cạnh tranh không những gây nguy hại chođối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, mà còn bóp méo thị trường, ảnh hưởng đến cả nềnkinh tế Vì vậy, việc xử lý hình sự đối với một số hành vi hạn chế cạnh tranh là rất cầnthiết để đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật Điều 94 của Luật Cạnh tranh quy định
“Trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều traviên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ
sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự” Như vậy, nếu hành vihạn chế cạnh tranh có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sựthì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự Khi đó, vụ việc sẽ được giải quyết theo tố tụng hìnhsự, các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
mà định tội danh và áp dụng chế tài hình sự thích hợp
Áp dụng biện pháp hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu đểđấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phấn đắc lực vào bảo vệ chủ quyền,
an ninh đất nước, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, thúc đẩy nền kinh tế thị trường
Trang 40xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng Trên cơ sở định hướng này, Bộ luật Hình sựnăm 1985, sau đó đến Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
và mới đây là Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có cóquy định cụ thế về tội phạm liên quan đến cạnh tranh Điều 217 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về cạnh tranh đã có nộidung như sau:
(1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại chongười khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bấtchính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 nămhoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: (a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không chodoanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (b) Thỏa thuậnloại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; (c) Thỏathuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thịtrường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giáhàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trườngtiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểmsoát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chếphát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệpkhác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệpkhác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: (a)Phạm tội 02 lần trở lên; (b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; (c) Lạm dụng vị trí thốnglĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thị trường; (d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000đồng trở lên; (đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên
(3) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm