Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH Đầu tư Thương

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc (Trang 104)

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất Bao bì Tuấn Ngọc là một trong những Công ty sản xuất bao bì uy tín, chất lượng, có thương hiệu. Công ty đã rất linh hoạt và nhạy bén trong công tác quản lý, nhanh chóng tìm được hướng đi riêng cho mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất, giúp Công ty ngày càng trưởng thành và phát triển hơn.

Qua thời gian thực tế tại Công ty, em xin nêu ra một số ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty, giúp cho công tác kế toán tại Công ty ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính ngày càng sâu sắc và hiệu quả.

2.3.1.1. Ưu điểm

Về tổ chức bộ máy quản lý:

Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục

Nguyên liệu vật liệu

Chi phí nhân công

Chi phí sử dụng máy thi công

A 1 2 3 4

1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 984.834.602 875.816.277 28.934.647

3. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 4. Các khoản giảm giá thành

5. Tổng giá thành thực tế 984.834.602 6. Tổng số sản phẩm chuẩn 32.728 7. Hệ số sản phẩm 1 8. Giá thành sản phẩm 984.834.602 9. Giá thành đơn vị sản phẩm 30.091,5 Ngày .... tháng .... năm ...

Người lập Kế toán trưởng

Xét một cách tổng thể, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc có một bộ máy quản lý được bố trí gọn nhẹ, khoa học, hợp lý. Các phòng ban đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp số liệu một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ nhằm phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Vì thế, Công ty đã tạo được một môi trường, một điều kiện sản xuất, kinh doanh rất chủ động và đầy sáng tạo. Nhờ vậy, sản phẩm của Công ty đã, đang và sẽ ngày càng mở rộng không những ở thị trường trong nước mà có thể tiến ra thị trường nước ngoài

Về tổ chức bộ máy kế toán và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán:

Việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ dễ dàng hơn, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, kịp thời hơn cho ban lãnh đạo đơn vị đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn doanh nghiệp. Bộ máy kinh doanh được sắp xếp phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người. Hơn thế, hầu hết các nhân viên trong phòng kế toán còn rất trẻ, có năng lực chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc và luôn trau dồi thêm kiến thức để hoàn thành tốt công việc.

Bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, hợp lý mà không chồng chéo, trách nhiệm và công việc được phân công rõ ràng cho từng người, từng bộ phận. Điều này sẽ giúp mọi người độc lập, chuyên sâu vào lĩnh vực công việc của mình và sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, Công ty đã trang bị cho mỗi nhân viên kế toán một máy vi tính, trang bị phần mềm kế toán giúp cho công việc tổ chức kế toán đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và kịp thời hơn.

Công ty đang ứng dụng phần mềm kế toán Misa SME.Net 2010 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Về hệ thống chứng từ:

Công ty đã áp dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính. Quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học, từ việc lập, phê duyệt, sử dụng đến lưu trữ, bảo quản giúp cho công tác kiểm tra được tiến hành hiệu quả và chặt chẽ, thuận lợi cho việc theo dơi kiểm tra khi cần thiết.

Về hệ thống sổ kế toán:

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc đang áp dụng hình thức Kế toán trên máy vi tính được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chung, đây là hình thức tương đối đơn giản, dễ đối chiếu kiểm tra, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, đó là nghiệp vụ phát sinh nhiều, cần được theo dõi thường xuyên theo trình tự thời gian. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung sẽ giúp Công ty hạn chế được số lượng sổ sách kế toán, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vi tính vào công tác kế toán, giúp cho việc tổng hợp số liệu cuối kỳ được nhanh chóng, kịp thời hơn.

Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán theo Quyết định số 15 /2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính. Việc kiểm tra tính hợp lệ , hợp lý của các chứng từ và việc phản ánh, ghi chép số liệu từ chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, trung thực.

Về phương pháp kế toán:

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý ở công ty, cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh, cung cấp đầy đủ cho nhà quản lý.

Tổ chức bộ máy khoa học, hợp lý; sử dụng chứng từ sổ sách hợp lệ; vận dụng phương pháp kế toán phù hợp với điều kiện thực tiễn; với tất cả những điều đó, kế toán công ty đã trở thành một công cụ đắc lực góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên công tác kế toán của Công ty vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được quan tâm và tiếp tục cải tiến, củng cố hơn nữa. Nhìn ở góc độ tổng quan, thì đáng chú ý hơn cả là hiện nay mặc dù công ty đã sử dụng phần mềm trong công tác kế toán tuy nhiên vẫn còn một phần trong các phân hệ mà kế toán vẫn phải làm thủ công như: kế toán tiền lương.., khối lượng công việc nhiều, nhân viên kế toán vất vả và quan trọng hơn là nó có thể làm chậm việc cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước

2.3.2. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc

Giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những biện pháp lâu dài để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhận thức về điều này, Công ty đã đặc biệt chú trọng đến việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm với mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, trên tinh thần tuân thủ Chế độ kế toán hiện hành, trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán đã vận dụng một cách linh hoạt giữa lý thuyết với điều kiện cụ thể của Công ty.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, việc theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn của vật tư được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục đảm bảo việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ để tính giá xuất kho, do đó không phải theo dõi chi tiết từng loại vật tư, hàng hóa, thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác giảm nhẹ khối lượng tính toán phát sinh trong kỳ.

Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Việc tính toán, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty được thực hiện một cách hợp lý, khoa học và tương đối chặt chẽ. Tiền lương của người lao động được thanh toán đúng hạn, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) được thực hiện nghiêm túc đúng chế độ quy định, điều này góp phần khuyến khích người lao động yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với Công ty.

Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Công tác hạch toán chi phí sản xuất được theo dõi chi tiết cho từng loại chi phí, từng khoản mục chi phí đúng bản chất chi phí, điều này giúp Công ty có thể quản lý chi phí một cách chặt chẽ, tránh hao hụt và hạ thấp được giá thành sản phẩm.

Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện nhanh chóng tùy theo yêu cầu của ban giám đốc. Do đó, Công ty có thể xác định được giá bán bất kỳ lúc nào để phục vụ công tác tiêu thụ, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chi phí được tập hợp chung cho sản phẩm quy tiêu chuẩn giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được diễn ra dễ dàng và hợp lý với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồng loạt như Công ty.

Việc xác định đối tượng tính giá thành là loại thành phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, áp dụng phương pháp tính

giá thành hệ số với hệ số quy tiêu chuẩn đều là 1 đã giúp cho công việc tính toán đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm sản phẩm của Công ty.

Với kỳ tính giá thành là tháng thì thông tin về chi phí giá thành sẽ sát thực hơn, giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành chính xác, hợp lý hơn, từ đó giúp các nhà quản lý có thể nắm bắt được sự biến động về giá thành, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục hay tăng cường các yếu tố tác động đến giá thành. Mặt khác, giá thành hợp lý, sát thực sẽ tác động đến giá bán sản phẩm của Công ty, giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến tăng hiệu quả trong kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Trên đây là một số ưu điểm của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc trong tổ chức công tác kế toán toàn doanh nghiệp nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Những mặt ưu đó đã giúp Công ty xứng đáng là một doanh nghiệp trẻ năng động, sáng tạo, dạn dày trên thị trường cạnh tranh, thể hiện sự phát triển bền vững của công ty trong nhiều năm tới.

2.3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc

Bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán thì Công ty vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như:

Thứ nhất: Theo như giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì số

vốn điều lệ của Công ty là 4.900.000.000 đồng. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng Công ty lại đang áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.

Thứ hai: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp sản xuất hai loại

phí công nhân sản xuất trực tiếp cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cách làm này chưa phải là chính xác nhất.

Thứ ba: Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, Công ty không phân biệt định phí và biến phí mà tập hợp tất cả vào để tính giá thành, như vậy sẽ đội giá thành lên cao, làm tăng giá bán. Ngoài ra, Công ty còn phân bổ chi phí SXC để tính giá thành cho hai loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nó sẽ chưa thực sự chính xác và tiết kiệm chi phí.

Thứ tư: Ngày 20/10/2009 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số

203/2009/TT-BTC: hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, thông tư này được BTC ban hành để thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003, tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn áp dụng Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003. Công ty chưa cập nhập những thông tư mới mà vẫn áp dụng những quyết định cũ, ngoài ra Công ty trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến công tác tính giá thành.

Thứ năm: Trong kỳ, Công ty có xuất kho CCDC sử dụng cho nhiều kỳ,

tuy nhiên Công ty không phân bổ mà tính thẳng vào chi phí cho một kỳ, Công ty nên xem xét lại vì nó làm cho công tác tính giá thành kém chính xác.

Thứ sáu: Công ty xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo

phương pháp bình quân cả kỳ. Phương pháp này tính toán khá đơn giản, tuy nhiên độ chính xác không cao. Và xét trên khía cạnh quản trị thì phương pháp này không đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời vì đến cuối tháng mới tính được giá xuất kho. Không những thế, Công ty lại sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, đòi hỏi phải phản ánh liên tục tình hình nhập-xuất-tồn vật tư trên sổ kế toán. Vì vậy mà áp dụng cách tính bình quân cả kỳ không phù hợp với phương pháp này.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH

ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GTSP TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ TUẤN NGỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải biết nắm bắt mặt tích cực của các quy luật của thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu … Tức là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải có chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu thị trường và đặc biệt giá cả phải hợp lý. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải coi trọng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, chúng phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất. Có làm tốt công tác này kế toán mới có thể cung cấp những thông tin chính xác cho lãnh đạo doanh nghiệp, để lãnh đạo doanh nghiệp tìm ra những giải pháp, đường lối đúng đắn trong thực hiện định mức chi phí, thực hiện kế hoạch hạ giá thành. Hiện nay trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức được ra nhập vào tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà nó còn giúp nhà nước có cái nhìn tổng thể đối với sự phát triển kinh tế đất nước từ đó đề ra đường lối chính sách phù hợp với từng

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Sản xuất bao bì Tuấn Ngọc (Trang 104)