Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành
MỤC LỤC Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước có sự phát triển đáng kể - trong đó có sự đóng góp của ngành xây dựng cơ bản - một ngành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của nền kinh tế. Mặt khác, bất kỳ một doanh nghiệp cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận, giảm chi phí và hạ thấp giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề nêu trên, một trong những công cụ đắc lực mà mỗi doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành nói riêng cần có các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, kết hợp với tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp. Trong những năm qua lãnh đạo Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành luôn quan tâm đến công tác chi phí, tính giá thành sản phẩm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chế độ kế toán hiện hành. Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ chức hạch toán tại công ty em đã chọn đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành". Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I: Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành Chương II: Thực trạng kế toán Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành Chương III: Các giải pháp (Kiến nghị) nhằm hoàn thiện hạch toán Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành 2 Chương I Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành 1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lí kinh doanh công ty 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành là một công ty TNHH, được thành lập theo QĐ số 214/KD, ngày 15/7/1999. Số đăng ký kinh doanh: 0102043664 cấp ngày 1/12/1999 dơ Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Hồi đầu thành lập, Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành có tổng số vốn còn ít, hoạt động chỉ trong phạm vi Hà Nội và các tỉnh ngoại thành Hà Nội. Trong những năm gần đây, mặc dù nền chính trị thế giới có nhiều rối ren ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thànhdần dần được nhiều người biết đến, có vị trí trên thị trường xây dựng. Công ty thực hiện các công việc: * Về lĩnh vực xây dựng: - Xây dựng các công trình cấp 2. - Tư vấn xây dựng - Tổng thầu dự án đầu tư xây dựng - Sửa chữa nhà cửa, trang trí nội thất các công trình xây dựng. * Về lĩnh vực thương mại: - Dịch vụ kinh doanh nhà, khách sạn - Buôn bán vật liệu xây dựng Chiến lược dài hạn của công ty là tiếp tục mở rộng thị trường hoạt động: liên doanh, liên kết với các tổng công ty lớn về lĩnh vực xây dựng như: LICOGI, công ty xây dựng Lũng Lô… Song song với hoạt động này, công ty sẽ tiếp tục đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên, tăng cường hoạt động giao lưu, trao 3 đổi, học hỏi các chuyên gia xây dựng, kiến trúc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của chủ đầu tư khi tham gia đấu thầu xây dựng. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty đạt được trong 3 năm gần đây: Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1.Doanh thu 5.524.949.912 5.354.438.636 14.958.70 0 15.135.654 2. Lợi nhuận 52.151.850 46.476.150 59.852.00 0 62.153.500 3. Nộp ngân sách 17.389.350 15.402.050 23.152.650 24.362.020 4. Thu nhập bình quân CBCNV 1.050.000 1.200.000 1.250.000 1.500.000 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Với cơ cấu vốn là: Năm Tài sản Nguồn vốn TSCĐ&ĐTDH TSLĐ và ĐTNH Vốn chủ sở hữu Vốn vay 2006 9.297.870.686 3.113.184.359 9.823.596.953 2.584.458.092 2007 7.828.408.467 3.755.233.714 7.727.220.239 3.856.421.942 2008 9.212.504.609 4.728.213.400 12.625.677.000 4.719.925.080 2009 10.355.310.84 2 5.523.410.500 13.203.562.000 5.4150.310.500 Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty 4 1.2 Đặc điểm của tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của công ty Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty * Ban giám đốc - Chủ tịch hội đồng quản trị (1 người): Điều hành công việc công ty. Ký duyệt các giấy tờ quan trọng, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty và là đại diện pháp nhân trước pháp luật. - Giám đốc công ty (1 người): Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày. Giám đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, hoặc cắt chức. - Phó giám đốc (2 người): phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật theo sự phân công và uỷ quyền. * Các phòng ban: - Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng tổ chức công tác kế toán tại công ty và đội thi công. Vận hành thường xuyên hiệu quả bộ máy kế toán và quản lý vốn hợp lý và hiệu quả theo đúng qui định về kế toán tài chính do Bộ Tài chính ba hành. 5 BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính Kế toán Phòng Hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh và marketing Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 - Phòng Hành chính: Có trách nhiệm về công tác nhân sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT, và công tác quản lý hành chính quản trị. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị văn phòng phẩm, tiếp nhận, vận chuyển công văn, đóng dấu văn bản đi - đến theo qui định của công ty. - Phòng kỹ thuật: + Quản lý kỹ thuật công ty và thiết kế các công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật và qui định chung của cấp có thẩm quyền. + Có chức năng lập dự án đầu tư, gửi hồ sơ và văn bản đến người có quyết định đầu tư, xin giấy phép đầu tư. + Theo dõi tiến độ thi công xây lắp, duyệt, quyết toán công trình hoàn thành. + Quản lý kỹ thuật bảo hộ an toàn lao động tại các công trường. - Phòng kinh doanh và marketing: + Tìm kiếm thị trường, công trình đấu thầu + Phụ trách thông tin, quảng cáo hình ảnh, uy tín của công ty. * Đội xây dựng: + Thực hiện và tổ chức thi công theo yêu cầu của giám đốc đốc giao + Thanh toán hợp đồng khoán cho công ty + Thông tin các phiếu nhập, xuất kho lên phòng kế toán. 1.3 Đặc điểm công tác kế toán a. Hình thức kế toán Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển Hà Thành. Sau đây là quá trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. 6 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Cuối kỳ đối chiếu Sơ đồ: 1.2: Sơ đồ Quá trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ b. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tổ chức theo phương thức trực tuyến. Sơ đồ như sau: Quan hệ chỉ đạo Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 7 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành Kế toán ngân hàng và TSCĐ Kế toán quỹ và công nợ Chứng từ gốc Bảng TH chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số PS Báo cáo kế toán Sổ-thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Kế toán trưởng (1 người): Đồng thời là trưởng phòng kế toán Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính kế toán về công tác tài chính - kế toán của toàn công ty. + Xem xét các yêu cầu xin cấp phát tiền của các cá nhân và đơn vị. + Tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Tài chính. Tổ chức bảo quản hồ sơ - tài liệu liên quan đến chuyên môn mình phụ trách. + Tham mưu cho ban giám đốc sử dụng vốn có hiệu quả nhất. + Làm thay nhiệm vụ kế toán viên khi họ vắng mặt. - Kế toán ngân hàng và TSCĐ (1 người): Làm nhiệm vụ phần hành kế toán sau: + Kế toán TSCĐ: +) Lập sổ TSCĐ của công ty +) Theo dõi tăng giảm các loại tài sản hiện có +) Tính và phân bổ khấu hao tài sản hợp lý +) Quản lý các công cụ dụng cụ đã xuất dùng hoăc dự trữ tại kho. + Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động tiền gửi tại các ngân hàng và tiền mặt tồn quỹ tại công ty. + Kế toán thuế: Tính đúng, đủ và giúp giám đốc các khoản phải thanh toán nghĩa vụ cho nhà nước theo quý (năm) đúng quy định về thuế. - Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành: Thực hiện + Tập hợp các tài liệu của từng phần hành kế toán vào sổ kế toán tổng hợp, theo dõi, kiểm tra các nguồn vốn, lập báo cáo kế toán. + Theo dõi các hợp đồng kinh tế + Đồng thời kiêm phần hành kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp số liệu, xử lý số liệu do các đội trưởng đội xây dựng thi công dưới các công trình đưa lên. Lựa chọn phương pháp tính giá thành và đối tượng tính giá thành. Lập bảng tính giá thành công trình và xác định giá trị công trình dở dang. - Kế toán quỹ và công nợ: 8 + Theo dõi doanh thu thực hiện của doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ của công ty với bên ngoài và theo dõi các khoản nợ của khách hàng với công ty. + Có nhiệm vụ giữ tiền mặt của công ty tại quỹ. Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ ngân hàng. + Đồng thời kiêm phần hành kế toán tiền lương và BHXH: Tính và nộp đủ tiền lương của công nhân viên, và BHXH, BHYT cho cơ quan bảo hiểm. c. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty - Quy định chung: Công ty áp dụng kế toán chứng từ ghi sổ. Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kế toán trên sổ cái. - Chế độ tài khoản: Hệ thống tài khoản của công ty áp dụng tuân thủ theo nguyên tắc quyết định 15/2006QĐ-BTC - Chế độ chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm những loại sau: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Tại công ty hiện có các sổ sau: *Sổ, thẻ kế toán chi tiết: -Sổ chi tiết TK621, 622, 627, 6277, 154, 632 mở chi tiết cho từng công trình. -Sổ (thẻ) tài sản cố định -Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. -Sổ chi tiết thanh toán với người mua- người bán. -Sổ chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu. -Sổ chi tiết chi phí phải trả. *Sổ kế toán tổng hợp - Chứng từ ghi sổ - Sổ Cái các TK - Chế độ báo cáo kế toán: Gồm có: *Báo cáo tổng hợp: - Bảng cân đối kế toán 9 - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính *Báo cáo chi tiết : - Báo cáo công nợ - Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất - Báo cáo giá thành *Báo cáo thuế d. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán tại công ty. Hầu hết nhân viên ở văn phòng công ty đều có máy tính riêng để phục vụ cho công việc. 10