1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Một trong những biện pháp để có được điều đó là mỗi doanh nghiệp đểu không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọng không chỉ trong công tác hạch toán kế toán mà còn là công cụ đắc lực trong công tác quản trị của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp trong sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Vấn đề đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc nói riêng là làm sao để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, vận dụng lý luận đã học và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc nên em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc” để nghiên cứu và làm đề tài khóa luận cuối khóa của mình.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Lê Thị Hồng Yên
Lớp: K3 - KT
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu và nỗ lực cá nhân của bản
thân, dưới sự hướng dẫn của cô giáo – ThS Vũ Thị Thê, chưa có trong bất kỳ
tài liệu nghiên cứu nào
Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sảnxuất bao bì Tuấn Ngọc và kết quả làm việc của bản thân
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Hồng Yên
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4
1.1 Những nội dung chính về kế toán CPSX và Tính GTSP 4
1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán CPSX và tính GTSP trong DNSX 4
1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 5
1.1.3 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 7
1.1.4 Đối tượng, phương pháp kế toán CPSX và tính GTSP 10
1.2 Kế toán CPSX theo Phương pháp KKTX 13
1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13
1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 14
1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 14
1.2.4 Kế toán tập hợp CPSX, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 16
1.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 19
1.3.1 Khái quát chung 19
1.3.2 Phương pháp kế toán 20
1.4 Kế toán CPSX và phương pháp tính GTSP áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 20
1.4.1 Kỳ tính giá thành 20
1.4.2 Các phương pháp tính GTSP áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 21
1.5 Hình thức sổ kế toán 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC 29
2.1.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý SXKD có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH đầu tư Thương mại và sản xuất bao bì Tuấn Ngọc 29
Trang 32.1.1 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty 29
2.1.2 Hình thức kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty 36
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất bao bì Tuấn Ngọc 43
2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 43
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44
2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 60
2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 72
2.2.5 Tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 88
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất bao bì Tuấn Ngọc 99
2.3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc 99
2.3.2 Nhận xét về kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty 102
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC 106
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp CSX và tính GTSP tại công ty 106
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế tóan tập hợp CPSXt và tính GTSP tại công ty 107
KẾT LUẬN 110
Trang 4BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CP NVL TT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, MÀN HÌNH
5 Sơ đồ 1.5 Trình tự kế toán tập hợp CPSX theo PP
6 Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC 24
10 Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
11 Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký
12 Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ 27
13 Sơ đồ 1.10 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toánmáy vi tính 28
14 Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ SX tại công ty 30
16 Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
17 Sơ đồ 2.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 37
18 Sơ đồ 2.5 Quy trình xử lý dữ liệu trên phần mềm 42
19 Sơ đồ 2.6 Trình tự hạch toán kế toán CP NVL TT 46
20 Sơ đồ 2.7 Trình tự hạch toán kế toán CP NCTT 60
21 Sơ đồ 2.8 Trình tự hạch toán kế toan CP SXC 72
22 Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả HĐSXKD của công ty từ năm 2009-2011 34
23 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu so sánh quá trình SXKD của công ty từ năm 2010-2011 35
Trang 651 Màn hình 2.5 Đăng ký phương pháp tính giá xuất kho 51
53 Màn hình 2.7 Đường dẫn xem Sổ chi tiết TK 621 52
58 Màn hình 2.12 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ 79
59 Màn hình 2.13 Đường dẫn xem bảng đăng ký mức trích KH 79
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt độngsản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêuthụ sản phẩm phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình mộthướng đi đúng đắn Một trong những biện pháp để có được điều đó là mỗi doanhnghiệp đểu không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọngkhông chỉ trong công tác hạch toán kế toán mà còn là công cụ đắc lực trongcông tác quản trị của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào Việc tính đúng, tính
đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra đượccác phương án thích hợp trong sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm,đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kếtoán trong doanh nghiệp sản xuất
Vấn đề đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công tyTNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc nói riêng là làm sao
để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmcho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm, vận dụng lý luận đã học và nghiên cứu tạitrường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại Công ty TNHH
Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc nên em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc” để nghiên cứu và
làm đề tài khóa luận cuối khóa của mình
Trang 82 Mục đích của đề tài:
Hoàn thiện và bổ sung các vấn đề mang tính chất lý luận và phương phápluận về vấn đề tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm
cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế tài chính ở doanh nghiệp
Khảo sát tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì TuấnNgọc, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty để góp phần nângcao chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất
bao bì Tuấn Ngọc
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận khoa học,
phương pháp nghiên cứu - quan sát thực tiễn và phương pháp tư duy logic
4 Kết cấu của đề tài
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tìnhcủa cô giáo Thạc sĩ Vũ Thị Thê, cùng các anh chị trong phòng Tài chính – Kếtoán của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc em
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc.
Do phạm vi đề tài rộng, quá trình thực tế chưa sâu và do trình độ bản thâncòn những hạn chế nhất định nên em khó tránh khỏi những sai sót trong quátrình viết Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô và các bạn đểhoàn thiện nhận thức của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng … năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Hồng Yên
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanhnghiệp với tư cách là chủ thể kinh tế, được tự chủ trong các hoạt động sản xuấtkinh doanh Chính vì thế, doanh nghiệp phải tự quyết định sản xuất cái gì? Sảnxuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đưa
ra thị trường những sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng vàphù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trongtổng chi phí kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh quy định đến giá thành sảnphẩm đầu ra, bởi vậy sử dụng chi phí hiệu quả sẽ hạ được giá thành sản phẩm
Hạ giá thành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đây chính làmục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới Bởi vậy, công tác kế toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, đòi hỏi kếtoán phải tập hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác cá khoản chi phí phát sinh đểtính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm
Việc xác định tổng và chi phí đơn vị cho một sản phẩm giúp nhà quản lýxác định được điểm hòa vốn Đây là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp lên
kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận mong muốn và đưa ra nhữngquyết định quan trọng khác trong quá trình điều hành doanh nghiệp
Trang 11Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm là một tất yếu của chế độ hạch toán kinh tế, là khâu trọng tâm của toàn bộcông tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa
và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong chu kỳ, dùng vào sản xuất sảnphẩm được biều hiện bằng thước đo tiền tệ và tính cho một thời kỳ nhất định.Như vậy, bản chất chi phí sản xuất của doanh nghiệp là:
- Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất gắnliền với mục đích nhất định
- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu haotrong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng thước đo tiền
tệ và được xác đinh trong một khoảng thời gian xác định
Nói chung, xét về thực chất thì chi phí là sự chuyển dịch vốn của doanhnghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏvào quá trình sản xuất kinh doanh
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiềuthứ khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phícũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinhdoanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp Sau đây là một sốtiêu thức phân loại:
Phân loại chi phí theo hoạt động và công dụng kinh tế
Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứvào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chiathành:
Trang 12 Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường
Chi phí hoạt động chính và phụ bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bánhàng của hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào chức năng, công dụng củachi phí thì các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất kinh doanh vàchi phí tài chính
* Chi phí sản xuất kinh doanh gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất:
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ trong một kỳ được biểu hiện bằng tiền
Chi phí sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp
* Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí và
các khoản lỗ liên quan đên các hoạt động về vốn như: Chi phí liên doanh, chiphí đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến cho vay vốn, lỗ liên doanh
Chi phí khác: là các khoản chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các
nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được, như: Chiphí thanh lý, nhượng bán TSCĐ…
Phân loại theo cách này giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng củatừng loại chi phí, từ đó có định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng từng loại,nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, dự tính giá thành kếhoạch, lập định mức chi phí và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung vàtính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí
đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào Các phân loại này còn được gọi
là phân loại chi phí theo yếu tố
Trang 13- Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phínguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vậtliệu khác.
- Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả ngườilao động, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của ngườilao động
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐdùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ muangoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trongquá trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí nói trên
Phân loại chi phí theo phương pháp này có tác dụng rất lớn trong quản lýchi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu, tỷ trọng trong từng yếu tố chi phí, là cơ sở
để phân tích đưa ra tình hình dự toán chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiềnvốn, huy động sử dụng cho kỳ sau
Một số cách phân loại khác
Ngoài những cách phân loại trên, chi phí còn được nhận diện theo nhiềutiêu thức khác nhau như theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động,theo khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí, theo yếu tố đầu vàocủa quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
1.1.3 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1.3.1 Khái niệm và bản chất giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những chi phí vềlao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp
đã chia ra để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhấtđịnh
Xét về bản chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn củadoanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nó là vốn của doanh
Trang 14nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh Mục đích của nguyên tắc kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường là mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luônđược các doanh nghiệp quan tâm tới hiệu quả mà nó mang lại Vì vậy, để quản
lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từngloại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu? Số chi phí đã cấu thành trong số sản phẩm,lao vụ, dịch vụ là bao nhiêu? Tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp cácloại chi phí này ? Chỉ tiêu thỏa mãn được những thông tin mang nội dung trênchính là giá thành sản phẩm
1.1.3.2 Phân loại giá thành sản xuất sản phẩm
Phân loại căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Căn cứ phân loại: Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Nội dung phân loại: Giá thành sản phẩm gồm các loại:
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sởcác định mức chi phí và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu này đượctính trước khi tiến hành sản xuất và được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụngvật tư, lao động, tiền vốn cũng như hiệu quả của các giải pháp kinh tế kỹ thuậtđược áp dụng tại doanh nghiệp
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phísản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Chỉ tiêu này được xác định trước khitiến hành sản xuất và được sử dụng làm mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu Giá thành thực tế được tính theo hai chỉ tiêu: tổng giá thành và giá thành đơn vị Chỉ tiêu này phản ánh nỗ lực của doanh nghiệp trong viêc thực hiện định mức và
kế hoạch
Tác dụng của cách phân loại này: Các loại giá thành trên được xác định
sau đó được đem ra so sánh, phân tích để rút ra kết luận về các biện pháp ápdụng tại doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý
Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi chi phí trong giá thành
Trang 15 Căn cứ phân loại: Căn cứ vào phạm vi của chi phí được sử dụng để tínhgiá thành.
Nội dung phân loại: Giá thành sản phẩm gồm các loại sau:
- Giá thành sản xuất toàn bộ: Là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn
bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành
- Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bảogồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thànhtrong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành vàmột phần định phí sản xuất được phân bổ dựa trên cơ sở mức hoạt động thực tế
so với mức hoạt động theo thiết kế (mức hoạt động chuẩn)
- Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đóbao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lýdoanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ
Tác dụng của cách phân loại này: Là cơ sở để xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp và quyết định việc sử dụng chỉ tiêu giá thành nào trongcác quyết định quản trị
1.1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặtcủa quá trình sản xuất kinh doanh Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểuhiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanhnghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữacác kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhautrên hai phương diện:
Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá
thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành
Trang 16Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có
chi phí sản xuất dở dang:
+
Tổng chi phísản xuất phátsinh trong kỳ
-Tổng chi phísản xuất
dở dang cuối kỳ
Trong trường hợp đặc biệt: Không có sản phẩm dở thì
+ Dở dang cuối kỳ = Dở dang đầu kỳ hoặc
+ Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất trong kỳ
Giữa chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vớinhau: Chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giáthành sản phẩm Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tínhgiá thành sản phẩm Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành
1.1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1.4.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiềuđiểm khác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụkhác nhau Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí phát sinh đó
ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào Chính vì vậy, chi phí sản xuất kinhdoanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi giới hạnnhất định Đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sảnxuất trong các doanh nghiệp có thể là:
Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng
Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp
Trang 17Như vậy, xác định đối tượng chi phí sản xuất một các khoa học, hợp lý là cơ
sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổchức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết
Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại dodoanh nghiệp sản xuất cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm
Để xác định được đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm hoạt độngsản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp
- Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc như: đóng tàu,sửa chữa ô tô đối tượng tính giá thành là từng SP, DV hoàn thành
- Nếu doanh nghiệp sản xuất theo phương thức hàng loạt như: sản xuất hàng maymặc, ô tô, xe máy đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành Việc xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp với đặc điểm củadoanh nghiệp giúp kế toán tổ chức sổ kế toán, các bảng tính giá thành sản phẩmtheo từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giáthành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính GTSP
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau
về bản chất: đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sảnxuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phígiá thành sản phẩm Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lýđối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thànhtheo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp
Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùngvới một đối tượng tính giá thành sản phẩm hoặc một đối tượng kế toán tập hợpchi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại
Mối quan hệ giữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phươp pháp tính và
kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó
Trang 18Trên thực tế, khi xem xét các loại nửa thành phẩm tự chế, các bộ phận,một chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành hay không cần phải cânnhắc đến các mặt như: chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm
tự chế có phải là hàng hóa hay không để xác định cho phù hợp
1.1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phísản xuất, để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chiphí sản xuất đã xác định
Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trựctiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng với các chi phí
có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định
và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phívào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với
những khoản chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toántập hợp chi phí sản xuất, mà không thể trực tiếp tập hợp cho một đối tượngđược
Trong trường hợp này, trước hết phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinhchung sau đó lựa chon tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phínày cho từng đối tượng chịu chi phí theo các bước sau:
+ Xác định hệ số phân bổ:
Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ+ Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti H
Trong đó: Ci: Là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti: Là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
H: Là hệ số phân bổ
Trang 191.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX
1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVL TT) là toàn bộ chi phí về NVLchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp choviệc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ
Để tập hợp chi phí NVL TT, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp: Phản ánh các CP NVL TT được sử dụng trực tiếp cho việc sản
xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất
Kết cấu TK 621:
Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
Bên Có: - Trị giá NVL sử dụng không hết, nhập kho,Trị giá phế liệu thu hồi
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sảnphẩm, Kết chuyển chi phí vượt trên mức bình thường vào TK 632
Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 154
Xuất kho NVLTT Kết chuyển chi phí
đưa vào sản xuất NVLTT trong kỳ
Mua NVLTT đưa vào sản NVL sử dụng không
sản xuất (*) hết nhập lại kho
Thuế GTGT đầu Kết chuyển chi phí NVLTT vào được khấu trừ(**) vượt định mức
Chú thích: (**): ở đơn vị áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(*): ở đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Trang 201.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT là toàn bộ chi phí về tiền lương và các khoản khác phải trảcho công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm, bao gồm: lương chính, lươngphụ, phụ cấp và tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh số chi
phí về lao động trực tiếp tham gia vào quá trình SXKD
Kết cấu TK 622:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
- Kết chuyển chi phí NCTT trên mức bình thường vào TK 632
Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK154 Tiền lương phải trả Kết chuyển chi phí NCTT
công nhân sản xuất trong kỳ (PPKKTX)
Trích trước lương nghỉ phép Kết chuyển chi phí NCTT
của CN trực tiếp sản xuất trong kỳ (PPKKĐK)
Các khoản trích theo lương: Kết chuyển chi phí
BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN vượt định mức
1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung (CPSXC) là những khoản chi phí cần thiết khácphục vụ cho quá trình sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xất.CPSXC bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271)
- Chi phí vật liệu (TK 6272)
- Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273)
- Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274)
Trang 21- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277)
- Chi phí khác bằng tiền (TK 6278)
Chi phí sản xuất chung khi thực tế phát sinh được tập hợp theo địa điểm
và theo nội dung của chi phí SXC Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ cho cácđối tượng thuộc phân xưởng hoặc bộ phận đó
Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Kết cấu TK 627:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Chi phí chung cố định không được phân bổ, được ghi nhận vào giávốn hàng bán trong kỳ do mức sản xuất sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơncông suất bình thường
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154
Trang 22Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334,338 TK 627 TK111,138 Chi phí nhân viên ở các
phân xưởng sản xuất
TK152,153 Các khoản ghi giảm
Chi phí vật liệu, CCDC chi phí sản xuất chung
ở các phân xưởng SX
Chi phí trả trước, trích trước Kết chuyển hoặc phân
tính vào chi phí sản xuất chung bổ chi phí SXC(PPKKTX)
Các chi phí bằng tiền khác, Kết chuyển hoặc phân
chi phí dịch vụ mua ngoài (*) bổ chi phí SXC(PPKKĐK)
TK133 TK 632 VAT đầu vào được
khấu trừ (**) Kết chuyển CPSXC cố định
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chú thích: (**): ở đơn vị áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(*): ở đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.2.4 Tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
1.2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Sau khi đã hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất, cuối cùng cácchi phí đó phải được tập hợp lại để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất là TK 154 ”Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang”
Trang 23Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
1.2.4.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở
Sản phẩm dở dang (SPDD) là sản phẩm, công việc còn đang trong quá
trinh sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ,hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chếbiến mới trở thành thành phẩm
Đánh giá SPDD là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà SPDD cuối
kỳ phải chịu
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ
Phương pháp dánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp)
- Nội dung: Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm
chi phí NVLTT hoặc CP NVLCTT, và khoản mục này được tính cho một sảnphẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau Các khoản chi phí khác như
CP NCTT và CP SXC được tính hết cho sản phẩm hoàn thành chịu
K/c CPNCTT cuối kỳ
K/c hoặc phân bổ CPSXC cuối kỳ
Hàng gửi bán không qua nhập kho
Nhập kho thành phẩm
GVHB
GVHB không qua nhập kho CPNVLTT, NCTT trên mức bình thường, CPSXC dưới mức công suất bìnhthường
Trang 24+ Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
+ Cv: CP NVL chính trực tiếp(CP NVL trực tiếp) phát sinh trong kỳ.+ Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
+ Qbht : Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
- Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản nhanh chóng, khối lượng tính toán ít,
không phải kiểm kê đánh giá mức độ hoàn thành
- Nhược điểm: Giá trị sản phẩm dở dang xác định được kém chính xác.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp
doanh nghiệp có CP NVLC TT (hoặc CPNVLTT) trong tổng chi phí sản xuất,khối lượng SPDD ít và tương đối ổn định giữa các kỳ
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Nội dung: Theo phương pháp này, phải tính cho sản phẩm dở dang cuối
kỳ tất cả các khoản mục chi phí (CP NVL TT, CP NCTT, CP SXC), khốiởlượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thànhtương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang
- Công thức tính:
Theo phương pháp nhập trươc xuất trước
Dck =
m Q
Q m
Trang 25+ Q dđk , Q dck : khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ,cuối kỳ
+ Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht
= Qht - Qdđk)
Theo phương pháp bình quân gia quyển
Dck =
m Q
đkx
C
x (Qdck x mc)
Trong đó: Qht là khối lượng sản phẩm hoàn thành
- Ưu điểm: Kết quả tính toàn có mức độ chính xác cao vì chúng được tính
toán đầy đủ tất cả các khoản mục chi phí
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, việc kiểm kê
đánh giá mức độ hoàn thành phức tạp
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có CP
NVL TT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượngSPDD lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành củaSPDD
1.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KKĐK
1.3.1 Khái quát chung
Khác với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho khôngđược ghi sổ liên tục Bởi vậy, cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê tất cả các loạiNVL, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK 631- Giá
thành sản xuất Kế toán vẫn sử dụng các TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp
chi phí và TK 154 nhưng TK 154 chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ.Bên nợ TK 631 tập hợp các chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và giá trị sảnphẩm làm dở đầu kỳ chuyển sang Cuối kỳ sau khi đã kiểm kê đánh giá sảnphẩm làm dở cuối kỳ thì kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ từ TK 631sang TK 154 Và trên cơ sở số dư đầu kỳ cộng chi phí tập hợp được trong kỳ trừ
Trang 26giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ thì sẽ tính được giá thực tế của sảnphẩm hoàn thành nhập kho.
Nội dung kết cấu TK 631:
- Bên nợ: Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, các chi phí phát sinh trong kỳ(CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)
- Bên có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ
+ Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập TK 631 cuối
CP NVL TT, CP NCTT trên mức bình thường, CP SXC dưới mức công suất
Trang 27Để xác định kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý củadoanh nghiệp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và chu kỳsản xuất sản phẩm dài hay ngắn mà kỳ tính giá thành thích hợp sẽ là hàng tháng,hàng quý, hàng năm hay cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
1.4.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
1.4.2.1 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng đối với các DNSX sản phẩm theo đơn đặthàng của khách hàng
Theo phương pháp này, kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí theo đơn đặthàng Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng Việc tính giáthành ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này chỉ tính khi đơn hàng đãhoàn thành Còn chi phí NVL TT và chi phí NCTT sẽ được tập hợp riêng chotừng đơn đặt hàng, chi phí SXC sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp dựa vào
số ngày sản xuất đơn hàng Chi phí sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp dựavào số ngày sản xuất của đơn hàng đó
Đối với đơn hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã phát sinh thực tế đã tập
hợp theo đơn hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng đó
1.4.2.2 Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
Trường hợp từ khi đưa NVL chính vào quy trình sản xuất cho đến khi tạo
ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra mộtloại sản phẩm Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệsản xuất sản phẩm Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thànhcủa quy trình sản xuất đó:
Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDDĐK +CPPS trong kỳ - CPSXDDCK
Tổng sản lượng hoàn thành
Trang 281.4.2.3 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Kế toán tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Theo phương pháp này, kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thànhphẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tínhtiếp ở giai đoạn sau Quá trình cứ tiếp tục vậy cho đến khi tính được giá thànhsản phẩm ở giai đoạn cuối cùng
Quy trình tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm:
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Từ đó : Z TP = D đkn + CP NTPn-1 + C n - D ckn
z TP = Z TP Q TP
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm (Phương pháp kết chuyển song song)
Theo phương pháp này, ZSP chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành ở giai đoạncuối cùng của quy trình công nghệ, hoặc các doanh nghiệp có NTP ở từng giaiđoạn không bán ra ngoài
Trang 29Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP:
Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn, kếtoán tính được ZSP hoàn thành theo từng khoản mục CP
Trong đó:
Dđki, Ci : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ
giai đoạn i
Qhti : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i
Qdcki : Sản lượng sản phẩm làm dở giai đoạn i
mci : Mức độ chế biến hoàn thành sản phẩm dở giai đoạn i
Qitp : Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i
Qitp = Qtp xHi trong đó Hi là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i
CZi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i tính vào ZTP
1.5 HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
Là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mốiquan hệ giữa các loại sổ nhằm ghi chép phản ánh, hệ thống hóa và tổng hợp sốliệu từ các chứng từ kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kế toán cần thiết cho việc lậpcác báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định Hiện nay, theoquyết định số 15/2006/QĐ-BTC có 5 hình thức sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng vàthích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô,đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ
Trang 30của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức
kế toán phù hợp
Nhật Ký Chung: Là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: Sổ
nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết Đặc trưng cơ bản của hình thức này làtất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, màtrọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản
kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổCái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hàng tháng
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ Cái TK 621,622, 627, 154
Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ KT chi tiết TK 621,
622, 627
Bảng tính giá thành
Sổ tổng hợp chi tiết TK 154
Trang 31 Nhật Ký - Sổ Cái: Là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trưng
về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ, các loại sổ cũng như hình thức Nhật KýChung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tếphát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếtrên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái Căn
cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợpchứng từ gốc
Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NK – SC
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hàng tháng
Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng phân bổ CCDC, KH TSCĐ…
Sổ
quỹ
Sổ, thẻ KT chi tiết TK
621, 622, 627
Trang 32 Nhật Ký Chứng Từ: Hình thức này có đặc trưng riêng về số lượng
và loại sổ Trong hình thức Nhật Ký Chứng Từ có 10 Nhật Ký Chứng Từ,được đánh số từ Nhật Ký Chứng Từ số 1-10 Hình thức kế toán này nó tậphợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tàikhoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đốiứng Nợ Nhật Ký Chứng Từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụkinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh
tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ
kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.(Theo QĐ 15)
Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký - Chứng Từ
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hàng tháng
Bảng thanh toán lương, PXK, và các bảng phân bổ
Bảng kê 4, 5 6
SỔ CÁI 621,622,627,154
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Bảng tổng hợp chi tiết
TK 154
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627
Bảng tính giá
thành
Trang 33 Chứng từ ghi sổ: Là hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ được hình
thành sau các hình thức Nhật Ký Chung và Nhật Ký Sổ Cái Nó tách việc ghiNhật Ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiệncho phân công lao động kế toán, khắc phục những bạn chế của hình thức Nhật
Ký Sổ Cái Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp làChứng Từ Ghi Sổ Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốchoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hàng tháng
Bảng thanh toán lương, PXK, và các bảng phân bổ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622,
627
Bảng tổng hợp chi tiết TK 154
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái TK 621, 622,
627,154
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Trang 34 Hình thức kế toán trên máy vi tính: Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế
toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trìnhphần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theonguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kếtoán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi
sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quyđịnh
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
- Báo cáo kế toán quản
trị
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Sổ kế toán:
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết TK
621, 622, 627, 154
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC
2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức quản lý SXKD có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc
2.1.1 Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn
Ngọc
Địa chỉ : Số 85 Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội
Số điện thoại: 04 3747 4996 Số Fax: 04 3747 4997
Địa chỉ xưởng sx: Cụm công nghiệp Quất Động – Thường Tín – Hà Nội
Số điện thoại: 04 3376 4932 Số Fax: 04 3376 4931
Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất sản phẩm từ plastic
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Duy Tuấn Ngọc
Email: tuanngocsale@gmail.com
Website: tuanngoc.com.vn
Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất bao bì Tuấn Ngọc (sau đâygọi là ‘Công ty’) là Công ty TNHH 2 thành viên, được thành lập năm 2007 Trảiqua 6 năm hình thành và phát triển, Công ty ngày càng trưởng thành và lớnmạnh trên con đường mà mình đã chọn Ngoài văn phòng tại Hà Nội, Công tycòn một xưởng sản xuất tại Quất Động - Thường Tín - Hà Nội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường đã tạo môi trường thuận lợi cho Công ty phát triển Từ những tài sản thô
sơ, lạc hậu nay đã được mua sắm thay thế bằng những thiết bị hiện đại Giám
đốc công ty kí thực hiện chính sách chuẩn hóa chất lượng, hiện đại hóa dây
Trang 36chuyền và đa dạng hóa sản phẩm bao bì Theo chính sách trên, công ty tăng
vốn kinh doanh và đầu tư đồng bộ các dây chuyền sản xuất mặt hàng mới, nângcao sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như số lượngsản phẩm sản xuất Đây là một bước chuyển biến lớn đối với công ty cả trongquá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ Mặt hàng chính của công ty được mởrộng gồm túi xốp hai quai các mầu, túi hai lớp PE, HD, PP các mầu, hàng nilongcuộn, màng chít Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu quảng bá thương hiệu ngàycàng tăng, Công ty còn đầu tư thêm các dây chuyền in máy để sản xuất bao bì incông nghiệp, băng dính cao cấp in logo công ty, các loại túi quảng cáo bằng bao
bì mềm có in nhiều màu, chất liệu nhựa các loại
Vốn điều lệ của công ty là 4.900.000.000 VNĐ
2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất các sản phẩm từ plastic (chính): bao bì nhựa, các sản phẩm khác
từ nhựa
- In ấn: những mặt hàng nhà nước cho phép
- Bán buôn hợp: túi PP dệt, túi giấy băng dính, màng co
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư
Thương mại và Sản xuất Bao bì Tuấn Ngọc
Phân xưởng sản xuất
Tổ thổi
Tổ in
Tổ cắt
Trang 37 Giải thích quy trình sản xuất:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phản ánh năng lực sản xuất và chấtlượng sản phẩm Tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất Bao bìTuấn Ngọc, do đặc thù của ngành sản xuất mà sản phẩm được hình thành chủyếu bao gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ… và được hình thành quagiai đoạn:
- Phân xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất nhận phiếu sản xuất và xuất
kho nguyên vật liệu để sản xuất
- Tổ thổi: Từ hạt nhựa thổi thành các cuộn sợi
- Tổ cắt: Từ các cuộn sợi do tổ thổi chuyển tới, tổ cắt cắt cuộn sợi theo yêu
cầu sản xuất.
- Tổ in: Nhận các sản phẩm đã được cắt theo yêu cầu, tổ in tiếp tục in ấn
những mẫu mã, logo theo yêu cầu sản xuất.
Đặc điểm sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc là doanhnghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại bao bì được sản xuất từ nhựaplastic Các sản phẩm rất phong phú và đa dạng theo nhu cầu thị trường, sử dụngtrong nhiều lĩnh vực khác nhau Một số sản phẩm chính của Công ty gồm bao bìLDPE, bao bì HDPE…
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp khác cùng kinhdoanh sản xuất mặt hàng hóa Tuy nhiên sản phẩm của công ty Tuấn Ngọc luônđược các bạn hàng đánh giá rất cao và giành được thị phần lớn trên thị trườngMiền Bắc Sản phẩm bao bì Tuấn Ngọc luôn đảm bảo tốt về độ cứng, độ chịubục, chịu nén và độ chống ẩm theo yêu cầu của khách hàng Màu sắc đa dạng,bền đẹp Chính vì vậy thời gian gần đây nhà máy liên tục nhận được các đơn đặthàng
Trang 38Hiện nay, Công ty bao bì Tuấn Ngọc đang phát triển để mở rộng danh mụcmặt hàng và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đem lại những sản phẩmtốt và đảm bảo uy tín cho khách hàng.
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc là mộtdoanh nghiệp hách toán độc lập Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý đềnằm dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, bao gồm các bộ phận sau: Giám đốc, phònghành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phân xưởng sản xuất
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH đầu tư Thương mại và Sản
xuất Bao bì Tuấn Ngọc
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
* Giám đốc: Giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân cho công
ty,chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp: toàn quyền tuyển dụng nhân sự các phòng ban,ký kết hợp đồngkinh tế,hợp đồng lao động và quyết định lương, thưởng, sa thải nhân viên Giámđốc có quyền bổ nhiệm các trưởng phòng ban trong công ty
* Phòng hành chính nhân sự: Quản lý, theo dõi hồ sơ toàn bộ cán bộ nhân
viên Công ty, lưu trữ hợp đồng, tài liệu Soan thảo công văn giấy tờ theo yêu cầucủa Giám đốc Đăng tin tuyển dụng nhân sự, tổ chức các sự kiện trong công ty.Theo dõi và đáp ứng đảm bảo quyền lợi của nhân viên
Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên
Phân xưởng sản xuất
Phòng Nhân sự
Phòng kinh doanh
Phòng
kế toán
Trang 39* Phòng kinh doanh: Tìm hiểu thị trường,tìm kiếm khách hàng Nhận đơn
đặt hàng,Fax phiếu sản xuất xuống phân xưởng, giao hàng cho khách hàng, đônđốc và thu hồi công nợ và nộp tiền về quỹ công ty Chăm sóc khách hàng hiệntại và khách hàng tiềm nãng.Tham khảo giá cả thị trường để điều chỉnh giá báncho hợp lý
* Phòng Kế toán: Phòng Kế toán có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính,
hình thức kế toán, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và chế độ báo cáo tài khoản
kế toán và các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, giúp Giám đốc quản lý
về tài chính của toàn Công ty Đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn vàhàng năm, tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng vốn hợp lý nhằm bảo toàn vàphát triển các nguồn vốn Thực hiện kiểm tra các hoạt động tài chính trong công
ty Hàng tháng cấp phát tiền lương, tiền thu chi bảo hiểm xã hội cho cán bộ côngnhân viên trong Công ty
* Phân xưởng sản xuất: Nhận phiếu sản xuất được fax xuống, sản xuất sản
phẩm Tổ chức phân công sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng số lượng sảnphẩm, nhập kho thành phẩm, phế liệu
Trang 402.1.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty từ 2009 – 2011
Bảng 2.1: Báo cáo KQHĐKD của công ty từ năm 2009 – 2011.
ĐVT: VNĐ
1.Doanh thu BH&CCDV 7.571.922.72