1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa

96 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải giải quyết được vấn đề then chốt: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và với chi phí là bao nhiêu? Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn. Vì vậy một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã chọn đề tài :“ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài này được đưa ra nhằm mục đích: vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã học ở trường, nghiên cứu thực tiễn nhằm hoàn thiện thêm những lý luận cơ bản về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đi sâu và phân tích công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa. Sử dụng các nguồn số liệu của công ty qua các năm 2009 2010. + Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, so sánh,lượng hóa, tổng hợp phân tích kết hợp với lý luận thực tiễn, đồng thời sử dụng các tài khoản, bảng biểu, sơ đồ minh họa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung luận văn gồm 3 chương (ngoài mở đầu và kết luận). Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chương 2 : Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa. Chương 3 : Những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Số liệu và tài liệu trong khóa luận là trung thực Kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô giáo -Thạc sĩ Trần Quỳnh Hương,cùng với sợ giúp

đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa.

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 8

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

1.2 Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 10

1.2.1 Vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11

1.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18

1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất 22

1.3 Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26

CHƯƠNG 2 30

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP YẾN HÒA 30

2.1 Những đặc điểm khái quát về công ty TNHH sản xuất và thượng mại thép Yến Hòa 30

2.1.1 Đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa 30

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa 32

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa 35

2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa 36

2.2 Thực trạng tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa 39

2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa 39

Trang 3

2.3 Đánh giá thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 66

2.3.1 Những ưu điểm đã đạt được: 66

2.3.2 Những vấn đề tồn tại : 68

NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP YẾN HÒA 68

3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 69

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 69

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 70

3.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 70

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 71

3.3.1 Về kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 71

3.3.2 Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp 76

3.3.3 Về kế toán chi phí sản xuất chung 77

3.3.4 Các khoản thiệt hại trong sản xuất 78

3.3.5 Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí 80

3.3.6 Về công tác kế toán trên máy vi tính và ứng dụng phần mềm kế toán tại công ty 84 3.3.7 Về nguồn nhân lực 84

3.4 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 85

3.4.1 Về phía nhà nước : 85

3.4.2 Về phía doanh nghiệp 86

KẾT LUẬN 87

Trang 5

STT Kí hiệu Tên đầy đủ

Trách nhiệm hữu hạnBảo hiểm xã hộiKinh phí công đoànBảo hiểm y tếTrợ cấp thất nghiệpChi phí sản xuấtGía thành sản phâmtKiểm kê thường xuyênKiểm kê định kỳTài sản cố địnhCông cụ dụng cụ Nguyên vật liệu trực tiếpSản xuất chungNhân công trực tiếpSửa chữa lớn Tài sản cố định

Gía trị còn lạiKết chuyểnTài khoảnViệt nam đồng

Trang 6

Sơ đồ Danh mục Trang

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 24

Sơ đồ 1.7 Sơ đồ tính giá thành không phân bước tính giá thành bán thành phẩm 24

Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 27

Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 28

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy quản lý - Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép

Bảng 2.1 Tình hình tài sản nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty

Biểu

Biểu số 2.1 Sổ chi tiết tài khoản 6211- Chi phí NVL trực tiếp

Biểu số 2.2 Sổ chi tiết tài khoản 6211- Chi phí NVL trực tiếp

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cầnphải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sửdụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơhội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn

Để có được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải giải quyết được vấn đề then chốt: sảnxuất cái gì? sản xuất cho ai? Và với chi phí là bao nhiêu? Quá trình sản xuất của doanhnghiệp là sự kết hợp đồng bộ của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sứclao động để tạo ra sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn

Vì vậy một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giáthành và nâng cao chất lượng sản phẩm Là một trong những phần hành quan trọngcủa công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chứcnăng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phátsinh trong thời gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp chocác nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xácđịnh giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả Vì vậy, kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm củacông tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất Việc hoàn thiện công tác chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã chọn đề tài :“ Kế toán tập

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài này được đưa ra nhằm mục đích: vận dụng lý luận về kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm đã học ở trường, nghiên cứu thực tiễn nhằm hoànthiện thêm những lý luận cơ bản về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Đề xuất một số phương hướng và giải phápnhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của công

ty trong thời gian tới

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nghiên cứu:

Tập trung đi sâu và phân tích công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa Sử dụng cácnguồn số liệu của công ty qua các năm 2009- 2010

+ Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, so sánh,lượng hóa, tổnghợp phân tích kết hợp với lý luận thực tiễn, đồng thời sử dụng các tài khoản, bảngbiểu, sơ đồ minh họa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duyvật lịch sử

5 Kết cấu của đề tài

Nội dung luận văn gồm 3 chương (ngoài mở đầu và kết luận)

Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Chương 2 : Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa

Chương 3 : Những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mạithép Yến Hòa

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Các khái niệm cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất

a Khái niệm chi phí sản xuất

Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổnphát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ,dịch vụ nhất định

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải

có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động Quátrình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các sản phẩm, loại sản phẩmlao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đãtạo ra các chi phí tương ứng Đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượnglao động và chi phí về lao động sống

Nói cách khác chi phí là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa

và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng sản xuất sảnphẩm được biểu hiện bằng tiền

Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhậndiện thông tin ra quyết định Chi phí có thể là phí tổn thực tế ghắn liền với hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra ra quyết định, chi phí

có thể là phí tổn để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án,bỏ qua cơhội kinh doanh

Tóm lại : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động

sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ.

b Bản chất của chi phí

Bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định lànhững phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh,

Trang 11

là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nóvốn của doanh nghiệp bỏ ra vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ :

- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong mộtkhoảng thời gian xác định

- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu : khối lượng các yếu tố sảnxuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khácnhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau, để phục vụ cho côngtác quản lý chi phí sản xuất và ké toán tập hợp chi phí sản xuất có thế tiến hành phânloại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau

a Phân loại theo hoạt động và nội dung kinh tế

Căn cứ vào chức năng, công dụng kinh tế của chi phí, các khoản chi phí đượcchia thành các khoản mục sau :

 Chi phí hoạt động kinh doanh:

+ Chi phí sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được

sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ và dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản

phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của côngnhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, TCTN

- Chi phí sản xuất chung : Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến viêc phục

vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng và đội sản xuất

+ Chi phí ngoài sản xuất

- Chi phí bán hàng : bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu

thụ sản phẩm , hàng hóa, lao vụ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và

quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp

 Chi phí liên quan đến hoạt động khác

Trang 12

- Chi phí hoạt động tài chính : là những chi phí và khoản lỗ liên quan đến các

hoạt động về vốn như : Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quanđến cho vay vốn, lỗ liên doanh

- Chi phí khác : Là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ

bất thường mà các doanh nghiệp không thể dự kiến trước được như : Chi phí thanh lýTác dụng của việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách này giúpdoanh nghiệp quản lý được định mức chi phí và cung cấp số liệu cho công táctính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

b Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế và tính chất kinh

tế của chi phí

Theo cách phân loại sắp xếp các chi phí có cùng nội dung kinh tế và tính chấtkinh tế vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh từđâu và có tác dụng như thế nào

Theo chế độ kế toán hiện hành Việt Nam, khi quản lý và hạch toán chi phí sảnxuất các doanh nghiệp phải theo dõi và hạch toán được năm yếu tố sau :

+ Chi phí nguyên liệu và vật liệu : Về chi phí về nguyên liệu chính , vật liệu phụ

nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào mục nàynhững chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và nhữnghoạt động ngoài sản xuất

+ Chi phí nhân công : Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT,

KPCĐ, BHTN, của nhân viên trực tiếp sản xuất , không tính vào khoản mục này tiềncông và tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên sản xuất chung, nhânviên quản lý và nhân viên bán hàng

+Chi phí khấu hao máy móc thiết bị : Gồm khấu hao của tất TSCĐ dùng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : tiền điện, tiềnnước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm toàn bộ các chi phí khác phát sinh bằng tiền

dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bôn yếu tố chi phí nói trên

Cách phân loại này cho biết nội dung, kế cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanhnghiệp đã sử dụng và quá trình sản xuất trong tổng CPSX của doanh nghiệp Đây là cơ

Trang 13

sở để xây dựng các dự toán CPSX, xác định nhu cầu vốn xây dựng các kế hoạch chodoanh nghiệp và là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất,cung cấp số liệu để lập và thuyết minh báo cáo tài chính.

Tác dụng của việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách này là cho biếtnội dung kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doah nghiệp đã sử dụng vào quá trìnhsản xuất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Số liệu chi phí sảnxuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định nhu cầu vềvốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về vật tư,vốn trong doanh nghiệp Nócòn là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu

để lập thuyết minh báo cáo tài chính(phần chi phí san xuất kinh doanh theo yếu tố) từ

đó tính và tổng hợp thu nhập của doanh nghiệp

c Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm

+ Chi phí khả biến ( Biến phí ) : Là nhưng chi phí có sự thay đổi về lượng tương

quan tỷ lệ với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, chi phí này gồmchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí cố định ( định phí ) : Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có

sự thay đổi trong mức độ hoạt động sản xuất hoặc khố lượng sản phẩm, công việc lao

vụ sản xuất trong kỳ

+ Chi phí hỗn hợp : Là loại chi phí mà bản thân nó gồm chi phí khả biến và chi

phí cố định Ở mức độ hoạt động nhất định chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm củađịnh phí, nếu quá mức độ đó nó thể hiện đặc tính của biến phí

Cách phân lạo này có tác dụng đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hòavốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinhdoanh

d Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

+ Chi phí trực tiếp : là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản

xuát ra một loại sản phẩm , một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thểcăn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

+ Chi phí gián tiếp : là chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại

sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho cácđối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp

Trang 14

Cách phân lại này giúp cho các nhà quản trị đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổchức sản xuất kinh doanh hợp lý đế đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếpcho từng đối tượng tập hợp chi phí Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuậnlợi hơn.

e Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính

+ Chi phí sản phẩm : là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm

hay quá trình mua hàng hóa để bán Đối với những doanh nghiệp sản xuất chi phí sảnphẩm bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung

+ Chi phí thời kỳ : Là các chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh không

tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thời kỳ mà chúngphát sinh Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Tác dụng của việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách phân loại nàygiúp các nhà quản trị phân biệt được những chi phí nào gắn liền với quá trình sản xuất

và những chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Và từ đó giúpdoanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn, biết được tình hình cụ thể của những chi phí ảnhhưởng đến giá thành sản phẩm để có biện pháp quản lý hiệu quản nhằm hạ giá thànhsản phẩm

f Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm hai loại:

+ Chi phí ban đầu: là chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mau sắm, chuẩn bị từ lúc đầu

để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và

hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp Đây là chi phí luân chuyển giữa các bộphận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp

Tác dụng của việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách phân loạinày giúp doanh nghiệp quản lý được chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vàitrong quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó phân tích và quản lý hiệu quả hơn chi phísản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

Trang 15

Ngoài một số các cách phân loại trên còn rất nhiều các cách khác Tùy thuộc vàođặc thù kinh tế và mục đích kinh tế để phân loại chi phí sao cho đáp ứng được các yêucầu khác nhau của mỗi doanh nghiệp.

1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

1.1.2.1 Khái niệm, bản chất giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống,lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khốilượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ nhất định

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh về chấtlượng hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt như : sử dụng vật tư, tài sản tiềnvốn, các giaỉ pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mụcđích là sản xuất được hiều sản phẩm nhưng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thànhsản phẩm

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được chia làmnhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành

a Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

+ Giá thành kế hoạch : là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế

hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch, giá thành kế hoạch được xác địnhtrước khi bước vào kinh doanh trên cơ thực tế giá thành kỳ trước hoặc những địnhmức dự toán chi phí của kỳ kế hoạch

+ Giá thành sản phẩm định mức : là giá thành sản phẩm được tính trên định

mức chi phí hiện hành Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiếnhành sản xuất, nó là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiềnvốn của doanh nghiệp từ đó có cơ sở để đánh giá các giải pháp kinh tế kỹ thuật màdoanh nghiệp đã áp dụng

+ Giá thành sản phẩm thực tế : là giá thành được xác định sau khi đã hoàn

thành việc sản xuất sản phẩm hoặc căn cứ vào số liệu chi phí thực tế đã phát sinh hoặctập hợp được trong kỳ Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quátrình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giáthành đơn vị

Trang 16

Tác dụng của việc phân loại giá thành sản phẩm theo cách này là giúp cho nahfquản lý có thể giám sát chi phí sản xuất có được đảm bảo theo đúng kế hoạch và địnhmức mà doanh nghiệp đề ra hay không bằng việc so sánh giữa giá thành sản phẩmthực tế với giá thành sản phẩm kế hoạch và giá thành sản phẩm định mức Từ đó phântích và đưa ra các biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm đảm bảo chi phí sản xuất hợp lýtiến tới việc hạ giá thành sản phẩm theo đúng kế hoạch của nhà quản trị.

b Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành :

+ Giá thành sản xuất sản phẩm : bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình

sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành Giá thành sản xuất sảnphẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng bán và mức lãi ghộp trong

kỳ của doanh nghiệp

+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số

sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinhtrong kỳ tính cho số sản phẩm này Như vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉtính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứxác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp

Chi phí bán hàng

Tác dụng của việc phân loại giá thành sản phẩm theo cách phân loại này là giúpcho các nhà quản trị so sánh chênh lệch giữa giá thành sau khi sản xuất xong với giáthành khi đã tiêu thụ Việc phân loại này thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc xácđịnh giá vốn hàng bán và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của quá trình sảnxuất, có quan hệ biện chứng với nhau Chi phí thể hiện hao phí, giá thành biểu hiện kếtquả Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, côngviệc đã hoàn thành

Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện haimặt của quá trình sản xuất kinh doanh, chúng giống nhau về chất đều thể hiện bằngtiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra

Trang 17

cho hoạt động sản xuất Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải

là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện trên hai phương diện :

- Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với 1 thời kỳ nhất định, cũng giá thànhsản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đó hoàn thành

- Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phísản xuất dở dang Thể hiện:

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trong trường hợp đặc biệt: Dở dang đầu kỳ = Dở dang cuối kỳ hoặc không cósản phẩm dở dang thì Tổng giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất trong kỳ Giữachi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cú mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sảnxuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm Mặtkhác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm Vì vậy,tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành

1.2 Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

1.2.1 Vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2.1.1 Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Như ta thấy nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập hiện nay việc cạnh tranhgiữa các công ty ngày càng gay ghắt cùng với đó nhu cầu của người tiêu dùng ngàycàng khắt khe, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn Việc này đòi hỏidoanh nghiệp cần phải đưa ra thị trường những sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá

cả, chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Vì vậy các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh hiện nay muốn đạt được lợi nhuận và chỗ đứng trên thị trường thì đòihỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược đúng đắn, và khâu quan trọng đầu tiên đốivới các doanh nghiệp sản xuất là làm thế nào để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm

Trong doanh nghiệp sản xuất, CPSX chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinhdoanh Chi phí sản xuất quyết định đến giá thành sản phẩm đầu ra bởi vậy sử dụng chiphí hiệu quả sẽ hạ được giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm sẽ mang lại nhiềulợi nhuận của doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra

Trang 18

Như vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làkhâu trọng tâm đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

1.2.1.2 Mục tiêu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

+ Cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thànhphẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận của các quyết định quản trị về sản xuất Từ

đó định hướng kinh doanh, điểu chỉnh tình hình sản xuất

+ Cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá trìnhkiểm soát chi phí, bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả và giá tăng năng lực cạnh tranh

1.2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong công tác quản lý doanh nghiệp thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng và kết quả hoạt động sản xuấttrong doanh nghiệp Đồi hỏi phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thànhthành phẩm Để đáp ứng đầy đử kịp thời các yêu cầu yêu cầu về quản lý và giá thànhsản phẩm kế toán cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệthống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận liên quan

+ Xác định đứng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và lựa chọn phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với điều kiên của doanh nghiệp

+ Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và lựa chon phương pháp tính giáthành thích hợp

+ Xây dựng chứng từ hệ thống tài khoản , hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán và

tổ chức hạch toán phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực chế độ kế toán

+ Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán CPSX, giá thành sản phẩm của các

bộ phận kế toán liên quan và kế toán CPSX và giá thành sản phẩm

+ Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất cho cáclãnh đạo doanh nghiệp Tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí, dựđoán chi phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sảnphẩm Phát hiện khả năng tiềm tàng đề xuất các biện pháp thích hợp để phấn đấukhông ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Trang 19

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn liền với nơi diễn ra hoạtđộng sản xuất ( phân xưởng, đội, trại ) và với sản phẩm được sản xuất… Vì vậyCPSX kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giớihạn nhất định Đó chính là đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sảnxuất theo các phạm vi và giới hạn đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí

và yêu cầu tính giá thành

Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng trongtoàn bộ công tác tập hợp chi phí và sản xuất tính giá thành sản phẩm Có thể dựa vàocác căn cứ sau để xác định đối tượng tập hợp chi phí :

+ Tùy thuộc vào quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất

+ Tùy thuộc vào loại hình sản xuất

+ Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý

Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất

có thể là :

+ Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng

+ Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

+ Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp

Việc xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổchức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp

số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…

1.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp

và phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng tập hợpchi phí đã xác định

Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể kế toán có thể áp dụng phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay

có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:

+ Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liênquan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt Do đó có thể căn

cứ vào chứng từ ban đầu để hạch trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt Theo phương

Trang 20

pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phínên đảm bảo độ chính xác cao Vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điềukiện có thể cho phép.

+ Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quanđến nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu riêngcho từng đối tượng,sau đó lựa chon tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chiphí này cho từng đối tượng kế toán chi phí Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự :

Xác định hệ số phân bổ :

Tổng chi phí cần phân bổ

H =

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng

C i = T i * H

Trong đó H là hệ số phân bổ

Ci là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

Ti Là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

1.2.2.3 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất

a Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp

+ Khái niệm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệuchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ … sử dụng trực tiếp cho việc chế tạosản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ

+ Phương pháp tập hợp và phân bổ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thườngđược quản lý theo những định mức do doanh nghiệp xây dựng Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp thực tế trong kỳ được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:

+

Trị giá NVL trực tiếp sản xuất dùng trong kỳ

_

Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ

_

Trị giá phế liệu thu hồi nếu có

Chi phí NVLTT trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệpchủ yếu là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng

Trang 21

đối tượng trên cơ sở các “ Sổ chi tiết chi phí NVLTT “ được mở cho từng đối tượngcăn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phân sảnxuất.

Trong trường hợp chi phí NVLTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợpchi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp

và phân bổ gián tiếp Khi đó tiêu chuẩn phân bổ có thể là :

- Đối với chi phí nguyên vật liệu chính( kể cả bán thành phẩm mua ngoài) cóthể phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất

- Đối với chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu có thể phân bổ theo chi phí định mức,chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất

+ Chứng từ kế toán sử dụng :

Theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ra ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế

độ kế toán doanh nghiệp thì kế toán chi phí NVLTT sử dụng các chứng từ sau : Cácphiếu xuất, nhập kho, định mức vật tư, bảng phân bổ vật liệu…

+ Tài khoản sử dụng :

Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Tài khoản này được mở sổ chitiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí

Nội dung kết cấu tài khoản 621

Bên Nợ: Phản ánh trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản

phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ

Bên có:

- Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

- Trị giá của phế liệu thu hồi nếu có

- Kết chuyển chi phí NVLTT thực tế sử dụng cho sản xuất trong kỳ vào các tàikhoản có liên quan để tính toán giá trị thành phẩm: TK 154 (PP kê khai thườngxuyên), TK 631 ( Kiểm kê định kỳ)

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

+ Phương pháp hạch toán chi phí NVLTT được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 152 (611) TK 621 TK 152(611)

Trang 22

NVL xuất kho NVLchưa sử dụng Ckỳ

dùng trực tiếp cho sản xuất và vật liệu thu hồi

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí NVLTT

b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

+ Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán chonhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụgồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN trích theo lương

+ Chứng từ, kế toán sử dụng

Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ra ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế

độ kế toán doanh nghiệp thì kế toán chi phí nhân công trực tiếp, Kế toán sử dụng cácchứng từ sau: bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương tiền thưởng,, bảng phân bổtiên lương và các khoản trích theo lương…

+ Tài khoản sử dụng :

Tài khoản 622 : Chi phí nhân công trực tiếp

Nội dung kết cấu tài khoản 622:

Trang 23

Bên nợ : Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản

phẩm

Bên có :

- Kết chuyển chi phí trực tiếp vào tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm( TK 154, 631)

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ

+ Phương pháp hạch toán tài khoản 622 thể hiện qua sơ đồ sau:

BHTN, KPCĐ Chi phí NCTT vượt định mức

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

c Kế toán chi phí sản xuất chung

+ Khái niệm:

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lýsản xuất trong phạm vi các phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất như chi phí về tiền công ,công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ

+ Phương pháp tập hợp phân bổ:

Chi phí sản xuât chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chiphí, sau đó mới phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán phải mở sổ theo dõichi tiết để tập hợp từng phân xưởng, từng đội sản xuất Mặt khác chi phí sản xuấtchung còn phải được tập hợp theo chi phí biến đổi và chi phí cố định

Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sảnphẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng

Trang 24

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ dựa trên công suất bình thườngcủa máy móc.

Mức sản phẩm thực tế > công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cốđịnh phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh

Mức sản phẩm sản xuất < công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cốđịnh phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí không được phân bổ đượcghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế.Trường hợp một phân xưởng, một đội sản xuất trong kỳ sản xuất nhiều loại sảnphẩm , nhiều công việc phân bổ có liên quan, tiêu chuẩn để sử dụng phân bổ chi phísản xuất chung có thể là định mức chi phí sản xuất chung, phân bổ theo chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

+ Chứng từ kế toán sử dụng :

Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ra ngày 20/3/2006 về việc ban hành chế

độ kế toán doanh nghiệp thì kế toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các chứng

từ sau : chứng từ xuất kho nguyên vật liệu, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, bảngphân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

+ Tài khoản sử dụng :

Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

Nội dung kết cấu tài khoản 627:

Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuât chung phát sinh trog kỳ

Bên có:

Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung ( Nếu có)

- Kết chuyển, phâ bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến cho các đốitượng chịu chi phí

- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ kết chuyển vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợptheo các yếu tố chi phí :

TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 627.2: Chi phí vật liệu

TK 627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất

Trang 25

TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác

+ Phương pháp hạch toán tài khoản 627 được thể hiên qua sơ đồ:

TK 154(631) Tập hợp chi phí nhân

viên phân xưởng

TK 152 K/C chi phí SXC vào đối tượng

Tập hợp chi phí vật liệu tính giá thành

Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111,152

TK 111,112,331 Khoản giảm chi phí SXC

Chi phí dvụ mua ngoài

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung

1.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.2.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tùy thuộc vào việc

áp dụng phương pháp kế toán bán hàng tồn kho mà chi phí sản xuất được tập hợp theomột trong hai phương pháp sau:

Trang 26

+ Phương pháp kê khai thường xuyên

Theo phương pháp KKTX kế toán sử dụng tào khoản 154: Chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chiphí

Kết cấu tài khoản 154

Bên nợ : Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh

trong kỳ

Bên có:

- Giá trị phế liệu thu hồi

- Giá thành thực tế của sản phẩm hàng hóa đã chế tạo xong, nhập kho hoặcchuyển đi bán hàng

- Tài khoản này có số dư cuối kỳ

Dư nợ : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuât kinh doanh theo phương pháp KKTX

Giá thành thực tế SP hoàn thành

Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch toán CPSXKD theo phương pháp KKTX

+ Phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phương pháp KKĐK kế toán sử dụng tài khoản 631 “ Giá thành sản xuất”tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Kế cấu tài khoản 631:

Bên nợ :

Trang 27

- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ từ tài khoản 154 sang

- Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ

Bên có :

- Chi phí sản xuất của công việc còn dở dang cuối kỳ kết chuyển sang tàikhoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

- Giá thành sản xuất của công việc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuât kinh doanh theo phương pháp KKĐK:

hỏng sản phẩm

TK 622 TK 632 K/C CPNCTT Giá thành thực tế SP hoàn thành

TK 627

Kết chuyển chi phí SXC

được phân bổ

Kết chuyển chi phí SXC không được phân bổ

Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ hạch toán CPSXKD theo phương pháp KKĐK

1.2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trong quá trìnhsản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoànthành một vào quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến mới trở thành sảnphẩm

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuât mà sảnphẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có thể

áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp

Trang 28

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo theo chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phínguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm

dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ

+ Nội dung của phương pháp:

- Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chiphí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ kiểu phức tap kiểu chế biến liêntục thì chi phí sản xuất dở dang cả giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giáthành bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang

+

Số lượng SPDD cuối kỳ

x

Số lượng SPDD cuối kỳ

Theo phương pháp nhập trước xuất trước :

Số lượng sản phẩm sản xuất và

Số lượng SPDD cuối kỳ

 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo theo khối lượng sản phẩm hoàn

thành tương ứng

Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm

tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng SPDD lớn và không ổn địnhgiữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của SPDD

+ Nội dung của phương pháp :

Tính cho SPDD cuối kỳ cả chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và các chiphí sản xuất khác, khối lượng SPDD cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoànthành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của SPDD

+ Công thức xác định

=

x

Trang 29

*Theo phương pháp nhập trước, xuất trước

Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí củalần sản xuất cuối cùng

Phương pháp này được áp dụng đòi hỏi phải theo dõi được khối lượng tươngđương và đơn giá chi phí của từng lần sản xuất

Giá trị

SPDD

tương đương của SPDD cuối kỳ

Khối lượng tương đương của SPDD đầu kỳ(1)

Khối lượng mới sản xuất

và hoàn thành trong kỳ(2)

Khối lượng tương đương của SPDD cuối kỳ(3)

Trong đó:

(1) = Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ x ( 100% - mức độ hoàn thành)

(2) = Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ - khối lượng SPDD cuối kỳ (3) = Khối lượng SPDD cuối kỳ x mức độ hoàn thành cuối kỳ

*Theo phương pháp bình quân gia quyền

Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+

Khối lượng sản phẩm tương đương cuối kỳ

Khối lượng sản phẩm tương

Khối lượng SPDD cuối

Mức độ hoàn thành cuối kỳ 1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất

1.2.4.1 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc lao vụ màdoanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành sảnphẩm

Trang 30

Về mặt tổ chức sản xuất : Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì tổng sản phẩm, tổngcông việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành

Về mặt quy trình công nghệ sản xuất:

Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sảnphẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất

Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giáthành là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc là các nửa thành phẩm hoànthành ở trong giai đoạn sản xuất

Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính giáthành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh,có thể là từng bộ phận, từng chi tiếtsản phẩm

Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập các bảng tính gía thànhsản phẩm, lựa chon phương pháp tính thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp

lý , phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành vàtính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

đã hoàn thành

1.2.4.3 Các phương pháp tính giá thành

a Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có công nghệ sản xuất giảnđơn khép kín, số lượng mặt hàng ít , chu kỳ sản xuất ngắn , tập hợp chi phí sản xuấtcho từng loại sản phẩm

Tổng giá thành sản

phẩm hoàn thành =

CPSX dở dang đầu kỳ +

CPSX phát sinh trong kỳ -

CPSX dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm được tính như sau :

Giá thành đơn vị 1

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Khối lượng sản phẩm hoàn thành

b Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Trang 31

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp sử dụng cùng một loại nguyênvật liệu, kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau,

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật để xây dựng cho mỗi loại sản phẩm một hệ

số Trong đó có một loại sản phẩm có hệ số là 1

Gọi HA, HB, HC là hệ số của sả phẩm A, B, C

QA, QB, QC là sản lượng thực tế của sản phẩm A, B, C

- Bước 1 : Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ qui trình công nghệ , qui đổi sản

CPSX phát sinh trong kỳ -

CPSX dở dang cuối kỳ

- Bước 3 : Tính giá thành từng loại sản phẩm

Z A = Zsx Q

c Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô, công nghệsản xuất phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau.Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau cho đến bướccuối cùng tao được thành phẩm Phương pháp này có các cách sau:

+ Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

Theo phương pháp này kế toán phải tính được giá thành bán thành phẩm của giaiđoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thànhBTP của giai đoạn sau và cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành của thànhphẩm ở giai đoạn cuối , do đó phương pháp này gọi là phương pháp kết chuyển tuần tựchi phí

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Chi phí SX khác giai

đoạn 2

Giá thành BTP GĐn-1 chuyển sang

Chi phí SX khác giai

đoạn n

Trang 32

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

+ Phương pháp phân bước không tính giá thành BTP

Trong trường hợp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị thànhphẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối

Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giaiđoạn để tính phân chi phí sản xuất của giai đoạn có trong giá thành sản phểm theo tưngkhoản mục

Kết chuyển song song từng khoản muc chi phí đã tính được để tổng hợp tínhgiá thành của thành phẩm, phương pháp này gọi là phương pháp kết chuyển chi phísong song

……

Sơ đồ 1.7 Sơ đồ tính giá thành không phân bước tính giá thành bán thành phẩm

d Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp tổ chức sản xuấtđơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng Đối tượng tập hợp chi phí làtừng đơn đặt hàng và các đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành

Do vậy chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành do vậy mà kỳ tính giáthành không phù hợp với kỳ báo cáo

e Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Chi phí sản

xuất giai đoạn 1

Chi phí sảnxuất giai đoạn 2

Chi phí sảnxuất giai đoạn n

Chi phí sản xuất

giai đoạn 1 trong

thành phẩm

Chi phí sản xuấtgiai đoạn 2 trongthành phẩm

Chi phí sản xuấtgiai đoạn n trongthành phẩm

Chi phí sản xuấtgiai đoạn 2 trongthành phẩm

Giá thành bán thành

phẩm giai đoạn 1

Giá thành bán thànhphẩm giai đoạn 2

Tổng giá thành thànhthành phẩm

Trang 33

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng cùng mộtloại nguyên vật liệu chính, khi kết thúc quy trình tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùngloại khác nhau về kích cỡ, hoặc phẩm cấp thì đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quytrình công nghệ , đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành.

Bước 1: Tập hợp CPSX toàn quy trinh sản xuất, tính chi phí sản xuất của các

Zđi : Giá thành định mức 1 sản phẩm quy cách sản phẩm i

Zki : Giá thành kế hoạch 1 sản phẩm quy cách sản phẩm i

Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành

(%) T x100

D C D

i Ai

ck dk

−+

=

f Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dung cho các doanh nghiệp sử dụng cùng một loại chi phínguyên vật liệu chính, kết quả ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ

Z = DĐK + C - DCK - Cp

Trong đó Cp là chi phí sản xuất sản phẩm phụ

1.3 Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Sổ kế toán dùng để ghi chép tập hợp chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ :

- Sổ kế toán tổng hợp: Được mở cho tài khoản tổng hợp, tùy theo hình thức kếtoán mà doanh nghiệp áp dụng mà có các sổ kế toán khác nhau

- Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở để phản ánh chi tiết một đối tượng cụ thể Mẫu

sổ chi tiết tùy theo đặc điểm sản phẩm , quy trình công nghệ của doanh nghiệp

mà được mở và thiết kế cho phù hợp cho việc theo dõi chi tiết từng khoản mụcchi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí

Trang 34

Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 23/3/2006 về việc ban hành chế

độ kế toán doanh nghiệp Tùy theo mô hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất, yêucầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong các hình thức sau:

kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, Lấy số liệu vào sổ cái tài khoản.Cuối tháng cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập BCĐ số phát sinh Sauk hikiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi tren sổ cáI, và bảng tổng hợp chi tiết đượcdùng để lập các BCTC

Sổ nhật ký

đặc biệt Sổ nhật kýchung

Sổ cái

Sổ(thẻ) kếtoán chi tiết

Bảng tổng hợpchi tiết TKChứng từ gốc

Trang 35

Ghi chó : Ghi hµng ngµy

Ghi cuèi th¸ng

§èi chiÕu, kiÓm tra

Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hàng ngày kế toán căn cứ và chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra nhập dữ liệu vào máy tính Thông tin sẽ tự động cậpnhật vào các sổ thẻ kế toán liên quan Cuối tháng ( hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết)

kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Cuối tháng,cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đươc in ra giấy, đóng thành quyển

và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của sổ kế toán ghi bằng tay

Bảng cân đốiSPS

Báo cáo tàichính

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

PHẦN MỀM

KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

Trang 36

Ghi chú :

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối năm, cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI THÉP YẾN HÒA 2.1 Những đặc điểm khái quát về công ty TNHH sản xuất và thượng mại thép Yến Hòa

2.1.1 Đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa

Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa được thành lập năn1/5/2003 Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ về tài chính, về hoạtđộng sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước

Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến HòaTên tiếng anh: Yen Hoa steel company limited

Tên viết tắt : YENHOA Steel co, Ltd

a Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Hình thức hoạt động: Công ty hoạt động trong các lĩnh vực :

+Tư vấn, thiết kế, các sản phẩm thép

+ Mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm kết cấu thép, thépcuộn, thép tấm , nhà thép tiền chế, thép hình U-V, kết cấu khung nhà thép, cơ khí và tựđộng hóa

+ Nguyên liệu sản xuất ô tô, xe máy, dịch vụ sử chữa, cho thuê nhà xưởng làmvăn phòng, kho bãi, xây dựng các công trình dân dụng, đại lý mua bán, kí gửi hànghóa, mua bán vật tư, kim khí…

Các sản phẩm chính của công ty: Thép hình U-V,Nhà thép tiền chế,kết cấukhung nhà thép, các sản phẩm công nghiệp…

Với phương châm : “Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là uy tín, quyết định đến

sự ổn định, phát triển bền vững của Công ty” và “Quyền lợi của khách hàng là trên

Trang 38

hết” trong nhiều năm qua chúng tôi thực sự là cầu nối tin cậy giữa khách hàng vớingành công nghiệp sắt thép Việt Nam thông qua một mạng lưới kinh doanh rộngkhắp khu vực miền bắc, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

b Những bước phát triển và những thành tựu đã đạt được :

Khi mới thành lập do đội ngũ nhân viên còn kém kinh nghiệm, trang thiết bịnghèo nàn, lạc hậu nên hoạt động chủ yếu của công ty là mua vào, bán ra và sản xuấtnhỏ lẻ, nên sản lượng sản xuất thép chỉ là 2000 tấn thép một năm Sau 7 năm đi vàohoạt động công ty đã trang bị được những loại máy móc hiện đại nhất, được cung cấp

và bảo trì mởi những công ty danh tiếng như Lincoln, Haco, Koike… và các trangthiết bị như máy phun cấy 16 tuabin, giá quay để hàn, dây truyền sơn nhúng… giúptạo cho công ty những cơ hội để sản xuất những sản phẩm chất lượng cao nhất theođúng lịch giao hàng cho khách hàng Cùng với đó số lượng nhân viên từ 12 lên đến 80người cho thấy sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty Biểu hiện rõ nhất lànăm 2010 sản lượng thép đạt 7000 tấn thép một năm tăng 20% so với năm 2009

Năm 2005 Công ty đầu tư thêm hơn 7.000 m2 đất để xây dựng nhà máy Yến Hòa sảnxuất thép và xưởng chế tạo các đơn đặt hàng, nhà thép tiền chế tại Hải Phòng

Năm 2006: Công ty đang xây dựng nhà máy tại Thành phố Hồ Chí minh trên 8.000 m2đất ngoài chức năng kinh doanh thương mại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh sẽ đầu tư một

hệ thống máy móc hiện đại để tiến hành sản xuất và gia công các mặt hàng như : Théphình U, C, I, hộp và thép ống để cung cấp cho thị trường phía nam Đồng thời công tytiến hành mở rộng các mặt hàng đầu tư vào các lĩnh vực như: gạch ngói, cát sỏi nhàthép tiền chế

Bên cạnh đó để mở rộng phạm vi sản xuất công ty còn thuê kho bãi, ký hợpđồng thuê kho để chứa vật liệu tai các trụ sở như Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, HảiPhòng, TP Hồ Chí Minh…

Ngoài những ngành nghề chính công ty còn tiến hành cho thuê kho bãi đối vớicác công ty có nhu cầu Với việc kinh doanh này hàng năm cũng đem lại một nguồnlợi tương đối ổn định cho công ty

Xứng đáng với những nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công tytháng 3 năm 2007 sản phẩm của công ty đã được chứng nhận ISO về hệ thống quản lýchất lượng 9001:2000 Năm 2005, 2006 được UBND tỉnh Hà Tây tặng cờ thi đua

“Đơn vị tiêu biểu của tỉnh”, được bộ KH- CN tặng giải thưởng Chất lượng Việt Nam(cúp vàng), Năm 2007 được Bộ Công nghiệp tặng giải “Cầu vàng chất lượng cao” phù

Trang 39

hợp tiêu chuẩn, năm 2008 công ty đạt huy chương vàng về thương hiệu uy tín - chấtlượng nghành vật liệu xây dựng do Bộ công nghiệp và thương mại cấp.

Với lợi thế địa hình( nằm trên trục đường chính của Đại lộ Thăng long) nêncông ty đã tận dụng tối đa ưu thế cũng như sự quan tâm của nhà nước để từ đó mởrộng thị trường, nâng cao tay nghề sản xuất, đầu tư nâng cấp thiết bị Công ty TNHHsản xuất và thương mại thép Yến Hòa càng ngày càng khẳng định chất lượng sảnphẩm thép của mình trong ngành thép Việt Nam, nhằm mục tiêu đi đầu về mẫu mã vàchất lượng sản phẩm, hòa nhập xu hướng phát triển của đất nước cũng như thế giới

Tổng tài sản và vốn điều lệ của công ty qua các năm vừa qua không ngừng tănglên Công ty không ngừng mở rộng sản xuất do đó doamh thu tăng nhanh qua các năm.Sau gần 6 năm hoạt động doanh thu trung bình hàng năn đều tăng 40% - 50% Ta cóthể thấy qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm như sau:

Bảng 2.1 Tình hình tài sản nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty

TNHH sản xuất và thương mại Yến Hòa

Trang 40

quản lý Các phân xưởng hoạt động độc lập nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

hỗ trợ nhau Có trường hợp sản phẩm của phân xưởng này lại là nguyên liệu đầu vàocủa phân xưởng kia

Các sản phẩm chính của công ty của công ty

Ngày đăng: 15/11/2016, 18:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung (Trang 25)
Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch toán  CPSXKD theo phương pháp KKTX - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán CPSXKD theo phương pháp KKTX (Trang 26)
Sơ đồ 1.6  Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính  giá thành bán thành phẩm - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (Trang 32)
Bảng tổng hợpChứng từ gốc - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng t ổng hợpChứng từ gốc (Trang 34)
Bảng cân đối SPS Báo cáo tài - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng c ân đối SPS Báo cáo tài (Trang 35)
Hình thức kế toán trên máy vi tính - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Hình th ức kế toán trên máy vi tính (Trang 35)
Bảng 2.1. Tình hình tài sản nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Yến Hòa - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng 2.1. Tình hình tài sản nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Yến Hòa (Trang 39)
Sơ đồ 2.1.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thép - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thép (Trang 41)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý - Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý - Công ty TNHH sản xuất và thương mại thép Yến Hòa (Trang 42)
Hình thức này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm bảo sự chỉ đạo của công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Hình th ức này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm bảo sự chỉ đạo của công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán (Trang 44)
Bảng 2.1. Bảng thanh toán lương - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng 2.1. Bảng thanh toán lương (Trang 57)
Bảng 2.2. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 5 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng 2.2. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 5 (Trang 58)
Bảng 2.4. Bảng phân bổ tiêu thụ điện - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng 2.4. Bảng phân bổ tiêu thụ điện (Trang 65)
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục (Trang 69)
Bảng 2.7  Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 5/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Bảng 2.7 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 5/2010 (Trang 73)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Yến Hòa
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w