Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc (Trang 25)

1.3.1. Khái quát chung

Khác với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại NVL, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng.

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Kế toán vẫn sử dụng các TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí và TK 154 nhưng TK 154 chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Bên nợ TK 631 tập hợp các chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ chuyển sang. Cuối kỳ sau khi đã kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ thì kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ từ TK 631

sang TK 154. Và trên cơ sở số dư đầu kỳ cộng chi phí tập hợp được trong kỳ trừ giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ thì sẽ tính được giá thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho.

Nội dung kết cấu TK 631:

- Bên nợ: Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, các chi phí phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)

- Bên có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ

+ Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập TK 631 cuối kỳ không có số dư.

1.3.2. Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.5. Trình tự kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp KKĐK

1.4. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ÁP DỤNG TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU

1.4.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định.

K/c CPSXDD đầu kỳ để tính giá thành K/c CPSXDD cuối kỳ K/c CPNVLTT K/c CP NCTT K/c hoặc PB CP SXC Tổng giá thành SPSX hoàn thành trong kỳ CP NVL TT, CP NCTT trên mức bình thường, CP SXC dưới mức công suất

bình thường TK 154 TK621 TK 622 TK 627 TK 631 TK 632

Để xác định kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn mà kỳ tính giá thành thích hợp sẽ là hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

1.4.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu

1.4.2.1. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Phương pháp này được áp dụng đối với các DNSX sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Theo phương pháp này, kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Việc tính giá thành ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này chỉ tính khi đơn hàng đã hoàn thành. Còn chi phí NVL TT và chi phí NCTT sẽ được tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng, chi phí SXC sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp dựa vào số ngày sản xuất đơn hàng. Chi phí sẽ được phân bổ theo tiêu thức phù hợp dựa vào số ngày sản xuất của đơn hàng đó.

Đối với đơn hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã phát sinh thực tế đã tập hợp theo đơn hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng đó.

1.4.2.2. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Trường hợp từ khi đưa NVL chính vào quy trình sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó:

Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDDĐK +CPPS trong kỳ - CPSXDDCK

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành

1.4.2.3. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

Kế toán tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Theo phương pháp này, kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp ở giai đoạn sau. Quá trình cứ tiếp tục vậy cho đến khi tính được giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

Quy trình tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm:

Giai đoạn 1: ZNTP1 = Dđk1 + C1 - Dck2 zNTP1 = ZNTP1÷ QNTP1 Giai đoạn 2: ZNTP2 = Dđk2 + CPNTP1 + C2 - Dck2 zNTP2 = ZNTP2 ÷ QNTP2 …… Giai đoạn n: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức kết chuyển CFNTP các giai đoạn trước chuyển sang căn cứ vào chi phí tập hợp được giai đoạn cuối, số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng làm dở.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Từ đó : ZTP = Dđkn + CPNTPn-1 + Cn - Dckn

zTP = ZTP ÷ QTP

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (Phương pháp kết chuyển song song)

Theo phương pháp này, ZSP chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, hoặc các doanh nghiệp có NTP ở từng giai đoạn không bán ra ngoài.

Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP:

Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn, kế toán tính được ZSP hoàn thành theo từng khoản mục CP.

Trong đó:

Dđki, Ci : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ giai đoạn i

Qhti : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i Qdcki : Sản lượng sản phẩm làm dở giai đoạn i

mci : Mức độ chế biến hoàn thành sản phẩm dở giai đoạn i

Qitp : Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i Qitp = Qtp xHi trong đó Hi là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i

CZi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i tính vào ZTP

1.5 HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN

Là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ nhằm ghi chép phản ánh, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán, cung cấp các chỉ tiêu kế toán cần thiết cho việc lập các báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định. Hiện nay, theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC có 5 hình thức sau:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái - Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng và thích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ

CZi =

Dđki + Ci

Qhti + Qdcki xmci

của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp.

Nhật Ký Chung: Là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: Sổ

nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sơ đồ 1.6. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng tháng

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái TK 621,622, 627, 154

Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, bảng tổng hợp

chứng từ gốc

Sổ, thẻ KT chi tiết TK 621, 622, 627 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng tính giá thành Sổ tổng hợp chi

tiết TK 154 -Các bảng phân bổ

-Tính và phân bổ KH TSCĐ

-NVL, CCDC

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nhật Ký - Sổ Cái: Là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ, các loại sổ cũng như hình thức Nhật Ký Chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NK – SC

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng tháng

Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, bảng tổng

hợp chứng từ gốc

Bảng phân bổ CCDC, KH TSCĐ… NHẬT KÝ – SỔ CÁI Sổ chi tiết TK 154

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thẻ tính giá thành Sổ quỹ Sổ, thẻ KT chi tiết TK 621, 622, 627

Nhật Ký Chứng Từ: Hình thức này có đặc trưng riêng về số lượng

và loại sổ. Trong hình thức Nhật Ký Chứng Từ có 10 Nhật Ký Chứng Từ, được đánh số từ Nhật Ký Chứng Từ số 1-10. Hình thức kế toán này nó tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng Nợ. Nhật Ký Chứng Từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.(Theo QĐ 15)

Sơ đồ 1.8.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký - Chứng Từ

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng tháng Bảng thanh toán lương, PXK, và các bảng phân bổ Bảng kê 4, 5 6 SỔ CÁI 621,622,627,154

BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Bảng tổng hợp chi tiết TK 154 Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627 Bảng tính giá thành

Chứng từ ghi sổ: Là hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ được hình

thành sau các hình thức Nhật Ký Chung và Nhật Ký Sổ Cái. Nó tách việc ghi Nhật Ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những bạn chế của hình thức Nhật Ký Sổ Cái. Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng Từ Ghi Sổ. Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi hàng tháng

Bảng thanh toán lương, PXK, và các

bảng phân bổ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627 Bảng tổng hợp chi tiết TK 154 Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK 621, 622, 627,154 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Hình thức kế toán trên máy vi tính: Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế

toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng thanh toán lương, PXK, và các bảng phân bổ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại - Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH Sổ kế toán: Sổ tổng hợp Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ

THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC

2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức quản lý SXKD có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc

2.1.1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc

Địa chỉ : Số 85 Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội

Số điện thoại: 04 3747 4996 Số Fax: 04 3747 4997 Địa chỉ xưởng sx: Cụm công nghiệp Quất Động – Thường Tín – Hà Nội

Số điện thoại: 04 3376 4932 Số Fax: 04 3376 4931 Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất sản phẩm từ plastic

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Duy Tuấn Ngọc

Email: tuanngocsale@gmail.com Website: tuanngoc.com.vn

Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất bao bì Tuấn Ngọc (sau đây gọi là ‘Công ty’) là Công ty TNHH 2 thành viên, được thành lập năm 2007. Trải qua 6 năm hình thành và phát triển, Công ty ngày càng trưởng thành và lớn mạnh trên con đường mà mình đã chọn. Ngoài văn phòng tại Hà Nội, Công ty còn một xưởng sản xuất tại Quất Động - Thường Tín - Hà Nội.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo môi trường thuận lợi cho Công ty phát triển. Từ những tài sản thô sơ, lạc hậu nay đã được mua sắm thay thế bằng những thiết bị hiện đại. Giám đốc công ty kí thực hiện chính sách chuẩn hóa chất lượng, hiện đại hóa dây

chuyền và đa dạng hóa sản phẩm bao bì. Theo chính sách trên, công ty tăng

vốn kinh doanh và đầu tư đồng bộ các dây chuyền sản xuất mặt hàng mới, nâng cao sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm sản xuất. Đây là một bước chuyển biến lớn đối với công ty cả trong quá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ. Mặt hàng chính của công ty được mở rộng gồm túi xốp hai quai các mầu, túi hai lớp PE, HD, PP các mầu, hàng nilong cuộn, màng chít....Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu quảng bá thương hiệu ngày càng tăng, Công ty còn đầu tư thêm các dây chuyền in máy để sản xuất bao bì in công nghiệp, băng dính cao cấp in logo công ty, các loại túi quảng cáo bằng bao bì mềm có in nhiều màu, chất liệu nhựa các loại.

Vốn điều lệ của công ty là 4.900.000.000 VNĐ.

2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Lĩnh vực kinh doanh:

- Sản xuất các sản phẩm từ plastic (chính): bao bì nhựa, các sản phẩm khác từ nhựa

- In ấn: những mặt hàng nhà nước cho phép

- Bán buôn hợp: túi PP dệt, túi giấy băng dính, màng co...

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc (Trang 25)